Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015

Chiến thắng của 'nữ tù nhân'



Bà Aung San Suu Kyi xứng đáng là nữ anh hùng của nhân dân Miến Điện

Mạnh Hưng (Tổng hợp)


Năm 1988, do kết quả của các cuộc đấu tranh dân chủ với hàng nghìn người bị bắt, tù đày, Miến Điện đã quyết định từ bỏ tên nước "Cộng hòa XHCN Miến Điện" sau 14 năm kéo trì trệ đất nước (1974-1988), trở lại với tên gọi truyền thống: Cộng hòa Liên bang Miến Điện… Năm 1996-2006, trong nhiều năm sau, Suu Kyi bị kềm chế về vấn đề đi lại. Bà có cơ hội gọi điện thoại cho thân nhân ở Anh Quốc nhưng ngoài ra không hoạt động gì được. Báo chí do nhà nước quản chế liên tục bôi nhọ bà và nhiều người lo sợ cho an ninh của bà.
Mọi nỗ lực để phát huy đảng NLD đều bị dập tắt, nhiều thành viên bị đánh đập và bỏ tù. Một vài tháng sau khi lệnh quản thúc tại gia kết thúc, Suu Kyi có cố gắng tuyên bố trước đám đông công chúng tụ tập tại nhà bà, nhưng sau đó hoạt động này bị dẹp. Tuy nhiên bà vẫn được nhiều người ngưỡng mộ và ủng hộ.
>> Cuộc đời của người phụ nữ nổi tiếng nhất


Suu Kyi vẫn tiếp tục có tiếng nói trên thời sự quốc tế. Phóng viên, ký giả vẫn có thể quay phim và phỏng vấn bà. Tại cuộc hội thảo quốc tế về phụ nữ do Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Bắc Kinh tháng 8 năm 1995, bà gửi video để tường trình các vấn đề chính yếu với diễn đàn các tổ chức phi chính phủ.
Trong khi đó, SLORC đổi tên thành Ủy ban Hòa bình và Xây dựng Quốc gia, nhưng vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền như trước…
Cuộc biểu tình của tu sĩ Phật giáo tại Burma bắt đầu ngày 19 tháng 8 năm 2007, khởi nguồn từ sự tăng giá quá cao của xăng dầu. Mặc dầu bị quân đội chính quyền Junta đàn áp tàn bạo nhưng các vị sư sãi vẫn tiếp tục xuống đường lên án nhà nước.
Ngày thứ bảy, 22 tháng 9, mặc dầu đang bị giam lỏng tại tư gia, bà Aung San Suu Kyi xuất hiện trước công chúng tại cổng nhà mình, đón tiếp các vị tăng ni phật giáo trên đường họ kéo về tham gia biểu tình đòi nhân quyền.
Sau đó có tin là Suu Kyi bị bắt đem về nhà tù Insein nơi bà từng bị giam cầm năm 2003, nhưng qua cuộc đàm thoại ngày 30 tháng 9 và 2 tháng 10 với phái đoàn Liên Hiệp Quốc do ông Ibrahim Gambari dẫn đầu thì bà chỉ tiếp tục bị giam lỏng tại tư gia.
Ngày 3 tháng 5, 2009, một người Mỹ tên John Yettaw không hiểu vì lý do gì lại lội ngang hồ Inya. Ông tìm đến nhà bà Suu Kyi xin trú ngụ vì ông ta mệt quá và khi ông ta dự định lội trở về vài hôm sau thì bị bắt. Ngày13 tháng 5 khi chính quyền Myanma nghe tin này liền kết tội bà Suu Kyi là vi phạm bản án tù tại gia. Bà bị bắt giam tại trại giam Insein, với nghi án có thể lên đến 5 năm tù ở. Phiên tòa xử bà Suu Kyi và hai người hầu của bà bắt đầu ngày 18 tháng 5. Các nhà ngoại giao và phóng viên báo chí bị cấm theo dõi, nhưng sau đó một số nhân viên ngoại giao của Nga, Thái Lan và Singapore được vào gặp bà Suu Kyi.
Phiên tòa lúc đầu dự định cho kêu mời 22 nhân chứng đồng thời kết ông Yettaw vào tội làm nhục quốc thể Miến Điện. Bà Suu Kyi tuyên bố là bà vô tội. Bên bị cáo chỉ được gọi 1 nhân chứng (trong 4 người) trong khi bên chính quyền lại kêu 14 nhân chứng. Hai nhân chứng bên bị cáo là Tin Oo và Win Tin (thành viên đảng NLD) bị từ chối. Có tin cho rằng chính quyền Burma dự định tống giam bà Suu Kyi vào một trại lính bên ngoài thủ đô. Tại một phiên tòa khác ông Yettaw nói rằng ông lội đến nhà bà Suu Kyi để cảnh giác bà là bà ta sắp gặp nạn lớn. Cảnh sát trưởng quốc gia sau đó xác định rằng Yettaw là "thủ phạm chính" trong vụ án của bà Suu Kyi. Theo lời của người tùy tùng thì bà Suu Kyi nằm tù trong thời gian quanh ngày sinh nhật thứ 64 của bà.




Bà Suu Kyi cắt bánh trong lễ mừng sinh nhật lần thứ 70
tại tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Naypyidaw hôm 19/6.
Bà từng được ví như "ngọn hải đăng của niềm hy vọng"
cho người dân Myanmar trên con đường hướng tới nền dân chủ.

Ngày 16/6/2012, Ủy ban Giải Nobel Hòa Bình đã tổ chức đón tiếp bà Suu Kyi, người đoạt giải Nobel Hòa Bình năm 1991. Buỗi lễ với sự hiện diện của vua Harald, hoàng hậu Sonja, thái tử Haakon, thủ tướng Jens Stoltenberg, chủ tịch quốc hội Dag T. Andersen, và lãnh đạo các chính đảng của Nauy. Chủ tịch Ủy ban, ông Thorbjørn Jagland đọc diễn văn chào đón Aung San Suu Kyi. Diễn văn nhấn mạnh gương tranh đấu của Aung San Suu Kyi đã mang lại hi vọng cho thế giới. Chế độ quân phiệt càng quản chế và cô lập mạnh bao nhiêu, tiếng nói của bà càng rõ hơn. Lý tưởng và sự tranh đấu kiên trì của bà đã động viên được người dân Miến và chiến thắng được chế độ quân phiệt. Tự do và dân chủ không do nhà cầm quyền hay luật pháp ban phát. Những giá trị cao quý đó phải do tranh đấu bền bỉ mà có. Thành quả tranh đấu của Aung San Suu mang một thông điệp: chế độ độc tài có tất cả mọi thứ trong tay nhưng họ rất sợ dân chủ và trước sau cũng sụp đổ…
Mới nhất là cuộc bầu cử dân chủ vừa quan, Đảng đối lập chính ở Miến Điện đã giành được những ghế đại biểu đầu tiên trong cuộc bầu cử được nhiều người xem là sẽ mang lại thắng lợi áp đảo cho đảng này. Các giới chức bầu cử cho biết đảng Liên Minh Dân Chủ Toàn Quốc đã giành được 12 ghế tại thành phố chính Yangon. Sau đó, đảng này nói rằng họ giành được 44 trong số 45 ghế dân biểu ở Yangon. Trước đó, lãnh tụ đối lập Myanmar Aung San Suu Kyi cho biết đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc của bà Aung San Suu Kyi rõ ràng là đã giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử quốc hội có tính chất lịch sử. Người phụ nữ đoạt giải Nobel hoà bình này cũng kêu gọi những người ủng hộ bà chớ nên khiêu khích những ứng cử viên bị thất bại. Đây là chiến thắng của 'nữ tù nhân' kiên trì đấu tranh vì nền dân chủ, tự do, tiến bộ ở Miến Điện. Bà xứng đáng là nữ anh hùng của nhân dân Miến Điện.
Mạnh Hưng (Tổng hợp)

Được đăng bởi Khang Nguyên vào lúc 18:21

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét