Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015
Dante - Sự lầm tưởng về sức mạnh thực sự của Trung Quốc
Dante, cộng tác viên Dân Luận
Với nhiều người dân Việt Nam hiện nay, Trung Quốc đang là một cường quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ trên thế giới về cả quân sự, kinh tế, khoa học, kỹ thuật v.v… Họ dường như là một nước bất khả xâm phạm và tất nhiên những điều đó khiến cho không ít người dân Việt Nam cảm thấy lo ngại với Trung Quốc nếu không muốn nói là sợ hãi. Kể cả lãnh đạo Việt Nam cũng không ít lần có những tuyên bố nhượng bộ đối với chính sách bành trướng của Trung Quốc.
Vậy Trung Quốc có thực sự mạnh?
Về quân sự: Trung Quốc là quốc gia sở hữu số quân đội thường trực lớn nhất thế giới với khoảng 2,3 triệu lính, ngân sách quốc phòng lên đến 120 tỷ đô la.
Nhưng có những vấn đề mà Quân đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Hoa gặp phải đó là sự chuyên nghiệp. Sức mạnh thực sự của quân đội nằm ở sự hợp tác, có nghĩa là những lực lượng của quân đội như hải quân, không quân, hải quân và lục quân hợp tác và biết rõ hoạt động của nhau để tương trợ và hợp tác. Đây là điều mà bất cứ quân đội lớn nào cũng có ngoại trừ Trung Quốc. Khi những tướng lĩnh của các lực lượng không hợp tác với nhau thì điều gì sẽ xảy ra? Đó là kết quả của cuộc chiến giữa Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962. Khi Trung Quốc đã chiếm được một số tỉnh ở biên giới Trung - Ấn nhưng phải đơn phương tuyên bố ngừng bắn và rút quân vì phía hậu cần không được đảm bảo, các lực lượng không hợp tác và không thể cầm cự nếu kéo dài cuộc chiến. Chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979 với hỏa lực và lực lượng mạnh hơn Việt Nam rất nhiều nhưng sau khi giằng co hơn một tháng và cũng chiếm nhiều tỉnh ở biên giới nhưng cũng phải rút quân. Đến thới điểm hiện tại sự phối hợp giữa các lực lượng binh chủng vẫn chưa tìm được tiếng nói chung khi Quân đội giải phóng nhân dân Trung Hoa (QDGPND) vẫn chưa có một hệ thống tác chiến nào được triển khai kể từ khi thành lập đến nay.
Sự chuyên nghiệp về trang bị vũ khí: Tiêu chuẩn của Hoa Kỳ và những nước thuốc khổi Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) là những nước có lực lượng quân đội mạnh nhất thế giới thì chi phí cho những trang bị hiện đại tối tân nhất của một người lính là 17.500 đô la còn lính Trung Quốc thì chỉ được trang bị 1.500 đô la, trong đó khẩu sung đã chiếm mất một nửa chí phí còn lại là cho quân phục và mũ cối.
Nếu xét về sức mạnh quân sự trong chiến tranh hiện đại thì tàu sân bay là biểu trượng cho sức mạnh quân sự của một quốc gia, nhưng với Trung Quốc thì họ không thể sản xuất nổi một tàu sân bay nào ngoại trừ việc tân trang một chiếc tàu mua lại từ Ukraina là tàu Liêu Ninh thế nhưng vì sự cố lò hơi cho nên phải cập cảng ngay sau khi hạ thủy. Ngoài sung ống đạn dược Trung Quốc có thể tự sản xuất ra thì những thiết bị như máy bay chiến đấu, xe tăng, tàu chiến v.v… đều phải mua lại từ các nước khác thì mới có thể tác chiến được. còn lại tất cả đều đang được nghiên cứu sản xuất và chưa nghe một tuyên bố hung hồn nào về việc sản xuất thành công những thứ trên.
Lực lượng quân đội dự bị: mỗi năm có 600.000 lính mới được gia nhập QDGPND nghe thì có vẻ ghê gớm nhưng thực chất trong thời gian đào tạo họ chỉ được tập những thủ tục cơ bản của quân đội và thuộc lòng những bài hát yêu nước. Ở Trung Quốc việc tham gia quân đội việc nhồi sọ về chính trị và ý thức hệ là ưu tiên hàng đầu. 20 đến 30% thời gian đào tạo các học viên chỉ được học về lịch sử, đường lối của Đảng, ngoài ra còn học về con đường cách mạng của Mao Trạch Đông còn trong huấn luyện tân binh là 40%. Thật khủng khiếp nhưng nhìn lại cũng đâu có khác gì Việt Nam?
Quân đội TQ không tham gia nhiều cuộc chiến và dàn trận thật. Lần gần nhất là cuộc dàn trận trong vụ thảm sát sinh viên tại Thiên An Môn 1989 và những vụ xả sung, cướp bóc giết ngư dân Việt Nam trong thời gian gần đây. Còn về sức khỏe của quân nhân thì đáng báo động. Theo thống kê của báo chí Trung Quốc thì hớn 60% sinh viên khám nghĩa vụ quân sự bị loại khỏi vòng đầu tiên vì những lý do: Quá béo, quá gầy, thị lực kém v.v… cho nên Bắc Kinh đã phải 2 lần hạ tiêu chuẩn tuyển quân (2008 và 2011) sao cho phù hợp. Chính vì điều đó dẫn đến chất lượng quân đội không đảm bảo.
Lãnh đạo quân đội của Trung Quốc đều là những Quan chức Cộng Sản và những sĩ quan cao cấp đều phải là Đảng viên cho nên quân đội Trung Quốc ngập tràn tham nhũng. Theo báo chí Trung Quốc thì hối lộ trong quân đội tràn lan đến nổi làm giảm khả năng phát động chiến tranh của Trung Quốc. Ngay cả những tướng tá cấp cao cũng đã bị cách chức, khai trừ ra khỏi Đảng và bị bắt trong đó có Từ Tài Hậu. Một vị tướng cao cấp lâu năm thân cận với Hồ Cẩm Đào nhưng đã hết thời.
Nói tóm lại quân đội Trung Quốc là một đội quân thiếu sức sống, thiếu kinh nghiệm trận mạc, thiếu khả năng tác chiến, thiếu kỹ năng và được lãnh đạo bởi những chop bu không có trình độ mà chỉ biết củng cố quyền lực của mình trong bộ máy chính trị Cộng Sản. Sức mạnh của chúng ta thấy được chỉ là qua sự tuyên truyền của người anh em tốt của họ đó là ĐCSVN. Qua phim ảnh, báo đài, sách vở và cả sự im lặng trước những hành động quân sự mang tính xâm lược của Trung Quốc.
Về kinh tế: Người dân Việt Nam khi nhắc đến nền kinh tế Trung Quốc thì luôn nghĩ họ là một nước có nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ, với những tập đoàn kinh tế đang ồ ạt đầu tư vào Việt Nam. Nhưng trên thực tế thì ra sao?
Trung Quốc hiện là nước có nhiều nhà triệu phú nhất thế giới nhưng cũng là nước có nhiều triệu phú di cư và rút các khoản đầu tư của mình đến các nền kinh tế phát triển nhiều nhất 60%. Lý do là nền kinh tế Trung Quốc đang tụt dốc. chứng khoán Trung Quốc đã tụt 40% kể từ móc tháng 7 và 50% kể từ móc thấp nhất năm 2007 thị trường bất động sản cũng vì thế mà bị kéo theo, lạm phát tăng cao buộc chính phủ phải giảm giá trị đồng Nhân Dân Tệ. Điều đó chứng tỏ Trung Quốc đang bị khủng hoảng trầm trọng như thế nào. Sau khoảng thời gian ồ ạt phát triển mà không quan tâm đến các vấn đề khác thì Trung Quốc đang phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng do mình gây ra. Ô nhiễm không khí khiến người dân khốn đốn phải hít thở khói bụi, ô nhiễm nguồn nước và kéo theo mọi hệ lụy.
Về đối nội: Như trong bài viết “Sự Sụp Đổ Của Thiên Triều” của tác giả Nguyễn Gia Kiểng có nói: Trung Quốc là một thiên hạ, một thế giới chứ không phải chỉ là một nước. chính vì vậy trong thiên hạ đó còn có rất nền văn hóa, sắc tộc và quốc gia bị cai trị bởi bộ máy chính quyền Cộng Sản như: Tân Cương, Tây Tang, Mãn Châu v.v… Họ vẫn nhen nhóm tinh thần dân tộc và đang chờ ngày đòi lại độc lập. Chính quyền Cộng Sản đang phải đau đầu với những vấn đề này vì không thể quản lý hết được trong thời đại văn minh mà những biện pháp bạo lực đàn áp đang dần mất hiệu quả. Hơn nữa những chính sách sai lầm của những nhà lãnh đạo đã phần nào khiến người dân mất niềm tin vào chính quyền, trong khi internet ngày càng phát triển mọi chiêu bài đã hết tác dụng. Lãnh đạo Trung Quốc phải làm thế nào với những bất ổn đang nung nấu trong long quần chúng nhân dân và chờ ngày bùng phát? Cầu trả lời chính là sự bành trướng với các nước láng giềng để kêu gọi sự đoàn kết dân tộc. Nhưng sự bành trướng đó liệu còn tiếp diễn được bao lâu? Khi mà Hoa Kỳ và các nước đồng minh đang ra tay ngăn chặn sự bành trướng đó.
Đối ngoại: Quân sự, Kinh tế và đối nội bê bối và khủng hoảng như vậy thì trong mắt những nước khác sẽ nhìn Trung Quốc ra sao?
Trên thực tế những nước phát triển luôn hướng sự chú ý đến thị trường Trung Quốc vì đó là thị trường đầy mầu mỡ đem về lợi nhuận khổng lồ cho các nhà đầu tư. Chính vì thế trong mắt các nước phát triển chỉ xem Trung Quốc là một đứa trẻ sở hữu một cái bánh lớn chỉ có thể chia sẻ cho những ai biêt chiều lòng nó chứ thực chất không ai xem nó là anh em, là bạn bè. Những nước phát triển không bao giờ xem Trung Quốc là đồng minh. Chỉ là mối quan hệ có lợi và cũng không hề ngần ngại khi đối đầu quân sự với Trung Quốc để đảm bảo lợi ích. Chính là việc đứng về phía Nhật Bản và các nước thuộc vùng biển Đông khi có tranh chấp với Trung Quốc.
Như vậy có thể nói đó là mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước khác chỉ mang tính chất về kinh tế chứ không có tính chiến lược. nó mang lại lợi ích cho các quốc gia khác và cũng có lợi cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc chứ không mang lại lợi ích cho quốc gia vì nạn tham nhũng
Kết luận: Những gì chúng ta đọc và thấy ở trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước chỉ là những sự tuyên truyền của người anh em tốt của Trung Quốc. Thực chất Trung Quốc là một nước hữu danh vô thực. Qua những gì DCSVN tuyên truyền hàng thập kỷ nay qua phim ảnh, báo đài, giáo dục chỉ là để che đậy sự hèn nhát, yếu kém của DCSVN trước DCSTQ vì mối quan hệ giữa 2 đảng 2 nhà nước lien quan mật thiết tới sự tồn tại của DCSVN. Xét cho cùng những lãnh đạo Việt Nam đã và đang liếm giầy cho Trung Quốc chỉ vì những lợi ích mà họ nhận được. Chính vì điều đó mà họ luôn tuển truyền quá đáng về sức mạnh mà Trung Quốc đang có, khiến người dân một phần lo sợ phần còn lại tin vào Đảng thì buông tay thể hiện sự thuần phục vô điều kiện trước sự xâm lược của Trung Quốc
Dù kẻ thù có mạnh đến đâu đi nữa thì cũng không nên run sợ quỳ gối xin hàng, vì tất cả chúng ta đều có trách nhiệm gìn giữ và bảo vệ tổ quốc. chúng ta đang sống trên mảnh đất mà biết bao đời ông cha đã hy sinh máu và nước mắt để dàng được và xây dựng, không có lí do gì để chúng ta phải thuần phục ngoại bang. Những kẻ bán nước quỳ gối trước ngoại xâm để cầu vinh đều đáng bị trừng trị và cũng không có lí do gì chúng ta phải tiếp đón Tập Cận Bình, kẻ đã ra lệnh chiếm đất đai, biển đảo và sát hại đồng bào ta. Đó là hành động nhận giặc làm cha không thể nào chấp nhận được!
- See more at: https://www.danluan.org/tin-tuc/20151104/dante-su-lam-tuong-ve-suc-manh-thuc-su-cua-trung-quoc#sthash.6frG2yoB.cxuz1XNS.dpuf
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét