Thứ Năm, 17 tháng 12, 2015
Lịch sử nội chiến Syria và sự ra đời của ISIS
Sau bài "Hiểu về nội chiến Syria trong 5 phút đọc truyện tranh" nói về nguồn gốc của nội chiến Syria, Ezlaw xin giới thiệu tiếp bạn đọc một góc nhìn khác của Vox Media nói rõ hơn về diễn biến lịch sử nội chiến Syria và những thế lực tham gia và cuộc nội chiến này. (Bạn có thể xem link video gốc tại ĐÂY)
Cuộc nội chiến Syria là một mớ hỗn độn. Sau 4 năm, nội chiến được chia ra thành 4 phe. Mỗi phe đều có những tổ chức, nhà nước nước ngoài hỗ trợ, và các tổ chức, nhà nước này cũng không đồng ý được với nhau họ đang đấu với nhau vì cái gì, hay ai là mục tiêu thật sự của họ.
Để hiểu được những mối xung đột chồng chéo này, ta phải quay lại những mốc thời gian đầu tiên của cuộc nội chiến và tìm hiểu xem mọi việc đã được bắt đầu ra sao.
Phát súng đầu tiên của nội chiến Syria được nổ vào tháng 3 năm 2011 từ phe độc tài Bashar al-Assad của nhà nước Syria vào những người biểu tình hòa bình Mùa Xuân Ả Rập.
Tháng 7/2011, những người biểu tình bắt đầu bắn trả và có một số nhóm binh lính nhà nước Syria đã quay ra tham gia cùng họ. Nhóm những người biểu tình này gọi họ là Quân đội giải phóng Syria và xung đột đã leo thang lên thành một cuộc nội chiến.
Những nhóm cực đoan từ Syria và các khu vực lân cận bắt đầu tiến vào Syria và tham gia những đạo quân kháng chiến/nổi loạn. Assad còn khuyến khích việc này bằng cách thả tự do những tù nhân thuộc nhóm thánh chiến Hồi giáo (Jihadist) để làm cho cuộc nổi dậy trở nên cực đoan hơn, và từ đó, khó đạt được sử ủng hộ từ các tổ chức, nhà nước nước ngoài hơn.
Vào tháng 1 năm 2012, Tổ chức al-Qaeda thành lập một nhánh mới tại Syria, lấy tên là Jabhad al-Nusra.
Sau đó, nhóm những người Kurd sinh sống tại Syria (nhóm này đã cố gắng dành quyền tự trị trong một thời gian dài tại Syria) cũng đã tự thành lập khu căn cứ vũ trang phía Bắc, độc lập với quyền kiểm soát của Assad.
Mùa hè năm 2012 là thời điểm Syria chính thức trở thành một cuộc chiến tranh ủy nhiệm. Iran, đồng minh quan trọng nhất của Assad, tham gia bằng cách gửi sang binh lính của mình cùng với nhiều hàng viện trợ.
Cùng thời điểm đó, những nhà nước Ả Rập giàu có thuộc vịnh Ba tư bắt đầu gửi tiền và vũ khí cho các nhóm kháng chiến / nổi dậy, hầu hết là thông qua Thổ Nhĩ Kỹ, để chống lại sự ảnh hưởng của Iran.
Giữa năm 2012, Iran tham gia sâu hơn khi Hezbollah – một nhóm người Liban thuộc dòng hồi giáo Shiah được hỗ trợ bởi Iran – tiến vào Syria giúp sức cho đội quân của Assad.
Vịnh Ba tư trả lời hành động này bằng cách gửi nhiều tiền và vũ khí hơn cho các đội quân kháng chiến. Lần này họ gửi thông qua nhà nước Jordan – một nhà nước cũng đối đầu lại với Assad.
Đến năm 2013, Khu vực Trung Đông chia ra làm 2 phe giữa nhóm các nước hồi giáo Sunni, ủng hộ đội quân kháng chiến và nhóm hồi giáo Shiah ủng hộ chính quyền Assad.
Tháng 4/2013, chính quyền Obama, lo sợ trước sự tàn bạo của Assad, đã ký một lệnh mật cho phép CIA huấn luyện và cung cấp vũ khí cho các tổ chứ, đội quân kháng chiến Syria. Đầu tiên, chương trình này đã bị trì hoãn.
Cùng thời điểm, nước Mỹ cũng yêu cầu (một cách lặng lẽ) các nước Ả Rập ngừng tài trợ cho những nhóm cực đoan. Tuy vậy, yêu cầu này đã bị phớt lờ.
Tháng 8/2013, Assad sử dụng vũ khí hóa học với dân thường tại thị trấn Gouta.
Trong khi nước Mỹ xem xét việc tấn công bằng quân đội để phản ứng lại hành động sử dụng vũ khí hóa học lên dân thường, nước Nga đề nghị Syria giao lại quyền kiểm soát vũ khí hóa học cho Cộng đồng quốc tế, để tránh một cuộc tấn công từ nước Mỹ. Tuy nước Mỹ đã quyết định không tấn công, cuộc nội chiến Syria trở thành một cuộc tranh chấp giữa hai thế lực lớn nhất: Nước Mỹ chống lại Assad và nước Nga ủng hộ nhà độc tài này.
Một tuần sau, đợt huấn luyện và cung cấp vũ khí đầu tiên của nước Mỹ đến được với những đội quân nổi dậy Syria. Nước Mỹ chính thức tham gia vào cuộc nội chiến Syria.
Tháng 2/2014, một sự kiện đã xảy ra thay đổi cục diện của cuộc nội chiến. Một nhánh al-Qeada, mà hầu hết đóng tại Iraq, tự tách ra sau mâu thuẫn nội bộ liên quan đến Syria. Nhánh tự tách này tự gọi mình là nhà nước hồi giáo Iraq và Syria (ISIS) và trở thành kẻ thù của al-Qaeda.
ISIS không đánh nhau với Assad, mà trên thực tế, đánh các nhóm kháng chiến khác, đánh nhóm người Kurd và tự nhận mình là một đất nước riêng (tại Syria) – nhà nước Hồi giáo tự xưng.
Mùa hè năm 2014, ISIS tiến vào Iraq, chiếm lãnh thổ nước này và kích động cả thế giới chống lại mình.
Tháng 7/2014, lầu 5 góc khởi động chương trình của riêng họ để huấn luyện những đội quân kháng chiến Syria. Không giống như chương trình của CIA, chương trình huấn luyện của lầu 5 góc chỉ tập trung chống lại ISIS, không phải Assad. Chương trình này sớm thật bại, chứng tỏ rằng nước Mỹ đối lập với ISIS nhiều hơn là với Assad, đồng thời, cũng chỉ ra rằng không có lực lượng nào có cùng chí hướng chỉ tập trung chống lại ISIS tại Syria.
Tháng 8/2014, Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu không kích nhóm người Kurds tại Iraq và tại Thổ Nhĩ Kỹ, kể cả khi nhóm Kurds đang đánh nhau với ISIS tại Syria. Thổ Nhĩ Kỳ không thực hiện không kích ISIS tại Syria.
Việc này càng khiến cho nước Mỹ căng thẳng hơn trong quyết định ai là kẻ thù chính của mình: Assad hay ISIS. Và, cũng khiến cho nhóm Kurd mơ hồ hơn về việc Mỹ có ủng hộ họ không.
Assad dần đánh mất kiểm soát các khu vực lãnh thổ cho các nhóm nổi dậy, cho ISIS. Và, tháng 9/2015, Nga chính thức tham gia. Thời điểm đó, Nga nói rằng họ tham gia để không kích ISIS, nhưng trên thực tế, họ chỉ không kích các nhóm kháng chiến chống đối Assad, bao gồm cả các nhóm được hỗ trợ từ Mỹ.
Cho đến thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều nhóm và quốc gia tham gia vào nội chiến Syria. Kể cả giữa những đồng mình với nhau, họ cũng không nhất trí được ai là kẻ thù, ai cần hỗ trợ, và hỗ trợ như thế nào.
Những nỗi mâu thuẫn chồng chéo này chính là một trong những lý do lớn khiến cho nội chiến Syria chưa có khả năng kết thúc.
Chú ý: Bài viết trên được thu thập dữ liệu và phân tích từ góc nhìn của các chuyên gia thuộc Vox Media. Có nhiều người cho rằng những thông tin từ bài viết này là chưa hoàn toàn chính xác và công bằng. Ví dụ như:
- Bản báo cáo của Liên Hợp Quốc cho đến nay vẫn chưa khẳng định chính quyền Assad hay nhóm kháng chiến là bên sử dụng vũ khí hóa học tại thị trấn Gouta. Đây cũng là sự bất đồng quan điểm giữa những chuyên gia của các quốc gia.
- Thông tin cho rằng ISIS không đánh quân của Assad có thể là không chính xác, khi mà ISIS đã đăng tải video nhóm này hành hình, chặt đầu binh lính Syria.
- Thông tin cho rằng, khi bắt đầu tham gia vào nội chiến Syria, nước Nga không thực hiện không kích ISIS có thể là không chính xác khi mà ISIS đã có hành động trả đũa khủng bố máy bay chở hành khách Nga tới Ai Cập.
...
Theo Ezlaw, cuộc nội chiến Syria mang những mâu thuẫn chồng chéo giữa các quốc gia vì vậy thông tin từ những nguồn khác nhau cũng sẽ có khả năng mâu thuẫn nhau. Và, việc thu thập và chọn lọc thông tin để có được một bức tranh toàn cảnh là cần thiết cho chúng ta. Tuy nhiên, không thể nào phủ nhận được lợi ích của những thông tin khái quát và được diễn tả một cách dễ hiểu của Vox Media.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét