Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015

Bi kịch của xã hội Trung Quốc: Kẻ giàu thiếu tầm nhìn, trí thức thiếu lương tâm


Con dao đồ tể của Mao Trạch Đông đã được mài sẵn từ lâu, “dụ rắn ra khỏi hang” chính là để lừa tầng lớp trí thức rơi vào cái bẫy này.



“Ghét người Trung Quốc” đã trở thành một hiện tượng xã hội thời nay. Nếu hỏi “vì sao ghét” thì đa phần đều cho rằng “xấu lắm, thâm lắm, hiểm lắm”. Thành ngữ có câu “Nguồn đục thì nước không trong. Gốc cong thì cây không thẳng”. Mọi thứ đều phải có nguyên do. Trung Quốc nơi ấy tuy nhiên đã từng là một quốc gia lễ nghĩa, có đầy đủ Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín.Vậy Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín của người Trung Quốc giờ đã đi về đâu?

Những Võ Tòng, Lý Bạch, Nhạc Phi, ….mà ai ai cũng từng mến mộ đã đi về đâu? Thời báo Đại kỷ nguyên mở cuộc thảo luận và đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi vì sao người Trung Quốc ngày nay trở nên xấu xí bằng việc lội ngược dòng lịch sử… Có lẽ thông qua loạt bài “giải mã” này, bạn sẽ có một cái nhìn mới hơn về người Trung Quốc, sẽ thấy rằng họ thực sự khổ và đáng thương thế nào…

Mời xem thêm Phần 1, Phần 2, Phần 3, Phần 4

Phần 5: Bi kịch của xã hội Trung Quốc: Kẻ giàu thiếu tầm nhìn, trí thức thiếu lương tâm

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, đó là câu nói nổi tiếng của tiến sĩ Thân Nhân Trung (1419-1499) dưới triều Lê, khiến ai ai cũng hiểu được vị trí rường cột của lớp trí thức đối với vận mệnh của đất nước. Tư tưởng và phong thái của họ ảnh hưởng trực tiếp đến dân chúng, nếu họ kiên cường sáng suốt thì dân tộc cũng vậy, và ngược lại. Vì lẽ đó từ xưa đến nay, các quốc gia đều coi trọng hiền tài, khơi gợi bồi dưỡng trí thức, trừ ĐCSTQ là luôn mưu tính đàn áp và khủng bố họ. Đó hẳn là một trong số các lý do đã nhào nặn nên ‘người Trung Quốc xấu xí’ như hôm nay.

Nhà Quảng Cáo

1. Trí thức mất lương tri, xã hội trở nên như thế nào?

Lẽ thường, ở bất kỳ thời đại hay quốc gia nào thì trí thức đều là lớp người tiên tiến dẫn dắt xã hội. Nhưng tri thức Trung Quốc ngày nay xuất phát từ một nền giáo dục có vấn đề bởi chính những người trí thức bị khống chế nói trên nên họ không thể phát huy được tác dụng này. Những vấn đề liên quan đến phần tử tri thức có rất nhiều, nhưng “thiếu lương tri” là vấn đề chủ yếu.
Phần tử trí thức Trung Quốc

“Lương tri” là gì? Đó là ý thức mạnh mẽ về trách nhiệm xã hội và bảo vệ đạo đức; là dũng khí sống vì chân lý; là kiên quyết không vì những cái lợi trước mắt mà bị thế lực đen tối mua chuộc.

Một người dân bình thường có thể “lương tri” còn yếu; nhưng phần tử tri thức tuyệt đối không thể thiếu “lương tri”! Một dân tộc mà phần tử tri thức thiếu lương tri thì dân tộc đó không có hy vọng gì!

Thực ra Trung Quốc ngày nay vẫn còn những phần tử tri thức biết giữ “lương tri”, nhưng số người này đặt trong tập đoàn khổng lồ chỉ có thể là con số “vô cùng nhỏ nhoi”.

Trung Quốc có bao nhiêu giáo sư đại học “luồn cúi quyền lực” hoặc “tham lợi bán điểm”?

Có bao nhiêu người làm khoa học nhưng là để trà trộn ăn cắp bản quyền tại các phòng thí nghiệm trên thế giới?

Có bao nhiêu tên đổ tể khoác áo bác sỹ đang mổ cướp hàng triệu người sống?

Có bao nhiêu người làm nghề chữ nghĩa vì chút tiền mà đưa tin giả, tô vẽ hỗ trợ bọn tham quan?

Có bao nhiêu “nhà văn” đánh bóng tiểu sử cho những nhân vật bại hoại của quốc gia?

Có bao nhiêu “nhân sĩ nổi tiếng” vì áo quan đung đưa trước mắt mà vứt bỏ nguyên tắc?

Có bao nhiêu thầy thuốc làm nghề “môi giới dược phẩm”?

Có bao nhiêu thầy cô tìm mọi cách thu tiền trong túi học trò?

Có bao nhiêu “nhà kinh tế học” vì “tiền thưởng” của bọn tài phiệt mà đứng trên danh nghĩa chức vị uy quyền nói ra những lời lẽ hoang đường?

Có bao nhiêu tên lưu manh văn hóa biến bọn trùm xã hội đen thành doanh nhân?

Có bao nhiêu quan chức tham nhũng, có bồ nhí, tham gia vào ức hiếp dân lành, chống lưng cho nạn mại dâm ma túy trong xã hội ngày nay? Thực sự không thể kể hết!Thực ra Trung Quốc ngày nay vẫn còn những phần tử tri thức biết giữ “lương tri”, nhưng số người này đặt trong tập đoàn khổng lồ chỉ có thể là con số “vô cùng nhỏ nhoi”.

2. Người xưa trọng kẻ sĩ, còn ĐCSTQ đã làm gì?

Đất nước Trung Hoa kinh qua 5000 năm lịch sử, mỗi triều đại một triều tinh anh đều kế thừa, phát triển và tích lũy lại những kiến thức văn minh cho nhân loại. Mỗi triều đại huy hoàng đều là nhờ vào các vị hoàng đế tài giỏi sáng suốt trọng vọng những kẻ sĩ. Trong xã hội truyền thống Trung Quốc có 4 giai tầng là “Sĩ, Nông, Công Thương”. Trong đó “Sĩ” được gọi tắt là những phần tử trí thức, họ là những người chịu trách nhiệm gìn giữ tinh hoa dân tộc, gìn giữ truyền thống đạo đức, làm gương cho người người học theo. Vì thế, họ, ở một góc độ nào đó, còn có tiếng nói hơn cả người thống trị.

Trong tác phẩm nổi tiếng ‘Tam Quốc Diễn Nghĩa’ của La Quán Trung, Lưu Bị vì mến mộ tài đức của Khổng Minh mà đích thân ba lần đến lều tranh mời bằng được Khổng Minh làm quân sư cho nước Thục. Các bậc quân vương mến mộ kẻ sĩ, những ví dụ như thế không hiếm trong lịch 

sử.

Lưu Bị 3 lần đến lều cỏ mời Khổng Minh

Tuy nhiên, ĐCSTQ lại coi những kẻ sĩ như cái gai trong mắt, muốn phải nhổ cho bằng được. Đảng cũng hiểu rằng giới trí thức là những tinh anh của xã hội, đại diện cho quan niệm đạo đức truyền thống và có sức ảnh hưởng đến mạnh quần chúng. Do vậy ĐCSTQ một mặt tiêu diệt những trí thức có nguy cơ cho sự cai trị của nó, một mặt tẩy não những ai có thể và rồi dùng họ làm trung gian cải tạo tư tưởng của những người khác. Ngay khi vừa mới lên năm quyền vào năm 1949, ĐCSTQ đã thể hiện quyết tâm phải cải tạo tư tưởng của phần tử trí thức để phục vụ cho mục tiêu quyền lực độc tài của mình.

Cho dù những người trí thức là ai, thì Mao Trạch Đông không bao giờ ưa họ. Ông ta đã sớm công kích trí thức, bóp mép hình ảnh trí thức trong dân chúng. Ông ta nói:

“Họ [những người trí thức] phải nhận ra sự thực rằng trên thực tế nhiều người được gọi là trí thức, nói một cách tương đối, hết sức ngu dốt và những người công nhân và nông dân đôi khi còn biết nhiều hơn họ.” “So với công nhân và nông dân, thì những người trí thức chưa qua cải tạo là không sạch sẽ, và theo phân tích trên đây, thì công nhân và nông dân là những người sạch sẽ nhất, mặc dù tay họ bẩn và chân họ dính phân bò…”.
Mao Trạch Đông quyết tâm hủy hoại tầng lớp trí thức.

3. Lương tri toàn dân bắt đầu bị hủy diệt kể từ thời điểm nào?

Cũng giống như các cuộc đàn áp trước đó, cuộc đàn áp trí thức của ĐCSTQ đã bắt đầu bằng nhiều hình thức buộc tội, từ việc phê bình Vũ Huấn năm 1951 vì đã “mở trường dạy học bằng tiền ăn xin” (hành khất biện học) đến việc đích thân Mao Trạch Đông đả kích kết tội nhà văn Hồ Phong là phản cách mạng năm 1955. Ban đầu, giới trí thức chưa bị liệt vào giai cấp phản động, nhưng đến năm 1957, sau khi một số tôn giáo chính đã đầu hàng sau cuộc vận động “mặt trận thống nhất”, ĐCSTQ đã có thể tập trung lực lượng vào giới trí thức. Cuộc vận động “chống cánh hữu” vì vậy đã được phát động.
Phong trào phản hữu khiến gần một nửa trí thức tinh hoa Trung Quốc bị xem là cánh hữu

3.1 Chiến thuật hiểm độc khó tưởng tượng “dụ rắn ra khỏi hang” của ĐCSTQ

Với chiến thuật “dụ rắn ra khỏi hang”, vào cuối tháng 2 năm 1957, ĐCSTQ tuyên bố “trăm hoa đua nở, trăm phái tranh luận”, ĐCSTQ đã kêu gọi những người trí thức nói lên các đề xuất và phê bình của mình với Đảng, và hứa là sẽ không trả thù. Những người trí thức vốn đã không hài lòng với ĐCSTQ trong một thời gian dài vì sự kiểm soát của Đảng trên mọi lĩnh vực mặc dù Đảng không phải là chuyên gia trong các lĩnh vực đó, và vì việc Đảng giết hại dân thường vô tội trong các cuộc vận động “trấn áp phản cách mạng” trong thời kỳ 1950-1953 và “tiêu diệt phản cách mạng” trong thời kỳ 1955-1957. Họ đã tưởng rằng ĐCSTQ cuối cùng đã trở nên cởi mở. Vì vậy họ đã bắt đầu nói ra những cảm nghĩ thực của mình và sự phê bình của họ ngày càng mạnh lên.

Nhiều năm sau đó, vẫn có nhiều người tin rằng Mao Trạch Đông chỉ bắt đầu tấn công những người trí thức sau khi không thể chịu đựng được những lời phê bình quá gay gắt của họ. Tuy nhiên, sự thực hóa ra lại không phải như vậy. Con dao đồ tể đã được mài sẵn từ lâu, “dụ rắn ra khỏi hang” chính là để lừa họ rơi vào cái bẫy này.
Cuộc vận động “chống cánh hữu”

Ngày 15 tháng 5 năm 1957, Mao Trạch Đông viết một bài có nhan đề “Sự tình đang bắt đầu thay đổi” và cho lưu hành trong nội bộ các quan chức cao cấp của ĐCSTQ. Bài đó viết rằng, “Trong những ngày gần đây những kẻ cánh hữu… đã cho thấy chúng kiên quyết nhất và điên cuồng nhất. Những kẻ cánh hữu, là những kẻ chống cộng, đang liều lĩnh cố gắng khuấy động lên một cơn bão trên cấp 7 ở Trung Quốc… và quyết tâm tiêu diệt Đảng Cộng sản.” Sau đó, những quan chức đã thờ ơ với chiến dịch “trăm hoa đua nở, trăm phái tranh luận” đột nhiên trở nên hăng hái và “sốt sắng”. Trong hồi ký của mình “Quá khứ không biến mất như làn khói”, con gái của Chương Bá Quân đã kể lại:

Lý Duy Hán, Bộ trưởng Bộ Công tác Mặt trận Thống nhất, đã đích thân gọi Chương Bá Quân để mời ông đến dự một cuộc họp chỉnh đốn để bày tỏ quan điểm của ông về ĐCSTQ. Chương Bá Quân được sắp xếp ngồi trên hàng ghế đầu. Không biết rằng đó là một cái bẫy, Chương Bá Quân đã nói rõ những phê bình của mình về ĐCSTQ. Trong suốt buổi họp, “Lý Duy Hán có vẻ thoải mái. Chương Bá Quân có thể đã tưởng rằng Lý Duy Hán đồng ý với những điều mình nói. Ông đã không biết rằng thực ra Lý Duy Hán vui mừng khi thấy con mồi của mình đang sa vào bẫy.” Sau cuộc họp, Chương Bá Quân bị coi là kẻ cánh hữu số một ở Trung Quốc.

Hàng loạt những buổi họp “dụ rắn” như với Chương Bá Quân đã diễn trong năm 1957, các tác giả sau đó đều được đưa vào danh sách những phần tử cánh hữu cần bị thanh trừ. Có hơn 550,000 những “kẻ cánh hữu” như vậy trên toàn quốc.
Chương Bá Quân bị sập bẫy, bị coi là kẻ cánh hữu số một ở Trung Quốc

Song, tất cả chỉ là những đề xuất mang tính xây dựng!

Thực ra, khi người ta đọc lại các ý kiến đề xuất với ĐCSTQ, thì không có một ai trong số những người bị buộc tội là “cánh hữu” đề xuất rằng Đảng Cộng sản nên bị lật đổ; tất cả những gì mà họ đề xuất là những lời phê bình mang tính xây dựng.

Vậy mà chính vì những đề xuất này mà hàng chục nghìn người đã bị mất tự do, và hàng triệu gia đình đã phải chịu thống khổ. Tiếp theo là các cuộc vận động khác nữa như “giãi bày tâm sự với Đảng”, để moi ra những người có chủ trương cứng rắn, chiến dịch mới “Tân Tam Phản”, nhằm đẩy những người trí thức về nông thôn để lao động khổ sai, và bắt những người cánh hữu đã bị sót trong lần đầu.
Bắt bớ tầng lớp trí thức trong cuộc vận động chống cánh hữu

Bất cứ ai bất đồng ý kiến với lãnh đạo ở nơi làm việc, đặc biệt là với các bí thư chi bộ đảng, sẽ bị dán nhãn là chống đảng. Đảng sẽ thường xuyên phê phán họ, hoặc đưa họ tới các trại lao động tập trung để bắt buộc cải tạo. Đôi khi đảng còn di chuyển toàn bộ gia đình họ về nông thôn, và cấm không cho con cái họ được học đại học hoặc đi bộ đội. Họ cũng không thể xin việc ở thành phố hoặc thị xã. Những gia đình này bị mất đi bảo đảm về công ăn việc làm và các chế độ phúc lợi y tế. Họ đã trở nên không bằng nông dân và bị xã hội ruồng bỏ thậm chí không bằng cả những công dân hạng hai.
Xử tử những phần tử được liệt vào phản động, gián điệp, cánh hữu.

3.2 Bị bịa đặt tội danh và ngụy tạo dân ý, các trí thức Trung Quốc đã bị đẩy vào tình thế “chết hoặc chịu nhục”

Một trong những thủ đoạn mà ĐCSTQ thường xuyên sử dụng trong mỗi cuộc vận động là đẩy các ‘đối tượng’ vào tình thế đối lập với đại đa số dân chúng, khiến họ bị cô lập và cảm giác trùng trùng vây ráp.

Một mặt ĐCSTQ sử dụng tuyên truyền một chiều, bóp méo sự thật và bịa đặt tội danh cho những người hay nhóm người mà Đảng muốn loại bỏ, một mặt lôi kéo quần chúng đứng về phía Đảng, bảo vệ quyền lợi cho Đảng và kích động họ sử dụng bất cứ hình thức nào để tiêu diệt một cách không thương tiếc những “phản động” mà Đảng đã chụp mũ.

Đảng cũng thường xuyên ngụy tạo dân ý, lợi dụng quyền lực, phát động tấn công tâm lý. Trong cuộc vận động chống cánh hữu này, trên báo chí đều tràn ngập những bài viết với tiêu đề: “Giai cấp công nhân đã lên tiếng”, “Các đảng phái dân chủ toàn quốc đều đứng về phía Đảng Cộng sản cùng trừng phạt cánh hữu”, “Chỉ huy và chiến sĩ toàn quân phẫn nộ lên án”, “Cánh hữu thiểu số đã rơi vào trùng trùng bao vây của quần chúng dân chủ”, “Cánh hữu chỉ là một nhóm nhỏ cặn bã, tuyệt đại đa số trí thức đồng tâm đồng lòng với đảng”… Cứ như vậy, Đảng tẩy não toàn dân và lôi kéo tất cả vào cuộc để cô lập rồi sử dụng bạo lực lên hết nhóm người này đến nhóm người khác.
Đấu tố, làm nhục trí thức trong cuộc vận động chống cánh hữu

Truyền thống Trung Quốc là “Học giả thà chết chứ không chịu nhục” (sĩ khả sát bất khả nhục). ĐCSTQ có một biệt tài là có khả năng làm nhục những người trí thức bằng cách từ chối quyền được sống của họ và thậm chí kết tội cả gia đình họ trừ khi họ chịu nhục. Nhiều trí thức đã đầu hàng. Trong suốt quá trình, một số đã kể tội người khác để cứu mình, làm tan nát trái tim của bao nhiêu người. Những người không chịu nhục đã bị giết chết để làm gương đe dọa các trí thức khác.

Tầng lớp học giả truyền thống, những người mẫu mực của đạo đức xã hội, vì thế mà đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Mao Trạch Đông đã nói một cách không che dấu:

“Tần Thủy Hoàng đáng kể gì? Ông ta chỉ giết 46 chục nho sĩ, còn chúng ta đã giết cả 46 ngàn thằng trí thức hủ nho ấy chứ. Trong cuộc trấn áp phản cách mạng, chẳng phải chúng ta đã giết cả những thằng trí thức phản cách mạng hay sao? Tôi đã tranh luận với những người theo phái dân chủ buộc tội chúng ta là hành động như Tần Thủy Hoàng. Tôi nói rằng họ đã nhầm. Chúng ta còn vượt xa ông ta đến cả trăm lần ấy chứ.”

Đúng vậy, Mao không chỉ đã giết rất nhiều trí thức. Nghiêm trọng hơn là, ông ta đã hủy diệt cả tâm trí và lương tâm của họ.
Mao không chỉ đã giết rất nhiều trí thức. Nghiêm trọng hơn là, ông ta đã hủy diệt cả tâm trí và lương tâm của họ.

4. Đảo lộn tốt xấu, ĐCSTQ đã bắt những người trí thức phải bị giáo dục lại bởi nông dân nghèo như thế nào?

Nhân loại tiến bộ được là nhờ tích lũy kiến thức, nhưng, dưới thời ĐCSTQ, đạt được kiến thức lại bị coi là xấu.Những người trí thức bị xếp vào loại hôi thối thứ chín – tệ nhất trên bậc thang từ một đến chín. ĐCSTQ bảo những người trí thức phải học hỏi những người mù chữ, và cần phải bị giáo dục lại bởi những người nông dân nghèo để được cải tạo và bắt đầu một cuộc sống mới.

Trong việc tái giáo dục những người trí thức, các giáo sư của trường Đại học Thanh Hoa, một trường đại học danh tiếng của Trung Quốc, bị đi đày đến Đảo Như Châu ở Nam Xương, tỉnh Giang Tây. Bệnh sán máng là một bệnh rất phổ biến ở khu vực này, và thậm chí một trại lao động cải tạo trước kia ở đây cũng đã phải rời đi nơi khác. Ngay sau khi tiếp xúc với nước sông, những vị giáo sư này đã bị nhiễm sán và bị xơ gan, và bị mất khả năng sống và làm việc.

5. Mọi thứ đều có nguyên do, mọi thứ đều có lịch sử: Lịch sử cai trị của ĐCSTQ luôn gắn liền với đàn áp trí thức

Xuyên suốt quá trình tồn tại của ĐCSTQ là việc sử dụng bạo lực không ngừng lên những người trí thức, bất kể đó là những sinh viên trẻ tuổi hay những nhà trí thức kỳ cựu đang đóng góp tích cực cho thành tựu xã hội. Nổi đình đám gần đây nhất là sự kiện đàn áp sinh viên biểu tình đòi dân chủ tại quảng trường Thiên An Môn vào tháng 6 năm 1989 và cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công từ tháng 7 năm 1999 đến nay.

Song hành cùng những chiến dịch đàn áp đó luôn là phong toả thông tin Internet, cấm đoán tự do ngôn luận, cũng chính là bịt mắt, bịt tai, bịt miệng, trói tay, trói chân, toàn bộ lương tri của thành phần trí thức.Người chết tại quảng trường Thiên An Môn sau vụ thảm sát

5.1 Nghiền nát sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn, giấc mơ dân chủ đã tiêu tan như thế nào?

Trong sự kiện Thiên An Môn năm 1989, mặc dù ĐCSTQ đã hoàn toàn có thể giải quyết bằng một giải pháp ôn hòa, và thực tế Tổng bí thư lúc bấy giờ, ông Triệu Tử Dương đã gặp các sinh viên để đối thoại. Tuy nhiên, một mình ông đã không đi ngược lại được với bản tính tà ác của ĐCSTQ, lệnh đàn áp đã được ban ra.

Đặng Tiểu Bình nói “Chúng ta sẽ giết 200 nghìn người để đổi lấy 20 năm ổn định”, tất nhiên, đó không phải ổn định cho nhân dân, mà là ổn định cho đảng. Ngày 2/6/1989, ông Đặng Tiểu Bình nói, “Tôi đề nghị để cho quân đội khẩn cấp thực hiện kế hoạch giải tỏa quảng trường vào tối nay và kết thúc trong vòng hai ngày.”Người chết tại quảng trường Thiên An Môn sau vụ thảm sát

Và như vậy, binh lính cùng với xe tăng và súng đạn đã được điều động đến. Rạng sáng ngày 04 tháng 06 năm 1989 đánh dấu thêm một vết đen với sự bạo tàn của ĐCSTQ: Tiếng súng nổ… Nhiều người trúng đạn đổ vật xuống trong vũng máu, tiếng xe tăng gầm lên san bằng tất cả. Quảng trường Thiên An Môn ngập trong máu, hàng ngàn sinh viên đã bị giết hại. Trước đó, những người lính bị điều động tham gia sự kiện này được thông báo rằng “Bắc Kinh có một cuộc bạo động, nhiều người lính đã bị bắt cóc và giết chết. Quảng trường Thiên An Môn hiện đang bị chiếm giữ bởi những kẻ bạo loạn phản cách mạng và cần phải bị tiêu diệt.”

Sau này những người lính mới hiểu rằng đấy chỉ là thông tin bịa đặt, nhiều người vì điều này mà cho đến ngày nay vẫn còn bị dằn vặt trong nước mắt.

5.2 Vu khống những người học viên Pháp Luân Công như những kẻ tâm thần rồi tiến hành đàn áp

Khác biệt với những môn khí công bình thường khác, trong số các học viên Pháp Luân Công có rất nhiều người thuộc tầng lớp trí thức, có học vị Tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư, chủ doanh nghiệp, quan chức cao cấp, giáo viên… Tuy nhiên trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công, ĐCSTQ không quan tâm về vị trí xã hội của các học viên Pháp Luân Công, không đếm xỉa tới những đóng góp mà một học viên có thể tạo dựng cho xã hội hay người đó có năng lực thế nào, hoặc những tác động tiêu cực sẽ xảy ra ở trong nước hay quốc tế. Cuộc bức hại đã được tiến hành một cách hết sức tàn nhẫn, tiếp tục phá hủy một bộ phận lớn thành phần tinh túy, và là hiện thân của những tiêu chuẩn đạo đức, cuộc bức hại đã giáng một đòn mạnh vào toàn thể xã hội và người dân Trung Quốc.Người tu Pháp Luân Công tưởng niệm những học viên vì tu luyện Pháp Luân Công mà bị ĐCSTQ giết hại

5.3 Phong toả Internet, trói buộc tự do ngôn luận: lương tri người trí thức bị giam cầm

Xã hội Trung Quốc là một xã hội kiểm duyệt thông tin tuyệt đối: từ website, blog cho đến thư điện tử cá nhân, chat cá nhân, cuộc gọi, tin nhắn v.v… đều không nằm ngoài sự kiểm duyệt kiểm soát của chính quyền.

Nếu như với một người nông dân, ngửa mặt lên là bầu trời và cúi xuống là ruộng đồng, thì với người trí thức hiện đại, đặc tính của họ là làm việc cùng chiếc máy tính, và trao đổi thông tin nghề nghiệp qua các phương tiện điện tử như email, chát, blog, diễn đàn v.v… Khi những phương tiện này bị kiểm duyệt, ngăn chặn cấm đoán, thì cũng bằng như thân xác họ được tự do nhưng lương tri họ bị giam cầm.

Ở Trung Quốc, chính quyền không cho phép trang web tìm kiếm toàn cầu là Google và mạng xã hội Facebook hoạt động. Những phần mềm tìm kiếm nội địa như baidu, weibo…thì là hiện trạng: chính quyền cho “tìm được” gì thì người dân “tìm được” nội dung ấy, hay mạng chát QQ cũng bị kiểm soát tuyệt đối. Đương nhiên các website quốc tế có tư tưởng tự do, dân chủ như BBC, RFA v.v… bị chặn hoàn toàn. Các website ủng hộ dân oan, tố cáo cường quyền, hay ủng hộ các cộng đồng tín ngưỡng đang bị đàn áp như Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ …cũng có thể cùng chung một số phận.Ngày 23/3/2010, người dân đứng tại trụ sở chính của Google ở Trung Quốc biểu thị không muốn Google rời đi.

Tường lửa nổi tiếng của Trung Quốc mang tên Vạn Lý Hỏa Thành, chỉ với cái tên thôi cũng đủ hình dung mức độ ngăn chặn cấm đoán.

Tinh thần bị giam cầm, thể xác cũng sẽ bị đưa vào quản thúc nếu vẫn dám lên tiếng và bị lộ danh tính:

Những người trí thức dám đưa tin trung thực chịu số phận bị bắt và giam cầm, kể cả các luật sư nổi tiếng trên trường quốc tế (như Luật Sư Cao Trí Thịnh) cũng bị đối xử như vậy.

Shi Tao- nhà báo, nhà thơ, nhà văn đã bị kết án 10 năm tù giam vì đã đưa thông tin trung thực về vụ thảm sát Thiên An Môn cho một trang web dân chủ Trung Quốc ở nước ngoài. Sau khi quốc hội Mỹ phát hiện ra rằng Yahoo Trung Quốc đã tạo điều kiện cho ĐCSTQ bắt Shi Tao bằng việc cung cấp cho ĐCSTQ thông tin cá nhân của ông, Yahoo đã bị quở trách nặng nề bởi Quốc Hội Mỹ, bị gia đình ông Shi khởi kiện và phải hứa cải cách hoạt động của mình.

Như một bức tranh đen trắng đối lập, ngay sau khi ông Shi bị ĐCSTQ bắt giữ, ông đã giành được hai giải thưởng báo chí quốc tế lớn: Giải thưởng Tự Do Báo Chí Quốc Tế của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, và giải thưởng Cây Bút Vàng Tự Do của Hiệp Hội Báo Chí Toàn Cầu.
Shi Tao- nhà báo, nhà thơ, nhà văn đã bị kết án 10 năm tù giam vì đã đưa thông tin trung thực về vụ thảm sát Thiên An Môn cho một trang web dân chủ Trung Quốc ở nước ngoài.

6. Đâu là một trong những nguyên nhân chính tạo ra bi kịch cho xã hội ngày nay? Đàn áp trí thức, ĐCSTQ phá hủy văn minh tinh thần và vật chất.

Các con số về sự phát triển kinh tế thời nay cũng như sự hiện diện của Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực khác nhau khiến nhiều người tin rằng Trung Quốc là một cường quốc đang trỗi dậy. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu thêm một chút, người ta sẽ thực sự bàng hoàng vì những gì đang diễn ra ở đó: xã hội khủng hoảng niềm tin và đạo đức băng hoại, nhân quyền tại đó không đáng giá hai xu. Điều này là hệ quả tất yếu sau các cuộc vận động chính trị liên miên mà ĐCSTQ đã tiến hành trong những năm qua, đặc biệt là sự đàn áp đối với giới trí thức.

Trí thức trở thành những cái “ốc vít” cho ĐCSTQ, cùng hùa theo cái ác?

Sau bao cuộc đàn áp, giới trí thức bị tổn hại nặng nề, người nào chết đã chết, còn lại nhiều người nào bị tổn thương thì tê liệt trong cái trường tà ác đen ngòm của ĐCSTQ, nhiều người vì sự sống còn của bản thân và gia đình mình mà quay sang chịu “tẩy não” hoặc giả câm giả điếc. Số lượng người còn đủ dũng khí đứng lên theo đúng nghĩ một kẻ sĩ còn lại hết sức ít ỏi.

Những người thỏa hiệp với ĐCSTQ, chịu tẩy não theo những tà thuyết và dần dần trở thành công cụ đắc lực trong tay Đảng, thậm chí cùng hủ bại với Đảng. Họ trợ giúp ĐCSTQ tuyên truyền những tư tưởng biến dị, sản xuất ra những tác phẩm biến dị đầy tính bạo lực kích động đấu tranh, bóp méo lịch sử và văn hóa truyền thống, rồi đưa vào nhồi nhét tẩy não toàn dân, từ già đến trẻ. Từng thế hệ một, dân chúng trở thành những người ngoan ngoãn khuất phục dưới sự cai trị của ĐCSTQ, nghĩ và làm theo cách mà Đảng muốn, và lại tiếp tục đầu độc những lớp người kế tiếp.

Bản tính của con người vốn là lương thiện, nhưng ĐCSTQ khiến người ta tin rằng đấu tranh là điều tất yếu, và là vĩ đại vinh quang. Không chỉ đấu với quân địch như trên chiến trường xưa, mà thực tế họ đã đấu với cả cha mẹ anh em của mình nếu như ĐCSTQ muốn điều ấy. Những ví dụ như thế thật sự không hiếm.

Trong cuộc vận động chống cánh hữu, sau khi Chương Bá Quân bị đánh hạ xuống thành cánh hữu, con trai, em gái của ông đều phát biểu trên báo lên tiếng phê phán ông. Con trai của Trữ An Bình sau khi bị đích thân Mao Trạch Đông chỉ định là cánh hữu, con trai ông đã giáo huấn cha mình như sau: “Tôi xin nói với ngài Trữ An Bình một câu trung nghĩa:Hy vọng ông sớm tỉnh ngộ quay đầu vào bờ, hãy chăm chú lắng nghe ý kiến của nhân dân đào sâu nguồn cội tư tưởng phản Chủ nghĩa xã hội, triệt để đối đãi với vấn đề của bản thân mình, để tránh cự tuyệt với nhân dân”.
Chương Bá Quân bị sập bẫy và bị liệt vào cánh hữu

Ngày nay, thứ trưởng bộ Y Tế Trung Quốc Hoàng Khiết Phu, không những không thể có được tiêu chuẩn đạo đức ngành Y là “Lương Y phải như từ mẫu”, mà còn được người Trung Quốc mệnh danh là “đồ tể”, bởi tội ác lớn như núi bao xung quanh việc chính quyền mổ cướp tạng sống của hơn 2 triệu học viên Pháp Luân Công trong suốt 16 năm ròng.Ông Hoàng Khiết Phu và tội ác mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công.

Những lãnh đạo cao nhất của cơ quan ngôn luận lớn nhất -Đài Truyền Hình TW Trung Quốc (CCTV) – như Lý Đông Sinh, Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch bị vào nhà giam trong thời gian gần đây khi những bê bối liên quan đến CCTV liên tục bị đưa ra ánh sáng.

7. Xã hội truyền thống có thế chăng? Báu vật của người xưa là gì?

Hiền nhân thường thường là nói về những người có tài năng cứu nhân độ thế, đức hạnh cao thượng. Bất luận là Đông Tây kim cổ, mọi thời phồn vinh và hùng cường của bất kỳ dân tộc nào đều không tách khỏi coi trọng trí thức: người đức độ và có tài. Đây là chân lý bất di bất dịch của nhân loại. Cổ nhân luôn luôn lấy tiêu chuẩn chọn người gồm nhiều mặt cả đức lẫn tài, và không hề coi đức với tài như nhau, mà là vô cùng coi trọng vị trí thống soái và tác dụng chủ đạo của đức đối với tài, đặt đức lên trên cùng. “Tài giả đức chi tư, đức giả tài chi soái” (Người có tài chỉ là phụ, người có đức mới quan trọng). Tư Mã Quang thời Bắc Tống căn cứ theo quan hệ giữa đức với tài đã chia người ta ra làm 4 loại:

Đức tài toàn vẹn là Thánh nhân, đức tài đều kém là người ngu, đức trên tài là quân tử, tài hơn đức là tiểu nhân. Khi dùng người, tốt nhất là lựa chọn Thánh nhân, sau đó là quân tử. Có tài mà vô đức là loại người nguy hiểm nhất, so với loại người không tài không đức thì còn tồi tệ hơn.
Nhân sĩ thời xưa

Khang Hy thời nhà Thanh dùng người tài thì có một tiêu chuẩn nhất quán như sau: “Quốc gia dùng người, cần phải lấy đức làm căn bản, tài nghệ chỉ là thứ yếu”. “Tài đức đều cao thì tốt, nếu có tài mà kém đức, thì cũng không bằng có đức mà không có tài”.

Câu chuyện về bảo vật quốc gia nước Tề

Thời kỳ Chiến quốc có một câu chuyện rằng: Ngụy Huệ Vương hỏi Tề Uy Vương: “Ông là Vương nước Tề, chắc hẳn là thu thập được nhiều bảo vật?”

Tề Uy Vương đáp: “Không có”.

Ngụy Huệ Vương nói: “Nước nhỏ như nước tôi, cũng đều có tàng trữ mấy viên minh châu lớn đường kính cả tấc, loại trân châu ấy phát ra ánh sáng có thể chiếu rọi 12 chiếc xe. Ông là vua nước lớn như thế, tại sao một chút bảo vật cũng chẳng có?”.

Tề Uy Vương nói: “Châu báu quý nhất của nước tôi là người hiền tài, bảo vật này so với bảo vật mà ông nói thì không như nhau. Tôi có một bề tôi tên là Đàn Tử, tôi phái ông ta trấn thủ Cao Đường, người nước Triệu ở phương Bắc không dám xâm phạm. Có một bề tôi khác tên là Kiềm Phu, tôi phái ông ta đóng ở Từ Châu, có thể quản lý hơn 7000 hộ dân từ bốn phương trời lui tới. Tôi còn có một bề tôi tên là Loại Thủ, dưới sự quản lý của ông ta trăm họ an cư lạc nghiệp, đồ vật đánh rơi trên đường không ai nhặt lấy, đêm không cần phải khóa cửa. Châu báu như thế, quang minh chói lọi nghìn dặm, chứ đâu chỉ có 12 cỗ xe?”. Tề Uy Vương như vậy là đã nói ra nguyên nhân tại sao nước Tề giàu mạnh.

Gia Cát Lượng Khổng Minh dùng đức hạnh để mang lợi ích cho trăm họ

Gia Cát Lượng bản thân là một nhân tài, ông vì kế hoạch thống nhất Trung Quốc mà đã “Cúc cung tận tụy, đến chết không thôi”. Ông ở trong “Xuất sư biểu” trao cho Hậu Chủ có viết: “Nhà thần có 800 cây dâu tằm, áo cơm con cháu có thể tự lo được. Ngày thần chết, không muốn trong nhà có dư dả lụa là gấm vóc hay tiền của lợi tức, cũng giúp được cho bệ hạ”. Người mà ông bổ nhiệm cũng đều thanh liêm biết tự giữ mình. Tương Uyển “Tính cách cao thượng khiêm tốn, trong nhà không tích cóp tài sản gì. Con cái ông đều làm ăn một cách bình dân, không khác gì trăm họ”. Khương Duy cũng là “Nhà cửa thanh đạm, không có tài sản gì đáng kể, ra vào cung chẳng có xe đưa đón”.

Sau khi Khổng Minh qua đời, vùng đất Thục (Tứ Xuyên ngày nay) toàn dân quấn khăn tang. Khiến hình thành phong tục là người Thục (Tứ Xuyên) quấn khăn trắng như thế.Khổng Minh

Làm việc chính sự có dựa trên đức hạnh hay không, nó quan hệ đến việc một người phải chăng có thể dùng quyền hạn trong tay mà mưu lợi cho trăm họ, quan hệ đến tác phong và uy tín của nhân dân và quan lại, và sự an nguy của chính quyền.

Từ xưa đến nay, quan lại có đức hạnh cao, phẩm cách tốt là cơ sở của một nền chính trị liêm khiết sáng sủa, họ vào bất kỳ lúc nào cũng có thể đặt lợi ích của trăm họ lên hàng đầu, đó cũng là giá trị chân chính của việc chọn người tài đức. Ngược lại, chỉ chọn dùng kẻ thân thích thì có thể làm cho đất nước và dân tộc suy yếu nguy vong. Bởi vì nó lấy lợi ích cá nhân làm căn bản, khiến cho lòng ích kỷ ham muốn cá nhân bành trướng, những kẻ kém cỏi hoành hành, vô cùng tai hại. Những loạn thần tặc tử xưa nay, phần nhiều không phải là vì kém tài mà là vì kém đức. Vô đức mới là mối họa lớn của con người.

Từ đó có thể thấy, bất kể là người tài năng, trí óc tới đâu, nếu như trong lòng không chính, không những là không thể cống hiến cho đất nước, mà ngược lại sẽ tạo thành nguy hại to lớn. Ngày nay, đạo đức xã hội mỗi ngày trượt dốc hàng vạn dặm, pháp luật chỉ ràng buộc hành vi của con người, còn đạo đức ràng buộc tâm người, “Pháp trị tiểu nhân, đức trị quân tử”. Ai giữ vững tâm pháp đạo đức, mới có thể đi trên con đường chính, mới có được tương lai tươi sáng, mới có thể khiến phong tục tập quán của người dân đi theo đường chính, vạn sự được hưng vượng phồn vinh, thiên hạ được thái bình.


Ngày nay, ĐCSTQ đã tiến thêm một bước nữa trong việc quản lý và kiểm soát thành phần tri thức. Cụ thể là Đảng tiến hành tẩy não người dân từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, từ khi còn là đứa con nít chưa hiểu biết sự đời, bóp méo sự thật về lịch sử, không ngừng tuyên truyền thuyết đấu tranh, vô thần của chủ nghĩa Mác-Lê-Mao, dạy người dân biết phục tùng, ca ngợi và yêu mến Đảng, không được có tư tưởng và suy nghĩ của riêng họ. Như vậy mà nói, các thế hệ người Trung Quốc sau này quả thật không còn có thể tự lập về suy nghĩ được nữa, những gì Đảng nói đúng là đúng, sai là sai, không có sự suy xét tìm hiểu của riêng cá nhân mình. Mà cũng rất khó có thể tự tìm hiểu, vì Trung Quốc nơi ấy đã được Đảng bao bọc một bức tường lửa (fire-wall) khiến họ không thể truy cập được bất kỳ tin tức gì mà Đảng không muốn. Các nhà trí thức có ý kiến bất đồng, các luật sư nhân quyền dám cất lên tiếng nói vì dân tộc, vì người dân thì đa phần đều bị đàn áp, bắt bớ, giam cầm.

Vậy là, nhiều người tri thức, vì sinh tồn, đã học cách tỏ vẻ lạnh lùng để bọc lại thậm chí hủy bỏ cái lương tri của mình, không dám nói lời công lý, luôn nghi ngờ phòng thủ, thậm chí học cách đả kích hãm hại người khác để tỏ vẻ trung thành với ĐCSTQ cũng chỉ vì muốn được yên ổn hoặc giữ miếng cơm đời thường.

Những kẻ sĩ là rường cột của quốc gia, khi những người này không còn xứng danh là “sĩ” nữa, nguy hiểm đã cận kề họ. Họ đã chịu sự nhào nặn tàn ác của ĐCSTQ một thời gian dài để giờ đây biến thành những “người Trung Quốc xấu xí”. Xét cho cùng, họ, tất cả cũng chỉ là nạn nhân đáng thương của sự tẩy não và hủy hoại lâu dài trong lịch sử bởi ĐCSTQ cùng các tà thuyết của nó.


Mời quý độc giả đón đọc Phần 6 “Giải mã toàn tập: Vì sao người Trung Quốc trở nên xấu xí” vào kỳ sau để xem văn hóa 5.000 năm của Thần châu Trung Hoa đã bị ĐCSTQ hủy hoại như thế nào…

Ban chuyên mục Thời sự Quốc tế Thời báo Đại Kỷ Nguyên

Xem thêm:
Giải mã toàn tập: Vì sao người Trung Quốc trở nên xấu xí?
Giải mã toàn tập: Vì sao người Trung Quốc trở nên xấu xí? (Phần 2)
Giải mã toàn tập: Vì sao người Trung Quốc trở nên xấu xí? (Phần 3)
Giải mã toàn tập: Vì sao người Trung Quốc trở nên xấu xí? (Phần 4)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét