Trong những ngày sắp tới, có thể sẽ có những biến cố “kinh thiên động địa”, nhưng Nga sẽ không bị khuất phục bởi mối đe dọa từ IS mà sẽ tiếp tục mở rộng chiến dịch.
Ngày 31/10, chiếc máy bay chở khách A321 của hãng hàng không Nga Kogalymavia đi từ sân bay Sharm el-Sheikh (Ai Cập) về thành phố St Petersburgrơi đã sau khi cất cánh khoảng 23 phút, khiến toàn bộ 217 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.
Trong khi nhiều giả thuyết khác nhau đang được đưa ra về nguyên nhân thảm họa này như khủng bố, trục trặc kỳ thuật, bị tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) bắn rơi, thì một giả thuyết khác gây sốc đã được một số phương tiện thông tin đăng tải.
Cụ thể, ngày 8/11, theo đề nghị của Giám đốc Cục an ninh liên bang Alechsandr Bortnhikov, Tổng thống Nga Putin bất ngờ đưa ra quyết định tạm thời cấm tất cả các chuyến bay từ Nga đến Ai Cập, chỉ những chuyến bay do giới chức nước này cho phép mới có thể cất cánh.
Phía Nga còn cấm tạm thời các tour du lịch đến Ai Cập sử dụng phương tiện hàng không.
Đây là quyết định "cực chẳng đã" của Tổng thống Putin vì sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành kinh tế du lịch của Ai Cập - một đồng minh mới của Nga ở Trung Đông.
Vì thế, một câu hỏi lớn đặt ra ở đây là, phải chăng có điều gì bí mật nghiêm trọng ẩn sau quyết định này của Tổng thống Nga?.
"Thân phận" chuyên cơ Nga hạ cánh khẩn ở Yemen
Theo một nguồn tin có quan hệ với Cục tình báo đối ngoại của Liên bang Nga, chỉ sau vài giờ sau khi xảy ra thảm họa hàng không với chiếc máy bay A-321, lực lượng đặc nhiệm của Nga đã bắt giữ được hai cộng tác viên ngầm của Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA).
Hai người này được cho là đã sử dụng các chiến binh khủng bố thuộc IS để phá hoại chiếc máy bay chở khách A321 mang số hiệu 9268 trên bầu trời Ai Cập.
Một mảnh vỡ của chiếc máy bay Nga ở Ai Cập.
Sau đó, một chuyên cơ của Bộ tình trạng khẩn cấp Nga đã hạ cánh khẩn xuống sân bay thủ đô Sana của Yemen với lý do “tránh một cơn xoáy lốc nhiệt đới rất mạnh”.
Thế nhưng, thực chất mục đích của hành động này là nhằm đón các lực lượng đặc nhiệm Nga tham gia chiến dịch nói trên và “bốc” hai cộng tác viên ngầm của CIA, cùng toàn bộ thiết bị kỹ thuật những người này sử dụng trong chiến dịch phá hoại máy bay A321.
Ngay lập tức, chiếc chuyên cơ này đã bị Không quân Arabia Saudi đang hoạt động ở Yemen đe dọa bắn rơi nếu cất cánh rời Yemen.
Vào thời điểm này, Không quân Arabia Saudi đang tiến hành các cuộc ném bom ở Yemen theo lệnh của Mỹ trong cuộc chiến chống lại các lực lượng đối lập ở quốc gia này.
Trong tình thế đó, các lực lượng đường không-vũ trụ của Nga đã phải áp dụng “các biện pháp đối phó thích hợp” nhằm vào Arabia Saudi, tạo điều kiện cho chiếc chuyên cơ của Bộ tình trạng khẩn cấp Nga trở về không phận Nga an toàn.
Nội dung “các biện pháp đối phó thích hợp” này là gì không được phía Nga cũng như Arabia Saudi tiết lộ.
Cũng trong thời gian đó, một chiếc máy bay vận tải C-130 Hercules của Iran nhận được lệnh cất cánh bay về hướng Syria nhằm đánh lạc hướng các radar quan sát của Arabia Saudi và Mỹ về hành trình chiếc chuyên cơ của Bộ tình trạng khẩn cấp Nga.
Phía Nga cũng đã vô hiệu hóa hành động của phi đội máy bay tiêm kích F-15 Mỹ cất cánh từ sân bay của Thổ Nhĩ Kỳ với lý do là “tấn công IS ở Syria”, nhưng thực chất là để sẵn sàng bắn rơi chuyên cơ của Bộ tình trạng khẩn cấp Nga nhằm “phi tang”.
Ngay sau khi chiếc máy bay của Bộ tình trạng khẩn cấp Nga về nước an toàn, theo đề nghị từ ông Bortnhikov, Tổng thống Putin quyết định cấm tất cả chuyến bay Nga tới Ai Cập và tổ chức chiến dịch sơ tán lớn nhất lịch sử, đưa hàng chục nghìn người Nga từ Ai Cập về nước.
Phía Nga còn tuyên bố, thảm họa A321 là “một biến cố chính trị”, còn Cục tình báo đối ngoại Nga đánh giá sự kiện máy bay A321 là thảm họa dẫn tới chết người nghiêm trọng nhất trong lịch sử nước Nga.
Đồng thời, ông chủ Điện Kremlin cũng ra lệnh kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng hạt nhân chiến lược.
"Trận chiến Stalingrad của Syria”
Nếu các thông tin trên được xác thực, thì chiếc máy bay này đã bị tên lửa đất-đối-không có trong trang bị của IS bắn rơi. Tên lửa này do Anh sản xuất và được chuyến giao cho IS thông qua vai trò trung gian của Arabia Saudi.
Để có thể bắn rơi A321, hai cộng tác viên ngầm của CIA hoạt động ở Yemen được giao nhiệm vụ tổ chức chiến dịch đánh lạc hướng, khiến máy bay chở khách A321 của Nga phải hạ thấp độ cao và rơi vào tầm ngắm của tên lửa phòng không có trong trang bị của IS.
Những diễn biến khác có liên quan rất đáng chú ý.
Trước đó, khi Nga mở chiến dịch chống IS ở Syria ngày 30/9, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry cảnh báo hành động này của Moscow sẽ biến Nga trở thành mục tiêu tấn công khủng bố của IS.
Còn giờ đây, Mỹ và Arabia Saudi tuyên bố sẽ trang bị tên lửa phòng không hiện đại hơn nữa cho cái gọi là “các lực lượng đối lập” ở Syria, thực chất là trang bị cho IS để bắn rơi các máy bay dân dụng, trong đó có máy bay dân dụng của Nga.
Với những diễn biến này, trong những ngày sắp tới, có thể sẽ có những biến cố “kinh thiên động địa”, còn Nga sẽ không bị khuất phục bởi mối đe dọa từ IS mà sẽ tiếp tục mở rộng chiến dịch, tạo điều kiện cho Quân đội Syria đánh chiếm Aleppo.
Đại tá
Lê Thế Mẫu
Chiến dịch này được ví như “trận chiến Stalingrad của Syria” mà một khi Quân đội Syria giành thắng lợi, cục diện cuộc chiến chống IS sẽ có bước ngoặt lớn.
Để bảo đảm thắng lợi cho chiến dịch của mình, Nga đã điều tổ hợp phòng không hiện đại nhất tới Syria nhằm loại trừ mọi cuộc tấn công bằng đường không “tình cờ” hoặc có chủ ý nhằm vào các lực lượng của Nga đang có mặt ở quốc gia này.
Điều này hoàn toàn bác bỏ giả thuyết do một số phương tiện truyền thông Phương Tây đưa ra là Nga lợi dụng vụ máy bay A-321 để tăng cường can thiệp vào Syria.
Theo Trí Thức Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét