Việc chiến đấu cơ của Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi ở khu vực biên giới Syria không hẳn là do Moscow chủ quan.
Thổ Nhĩ Kỳ mau chóng xuống nước trước đòn trả đũa của Nga / Putin có thể gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay
Chuyên gia quân sự Michael Kofman. Ảnh: Wilson Center
Ông Michael Kofman, chuyên gia quân sự tại Trung tâm Wilson, Mỹ, trao đổi với VnExpress về sự cố Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Nga và những hệ lụy.
- Vì sao Nga triển khai máy bay thực hiện không kích ở gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ mà không có máy bay hộ tống?
- Tôi không cho rằng Nga chủ quan. Có hai cách lý giải. Một là số lượng máy bay của Nga hạn chế ở Syria, họ chỉ có 4 chiếc Su-30SM đi theo bảo vệ, có thể chúng đang tác chiến ở nơi khác. Một khả năng nữa là họ không thấy có mối đe dọa tiềm ẩn nào với các hoạt động của mình từ phía Thổ Nhĩ Kỳ.
Nga đã đạt được một thỏa thuận với Mỹ về giảm nguy cơ va chạm giữa các máy bay. Trong khi Mỹ là nước dẫn đầu chiến dịch của liên minh tấn công Nhà nước Hồi giáo (IS) nên ở đây không còn mối đe dọa này. Tôi cho rằng Nga cảm thấy an toàn trong không phận của Syria.
- Ông nói sao về việc máy bay F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ ngắm bắn khi cho rằng Su-24 Nga vi phạm không phận trong 17 giây?
- Với 17 giây, máy bay Thổ Nhĩ Kỳ không thể có đủ thời gian để ngắm bắn. Tôi nghĩ họ đã chờ sẵn và bắn chiến đấu cơ của Nga ngay sau khi nó đã rời không phận của Thổ Nhĩ Kỳ. Đây thực sự là một cuộc phục kích, bởi không có sự diễn giải kỹ thuật nào khác cho việc làm sao chiếc Su-24 bị rơi bên trong không phận Syria đến 4 km.
Một số người cho rằng Ankara phiền lòng do Nga thực hiện không kích vào lực lượng người Turk, một số khác điểm lại các vụ Nga vi phạm không phận của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 3-4/10. Tôi cho rằng có thể có hai lý do: Thổ Nhĩ Kỳ tự thấy mình không được Nga coi trọng trong xung đột này, hai là Ankara lo lắng quá mức khi Tổng thống Pháp Francois Hollande có thể thực hiện một số nỗ lực hợp tác mà có thể cô lập vị trí của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc xung đột ở Syria.
- Ông dự đoán quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ diễn biến thế nào, đặc biệt là khi Nga đưa hệ thống tên lửa S-400 đến Syria?
- Thổ Nhĩ Kỳ đã đi quá mức họ có thể suy tính và có thể dần dần sẽ nghĩ lại. Để có cuộc gặp mặt giúp làm giảm căng thẳng với Tổng thống Nga Putin, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep TayyipErdogan phải thể hiện sự hối tiếc. Nga có vị thế mạnh hơn trong trường hợp này, có đòn bẩy lớn đối với kinh tế và lĩnh vực năng lượng của Thổ Nhĩ Kỳ. Hệ quả là Thổ Nhĩ Kỳ phải bắt tay vào giảm thiểu những thiệt hại.
- Nga có thể đáp trả về mặt quân sự như thế nào với Thổ Nhĩ Kỳ?
- Moscow sẽ không đáp trả bằng bất kỳ hành động quân sự nào, vì điều đó sẽ làm mất đi yếu tố đạo đức đang dâng cao. Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ viện cớ để Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hỗ trợ chính trị. Hành động đáp trả quân sự chỉ mang lại lại ích cho Ankara, trong khi Moscow không thu được nhiều, chỉ đơn giản mang tính trả thù.
Thay vì thế, Nga sẽ siết chặt ở điểm khác. Trước hết là các đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ bên trong Syria sẽ gánh hậu quả, họ sẽ bị ném bom nhiều hơn.
- Về khía cạnh kinh tế thì sao thưa ông?
- Thổ Nhĩ Kỳ thực sự gặp khó do họ phụ thuộc khá lớn vào thị trường của Nga cũng như nguồn năng lượng từ Moscow. Tổng thống Nga Putin đã ký lệnh trừng phạt tạm thời với Thổ Nhĩ Kỳ, hạn chế nhập khẩu hàng, hạn chế công nhân Thổ Nhĩ Kỳ ở Nga và các hợp đồng thương mại.
Việc này sẽ khiến Thổ Nhĩ Kỳ chịu tổn thất do nước này có hoạt động kinh doanh lớn ở Nga. Có thể Trung Quốc sẽ thế chân Thổ Nhĩ Kỳ trong các hoạt động như xây dựng. Bên cạnh đó, Moscow cũng đe dọa cắt hẳn nguồn khách du lịch đến Thổ Nhĩ Kỳ, lĩnh vực mang lại lợi nhuận lớn cho Ankara. Tiếp đó là nguồn cung năng lượng bị ảnh hưởng khi Thổ Nhĩ Kỳ phụ thuộc đến 60%. Ngược lại, Nga không phụ thuộc quá nhiều vào Thổ Nhĩ Kỳ, mà có thể tìm đến thị trường khác, từ nhân công cho tới hàng hóa. Như thế có nghĩa Nga có thể mất đi nguồn doanh thu lớn nhưng cái giá cho Thổ Nhĩ Kỳ thì cao hơn nhiều. Khi hiểu điều này thì Tổng thống Erdogan sẽ phải quay trở lại, xem xét lại những tuyên bố của mình.
Việt Anh
Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015
Nguyễn Thế Thảo và chức chủ tịch thành phố Hà Nội
TIN TÌNH BÁO - NGUYỄN THẾ THẢO MUA CHỨC CHỦ TỊCH HÀ NỘI BẰNG TIỀN CỦA "TRUNG NAM HẢI" 1.500 TỶ ĐỒNG ĐƯỢC CHIA CHO BỘ CHÍNH TRỊ.
Đây là tin tình báo thuộc loại chính xác là 99.9%. Vào tháng 6 năm 2008, cuộc chạy đua vào chức vụ Chủ Tịch UBND T.P Hà Nội chỉ còn 2 nhân vật được Bộ Chính Trị CSVN đưa vào danh sách là (1) ông Trịnh Đình Dũng vào thời điểm 2008, ông là Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc. (2) Vào thời điểm 2008, Nguyễn Thế Thảo chỉ là Bí thư tỉnh ủy tỉnh Bắc Ninh.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ngày hôm nay đúng ra là được BCT điều động vào chức vụ Chủ Tịch UBND T.P Hà Nội, tuy nhiên chỉ 1 tháng trước khi ông được bổ nhiệm thì Nguyễn Thế Thảo được thay thế vào vị trí.
Vào ngày 1 tháng 8 năm 2008, Nguyễn Thế Thảo được Trung ương đảng cộng sản Việt Nam điều động từ vị trí đương nhiệm là Bí thư tỉnh ủy tỉnh Bắc Ninh (nhiệm kỳ 2005-2011) về Hà Nội làm phó bí thư thành ủy kiêm chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Cả hai "ứng cử viên" bí mật của BCT là Trịnh Đình Dũng và Nguyễn Thế Thảo đều CHẠY chức bằng tiền tỷ, nhưng Trịnh Đình Dũng bị đánh bại vì số tiền Nguyễn Thế Thảo chia cho BCT là 1.500 tỷ (Một ngàn năm trăm tỷ).
Đây là số tiền CỰC KỲ LỚN đối với cá nhân Thảo, và Thùy Trang truy tìm nguồn tiền "Chạy Chức" nầy có nguồn gốc từ Trung Nam Hải được đưa cho Thảo qua một tay ANH CHỊ có bí danh là HOÀNG ở Quảng Châu. Hoàng chính là cháu đích tôn của Hoàng Văn Hoan.
(*) Hoàng Văn Hoan nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Việt Nam. Năm 1979, trong một chuyến đi sang Đông Đức chữa bệnh, ông đã bỏ trốn tại sân bay Karachi (Pakistan) ngày 11 tháng 6 năm 1979, rồi trốn sang Trung Quốc sau đó.
Số tiền 1.500 tỷ mà Nguyễn Thế Thảo nhận được từ Trung Quốc được Thượng Tá Công An Nguyễn Đức Chung (Phó Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội) là con của Lê Hồng Anh làm nhiệm vụ giao tiền cho BCT.
(*) Nguyễn Đức Chung được bổ nhiệm làm Giám đốc Công an thành phố Hà Nội từ tháng 9 năm 2012, thay thế Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh về hưu, được phong hàm Thiếu tướng ngày 13 tháng 7 năm 2013.
Vào khóa thứ 2 chức vụ Chủ Tịch UBND T.P Hà Nội, Trịnh Đình Dũng ra chạy đua lại lần nữa nhưng bị Nguyễn Thế Thảo đánh bại.
NGUYỄN THẾ THẢO TIÊU DIỆT TRUNG TƯỚNG NGUYỄN ĐỨC NHANH NHƯ THẾ NÀO?
Sau khi Thảo thương lượng với tướng Công An Nguyễn Đức Nhanh, nhường ngôi cho Công An thân Trung Quốc là Nguyễn Đức Chung vào chức vụ Giám đốc Công an thành phố Hà Nội nhưng Nguyễn Đức Nhanh phản đối.
Nguyễn Thế Thảo dằn mặt tướng NHANH bằng cách liên lạc với HOÀNG (Quảng Châu) đưa XÃ HỘI ĐEN Trung Quốc từ Hồng Kông sang giết chết con trai Nguyễn Đức Nhanh.
Đầu tháng 9/2011, Nguyễn Đức Quang, tự Quang Béo, con trai của trung tướng Nguyễn Đức Nhanh bị bắn trọng thương tại dốc Bác Cổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Lúc đó Quang bị thương nặng, được đưa vào bệnh viện và qua đời 3 ngày sau đó.
NGUYỄN THẾ THẢO LÀM MAI ĐỖ THỊ HUYỀN TÂM CHO NỒNG ĐỨC MẠNH.
Đỗ Thị Huyền Tâm, sinh 17/10/1966, quê tại Ninh Xá, Bắc Ninh (cùng quê với tướng Phạm Văn Trà). Về tuổi đời, người vợ mới của Cụ Tổng trẻ hơn con trai Cụ là Nông Quốc Tuấn, Bí thư tỉnh uỷ Bắc Giang 3 tuổi. Cô dâu là Tổng giám đốc một công ty TNHH Minh Tâm , là đại biểu Quốc hội khoá 12 và khoá 13 hiện nay.
Vào tháng 3 năm 2012 thì Đỗ Thị Huyền Tâm chính thức làm vợ của Nồng Đức Mạnh về ở chung tại Dinh Thự tại Hồ Tây, Hà Nội.
Đường giây Trung Nam Hải hiện nay ở Hà Nội là:
(1) Chủ tịch UBND T.P Hà Nội Nguyễn Thế Thảo
(2) Giám Đốc Công An T.P Hà Nội Nguyễn Đức Chung
Đường giây nầy liên quan mật thiết với Hoàng (Quảng Châu) cũng là ông Trùm Gỗ Lậu, Trùm Du Đảng ở Trung Quốc. Đường giây chuyển Gỗ Lậu sang Trung Quốc từ Hà Nội sẽ đưa sang cho Hoàng với sự tiếp tay của Chủ tịch UBND Thành phố Bắc Ninh là Nguyễn Quốc Liêm.
Như vậy chúng ta thấy là bàn tay của Trung Nam Hải rất chặt chẽ, là những tay lãnh đạo từ Bắc Ninh cho tới Hà Nội.
(*) Kỳ HAI sẽ là TIN TÌNH BÁO nói về T.T Nguyễn Tấn Dũng bị Trung Nam Hải ÁM SÁT hụt 2 LẦN tại Hà Nội như thế nào.
Thân Ái
Nguyễn Thùy Trang
Thâm cung bí sử.
“Những sự thật lịch sử cần phải được tôn trọng và dần dần cần được giải mã trước công chúng. Những sự việc gây ảnh hưởng đến vận mệnh đất nước cần phải được minh bạch và công khai.”
“Trong đó có những câu chuyện mà qua hàng chục năm giữ kín, “đào sâu chôn chặt”, suy xét, kiểm nghiệm đến ngày hôm nay mới dám nói ra, bởi vì nó có liên quan đến những con người và hoàn cảnh lịch sử của đất nước ta trước đây, ngày hôm nay, và có thể nó sẽ ảnh hưởng đến tương lai dân tộc ngày mai.”
Anh Lý còn xài hotmail ??? trong Email này…..hay chỉ xài Gmail…..?
Sau ngày 30/04/1975 tôi được phân công nhiệm vụ kiểm soát việc tiêu hủy những thứ mà lúc ấy được người ta gọi là “văn hoá phẩm đồi trụy”. Sài gòn những ngày ấy còn hỗn loạn, bề bộn, lòng người thì hoang mang, bất ổn. Song trong mắt bọn chúng tôi-những kẻ chiến thắng vừa từ rừng núi tiến vào Sài Gòn đúng thật là “hòn ngọc viễn đông”. Nhà cửa thành phố hiện đại, hàng hoá nhiều vô kể, đặc biệt là sách báo, tranh ảnh, băng đĩa và những thứ sản phẩm bị coi là “tàn dư của chế độ cũ”.
Lúc ấy chúng tôi được ủy ban quân quản bố trí ở tại một ngôi biệt thự bỏ hoang ở khu Phú Thọ. Mặc dù là bỏ không nhưng thật ra đây là một biệt thự mới tinh chưa có người đến ở, chủ nhà có lẽ là một người giàu có, xây dựng mới xong thì bộ đội giải phóng vào nên có thể đã đi di tản hoặc không dám đến nhận nhà. Ngôi nhà có tới 13 phòng, mỗi phòng đều có trang bị đồ dùng đầy đủ và rất sang trọng. Một số những chiến sĩ trẻ lúc ấy thích đọc truyện tranh, truyện tuổi hoa niên thì mang về đầy phòng đủ các loại sách truyện từ Tây Du ký, Tam Quốc chí, đến cả Đát Kỷ- Trụ Vương, rồi chuyện kiếm hiệp không biết cơ man nào. Đối với những người sống ở miền Bắc nghèo khó và những người bao năm hoạt động ở trong rừng núi thiếu thốn thì đúng quả là bị choáng ngợp với các loại sách báo Sài Gòn ngày ấy.
Trong công việc hàng ngày tôi cũng thỉnh thoảng lần giở xem xét một số những cuốn sách cũ, một số tiểu thuyết lịch sử để hiểu thêm về chế độ Việt Nam Cộng Hoà, đặc biệt nhiều nhất là sách viết về nền đệ nhất cộng hoà như cuốn “Bên giòng lịch sử” của linh mục Cao Văn Luận, hay “Những ngày chưa quên” … Lúc ấy việc đọc sách chẳng qua cũng chỉ để cho dễ buồn ngủ vào mỗi buổi tối chứ thật ra cũng chẳng có ý nghĩa gì. Chúng tôi đều cho rằng đó là những sách báo nhảm nhí, viết không đúng sự thật. Một cuốn sách hình như có tựa đề là “Những bóng ma trong hồng trường” viết về những câu chuyện thâm cung bí sử trong Quảng trường đỏ thời Xô viết, nói về chuyện dâm ô, loạn luân của các lãnh đạo Xô viết, lúc bấy giờ đọc những chuyện ấy chỉ xem như những chuyện tiếu lâm, những hư cấu không có thật, chứ tuyệt nhiên không thể tin được.
Thế rồi thời gian thấm thoát trôi qua với bao nhiêu biến chuyển, đổi thay của xã hội. Sài Gòn ngày ấy bây giờ chỉ còn trong ký ức của mỗi con người mà đã gắn bó, đã trải qua vào những giai đoạn lịch sử ấy. Tôi cũng đã luân chuyển qua nhiều vị trí, công việc khác nhau. Trong quá trình công tác tôi có may mắn được làm việc một khoảng thời gian ngắn với cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh. Khoảng thời gian này không dài nhưng lại là khoảng thời gian rất quý báu đối với tôi bởi vì đã học được nhiều điều và hiểu được nhiều điều từ cơquan quyền lực cao nhất, từ người đứng đầu bộ máy lãnh đạo Việt nam. Trong đó có những câu chuyện mà qua hàng chục năm giữ kín, “đào sâu chôn chặt”, suy xét, kiểm nghiệm đến ngày hôm nay mới dám nói ra, bởi vì nó có liên quan đến những con người và hoàn cảnh lịch sử của đất nước ta trước đây, ngày hôm nay, và có thể nó sẽ ảnh hưởng đến tương lai dân tộc ngày mai.
Trước khi giữ chức vụ Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt nam Nguyễn Văn Linh đã từng hoạt động và làm việc tại miền Nam gần 50 năm (vào Sài Gòn hoạt động từ 1939), và đã từng đảm nhiệm hầu hết các chức vụ lãnh đạo cao nhất tại miền Nam trước và sau chiến tranh. Vì thế dù sinh trưởng trên quê hương Hưng Yên miền Bắc nhưng ông đã thực sự như một người con của Nam bộ. Đến khi lên giữ chức Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh vẫn rất thường xuyên làm việc tại Sài Gòn, sinh hoạt rất giản dị, khiêm tốn và kín đáo. Ông ở trong khu vực riêng của Ban quản trị tài chính Trung ương, gọi là T78, khu vực này là một đoạn đường Trần Quốc Toản được đơn vị cảnh vệ ngăn lại hai đầu phố tiếp giáp với đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và đường Trần Quốc Toản, thành một khu vực riêng biệt, có lối ra thông với đường Lý Chính Thắng (sau này mở thêm khách sạn Dạ Lý Hương). Có những hôm ông vẫn xuống ăn cơm chung với cánh cán bộ chúng tôi ở nhà ăn tập thể cũng nằm trong khu vực này, ông ăn uống đơn giản và không đồng ý có thêm bất cứ chế độ đặc biệt gì phục vụ.
Hồi ấy phương tiện đưa đón ông chỉ là loại xe Vonga đen của Nga sản xuất, mỗi lần xe của ông đi thì trước đó lại có mấy cậu cảnh vệ mặc thường phục ngồi sẵn trên mấy chiếc xe Honda 67 “xoáy nòng” bí mật chạy trước chạy sau để xem xét, bảo vệ, chứ không phải dùng xe Police “còi hụ” hay xe “bồ câu trắng” bảo vệ như các cán bộ lãnh đạo sau này. Thế mà có lần tôi còn nghe ông nhắc anh lái xe “chạy chậm chậm một tí không mấy cậu bảo vệ phải đuổi theo lại đụng vào dân thì khổ”, ông biết và quan tâm đến tất cả những chuyện nhỏ như thế.
Tôi còn nhớ, vào khoảng năm 1988 có lần phải xuống làm việc với đặc khu ủy Vũng tàu (lúc ấy Vũng tàu vẫn còn là đặc khu Vũng tàu-Côn đảo), làm việc xong vào cuối buổi chiều ông lại muốn đi tắm biển một chút cho khoan khoái. Thế là đám cán bộ địa phương và lực lượng bảo vệ lại phải cuống quýt lo bố trí địa điểm kín đáo, an toàn. Đến khi ông xuống tắm lại phải bố trí hàng chục cán bộ bảo vệ cùng tắm quanh khu vực, thậm chí có người không kịp chuẩn bị đồ tắm đã phải mặc cả đồ lót đi tắm và mặc luôn đồ ướt đi về. Sau khi biết chuyện ấy ông mới tự trách: biết các cậu phải lo lắng kỹ lưỡng như vậy thì tôi tắm luôn trong phòng cho xong.
Những ai đã sống trong thời điểm đó thì chắc đều không thể quên được chuyên mục “Những việc cần làm ngay” của ông viết ký với bút danh N.V.L. Ngay từ khi những sự việc được báo chí đăng tải ông đã trực tiếp đôn đốc hoặc phân công cho những cán bộ trực tiếp phụ trách theo dõi và phải hàng ngày báo cáo kết quả công việc cho ông biết. Đúng theo tinh thần “Nói Và Làm”.
Tiếc rằng lãnh đạo đất nước ta từ đó đến nay đã không xuất hiện thêm một ông “Nói Và Làm” nào nữa . Tôi vẫn thường nghĩ rằng nếu các lãnh đạo sau này và các lãnh đạo chính quyền cấp dưới có được quan điểm làm việc, đạo đức và cách sống như ông thì chắc rằng người dân Việt nam sẽ có được cuộc sống no đủ và công bằng hơn rất nhiều.
Vào khoảng thời gian trước khi về nghỉ, có lẽ nhận thấy sức mình không thể làm thay đổi được cả một bộ máy, một cơ chế cồng kềnh và bảo thủ, cũng lại do hiểu được tính bè phái và sự lộng quyền của những kẻ lãnh đạo cơ hội trong Đảng, ông càng trở nên trầm tư hơn. Nếu ai có điều kiện lui tới gặp ông tại nhà riêng thời gian này sẽ nhận thấy sự thất vọng và u uất thể hiện rõ trên khuôn mặt và thái độ của ông. Ngoài quan hệ công việc tôi lại có quan hệ rất thân tình với cô Bình (Nguyễn Thị Bình) con gái ông, tôi quen Bình từ lúc còn đang học ở Liên Xô, Bình cũng rất quý tôi, coi tôi như người anh. Có lẽ cũng vì thế mà mỗi lần tôi đến nhà ông chơi hay có công việc gì đều thấy tự nhiên như người nhà.
Sau này khi Nguyễn Văn Linh thôi giữ chức Tổng bí thư Đảng, tôi không còn được làm việc với ông nữa, nhưng thỉnh thoảng có dịp ra vào công tác tôi vẫn ghé thăm ông, hoặc là ghé thăm Bình, vài tháng một lần. Mỗi lần gặp ông lại hỏi thăm tình hình công việc, tình hình tổ chức nội bộ, tình hình các địa phương. Ông tỏ thái độ than phiền với những người kế nhiệm và đặc biệt kêu ca về khâu tổ chức cán bộ và quy hoạch lãnh đạo cao cấp.
Vài năm sau đó nữa, lúc này sức khỏe của ông tỏ ra đã yếu hơn trước rất nhiều, ông ít đi lại hơn. Một buổi tối tôi đến thăm, thấy ông có vẻ không được khỏe, tôi không dám nói chuyện nhiều, sau khi hỏi thăm ông vài câu tôi định đứng dậy ra về, nhưng ông bỗng khoát tay ra hiệu bảo tôi hãy ở lại chơi và sau đó lại kéo tôi vào buồng trong. Tôi hiểu là ông muốn trao đổi một chuyện gì đó, chắc là quan trọng hơn.
Vừa ngồi xuống là ông hỏi ngay: mấy hôm nay cậu có theo dõi vụ Tổng công ty Tracodi mà báo chí vừa đưa tin không ?
Tôi đáp : Dạ, có biết chứ ạ! Nhưng cũng chưa rõ lắm đúng sai thế nào ?
Ông lại quay sang hỏi: Thế cậu có biết cái tay Tổng Giám đốc Phan Thanh Nam là người như thế nào không ?
Tôi chợt hiểu ra có điều gì đó quanh vấn đề này, thời gian trước đó đã có dư luận xôn xao quanh chuyện Phan Thanh Nam là con rơi của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, cánh cán bộ văn phòng chúng tôi đều có nghe nhưng vẫn không biết thực hư thế nào, nên cũng chỉ coi như một tin đồn nhảm.
Bỗng ông ghé sát gần tôi và nói: Những chuyện này mà tao không nói cho các cậu thì sau này sẽ chẳng có ai được biết đến nữa.
Thế là bỗng nhiên tôi trở thành một nhân chứng để ghi nhận những sự kiện ghê ghớm thế này, những sự kiện đã gắn liền với lịch sử Cách mạng Việt nam nhưng không bao giờ được chép trong sử sách và nó là một bộ mặt thật hoàn toàn khác với những gì mà nhân dân được biết về lãnh đạo Việt nam, nhất là về lãnh tụ tối cao nhất: Hồ Chí Minh, con người mà bản thân tôi cũng từng ngưỡng mộ và tôn kính từ khi còn rất bé.
Theo ông Nguyễn Văn Linh kể thì Bộ chính trị lúc bấy giờ, (tất nhiên đứng đầu là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ chỉ đạo, điều này thì sau này không ai là không biết), biết rằng bác Hồ đang gặp những thiếu thốn khó khăn về tình cảm cá nhân và tình dục sinh lý, vì không muốn nối lại mối tình duyên với người vợ cũ Tăng Tuyết Minh ở Trung quốc (đây là một câu chuyện có thật đã được phía Trung quốc công bố từ những thập niên 80, 90 của thế kỷ trước. Về việc này tôi lại nhớ về sự kiện bài báo “Bác Hồ có vợ ?” được đăng trên báo Tuổi Trẻ của tác giả Kiến Phước – Trưởng đại diện báo Nhân dân tại TP. Hồ Chí Minh, chính vì bài báo này mà sau đó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ là Nguyễn Kim Hạnh, cũng chính là vợ ông Kiến Phước, bị mất chức. Sau này có lần đến chơi với hai vợ chồng Kiến Phước-Kim Hạnh ở trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, cũng gần khu T78, nhắc lại chuyện này họ lại buồn và phản ứng ghê lắm). Do vậy sau đó Bộ chính trị có bí mật sắp xếp nhiều người phụ nữ khác để chăm sóc và phục vụ cụ Hồ về mặt sinh hoạt tình dục. Đặc biệt, từ thuở còn thanh niên bác Hồ đã có một mối tình với một người con gái miền Nam (sự thật này đã được nhà văn Sơn Tùng sưu tầm và công bố trong bài viết “đi tìm Út Huệ”), do vậy bác Hồ có một ấn tượng và ưa thích đặc biệt với những người phụ nữ Nam bộ ????. Biết thế nên Bộ chính trị đã chỉ đạo cho Trung ương cục miền Nam, mà lúc này Nguyễn Văn Linh là Bí thư Trung ương cục, phải kín đáo tìm kiếm trong số những cán bộ, du kích miền Nam, giao liên…. một số cô gái còn trẻ, đẹp để đưa ra miền Bắc phục vụ cụ Hồ và các vị trong Bộ chính trị. Thời điểm đó thì Võ Văn Kiệt đang là ủy viên Trung ương cục được ông Nguyễn Văn Linh tin tưởng tuyệt đối và giao cho trực tiếp phụ trách nhiệm vụ “ma cô” kiếm gái đặc biệt này. Trong số các cô gái tuyển lựa được lúc đó đang chuẩn bị bố trí bí mật đưa ra miền Bắc, có một cô còn trẻ và rất sắc sảo họ Phan. Giữa lúc đó thì tình hình chiến sự đang diễn ra khá ác liệt nên không thể đưa các cô đi ngay được và rồi không hiểu thế nào mà ông Kiệt lại quan hệ dan díu với chính cô gái họ Phan kia. Đến lúc sự việc vỡ lở thì cô gái đã có thai được mấy tháng rồi. Thế là cô ta phải ở lại và cái bào thai đó chính là vị tổng Giám đốc Tracodi: Phan Thanh Nam sau này.
Nghe đến đây tôi cảm thấy vô cùng sửng sốt và bỗng thấy rùng mình hết cả người. Rõ ràng người đang kể ra những sự việc đó là một người đã từng giữ trọng trách cao nhất trong Đảng cộng sản Việt nam, một người trong số vài ba người được biết rõ nhất, chính xác nhất về câu chuyện này, một người trong số vài ba người hiếm hoi biết được những chuyện thâm cung bí sử nhất trong Trung ương Đảng cộng sản, một người mà cái tuổi đã vượt quá ngưỡng “cổ lai hy” rồi . Như vậy không thể là nói thiếu chính xác hoặc vô căn cứ được, càng không thể là nói xấu tổ chức Đảng và lãnh tụ được. Như vậy những chuyện tày trời kia là có thật ư ?
Tôi đang bần thần như người ngủ mê và còn chưa biết phải nói thế nào, ông Linh lại nói tiếp : … cũng không phải chỉ riêng có Sáu Dân đâu (bí danh của Võ Văn Kiệt), mấy ông tướng nhà ta cũng đầy con rơi ra đấy, còn thằng Ba Dũng là con Nguyễn Chí Thanh, rồi thằng Trần Nam là con Trần Văn Trà hiện đang làm bên Học viện lục quân ấy.
Thế là ông lại kể cho tôi biết thêm những sự thật khác.
Theo ông Nguyễn Văn Linh thì trong thời gian tướng Nguyễn Chí Thanh làm Bí thư liên khu ủy khu IV khoảng từ năm 1948 đến 1950 đã có quan hệ với một cán bộ phong trào ở đây và sinh ra Nguyễn Tấn Dũng, và ông còn cho biết là sau Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn một người em trai nữa cũng là con của tướng Thanh.
Còn tướng Trần Văn Trà thì có quan hệ với một người phụ nữ quê ở miền Bắc (hình như là họ Hoàng, điều này tôi không còn nhớ rõ) rồi sinh ra Trần Nam, cũng là một sĩ quan quân đội đang công tác tại Học viện lục quân Đà Lạt.
Về Trần Nam thì hồi đó tôi không hề được biết một thông tin liên quan nào, chưa hề nghe đến danh tính. Rất gần đây tình cờ đọc báo về vụ công ty Rusalka của siêu lừa Nguyễn Đức Chi rồi hỏi thăm cán bộ ở dưới mới được biết Trần Nam chính là giám đốc công ty Lâm Viên thuộc Học viện lục quân-Bộ quốc phòng, có liên quan đến vụ án này.
Sau buổi tối hôm ở nhà ông Nguyễn Văn Linh ra về tôi bàng hoàng và băn khoăn nhiều lắm. Như vậy những thứ được gọi là tư cách, đạo đức, mẫu mực của các lãnh đạo cao cấp của Đảng ta thật ra chỉ là những thông tin tuyên truyền thôi ư ? Và những kẻ bày ra những trò này chắc cũng không ngoài mục đích nhằm thao túng bác Hồ và thao túng cả Bộ chính trị ? Vậy thì đã có biết bao cô gái trẻ đã bị đánh mất tuổi thanh xuân và sự trinh trắng ở đó, và để đảm bảo tuyệt đối bí mật những thông tin này, dứt khoát phải có nhiều người đã bị thủ tiêu hoặc làm cho mất trí nhớ hoàn toàn. Như vậy những câu chuyện đồn thổi về những bóng ma trong quảng trường Ba đình phải chăng cũng là có thật ? Thật bi thảm và khủng khiếp quá!
Bắt đầu từ câu chuyện đó nên sau này tôi đã cố tìm hiểu thêm những thông tin khác liên quan đến Ba Dũng.
Khoảng năm 2000, trong cuộc trò chuyện với một thiếu tướng Quân đội đã nghỉ hưu có quan hệ khá thân thiết với tôi, ông này có thời gian đã công tác tại liên khu IV và V, ông ta cũng lại khẳng định với tôi rằng Nguyễn Tấn Dũng chính là con của Nguyễn Chí Thanh. Hiện nay vị tướng này vẫn còn sống và là ủy viên của Hội cựu chiến binh Việt nam, để tránh gây phiền phức cho ông nên tôi không dám nêu danh tính cụ thể lên ở đây.
Tôi đã tìm xem trong số những tài liệu lưu ở văn phòng có liên quan đến Nguyễn Tấn Dũng nhưng không thấy lộ ra chi tiết nào nói về chuyện này. Thế nhưng nhìn vào lý lịch và quá trình công tác của Ba Dũng rõ ràng có những điều bí ẩn sao đó. Ông ta chỉ là một cán bộ tầm trung bình, không có chuyên môn nghiệp vụ (thật ra được đào tạo làm y tá quân đội), trình độ văn hoá thấp, chưa được đào tạo cơ bản chính quy, không có thành tích đặc biệt, không có năng khiếu gì xuất chúng, thế nhưng lại có quá trình thăng tiến nhanh vượt bậc ( ?).
Sau này, trong những lần làm việc với Nguyễn Tấn Dũng tôi lại càng thấy rõ những điều đó hơn và càng thất vọng rất nhiều. Quả là ông ta là một người năng lực rất kém. Về hình thức bề ngoài, từ trước đến nay ít có lãnh đạo Việt nam nào có được dáng dấp và khuôn mặt sáng láng như Ba Dũng, cái hình thức đó rất dễ làm cho những ai không biết tưởng rằng đó là một người rất thông minh, nhanh nhẹn. Thật ra tương phản với hình thức sáng láng đó là một não trạng rất tối tăm, dốt nát. Hồi mới về Trung ương có những lần nghe ông phát biểu mà mọi người đều không hiểu ông định diễn đạt điều gì, rất lủng củng, tối nghĩa, lại lúng túng, cụt lủn. Nhiều lần tham dự những cuộc họp do Ba Dũng chủ trì, tôi thấy ông ta không dám phát biểu gì, chỉ ngồi nghe các cơ quan cấp dưới phát biểu sau đó ông ta cũng chẳng dám có ý kiến kết luận gì cả. Phải trải qua năm, sáu năm “thực tập” ở cái ghế Phó thủ tướng thì ông ta mới tỏ ra là tự tin, biết chủ trì những cuộc họp lớn của cơ quan Đảng, Chính phủ, nhưng vẫn chỉ là cái kiểu nói lúng túng, nước đôi, nói hùa theo các ý kiến khác chứ không thấy tự tư duy được điều mới mẻ cả. Mặc dù có cả một cơ quan tham mưu giúp việc rất đồ sộ “mớm” cho từng văn bản, từng câu chữ nhưng mỗi lần phải “nói vo” anh ta đều phát biểu rất khó khăn, không có đầu đuôi gì cả. Suốt cả quá trình dài là người đứng đầu Chính phủ và phụ trách tất cả những mảng quan trọng nhất nhưng ông ta chưa làm được một việc gì đáng kể. Đặc biệt, Ba Dũng rất dốt ngoại ngữ, trong cuộc họp mà phát biểu những từ gì tiếng Anh thì toàn nói sai hoặc nói lung tung cho qua. Một con người năng lực yếu kém như vậy mà lại lên đến chức Phó thủ tướng, và nay là Thủ tướng Chính phủ thì quả là không hiểu nổi ? Quả là có một bí ẩn khủng khiếp!
Một dịp may khác ngẫu nhiên đến để tôi được kiểm chứng thêm lời nói của ông Nguyễn Văn Linh. Đó là khoảng năm 2001, trong một lần tiếp xúc với lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh tại ủy ban thành phố có một vị khách đến làm việc theo lịch đã hẹn, và tôi được giới thiệu người khách đó là Tư Thắng (Nguyễn Tiến Thắng), em ruột Ba Dũng. Người này nhìn bề ngoài giống hệt Ba Dũng, từ chiều cao, dáng người đến nét mặt, mái tóc và kể cả giọng nói, thậm chí kể cả cử chỉ, dáng điệu (Ba Dũng hay có thói quen hất cằm và khuôn mặt ra phía trước). Tư Thắng giống Ba Dũng đến mức chỉ nghe giới thiệu là có thể tin ngay rồi, chỉ khác một chút là nước da đen hơn Ba Dũng một chút và khuôn mặt có vài vết rỗ. Riêng về cách ăn mặc thì ngược hẳn với ông anh, phóng khoáng tự do, thể hiện là người không làm việc trong cơ quan chính quyền. Có lẽ đã nghe tên tôi từ trước, Tư Thắng chủ động tự giới thiệu trước và đưa danh thiếp có số điện thoại cho tôi (tôi vẫn còn giữ danh thiếp ấy và số điện thoại di động là 090845846, lúc ấy ĐTDĐ chỉ có 9 con số, hiện nay đều đã thêm số 3 nên sẽ là 0903845846), sau đó Tư Thắng còn mời tôi lúc nào rảnh rỗi thì đến chỗ anh ta chơi.
Vì muốn tìm hiểu kỹ sự thật, có một buổi chiều sau giờ làm việc tôi đã lững thững đi bộ đến chỗ Tư Thắng. Theo địa chỉ Tư Thắng cho tôi biết thì đó là một căn nhà mặt tiền đường 3/2, gần ngã tư Cao Thắng (phía bên Nhà hát Hoà Bình), đó là một ngôi nhà lớn, vị trí rất đẹp, nhưng sau này tìm hiểu ra tôi mới được biết Tư Thắng có rất nhiều đất đai và biệt thự ở khắp các tỉnh Nam bộ, ngôi nhà này cũng chỉ là chỗ đi lại mà thỉnh thoảng ở Sài gòn Tư Thắng mới ghé qua. Chính vì Tư Thắng muốn nhờ tôi giới thiệu thêm với một số lãnh đạo để giúp cho các công việc làm ăn của anh ta, tôi mới được biết là có rất nhiều công ty nằm dưới tay anh ta, đa phần là công ty TNHH. Các công ty này đều chỉ dựa vào thế lực và các mối quan hệ của Ba Dũng để tham gia vào rất nhiều lãnh vực khác nhau như: tài chính, ngân hàng, bất động sản, thương mại, xây dựng, tham gia các dự án nhà nước…..Điều làm tôi quan tâm nhất là anh ta có quan hệ với rất nhiều người Đài Loan, đặc biệt trong mạng lưới các chân rết của Tư Thắng có một ngân hàng Đài loan hoạt động chui tại Việt nam là First China Bank (một đàn em tin cậy của ông ta được giao phụ trách việc này cũng tên là Dũng có số ĐTDĐ là 0913950661). Như vậy có thể hiểu được đây chính là những “sân sau” của Ba Dũng, và để tránh đụng chạm với các thế lực khác cạnh tranh, anh em ông Ba Dũng đã nhằm vào địa bàn hoạt động chủ yếu ở miền Trung và Nam bộ, sau đó việc rửa tiền và chuyển ngân lậu được thực hiện qua ngả Đài loan. Liệu có thế lực nào khác và bàn tay của cơ quan tình báo Đài loan nhúng vào những chuyện này không ? Chưa ai biết được chuyện đó!
Như vậy, đường đi và vị thế của ông tân thủ tướng Việt nam quả là có một quá trình đầy bí ẩn, đầy những bàn tay sắp đặt, chắc chắn đứng đằng sau ông ít nhất còn có hai người em là Nguyễn Tiến Thắng và Nguyễn Chí Vịnh (tổng cục trưởng Tổng cục tình báo quân đội, con trai chính thức được thừa nhận của tướng Nguyễn Chí Thanh) để lo thu xếp mọi việc từ tài chính đến an ninh chính trị.
Lại cũng dễ hiểu khi con đường quan lộ của Nguyễn Tấn Dũng rộng mở song hành với sự thao túng và lộng quyền của Tổng cục hai trong tay Nguyễn Chí Vịnh (sự lộng quyền này, trong mấy năm gần đây có rất nhiều cán bộ cao cấp và cán bộ lão thành đã phản ánh đến các cơ quan Đảng). Nó là hai mệnh đề luôn bổ sung và giải nghĩa cho nhau. Từ mệnh đề đó có thể giải đáp được rất nhiều những câu hỏi khác. Sự liên quan và ràng buộc này nếu nhìn trên góc độ thực tế chắc chắn đã và sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến tương lai của đất nước. Nhất là trong tình hình hiện nay hai căn bệnh lớn nhất tồn tại trong Đảng đang bị xã hội lên án rất gay gắt và là nguy cơ thật sự , đó là tham nhũng và tranh giành quyền lực.
Nếu những căn bệnh này còn tồn tại, không được giải quyết triệt để, tập đoàn Dũng – Thắng – Vịnh sẽ đưa đất nước ta đến bờ vực thẳm nào ?
Những sự việc ông Nguyễn Văn Linh đã kể lại cho tôi chắc chắn cũng phải còn ít nhất là một vài người khác được biết, thế nhưng cho đến nay vẫn chưa có ai dám công khai nêu lên. Trước thực trạng đầy bất ổn của tình hình chính trị đất nước cùng với tấm lòng cảm mến và kính trọng cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, tôi nhận thấy chính mình phải có trách nhiệm nói ra những điều này, tôi xin hoàn toàn đảm bảo về tính trung thực và chính xác của sự việc này. Tôi cũng mong rằng sau khi sự thật này được đưa ra ánh sáng thì sẽ có thêm nhiều bằng chứng khác của các vị lão thành Cách mạng, của những ai có may mắn được biết đến những sự việc trên sẽ bổ sung đầy đủ hơn để bạch hoá hoàn toàn những bí ẩn này.
Thứ nữa, tôi muốn thông báo đến giới trẻ, những người chủ tương lai của đất nước được biết rằng: có rất nhiều những sự thật mà các bạn không có cơ hội được biết đến, mà lẽ ra trong xã hội hiện đại truyền thông đa phương tiện ngày nay các bạn cần phải biết tất cả những sự thật, những điều trắng đen rõ ràng để tự xây dựng cho mình những tư duy sống, những quan điểm tự nhiên chứ không phải những ý thức hệ bị cưỡng bức, những tư tưởng bị chỉ đạo.
Cuối cùng, tôi muốn gửi thông tin này đến tất cả mọi người dân với mong muốn rằng nhân dân chúng ta đều càng ngày càng được cởi mở hơn trong tiếp nhận thông tin, tiếp nhận sự thật. Những sự thật lịch sử cần phải được tôn trọng và dần dần cần được giải mã trước công chúng. Những sự việc gây ảnh hưởng đến vận mệnh đất nước cần phải được minh bạch và công khai. Từ đó mỗi người dân cần có thái độ và đóng góp trách nhiệm của mình một cách rõ ràng trước những điều hệ trọng của đất nước. Nhân dân cần phải thay đổi thói quen chấp nhận để đời sống chính trị bị lệ thuộc bởi một cá nhân nào, một đảng phái nào, hay một thể chế nào, một chính phủ nào, mỗi người phải có quyền và nghĩa vụ tự quyết định cho riêng mình trong một xã hội văn minh, dân chủ.
Hà nội,
Hoàng Dũng
“Chức vụ tử thần”: Chủ nhiệm Phòng 610 thành phố Tây An nhảy lầu tự tử
Ngày 1/11 vừa qua, báo mạng Minh Huệ đưa tin ông Lý Thắng Lợi (Li Shengli) phụ trách Phòng 610 thành phố Tây An đã nhảy lầu tự tử tại cơ quan làm việc vào ngày 23/10. Trong 16 năm qua, vô số nhân viên Phòng 610 đã bị tai nạn giao thông, ung thư, chết bất đắc kỳ tử, tự sát, tuyên án, cách chức… Có thể thấy rõ, chức vụ ở cơ quan này đồng nghĩa với “chức vụ chết”.
Hệ thống 610 là tổ chức phi pháp do ông Giang Trạch Dân thiết kế ra để đàn áp Pháp Luân Công. Vào ngày 10/6/1999, tập đoàn Giang Trạch Dân vì muốn tập trung đàn áp Pháp Luân Công nên đã cho thành lập Tổ 610 Trung ương, việc thiết kế ra văn phòng này là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý, do Ủy ban Chính trị Pháp luật và ông Giang Trạch Dân trực tiếp điều hành. Tổ chức này tương tự như tổ chức Gestapo của Đức Quốc Xã và Tổ Cách mạng Văn hóa Trung Quốc, nó đứng trên cả hệ thống pháp luật, có nhiệm vụ đàn áp trên quy mô rộng các học viên Pháp Luân Công.
Phòng 610 của ông Giang Trạch Dân ngoài quản lý chung cả về công an, kiểm sát, pháp luật, còn can thiệp vào nhiều lĩnh vực khác nhau như đặc vụ, ngoại giao, tài chính, quân đội, y tế, thư tín, vậy là nó có thể điều động hầu như các cơ quan quyền lực trên toàn quốc.
Trong dân gian Trung Quốc có câu châm ngôn “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”, có thể thấy rõ qua những người đứng đầu Phòng 610 như Lý Đông Sinh, thái tử Đảng Bạc Hy Lai, nguyên Cục trưởng Công an Trùng Khánh Vương Lập Quân, cựu Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Chu Vĩnh Khang… đều đã vào nhà lao; hiện nay những người khác như ông Giang Trạch Dân, Lý Lam Thanh, La Cán, Vương Mậu Lâm, Lưu Kinh, đều bị Tổ chức Quốc tế Điều tra bức hại Pháp Luân Công truy hỏi, bị kiện lên Tòa án Quốc tế.Ông Lý Đông Sinh, trùm hệ thống phòng 610 bức hại Pháp Luân Công (Ảnh: Internet)
Dưới đây là thu thập từ mạng Minh Huệ về những thành viên Phòng 610 bị quả báo:
Tháng 10/2014, Phó Chủ nhiệm Phòng 610 tại Thanh Đảo là Triệu Mẫn (Zhaomin) bị lập án điều tra vì tội tham ô, và đến tháng 10/2015 bị xử tù 8 năm 6 tháng. Triệu Mẫn đã gây vô số tội ác vì theo ông Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công.
Ngày 23/3/2013, Chủ nhiệm Phòng 610 tại thành phố Hán Trung tỉnh Thiểm Tây cùng 6 người thân (con gái, con rể, cháu ngoại, thư ký) bị tai nạn giao thông. Con gái, thư ký và tài xế chết ngay tại hiện trường vô cùng thê thảm.
Ngày 7/7/2012, Chủ nhiệm Phòng 610 Lý Giai Minh (Li Jiaming) thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ tỉnh Hắc Long Giang, trên đường đi siêu thị cùng vợ đã bị nhồi máu cơ tim, chết lúc 49 tuổi.
Tháng 2/2012, Phó Chủ nhiệm Phòng 610 Lưu Duy Đông (Liu Weidong) tại thị xã Tê Hà tỉnh Sơn Đông bị chết vì ung thư ruột kết khi mới 50 tuổi.
Vào 11 giờ chiều ngày 23/12/2011, Chủ nhiệm Phòng 610 huyện Ninh tỉnh Cam Túc là Mạnh Triệu Khánh (Meng Zhaoqing) chạy xe trên đường cao tốc đâm vào đuôi một chiếc xe phía trước khiến thùng dầu bén lửa, xe bị cháy làm Mạnh Triệu Khánh tử vong.
Ngày 14/4/2009, Chính ủy Cục Công an thị trấn Tuy Hóa tỉnh Hắc Long Giang, Chủ nhiệm Phòng 610 thị trấn Tuy Hóa là Vương Chí Kiệt (Wang Zhijie) bị chết vì ung thư.
Năm 2008, nhân viên cốt cát của Phòng 610 tỉnh Vân Nam là Dương Hưng Nguyên bất ngờ bị bệnh rồi qua đời; tính riêng huyện Kiến Thủy, Hồng Hà đã có hơn chục nhân viên Phòng 610 cùng lực lượng Quốc bảo bị ác báo; Chủ nhiệm Phòng 610 huyện Kiến Thủy cũng bị chết vì ung thư.
Chủ nhiệm Phòng 610 huyện An Định tỉnh Hải Nam là Vương Trung Tuấn (Yang Xingyuan) từng hét to: “Các người nói báo ứng, báo ứng ở đâu? Ta đã tóm vô số người trong các người nhưng vẫn tự do tự tại, sống an lành thoải mái, có thấy báo ứng gì đâu.” Thế rồi chưa tới một tháng sau, người con duy nhất của ông ta bị chết vì trúng độc ở Quảng Châu, đến ngày 8/5/2004, vợ ông ta cũng nhảy giếng tự tử.
Trên đây chỉ là vài vụ án tiêu biểu trích lại từ mạng Minh Huệ, ngoài ra còn rất nhiều những hiện tượng quả báo khác ở đây không thể liệt kê hết. Do chính quyền Trung Quốc phong tỏa tin tức nên số lượng vụ án mà mạng Minh Huệ có thể thu thập được cũng chỉ giới hạn trong một góc hiện thực mà thôi.
Theo secretchina
Tinh Vệ biên dịch
Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2015
Khi một lũ vừa ngu vừa tham làm quy hoạch
Hà nội sáp nhập với Hà Tây, thủ đô mở rộng về phía Tây, đáng lẽ đó là cơ hội vàng cho các nhà kiến trúc quy hoạch đô thị , nhưng hỡi ôi, họ đã phá vỡ tan tành cảnh quan Hà Nội chỉ bởi hai chữ ngu và tham
Nói về quy hoạch Hà Nội, tôi đã viết rất nhiều bài . Có nhiều bài được các trang báo chính thống đăng tải, có nhiều bài các báo không dám đăng đành đưa lên blog cá nhân hoặc Facebook như : Kiến trúc sư trưởng. ông là ai ? Quy hoạch Hà Nội đã hết thuốc chữa, Thư ngỏ gửi KTS Nguyễn Thế Thảo …
Họ, những nhà quản lý, những nhà kĩ trị , họ biết cả đấy nhưng một là họ làm ngơ để “ngậm miệng ăn tiền” hai là họ chả có quyền hành gì cả. Kiến trúc sư trưởng Hà Nội là tập thể vô hình mà lại hữu hình . Tập thể Thường vụ Thành ủy, Thường trực Ủy ban- những người cùng hội cùng thuyền chả biết mẹ gì về quy hoạch cả dù đi tham quan ( thực chất là đi chơi) rất nhiều nước – mới là kiến trúc sư trưởng có thực quyền . Họ lại được các cấp trên có thẩm quyền ủng hộ, phê duyệt vì đều nằm trong thành phần của “Nhóm lợi ích”. Vì thế Hà Nội càng mở rộng , càng xây nhiều càng lanh tanh bành . Còn thua xa những gì người Pháp làm cho Hà Nội từ đầu thế kỉ thứ 19
Đã định thôi không thèm nói nữa với một ê kíp lãnh đạo vô cảm , vô cảm đến mức dám chặt cả một hàng cây 100 tuổi là lá phổi sống của Hà Nội nhưng rồi càng đi, càng ngứa mắt và ngứa tay luôn nên lại phải viết
Muốn giải quyết vấn nạn ách tắc giao thông phải thực hiện vận tải công cộng . Vận tại hành khách công cộng phải đi trước một bước, đi song song với mở rộng mạng lưới cơ sở hạ tầng cầu cống đường xá , đi trước cả việc xây dựng nhà cửa
Nhưng đã có ai nghĩ đến chuyện đó khi chỉ nhăm nhăm quy hoạch xây các khu đô thị để đưa người của mình vào làm chủ đầu tư để kiếm lời một cách nhanh nhất trong nhiệm kì công tác ngắn ngủi của mình
Vậy nên mới có hình ảnh ngã tư Thanh Xuân- Khuất Duy Tiến hiện đang chồng lên 4 làn đường vuông góc. Bạn đã đi các nước, những nút giao cắt lập thể như thế này là điểm nhấn kiến trúc hiện đại với nhiều vòng xoáy uốn lượn tô điểm cho những ngôi nhà chọc trời . Bạn hãy quay trở lại với nút giao kể trên thấy nó vô lối bức bối con mắt biết chừng nào. Đến khi làm xong đường sắt trên cao- Dự là không phải cuối năm 2016 mà theo tôi cứ cho chắc phải là 2020 với số vốn đội lên 1 tỉ đô la chứ không phải vài trăm triệu như bây giờ-, bạn sẽ được ngồi ở độ cao tương đương một tòa nhà 5 tầng khi đi qua nút giao này và thầm mong nó không xảy ra sự cố bỗng dưng một ngày “ đẹp trời” tàu bánh sắt trượt khỏi đường ray và … rơi xuống đất như đã từng rơi các phụ kiện khi đang xây dựng
Chưa nói về cảnh quan, về mỹ quan , chỉ nói khâu an toàn đã thấy cả một vấn đề cần quan tâm rồi. Người ta có thể lập luận nếu làm các vòng xuyến lập thể sẽ mất rất nhiều đất sẽ mất rất nhiều tiền để giải phóng mặt bằng. Xin thưa chỉ với số vốn đội lên khi làm đường sắt trên cao, số tiền vô hình mất đi do ách tắc giao thông kéo dài cả chục năm nay thì đã thừa tiền giải phóng mặt bằng . Chưa kể nếu các bên A-B bớt đi số tiền bỏ túi từ 40-50 %xuống còn 10 %thì đã đủ tiền làm metro từ lâu rồi
Đi theo chủ trương “chiến lược” phát triển vận tải hành khách công cộng, mấy năm nay Hà Nội cho triển khai tuyến xe buýt hiện đại nhất hành tinh trên tuyến đường Lê Văn Lương- Tố Hữu- Lê Trọng Tấn
Đường Lê Văn Lương vừa làm xong bỗng dưng được bóc lên, đường nhựa bị đào bới để xây dựng đường bê tông riêng cho xe buýt. Ý nói xe buýt to lắm.nặng lắm phải làm đường riêng, kiên cố thì mới chịu được. Nhưng đường nhựa vừa làm xong thừa sức chịu được trọng tải của xe buýt . Vấn đề là hai anh chủ đầu tư thuộc hai ông chủ khác nhau , anh này chỉ biết việc của mình được giao đếch thèm biết công trình của anh kia, gây nên sự lãng phí xã hội ghê gớm. Đã có những phản ứng và công trình phải tạm dừng lại để nghe ngóng dư luận. Đến khi thấy êm êm thì ta lại xây tiếp. Và bây giờ đến giai đoạn xây lắp các Trạm dừng xe ở giải phân cách giữa đường . Riêng giải phân cách để rộng ba bốn mét chiếm hết chiều rộng của hai chiều đường hai bên đã là một sự vô lý . Nếu giải phân cách chỉ là một gờ tường con trạch thì mỗi chiều đường có thể có tới ba làn xe cơ giới, một làn cho xe máy thì nạn ách tắc trên đường Lê Văn Lương kéo dài đã không diễn ra hàng ngày như hôm nay
Mỗi lần đi trên con đường này, nhìn thấy các Trạm dừng xe buýt mọc lên mỗi ngày tôi cứ tự hỏi mình : Không biết nếu đỗ xe buýt sát vào Trạm dừng cho hành khách lên xuống thì cửa xe buýt phải đổi từ bên phải của xe như hiện nay sang phía bên trái , cùng chiều với cửa lên xuống của lái xe . Vậy hàng loạt xe buýt mới sẽ được đóng theo kiểu không giống ai trên thế giới và sáng kiến này có thể đăng kí dự giải Nobel !
Nói về quy hoạch Hà Nội, tôi đã viết rất nhiều bài . Có nhiều bài được các trang báo chính thống đăng tải, có nhiều bài các báo không dám đăng đành đưa lên blog cá nhân hoặc Facebook như : Kiến trúc sư trưởng. ông là ai ? Quy hoạch Hà Nội đã hết thuốc chữa, Thư ngỏ gửi KTS Nguyễn Thế Thảo …
Họ, những nhà quản lý, những nhà kĩ trị , họ biết cả đấy nhưng một là họ làm ngơ để “ngậm miệng ăn tiền” hai là họ chả có quyền hành gì cả. Kiến trúc sư trưởng Hà Nội là tập thể vô hình mà lại hữu hình . Tập thể Thường vụ Thành ủy, Thường trực Ủy ban- những người cùng hội cùng thuyền chả biết mẹ gì về quy hoạch cả dù đi tham quan ( thực chất là đi chơi) rất nhiều nước – mới là kiến trúc sư trưởng có thực quyền . Họ lại được các cấp trên có thẩm quyền ủng hộ, phê duyệt vì đều nằm trong thành phần của “Nhóm lợi ích”. Vì thế Hà Nội càng mở rộng , càng xây nhiều càng lanh tanh bành . Còn thua xa những gì người Pháp làm cho Hà Nội từ đầu thế kỉ thứ 19
Đã định thôi không thèm nói nữa với một ê kíp lãnh đạo vô cảm , vô cảm đến mức dám chặt cả một hàng cây 100 tuổi là lá phổi sống của Hà Nội nhưng rồi càng đi, càng ngứa mắt và ngứa tay luôn nên lại phải viết
Muốn giải quyết vấn nạn ách tắc giao thông phải thực hiện vận tải công cộng . Vận tại hành khách công cộng phải đi trước một bước, đi song song với mở rộng mạng lưới cơ sở hạ tầng cầu cống đường xá , đi trước cả việc xây dựng nhà cửa
Nhưng đã có ai nghĩ đến chuyện đó khi chỉ nhăm nhăm quy hoạch xây các khu đô thị để đưa người của mình vào làm chủ đầu tư để kiếm lời một cách nhanh nhất trong nhiệm kì công tác ngắn ngủi của mình
Vậy nên mới có hình ảnh ngã tư Thanh Xuân- Khuất Duy Tiến hiện đang chồng lên 4 làn đường vuông góc. Bạn đã đi các nước, những nút giao cắt lập thể như thế này là điểm nhấn kiến trúc hiện đại với nhiều vòng xoáy uốn lượn tô điểm cho những ngôi nhà chọc trời . Bạn hãy quay trở lại với nút giao kể trên thấy nó vô lối bức bối con mắt biết chừng nào. Đến khi làm xong đường sắt trên cao- Dự là không phải cuối năm 2016 mà theo tôi cứ cho chắc phải là 2020 với số vốn đội lên 1 tỉ đô la chứ không phải vài trăm triệu như bây giờ-, bạn sẽ được ngồi ở độ cao tương đương một tòa nhà 5 tầng khi đi qua nút giao này và thầm mong nó không xảy ra sự cố bỗng dưng một ngày “ đẹp trời” tàu bánh sắt trượt khỏi đường ray và … rơi xuống đất như đã từng rơi các phụ kiện khi đang xây dựng
Chưa nói về cảnh quan, về mỹ quan , chỉ nói khâu an toàn đã thấy cả một vấn đề cần quan tâm rồi. Người ta có thể lập luận nếu làm các vòng xuyến lập thể sẽ mất rất nhiều đất sẽ mất rất nhiều tiền để giải phóng mặt bằng. Xin thưa chỉ với số vốn đội lên khi làm đường sắt trên cao, số tiền vô hình mất đi do ách tắc giao thông kéo dài cả chục năm nay thì đã thừa tiền giải phóng mặt bằng . Chưa kể nếu các bên A-B bớt đi số tiền bỏ túi từ 40-50 %xuống còn 10 %thì đã đủ tiền làm metro từ lâu rồi
Đi theo chủ trương “chiến lược” phát triển vận tải hành khách công cộng, mấy năm nay Hà Nội cho triển khai tuyến xe buýt hiện đại nhất hành tinh trên tuyến đường Lê Văn Lương- Tố Hữu- Lê Trọng Tấn
Đường Lê Văn Lương vừa làm xong bỗng dưng được bóc lên, đường nhựa bị đào bới để xây dựng đường bê tông riêng cho xe buýt. Ý nói xe buýt to lắm.nặng lắm phải làm đường riêng, kiên cố thì mới chịu được. Nhưng đường nhựa vừa làm xong thừa sức chịu được trọng tải của xe buýt . Vấn đề là hai anh chủ đầu tư thuộc hai ông chủ khác nhau , anh này chỉ biết việc của mình được giao đếch thèm biết công trình của anh kia, gây nên sự lãng phí xã hội ghê gớm. Đã có những phản ứng và công trình phải tạm dừng lại để nghe ngóng dư luận. Đến khi thấy êm êm thì ta lại xây tiếp. Và bây giờ đến giai đoạn xây lắp các Trạm dừng xe ở giải phân cách giữa đường . Riêng giải phân cách để rộng ba bốn mét chiếm hết chiều rộng của hai chiều đường hai bên đã là một sự vô lý . Nếu giải phân cách chỉ là một gờ tường con trạch thì mỗi chiều đường có thể có tới ba làn xe cơ giới, một làn cho xe máy thì nạn ách tắc trên đường Lê Văn Lương kéo dài đã không diễn ra hàng ngày như hôm nay
Mỗi lần đi trên con đường này, nhìn thấy các Trạm dừng xe buýt mọc lên mỗi ngày tôi cứ tự hỏi mình : Không biết nếu đỗ xe buýt sát vào Trạm dừng cho hành khách lên xuống thì cửa xe buýt phải đổi từ bên phải của xe như hiện nay sang phía bên trái , cùng chiều với cửa lên xuống của lái xe . Vậy hàng loạt xe buýt mới sẽ được đóng theo kiểu không giống ai trên thế giới và sáng kiến này có thể đăng kí dự giải Nobel !
Rồi hành khách từ bên phải đường phải ngó trước ngó sau để băng qua đường vào Trạm dừng chờ. Không cẩn thận sẽ gãy giò hoặc tử thương vì tai nạn giao thông? Lúc đó tác giả của Trạm xe buýt kiểu này sẽ trốn biệt nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự . Rồi trong Trạm dừng chờ có máy lạnh không nhất là mùa nóng bức như thế này. Nếu có thì giá thành xe buýt phải cộng thêm giá điện năng …
Ôi ! Nghĩ mà điên hết cả đầu. Ai biết giải đáp giùm tôi những thắc mắc kể trên với . Nhưng nghĩ cho cùng, khi quy hoạch thành phố được giao vào tay những con người vừa ngu, vừa tham, vừa vô trách nhiệm thì những chuyện như chặt hạ tàn sát cây xanh hay Trạm dừng xe giữa đường, xây đường chồng lên đường , vừa xây xong đã phá… còn xảy ra dài dài
Dầu lậu từ lãnh địa IS chảy sang Thổ Nhĩ Kỳ như thế nào?
Dầu thô hoặc đã được lọc được thương lái Syria bơm vào can lớn đưa xuống thuyền chuyển qua sông sang Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng tại một số thị trấn, những đường ống dẫn đầu bí mật cũng được lắp đặt, chạy xuyên biên giới.
Sơ đồ đường đi của dầu mỏ từ lãnh địa IS tới các thị trường bên ngoài (Ảnh: FT)
Có thể bạn quan tâm
Khai thác
Khu vực sản xuất dầu mỏ chính của IS nằm tại tỉnh Deir Ezzor ở phía đông Syria, với sản lượng khoảng 34.000 – 40.000 thùng/ngày, cư dân địa phương cho biết. Nhóm này hiện cũng kiểm soát mỏ Qayyara, gần thành phố Mosul miền bắc Iraq, có công suất 8000 thùng/ngày. Dù vậy dầu tại mỏ Qayyara chủ yếu là dầu nặng, sử dụng tại địa phương để sản xuất bê tông nhựa asphalt.
Việc xác định chính xác lượng dầu IS sản xuất được tại các khu vực nhóm này kiểm soát là khó khăn, nhưng có thể chắc chắn sản lượng tại các mỏ của Syria đã giảm sau khi rơi vào tay IS.
Hầu hết các mỏ trong khu vực này đều đã khai thác lâu năm, nên cho dù IS đã nỗ lực tuyển mộ nhiều công nhân có tay nghề, chúng không có công nghệ hoặc thiết bị cần thiết để duy trì. Dù vậy, đây vẫn là nguồn thu chính của nhóm Hồi giáo cực đoan này.
Giá dầu được bán tùy thuộc vào chất lượng. Một số mỏ chỉ cho ra loại dầu có giá 25 USD/thùng. Những mỏ khác, ví dụ như Omar - một trong những mỏ lớn nhất Syria - thu về 45 USD/thùng. Ước tính trung bình mỗi ngày IS kiếm được 1,53 triệu USD từ bán dầu.
Bán dầu thô
Dù nhiều người tin rằng IS có được thu nhập chủ yếu từ xuất khẩu dầu mỏ, theo Financial Times, trên thực tế nhóm này thu lời từ các thị trường tại Syria, gần khu vực phe đối lập kiểm soát tại miền bắc Syria, và tại ngay lãnh địa của IS ở Syria và Iraq.
Hầu hết dầu thô được IS bán thẳng cho những lái buôn độc lập tại mỏ. Việc bán dầu được tổ chức bài bản, và những người mua đến từ Iraq hoặc Syria thường đánh xe bồn tới và đậu xếp hàng nhiều tuần bên ngoài các giếng dầu.
Lọc dầu
Người mua dầu có nhiều lựa chọn sau khi nhận được dầu thô tại các mỏ. Họ có thể đưa tới các cơ sở lọc dầu gần đó, chuyển hàng xuống và sau đó trở lại xếp hàng mua thêm dầu thô tại mỏ. Hoạt động này thường do những người mua có hợp đồng ký sẵn với nhà máy lọc dầu thực hiện.
Dầu mỏ từ lãnh địa của IS tới các khu vực gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ (Ảnh: FT)
Cách thứ hai đó là bán sang tay dầu thô cho các phương tiện nhỏ hơn, những người sẽ chở dầu tới khu vực của phe đối lập ở miền bắc Syria, hoặc sang Iraq.
Những ai muốn kiếm lời nhiều hơn có thể tìm cách bán cho một nhà máy lọc dầu hoặc đem về bán tại một chợ dầu địa phương. Chợ lớn nhất nằm gần khu vực al-Qaim, trên biên giới Syria - Iraq.
Dù vậy, hầu hết lái buôn sẽ bán sang tay dầu thô ngay lập tức để trở lại xếp hàng tại mỏ. Họ có thể thu lợi ít nhất khoảng 10 USD/thùng.
Hầu hết các nhà máy lọc dầu nằm trong lãnh địa IS kiểm soát. Một số ít khác nằm trong khu vực của phe đối lập có chất lượng lọc dầu thấp hơn. Thành phẩm của quá trình lọc dầu là xăng và dầu ma dút, có thể dùng cho máy phát điện. Do chất lượng xăng không đồng đều và có giá cao hơn, nhu cầu mua dầu ma dút luôn vượt trội.
Quá trình lọc dầu do người dân địa phương thực hiện, bằng những hệ thống lọc thô sơ do họ tự thiết kế, sau khi các cơ sở lọc dầu “lưu động” của IS bị phá hủy trong các cuộc không kích.
Những tháng gần đây, có dấu hiệu cho thấy IS có thể trở lại với hoạt động lọc dầu. Trong các cuộc phỏng vấn với các thương lái, Financial Times cho biết IS gần đây đã mua 5 cơ sở lọc dầu.
Tại các cơ sở lọc dầu IS chiếm giữ, chủ cũ vẫn được sử dụng như một người đại diện. Nhóm này sẽ cung cấp dầu thô và thu lại toàn bộ dầu ma dút sau khi lọc. Lợi nhuận từ việc bán xăng sẽ được chia lại cho người chủ cũ.
Các lái buôn cho biết, IS có những xe bồn riêng để chở dầu thô từ các mỏ tới nhà máy lọc dầu. Nhóm này cũng có vẻ đã giành lại nhiều hợp đồng trước đây với các cơ sở bên ngoài và các nhà máy lọc dầu khác.
Đưa ra thị trường
Sau khi được lọc, dầu sẽ được được lái buôn mua lại hoặc được chính những người chở dầu thô tới vận chuyển tới thị trường khắp Syria và Iraq. Hiện tại, IS hầu như ngừng toàn bộ hoạt động buôn bán dầu, Financial Times cho biết. Khoảng một nửa sản lượng được chuyển tới Iraq, nửa còn lại được tiêu thụ tại Syria, trong khu vực nhóm này chiếm đóng hoặc ở miền bắc, nơi quân nổi dậy làm chủ.
Có nhiều hình thức vận chuyển khác nhau để đưa dầu lậu từ Syria sang Thổ Nhĩ Kỳ (Ảnh: FT)
Các khu chợ nhiên liệu mọc lên khắp nơi, thường nằm gần các cơ sở lọc dầu. Hầu như thị trấn nào cũng có một chợ nhiên liệu nhỏ để người địa phương mua bán. Lái buôn thường mua dầu khối lượng lớn từ những đầu mối lớn hơn về bán lại tại những chợ nhỏ này.
Tại Iraq, IS kiểm soát những khu chợ lớn tại Manbij và al-Bab, ngoại ô phía đông thành phố Aleppo. Lái buôn tại đây phải xuất trình giấy tờ, chứng minh họ đã trả thuế để được phép mua dầu mà không chịu thêm thuế. Lái buôn từ khu vực phe đối lập tại Syria kiểm soát chưa nộp thuế này sẽ bị đánh thuế ở mức tương đương 0,67 USD/thùng.
Một số khu chợ tư nhân cũng đánh thuế. Chợ Al-Qaim, một trong những chợ lớn nhất khu vực, đánh thuế người mua và người bán ở mức 0,3 USD/thùng dầu thô.
Tại các khu vực IS kiểm soát, ví dụ như thành phố Mosul, xăng dầu được bán tại những cây xăng mini, với 2 cột bơm. Những cây xăng như vậy có mặt nhan nhản khắp nơi tại Mosul, và người địa phương gọi tên loại dầu theo địa danh chúng được khai thác. Căn cứ vào đó người mua có thể biết được chất lượng dầu và so sánh giá.
Buôn lậu sang Thổ Nhĩ Kỳ
Tại khu vực các tay súng chống chính phủ Syria chiếm đóng, có hai loại nhiên liệu được bán: loại có giá cao hơn được lọc tại lãnh địa của IS, và loại lọc tại địa phương có giá bán thấp hơn. Người địa phương thường mua cả hai loại, và dùng loại rẻ hơn cho máy phát điện, còn dành loại đắt hơn để chạy xe.
Với việc IS chỉ quan tâm đến kiếm lời “tại cột bơm”, việc tuồn dầu lậu sang các quốc gia láng giềng đem về lợi nhuận cao cho lái buôn người Syria và Iraq. Những người buôn lậu dầu Syria cho biết, những tháng gần đây doanh thu của họ đang giảm, không phải vì biên giới bị kiểm soát chặt hơn, mà do giá dầu thế giới hạ.
Hầu hết dầu được buôn lậu từ khu vực chính phủ Syria kiểm soát sẽ “chảy” sang khu vực của phe đối lập tại phía tây bắc. Người dân địa phương mua chúng tại cá khu chợ, đổ vào can nhựa và vận chuyển qua biên giới sang Thổ Nhĩ Kỳ, bằng ngựa, lừa hoặc mang vác.
Tại Iraq, phần lớn dầu lậu hiện không thể tuồn qua khu vực của người Kurd tại phía bắc. Do đó, người địa phương chuyển sang tuyến đường mới qua tỉnh Anbar để vào Jordan.
Khi giá dầu cao, các tay buôn lậu sẽ bơm dầu vào các can lớn (50 - 60lít) và đưa xuống các xuồng, cano để chở qua sông sang Thổ Nhĩ Kỳ. Đôi khi họ chỉ cần dùng dây thừng buộc những can này lại thành mảng và kéo qua sông, sang bên kia biên giới. Ở bờ bên kia, máy cày đã đợi sẵn sẽ kéo hàng lên và chuyển tới một khu chợ địa phương. Tại những chợ này, hàng được tập kết lại và bán cho thương lái xếp lên các xe tải lớn tiếp tục vào sâu nội địa.
Một số thị trấn vùng biên giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ còn bắt tay nhau đặt những ống chuyển dầu bằng cao su, đường kính nhỏ chạy xuyên biên giới. Một trong số đó là tại Besaslan. Những tháng gần đây, lực lượng tuần tra biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ thường đào bới và bóc gỡ những đường ống này.
Thanh Tùng - Dân Trí
Sơ đồ đường đi của dầu mỏ từ lãnh địa IS tới các thị trường bên ngoài (Ảnh: FT)
Có thể bạn quan tâm
Khai thác
Khu vực sản xuất dầu mỏ chính của IS nằm tại tỉnh Deir Ezzor ở phía đông Syria, với sản lượng khoảng 34.000 – 40.000 thùng/ngày, cư dân địa phương cho biết. Nhóm này hiện cũng kiểm soát mỏ Qayyara, gần thành phố Mosul miền bắc Iraq, có công suất 8000 thùng/ngày. Dù vậy dầu tại mỏ Qayyara chủ yếu là dầu nặng, sử dụng tại địa phương để sản xuất bê tông nhựa asphalt.
Việc xác định chính xác lượng dầu IS sản xuất được tại các khu vực nhóm này kiểm soát là khó khăn, nhưng có thể chắc chắn sản lượng tại các mỏ của Syria đã giảm sau khi rơi vào tay IS.
Hầu hết các mỏ trong khu vực này đều đã khai thác lâu năm, nên cho dù IS đã nỗ lực tuyển mộ nhiều công nhân có tay nghề, chúng không có công nghệ hoặc thiết bị cần thiết để duy trì. Dù vậy, đây vẫn là nguồn thu chính của nhóm Hồi giáo cực đoan này.
Giá dầu được bán tùy thuộc vào chất lượng. Một số mỏ chỉ cho ra loại dầu có giá 25 USD/thùng. Những mỏ khác, ví dụ như Omar - một trong những mỏ lớn nhất Syria - thu về 45 USD/thùng. Ước tính trung bình mỗi ngày IS kiếm được 1,53 triệu USD từ bán dầu.
Bán dầu thô
Dù nhiều người tin rằng IS có được thu nhập chủ yếu từ xuất khẩu dầu mỏ, theo Financial Times, trên thực tế nhóm này thu lời từ các thị trường tại Syria, gần khu vực phe đối lập kiểm soát tại miền bắc Syria, và tại ngay lãnh địa của IS ở Syria và Iraq.
Hầu hết dầu thô được IS bán thẳng cho những lái buôn độc lập tại mỏ. Việc bán dầu được tổ chức bài bản, và những người mua đến từ Iraq hoặc Syria thường đánh xe bồn tới và đậu xếp hàng nhiều tuần bên ngoài các giếng dầu.
Lọc dầu
Người mua dầu có nhiều lựa chọn sau khi nhận được dầu thô tại các mỏ. Họ có thể đưa tới các cơ sở lọc dầu gần đó, chuyển hàng xuống và sau đó trở lại xếp hàng mua thêm dầu thô tại mỏ. Hoạt động này thường do những người mua có hợp đồng ký sẵn với nhà máy lọc dầu thực hiện.
Dầu mỏ từ lãnh địa của IS tới các khu vực gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ (Ảnh: FT)
Cách thứ hai đó là bán sang tay dầu thô cho các phương tiện nhỏ hơn, những người sẽ chở dầu tới khu vực của phe đối lập ở miền bắc Syria, hoặc sang Iraq.
Những ai muốn kiếm lời nhiều hơn có thể tìm cách bán cho một nhà máy lọc dầu hoặc đem về bán tại một chợ dầu địa phương. Chợ lớn nhất nằm gần khu vực al-Qaim, trên biên giới Syria - Iraq.
Dù vậy, hầu hết lái buôn sẽ bán sang tay dầu thô ngay lập tức để trở lại xếp hàng tại mỏ. Họ có thể thu lợi ít nhất khoảng 10 USD/thùng.
Hầu hết các nhà máy lọc dầu nằm trong lãnh địa IS kiểm soát. Một số ít khác nằm trong khu vực của phe đối lập có chất lượng lọc dầu thấp hơn. Thành phẩm của quá trình lọc dầu là xăng và dầu ma dút, có thể dùng cho máy phát điện. Do chất lượng xăng không đồng đều và có giá cao hơn, nhu cầu mua dầu ma dút luôn vượt trội.
Quá trình lọc dầu do người dân địa phương thực hiện, bằng những hệ thống lọc thô sơ do họ tự thiết kế, sau khi các cơ sở lọc dầu “lưu động” của IS bị phá hủy trong các cuộc không kích.
Những tháng gần đây, có dấu hiệu cho thấy IS có thể trở lại với hoạt động lọc dầu. Trong các cuộc phỏng vấn với các thương lái, Financial Times cho biết IS gần đây đã mua 5 cơ sở lọc dầu.
Tại các cơ sở lọc dầu IS chiếm giữ, chủ cũ vẫn được sử dụng như một người đại diện. Nhóm này sẽ cung cấp dầu thô và thu lại toàn bộ dầu ma dút sau khi lọc. Lợi nhuận từ việc bán xăng sẽ được chia lại cho người chủ cũ.
Các lái buôn cho biết, IS có những xe bồn riêng để chở dầu thô từ các mỏ tới nhà máy lọc dầu. Nhóm này cũng có vẻ đã giành lại nhiều hợp đồng trước đây với các cơ sở bên ngoài và các nhà máy lọc dầu khác.
Đưa ra thị trường
Sau khi được lọc, dầu sẽ được được lái buôn mua lại hoặc được chính những người chở dầu thô tới vận chuyển tới thị trường khắp Syria và Iraq. Hiện tại, IS hầu như ngừng toàn bộ hoạt động buôn bán dầu, Financial Times cho biết. Khoảng một nửa sản lượng được chuyển tới Iraq, nửa còn lại được tiêu thụ tại Syria, trong khu vực nhóm này chiếm đóng hoặc ở miền bắc, nơi quân nổi dậy làm chủ.
Có nhiều hình thức vận chuyển khác nhau để đưa dầu lậu từ Syria sang Thổ Nhĩ Kỳ (Ảnh: FT)
Các khu chợ nhiên liệu mọc lên khắp nơi, thường nằm gần các cơ sở lọc dầu. Hầu như thị trấn nào cũng có một chợ nhiên liệu nhỏ để người địa phương mua bán. Lái buôn thường mua dầu khối lượng lớn từ những đầu mối lớn hơn về bán lại tại những chợ nhỏ này.
Tại Iraq, IS kiểm soát những khu chợ lớn tại Manbij và al-Bab, ngoại ô phía đông thành phố Aleppo. Lái buôn tại đây phải xuất trình giấy tờ, chứng minh họ đã trả thuế để được phép mua dầu mà không chịu thêm thuế. Lái buôn từ khu vực phe đối lập tại Syria kiểm soát chưa nộp thuế này sẽ bị đánh thuế ở mức tương đương 0,67 USD/thùng.
Một số khu chợ tư nhân cũng đánh thuế. Chợ Al-Qaim, một trong những chợ lớn nhất khu vực, đánh thuế người mua và người bán ở mức 0,3 USD/thùng dầu thô.
Tại các khu vực IS kiểm soát, ví dụ như thành phố Mosul, xăng dầu được bán tại những cây xăng mini, với 2 cột bơm. Những cây xăng như vậy có mặt nhan nhản khắp nơi tại Mosul, và người địa phương gọi tên loại dầu theo địa danh chúng được khai thác. Căn cứ vào đó người mua có thể biết được chất lượng dầu và so sánh giá.
Buôn lậu sang Thổ Nhĩ Kỳ
Tại khu vực các tay súng chống chính phủ Syria chiếm đóng, có hai loại nhiên liệu được bán: loại có giá cao hơn được lọc tại lãnh địa của IS, và loại lọc tại địa phương có giá bán thấp hơn. Người địa phương thường mua cả hai loại, và dùng loại rẻ hơn cho máy phát điện, còn dành loại đắt hơn để chạy xe.
Với việc IS chỉ quan tâm đến kiếm lời “tại cột bơm”, việc tuồn dầu lậu sang các quốc gia láng giềng đem về lợi nhuận cao cho lái buôn người Syria và Iraq. Những người buôn lậu dầu Syria cho biết, những tháng gần đây doanh thu của họ đang giảm, không phải vì biên giới bị kiểm soát chặt hơn, mà do giá dầu thế giới hạ.
Hầu hết dầu được buôn lậu từ khu vực chính phủ Syria kiểm soát sẽ “chảy” sang khu vực của phe đối lập tại phía tây bắc. Người dân địa phương mua chúng tại cá khu chợ, đổ vào can nhựa và vận chuyển qua biên giới sang Thổ Nhĩ Kỳ, bằng ngựa, lừa hoặc mang vác.
Tại Iraq, phần lớn dầu lậu hiện không thể tuồn qua khu vực của người Kurd tại phía bắc. Do đó, người địa phương chuyển sang tuyến đường mới qua tỉnh Anbar để vào Jordan.
Khi giá dầu cao, các tay buôn lậu sẽ bơm dầu vào các can lớn (50 - 60lít) và đưa xuống các xuồng, cano để chở qua sông sang Thổ Nhĩ Kỳ. Đôi khi họ chỉ cần dùng dây thừng buộc những can này lại thành mảng và kéo qua sông, sang bên kia biên giới. Ở bờ bên kia, máy cày đã đợi sẵn sẽ kéo hàng lên và chuyển tới một khu chợ địa phương. Tại những chợ này, hàng được tập kết lại và bán cho thương lái xếp lên các xe tải lớn tiếp tục vào sâu nội địa.
Một số thị trấn vùng biên giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ còn bắt tay nhau đặt những ống chuyển dầu bằng cao su, đường kính nhỏ chạy xuyên biên giới. Một trong số đó là tại Besaslan. Những tháng gần đây, lực lượng tuần tra biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ thường đào bới và bóc gỡ những đường ống này.
Thanh Tùng - Dân Trí
Đâu là sự thật của thác Bản Giốc ?
Từ những năm đầu thập niên 2000, tác giả đã vào Trung tâm Văn khố Hải ngoại của Pháp tại Aix-en-Provence (CAOM) để nghiên cứu vấn đề biên giới hai nước Việt-Trung. Năm 2003 có bài biên khảo công bố các dữ kiện địa lý, lịch sử và pháp lý liên quan đến chủ quyền thác Bản Giốc. Bài biên khảo này có lẽ vẫn còn đâu đó trong không gian internet. Thời gian tác giả dành cho việc tìm kiếm tài liệu, riêng cho thác Bản Giốc, tính ra gần một năm, với không biết bao nhiêu trang tài liệu, sách và bản đồ phải tham khảo. Nếu đây chỉ là một công tác « thuần túy nghiên cứu khoa học », thì mọi việc sẽ diễn ra hết sức dễ dàng. Người làm nghiên cứu tìm thấy được điều gì thì ghi nhận điều đó, hiểu tới đâu nói tới đó, sau đó tổng hợp lại các dữ kiện và đưa ra kết luận. Nhưng vấn đề tranh chấp biên giới Việt-Trung là một trường hợp hết sức tế nhị và phức tạp. Vấn đề tranh chấp đã tồn đọng từ hàng trăm năm trước, khi VN mới vào vòng lệ thuộc Pháp. Trong khi đó, nhiều tài liệu phát tán từ trong nước tố cáo các lãnh đạo CSVN « bán đất nhượng biển » cho TQ, sau khi hai bên VN-TQ ký kết lại hiệp ước biên giới trên đất liền năm 1999.
Người làm nghiên cứu về biên giới Việt-Trung vô hình chung cùng lúc bị áp lực từ ba phía : 1/ thiên kiến do tình cảm cá nhân, muốn VN được lợi trong việc phân định biên giới, 2/ do lòng yêu chuộng học thuật, muốn thiết lập một sự thật khách quan và khoa học về vấn đề biên giới Việt-Trung và 3/ do sức ép chính trị từ các phía.
Vấn đề rắc rối hơn từ khi tài liệu chính thức từ Chính phủ VN (Bị Vong Lục 1979), khẳng định rằng thác Bản Giốc thuộc về VN, được công bố tại hải ngoại.
Tài liệu này viết như sau :
« Tại khu vực cột mốc 53 (xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) trên sông Qui Thuận có thác Bản Giốc, từ lâu là của Việt Nam và chính quyền Bắc Kinh cũng đã công nhận sự thật đó. Ngày 29 tháng 2 năm 1976, phía Trung Quốc đã huy động trên 2.000 người kể cả lực lượng vũ trang lập thành hàng rào bố phòng dày dặc bao quanh toàn bộ khu vực thác Bản Giốc thuộc lãnh thổ Việt Nam, cho công nhân cấp tốc xây dựng một đập kiên cố bằng bê tông cốt sắt ngang qua nhánh sông biên giới, làm việc đã rồi, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam trên cồn Pò-Thoong và ngang nhiên nhận cồn nầy là của Trung Quốc
…
Năm 1955-1956, Việt Nam đã nhờ Trung Quốc in lại bản đồ nước Việt Nam tỉ lệ 1/100.000. Lợi dụng lòng tin của Việt Nam, họ đã sửa ký hiệu một số đoạn đường biên giới dịch về phía Việt Nam, biến vùng đất của Việt Nam thành của Trung Quốc. Thí dụ : họ đã sửa ký hiệu ở khu vực thác Bản Giốc (mốc 53) thuộc tỉnh Cao Bằng, nơi họ định chiếm một phần thác Bản Giốc của Việt Nam và cồn Pò Thoong. »
Tài liệu « Bị Vong Lục 1979 » của nhà nước VN là một tài liệu được đúc kết từ các dữ kiện lịch sử và pháp lý giữa hai nước Việt-Trung, đưa ra quốc tế nhằm tố cáo phía TQ lấn đất của VN. Tài liệu này có giá trị pháp lý.
Vì có giá trị pháp lý, nó phải « đúng ».
Ngoài giá trị pháp lý do nhà nước CSVN bảo kê, tài liệu này còn có giá trị của « hồn thiêng sông núi ». Nó đã động viên ý chí, thúc đẩy nhiều thế hệ thanh niên VN hy sinh tính mạng để bảo vệ vùng lãnh thổ này.
Vì vậy, người làm nghiên cứu bị dồn vào cái thế chẳng đặng đừng : mọi cách phải chứng minh cho được thác Bản Giốc thuộc VN.
Nguyên văn bài viết năm 2003 (xem bên dưới) tác giả trình bày cái logic về chủ quyền của VN tại thác Bản Giốc như sau :
1/ Chứng minh sông Qui Xuân (Qui Thuận), bằng các tài liệu lịch sử chính thức của TQ, có chảy sang VN.
2/ Chứng minh sông này vẫn có đoạn chảy sang VN, sau khi phân định lại biên giới 1887.
3/ Chứng minh thác Bản Giốc nằm trên đoạn sông thuộc VN bằng văn bản phân định biên giới Pháp-Thanh 1887.
4/ Dẫn tài liệu chứng minh thác Bản Giốc cách đường biên giới 2km.
5/ Dẫn tài liệu tài liệu chứng minh nhà nước thuộc địa Pháp đã quản lý thác Bản Giốc.
Với những tài liệu lịch sử có giá trị pháp lý này, nếu với một đội ngũ thương thuyết tài giỏi, thác Bản Giốc và cồn Pò-Thong sẽ thuộc VN, chứ không phải chia với TQ mà VN chỉ được một phần rất nhỏ như hiện nay.
Trong khi sự thật của thác Bản Giốc, với những tài liệu thu thập được, tác giả không hề có việc « ngộ nhận » nào. Những dữ kiện mà tác giả đã công bố trong bài biên khảo đó, độc giả nào tinh ý đã có thể biết vị trí của thác Bản Giốc ở đâu (trên sông Qui Xuân). Những dòng mở đầu, tác giả đã viết :
« Thác Bản Giốc ở hướng Ðông Bắc phủ Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, nằm trên sông Qui Xuân (hay Qui Thuận, Quây Sơn). Sông Qui Xuân bắt nguồn từ vùng núi phủ Trấn An (hay Thiên Bảo – Vân Nam), chảy vào Việt Nam - theo các biên bản phân giới Pháp Thanh 1894 - tại ải Lung (cột mốc 81), chảy lại sang Trung Quốc ở khoảng cột mốc số 50 đến 52. Từ cột mốc 50 cho đến cột mốc 52, biên giới hai nước Việt-Trung là đường trung tuyến sông Qui Xuân. Thác Bản Giốc là một loại thác nước bậc thềm. Theo tài liệu của Cdt Famin viết năm 1894, thác cao khoảng 40 thước. Theo bản báo cáo của Trung Úy Détrie, ủy viên phân giới 1894 (người phụ trách cắm mốc vùng Bản Giốc), thác cao khoảng 50m. Về vị trí thác Bản Giốc, báo cáo của ông Détrie cho biết thác nằm ở phía « hạ lưu » mốc 53. Điều này cho thấy thác Bản Giốc ở khoảng giữa hai cột mốc 52 và 53. »
Cùng lúc với bản đồ :
Bản đồ SGI (Sở địa dư Dông Dương) khu vực Cao Bằng, tỉ lệ 1/100.000.
Như đã dẫn, từ bản báo cáo của người cắm mốc : “thác Bản Giốc ở khoảng giữa hai cột mốc 52 và 53 » ; nếu mọi người chú ý nhìn bản đồ thì sẽ thấy thác Bản Giốc nằm trên đường biên giới.
Và « plan B » của tác giả trong bài viết, nếu để ý, mọi người sẽ thấy hai điều :
1/ Đường biên giới vẽ trên các bản đồ dành thác Bản Giốc và cồn Pò Thong cho VN.
2/ Từ sau khi phân định biên giới, thác Bản Giốc được quản lý bởi nhà cầm quyền thuộc địa.
Vấn đề thứ nhất thực hiện dễ dàng vì các bản đồ thuộc SGI, hay các bản đồ liên quan khác, đều vẽ đường biên giới ở phía bên kia, để lại cồn Pò Thong và thác Bản Giốc cho VN.
Vấn đề thứ hai khó khăn hơn. Tác giả phải mất nhiều thời giờ tìm kiếm mới tìm ra được. Đây là một yếu tố quan trọng thuộc về công pháp quốc tế (effectivité). Theo đó, trong một vùng lãnh thổ có tranh chấp chủ quyền, phía nào chứng minh được mình đã áp dụng một cách liên tục và hòa bình thẩm quyền quốc gia tại vùng lãnh thổ này, vùng lãnh thổ sẽ thuộc chủ quyền của quốc gia đó. Tài liệu cho thấy Pháp đã quản lý, cho quân lính đi tuần thường trực khu vực thác này
Nếu VN có một đội ngũ thương thuyết với TQ hiểu biết vấn đề hơn, VN sẽ dành phần lớn thác Bản Giốc và toàn bộ cồn Pò-Thong. (Nhưng không thể loại bỏ giả thuyết việc nhượng bộ thác Bản Giốc là do các lãnh đạo chóp bu đảng CSVN quyết định.)
Nguyên văn bài viết của tác giả năm 2003 như sau :
Tìm hiểu chủ quyền thác Bản Giốc.
1/ Tài liệu dẫn từ Ðại Thanh Hội Ðiển Ðồ và Ðại Thanh Nhứt Thống Chí :
Tiểu Thiên An có sông Qui Thuận ; sông nầy bắt nguồn ở phía Bắc huyện Qui Thuận, chảy vào huyện nầy ở vùng Tây-Nam, sau đó chảy về hướng Ðông (ÐTHÐÐ, quyển số 125, tờ 4).
Sông Bác Lai Thủy (Poh-lai chouei 駮來水) chảy ở phía Ðông sông Qui Thuận, bắt nguồn trên vùng núi Tây Bắc châu Qui Thuận, chảy theo hướng Tây Nam và chảy vào phía Ðông phủ Thái Bình (sđd, nt).
Sông Long Ðàm Thủy (Long-t’an chouei 龍潭水), chảy cách huyện Qui Thuận 1 dặm về hướng Tây Bắc. Sông này có nguồn từ chân núi, chảy qua vùng Nam châu Qui Thuận, sau đó vào tỉnh Cao Bằng. Sông nầy thuyền bè không lưu thông được (ÐTNTC, quyển số 366, tờ 6). Theo bản đồ của các nhà truyền giáo Jésuites thì Long Ðàm Thủy là một tên khác của sông Qui Thuận Sông nầy cắt xéo ngang phần phía Bắc tỉnh Cao Bằng, chảy vào Việt Nam qua ải Nga Tào (Ngo-tsao 峨漕) và vào lại Trung Hoa qua Ải Canh Biền (Keng-ping 更駢).
Bản đồ Thái bình phủ, Đại Thanh hội điển đồ.
Như thế tài liệu này cho chúng ta một khái niệm về sông Qui Thuận (trong đoạn đi vào lãnh thổ Việt Nam. Sông này chảy vào Việt Nam qua ải Nga Tào và chảy ra qua ải Canh Biền.
2/ Tài liệu biên bản phân định biên giới số 3, ký ngày 29-3-1887.
….
«Từ điểm A của bản đồ thứ 3 đến điểm B của bản đồ thứ 3, gần làng An Nam Luong-Bak-Trai ( ?), đường biên giới theo đường trung tuyến Sông sông Qui Xuân.
Từ điểm B của bản-đồ thứ 3 cho đến điểm C của bản đồ thứ 3, gần làngBảo Khê ê thuộc VN, đường biên-giới vẽ một vòng cung mà phần lồi hướng về phía Ðông, để lại cho Trung Hoa công sự Ban-Thao-Kha ( ?), xuyên qua hẻm núi Ko-Ya-Ai, để lại cho Trung Hoa công sự Ko-Ya-Kha ( ?) và Kaing-Hane-Kha ( ?) v.v.., bên An Nam, đoạn sông Bắc Vong giữa hai điểm B và C, các làng Luong-Bak-Trai ( ?), Loung-Bo-Xa ( ?) và Pham-Khé ( ?) v.v.. »
So sánh với tài liệu ở phần 1, điểm B tương ứng với ải Canh Biền (更 駢) và điểm C tương ứng với ải Nga Tào (峨漕). Xem hình chụp dưới đây, từ điểm A đến điểm B, sông Qui Xuân là đường biên-giới. Từ điểm B đến điểm C, sông Qui Xuân thuộc Việt Nam.
Thác Bản Giốc ở trên đoạn sông AB hay BC ?
Nếu thác ở trên đoạn AB thì thác ở trên đường biên giới. Việc phân chia thác này sẽ chiếu theo nội dung biên-bản : « đường biên giới là trung tuyến » của dòng sông. Thác phải chia làm hai. Những cù lao hay cồn trên sông sẽ thuộc về nước có bờ gần cồn nhất.
Nhưng nếu thác Bản Giốc ở trên đoạn BC thì thác này hoàn toàn thuộc về Việt Nam.
Hình chụp phía dưới là đồ tuyến biên giới đính kèm biên bản phân định biên giới 1887. Ta thấy đây là bản đồ gốc vì có chữ ký của hai phái đoàn Pháp và Thanh, có chữ ký của ông Dillon, Chủ Tịch Ủy Ban Pháp và các ủy viên Bouinais và bác sĩ Néïs. Bản đồ này là bản đồ số 3.
Bản đồ đính kèm biên bản phân giới 1887
3/ Tài liệu biên bản phân giới ký tại Long Châu ngày 19 tháng 6 năm 1894 giữa Ðại Tá Galliéni và Commandant Famin, đại diện chính-phủ Pháp với ông Thái Hy Bân, Tri Phủ Long Châu, đại diện nhà Thanh.
Hai trang cuối ghi sau: « Các cột mốc biên giới, như vừa thấy, đều mang một con số, từ 1 đến 67 cho đoạn một và từ số 1 cho đến số 140 cho đoạn hai, đã được cắm tại các địa điểm được chỉ định ở trên, với sự hiện diện một ủy viên Pháp và một viên quan Tàu. Không một cột mốc nào được dời đi kể từ bây giờ mà không có sự ưng thuận hỗ tương giữa hai nước. »
Cột mốc số 53, thuộc đoạn thứ hai, được định nghĩa như sau : tên Pan-Ngô (Bách-Nga Khẩu百峨口), cắm tại « bên lề một con đường ở phía Tây-Nam và trên phần nối dài của một khu rừng nhỏ », « au bord du chemin et au SO et sur le prolongement d’un petit bois ».
Cột 51, tên Khau Pang (Canh Bàng Ải 更旁隘), cắm tại : Bên bờ trái sông Qui Xuân (bờ bên TQ, ghi chú của tác giả) ở hạ lưu một cái cái thác và cách 150m. « Sur la berge du Sung Quei Cheun (rive gauche) à 130 pas en aval d’une cascade ».
Cột 52, tên Khau Canh Ai (Khẩu Canh Ải 口更隘), cắm bên bờ sông và cách một trạm canh (ải, tức cửa biên giới tên Khẩu Canh) 5 bước. « Sur la berge et à 5 pas en avant du poste ».
Ta thấy phần mô tả vị trí cột mốc 51 có đề cập đến một cái thác và thác này ở phía hạ lưu cột 51. Thác này nhỏ, chỉ cao khoảng 1m, không phải thác Bản Giốc. Sông Qui Xuân, như mô tả phần trên, có nhiều ghềnh thác, thuyền bè không lưu thông được.
Cột 51 mang tên Canh Bàng Ải 更旁隘. Xem lại phần 2 ở trên, điểm B tương ứng với Canh Biền Ải 更駢隘. Rất có thể Canh Biền Ải chính là Canh Bàng Ải vì trùng hợp ở chữ Canh 更 và cách phát âm của hai chữ Biền và Bàng. Hơn nữa, hai tên chỉ định cho hai nơi rất gần nhau. Nếu giả thuyết này đúng thì đường trung tuyến sông Qui Xuân chỉ là biên giới hai nước từ cột 50 đến cột 51.
Như thế thác Bản Giốc ở phía thượng lưu, nằm trong đoạn BC, nên hoàn toàn thuộc về Việt Nam.
Xem hình chụp 2 trang biên bản phân giới ở dưới có ghi các cột mốc liên quan, một tiếng Hán và một tiếng Pháp.
Về các cột mốc, tùy theo vùng, được làm bằng đá đẻo, bằng xi-măng đúc hay bằng đá tảng tự nhiên có sẵn trên thực địa. Cột mốc vùng Quảng Tây được ghi nhận như hình dưới đây. Ta thấy trên mốc có khắc một số chữ. Hàng dọc bên phải ghi là « Trung Quốc Quảng Tây Giới 中國廣西界 ». Phía phải, ở trên, ghi chữ Pháp « Frontière Sino-Annamite ». Ở giữa ghi số cột mốc và phía phải, hàng dưới, ghi tên cột mốc.
Hình của Dr Péthellaz, đăng trong « Au Tonkin et sur la Frontière du Quang-Si » của Commandant Famin.
Biên bản ghi bằng tiếng Hán. Cột 53 tên Bách Nga Khẩu.
Biên bản tiếng Pháp.
4/ Tài Liệu Au Tonkin et sur la frontière du Kwang-si, Par le Commandant Famin, Vice-Président de la Commission d’Abornement des Frontières Sino-Annamites en 1894. Paris, Auguste Challamel, Editeur, Librairie Coloniale, 1895 (Trang 12-13; 142,143).
Tonkin và trên vùng biên giới Quảng Tây, của Cdt Famin, Phó Chủ Tịch Ủy Ban Phân-Giới năm 1884. Ông này đảm trách việc phân giới dưới quyền Ðại Tá Galliéni, kết thúc việc phân giới vùng Quảng Tây trong chiến-dịch 1893-1894 mà nhiều chiến dịch khác từ những năm trước do các ông Servière, Flandin... đã không thành công.
Trang 12-13: Xác nhận thác Bản Giốc thuộc Việt Nam :
« Trên vùng phía Bắc (vùng II Quân-Sự), sông Qui Thuận chảy qua Trùng Khánh Phủ. Ðây là một phụ lưu của sông Tây Giang (Si-Kiang). Có chiều rộng khoảng 60 thước, chảy vào Tonkin qua cửa Ải Lung và chảy vào lại TQ ở gần công sự (của TQ) tên Nam-Ton, sau khi đã tưới một thung lũng rộng lớn và trù mật. Hai cây số trước khi rời khỏi đất Tonkin, sông này chảy xuống một bậc đá và tạo thành một cái thác tuyệt đẹp cao khoảng 40 thước. Từng cột nước khổng-lồ, trước hết rơi xuống vang rền trên một trũng nước, sau đó dội ngược lên thành những chùm tua đầy bọt nước, chảy trên những bậc thềm đá bóng láng. Vào mùa mưa, thác nầy mang một hình thái tuyệt trần, tiếng động của nó âm vang ra thật xa, dội vào vách núi đá nghe như là sấm động, trong lúc những đám mây hơi nước được tạo thành ở các bên bờ tan ra tạo thành một đám mưa lâm râm thật sự. »
5/ Tài liệu: Nhật Ký của Trung Úy Détrie về đoạn biên giới từ Lũng Ban đến Ðèo Lương, nhân dịp đảm nhận việc cắm mốc. (28 tháng 6 năm 1894) :
Tài liệu này xác định vị trí của cột mốc 53 và thác Bản Giốc :
« Après la porte de Dốc-Khánh la frontière est tracée à l’intérieur du massif rocheux, laissant au Tonkin de petit cirques peu importants débouchant dans Lung-Piac, près les deux cirques difficilement accessibles de Lung-Deng et Lung-Moi que traversent les chemins conduisant à Thin-Thang par Ai-Thin-Thap (56) et Lung-Moi (55) jusqu’à l’abornement, les habitants de Lung-Deng et Lung-Moi payaient l’impôt aux Chinois. La frontière regagne ensuite le pied des rochers en face du village de Ban-Mong (54) longe le pied de ces rochers et au pied du blockhaus chinois de Pia-Mu, suit la lisière d’un petit bois et coupe le chemin de Hang-Dong-Quan (53) pour atteindre la rivière qu’elle suivra jusqu’à Ly-Ban. Le chemin qui de la borne 53 conduit à Dốc-Khánh (57) à travers de très belles rizières devra être l’objet d’une surveillance constante.
…
A partir de la belle cascade de 50m qui se trouve un peu en aval de la borne 53, le sông Qui-Xuân coule resserré entre des mamelons élevés ».
Bắt đầu từ cái thác nước đẹp, cao 50 thước, ở phía hạ-lưu (aval) của cột mốc số 53, sông Qui Xuân chảy hẹp lại ở giữa những ngọn đồi cao. »
Ta thấy ông Détrie mô tả đường biên giới từ Tây sang Đông trong khi các cột mốc trong vùng này được cắm từ Đông sang Tây. Như biên bản phân giới mô tả, cột mốc 53 được cắm ở bên lề con đường.
Ta thấy ghi chú trong hình dưới, đoàn quân « tirailleurs tonkinois » qua sông (passage du gué) từ phía tả ngạn sang phía hữu ngạn. Đây là một yếu tố quan trọng cho thấy hai bờ con sông đều thuộc Việt Nam (hay do hành chánh thuộc địa Pháp quản lý). Đơn giản vì theo các công ước, quân đội hai bên không được đi qua lãnh thổ nước bạn.
Bên kia thác ta không thấy con đường (đi Hang-Dong-Quan) có cắm mốc số 53 như Trung Úy Détrie mô tả. Hình thái núi non hiểm trở phía bên kia cũng như phía thượng lưu sông cho thấy không thể có con đường qua đây được. Nhưng rất có thể con đường đi dọc theo sông, đoàn quân trong hình theo con đường này, gần đến thác, qua sông. Riêng con đường, vì núi chận, phải đi vòng sau núi. Vì thế cột mốc 53 chỉ có thể ở phía hạ lưu thác Bản Giốc.
Theo các lý luận này thác Bản Giốc hoàn toàn thuộc về Việt Nam.
Hình trên : đoàn quân qua sông, dưới thác Bản Giốc.
6/ Tài liệu Bulletin du service Géologique de l’Indochine, Volume XI, Fascicule I, Etudes Géologiques sur le Nord-Est Du Tonkin, (Feuilles de Bảo Lạc, Cao Bằng, Hà Lang, Bắc Kạn, Thất Khê và Long Châu), Réné Bourrret; Hà Nội - Hải Phòng Imprimerie d’Extrême d’Orient – 1922. (trang 32-33-34).
Xác nhận thác Bản Giốc của Việt Nam:
« Sông Qui Xuân theo hướng Ðông-Bắc trong vùng núi nầy, chảy ở giữa hai tường đá rất cao. Bờ tả ngạn, có chung hình thái với Phong Nam, là sự nối dài từ bên TQ. Nhiều bằng chứng đá vôi, được chuốc thành đỉnh nhọn, cao thấp đủ cỡ, rải rác khắp nơi trong thung lũng.
….
Vùng này con sông Qui Xuân chảy qua gần ở Chi-Choi ( ?). Sông này sau khi ra khỏi vùng đá vôi Phong Nam, mở rộng phía hạ lưu thung lũng. Tại đây dân bản xứ lấy nước bằng hệ thống tưới bằng ống tre. Con sông này mở một con đường ngoằn ngoèo ở vùng phía Ðông phủ Trùng-Khánh, chảy xuống hết ghềnh thác nầy qua ghềnh thác khác để đến biên giới đông bắc, kế cận Bản Giốc, trước khi chảy qua vùng đồi Bồng Sơn. Công sự Bản Giốc, hiện nay bỏ trống, cheo leo trên một núi đá cao khoảng 30 thước, nhìn xuống ghềnh thác của con sông và vùng đồng bằng đông đảo dân cư, với những tường cao bao quanh. Ðây là một trong những vùng đẹp nhất của Tonkin, nếu không vì xa xôi và vì khó khăn phương tiện lưu thông, nó rất xứng đáng để du khách đến thăm viếng với những hang động, những cây cầu hình chữ Z bắt lên những tảng đá để băng qua sông, và nhất là cái thác hùng vĩ, gọi là thác bậc thềm Tụ Tổng, được người Châu Âu biết nhiều qua tên Thác Bản Giốc ».
Hình trên : cầu chữ Z bắt qua sông Qui-Xuân, gần thác Bản-Giốc.
Người làm nghiên cứu về biên giới Việt-Trung vô hình chung cùng lúc bị áp lực từ ba phía : 1/ thiên kiến do tình cảm cá nhân, muốn VN được lợi trong việc phân định biên giới, 2/ do lòng yêu chuộng học thuật, muốn thiết lập một sự thật khách quan và khoa học về vấn đề biên giới Việt-Trung và 3/ do sức ép chính trị từ các phía.
Vấn đề rắc rối hơn từ khi tài liệu chính thức từ Chính phủ VN (Bị Vong Lục 1979), khẳng định rằng thác Bản Giốc thuộc về VN, được công bố tại hải ngoại.
Tài liệu này viết như sau :
« Tại khu vực cột mốc 53 (xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) trên sông Qui Thuận có thác Bản Giốc, từ lâu là của Việt Nam và chính quyền Bắc Kinh cũng đã công nhận sự thật đó. Ngày 29 tháng 2 năm 1976, phía Trung Quốc đã huy động trên 2.000 người kể cả lực lượng vũ trang lập thành hàng rào bố phòng dày dặc bao quanh toàn bộ khu vực thác Bản Giốc thuộc lãnh thổ Việt Nam, cho công nhân cấp tốc xây dựng một đập kiên cố bằng bê tông cốt sắt ngang qua nhánh sông biên giới, làm việc đã rồi, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam trên cồn Pò-Thoong và ngang nhiên nhận cồn nầy là của Trung Quốc
…
Năm 1955-1956, Việt Nam đã nhờ Trung Quốc in lại bản đồ nước Việt Nam tỉ lệ 1/100.000. Lợi dụng lòng tin của Việt Nam, họ đã sửa ký hiệu một số đoạn đường biên giới dịch về phía Việt Nam, biến vùng đất của Việt Nam thành của Trung Quốc. Thí dụ : họ đã sửa ký hiệu ở khu vực thác Bản Giốc (mốc 53) thuộc tỉnh Cao Bằng, nơi họ định chiếm một phần thác Bản Giốc của Việt Nam và cồn Pò Thoong. »
Tài liệu « Bị Vong Lục 1979 » của nhà nước VN là một tài liệu được đúc kết từ các dữ kiện lịch sử và pháp lý giữa hai nước Việt-Trung, đưa ra quốc tế nhằm tố cáo phía TQ lấn đất của VN. Tài liệu này có giá trị pháp lý.
Vì có giá trị pháp lý, nó phải « đúng ».
Ngoài giá trị pháp lý do nhà nước CSVN bảo kê, tài liệu này còn có giá trị của « hồn thiêng sông núi ». Nó đã động viên ý chí, thúc đẩy nhiều thế hệ thanh niên VN hy sinh tính mạng để bảo vệ vùng lãnh thổ này.
Vì vậy, người làm nghiên cứu bị dồn vào cái thế chẳng đặng đừng : mọi cách phải chứng minh cho được thác Bản Giốc thuộc VN.
Nguyên văn bài viết năm 2003 (xem bên dưới) tác giả trình bày cái logic về chủ quyền của VN tại thác Bản Giốc như sau :
1/ Chứng minh sông Qui Xuân (Qui Thuận), bằng các tài liệu lịch sử chính thức của TQ, có chảy sang VN.
2/ Chứng minh sông này vẫn có đoạn chảy sang VN, sau khi phân định lại biên giới 1887.
3/ Chứng minh thác Bản Giốc nằm trên đoạn sông thuộc VN bằng văn bản phân định biên giới Pháp-Thanh 1887.
4/ Dẫn tài liệu chứng minh thác Bản Giốc cách đường biên giới 2km.
5/ Dẫn tài liệu tài liệu chứng minh nhà nước thuộc địa Pháp đã quản lý thác Bản Giốc.
Với những tài liệu lịch sử có giá trị pháp lý này, nếu với một đội ngũ thương thuyết tài giỏi, thác Bản Giốc và cồn Pò-Thong sẽ thuộc VN, chứ không phải chia với TQ mà VN chỉ được một phần rất nhỏ như hiện nay.
Trong khi sự thật của thác Bản Giốc, với những tài liệu thu thập được, tác giả không hề có việc « ngộ nhận » nào. Những dữ kiện mà tác giả đã công bố trong bài biên khảo đó, độc giả nào tinh ý đã có thể biết vị trí của thác Bản Giốc ở đâu (trên sông Qui Xuân). Những dòng mở đầu, tác giả đã viết :
« Thác Bản Giốc ở hướng Ðông Bắc phủ Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, nằm trên sông Qui Xuân (hay Qui Thuận, Quây Sơn). Sông Qui Xuân bắt nguồn từ vùng núi phủ Trấn An (hay Thiên Bảo – Vân Nam), chảy vào Việt Nam - theo các biên bản phân giới Pháp Thanh 1894 - tại ải Lung (cột mốc 81), chảy lại sang Trung Quốc ở khoảng cột mốc số 50 đến 52. Từ cột mốc 50 cho đến cột mốc 52, biên giới hai nước Việt-Trung là đường trung tuyến sông Qui Xuân. Thác Bản Giốc là một loại thác nước bậc thềm. Theo tài liệu của Cdt Famin viết năm 1894, thác cao khoảng 40 thước. Theo bản báo cáo của Trung Úy Détrie, ủy viên phân giới 1894 (người phụ trách cắm mốc vùng Bản Giốc), thác cao khoảng 50m. Về vị trí thác Bản Giốc, báo cáo của ông Détrie cho biết thác nằm ở phía « hạ lưu » mốc 53. Điều này cho thấy thác Bản Giốc ở khoảng giữa hai cột mốc 52 và 53. »
Cùng lúc với bản đồ :
Bản đồ SGI (Sở địa dư Dông Dương) khu vực Cao Bằng, tỉ lệ 1/100.000.
Như đã dẫn, từ bản báo cáo của người cắm mốc : “thác Bản Giốc ở khoảng giữa hai cột mốc 52 và 53 » ; nếu mọi người chú ý nhìn bản đồ thì sẽ thấy thác Bản Giốc nằm trên đường biên giới.
Và « plan B » của tác giả trong bài viết, nếu để ý, mọi người sẽ thấy hai điều :
1/ Đường biên giới vẽ trên các bản đồ dành thác Bản Giốc và cồn Pò Thong cho VN.
2/ Từ sau khi phân định biên giới, thác Bản Giốc được quản lý bởi nhà cầm quyền thuộc địa.
Vấn đề thứ nhất thực hiện dễ dàng vì các bản đồ thuộc SGI, hay các bản đồ liên quan khác, đều vẽ đường biên giới ở phía bên kia, để lại cồn Pò Thong và thác Bản Giốc cho VN.
Vấn đề thứ hai khó khăn hơn. Tác giả phải mất nhiều thời giờ tìm kiếm mới tìm ra được. Đây là một yếu tố quan trọng thuộc về công pháp quốc tế (effectivité). Theo đó, trong một vùng lãnh thổ có tranh chấp chủ quyền, phía nào chứng minh được mình đã áp dụng một cách liên tục và hòa bình thẩm quyền quốc gia tại vùng lãnh thổ này, vùng lãnh thổ sẽ thuộc chủ quyền của quốc gia đó. Tài liệu cho thấy Pháp đã quản lý, cho quân lính đi tuần thường trực khu vực thác này
Nếu VN có một đội ngũ thương thuyết với TQ hiểu biết vấn đề hơn, VN sẽ dành phần lớn thác Bản Giốc và toàn bộ cồn Pò-Thong. (Nhưng không thể loại bỏ giả thuyết việc nhượng bộ thác Bản Giốc là do các lãnh đạo chóp bu đảng CSVN quyết định.)
Nguyên văn bài viết của tác giả năm 2003 như sau :
Tìm hiểu chủ quyền thác Bản Giốc.
1/ Tài liệu dẫn từ Ðại Thanh Hội Ðiển Ðồ và Ðại Thanh Nhứt Thống Chí :
Tiểu Thiên An có sông Qui Thuận ; sông nầy bắt nguồn ở phía Bắc huyện Qui Thuận, chảy vào huyện nầy ở vùng Tây-Nam, sau đó chảy về hướng Ðông (ÐTHÐÐ, quyển số 125, tờ 4).
Sông Bác Lai Thủy (Poh-lai chouei 駮來水) chảy ở phía Ðông sông Qui Thuận, bắt nguồn trên vùng núi Tây Bắc châu Qui Thuận, chảy theo hướng Tây Nam và chảy vào phía Ðông phủ Thái Bình (sđd, nt).
Sông Long Ðàm Thủy (Long-t’an chouei 龍潭水), chảy cách huyện Qui Thuận 1 dặm về hướng Tây Bắc. Sông này có nguồn từ chân núi, chảy qua vùng Nam châu Qui Thuận, sau đó vào tỉnh Cao Bằng. Sông nầy thuyền bè không lưu thông được (ÐTNTC, quyển số 366, tờ 6). Theo bản đồ của các nhà truyền giáo Jésuites thì Long Ðàm Thủy là một tên khác của sông Qui Thuận Sông nầy cắt xéo ngang phần phía Bắc tỉnh Cao Bằng, chảy vào Việt Nam qua ải Nga Tào (Ngo-tsao 峨漕) và vào lại Trung Hoa qua Ải Canh Biền (Keng-ping 更駢).
Bản đồ Thái bình phủ, Đại Thanh hội điển đồ.
Như thế tài liệu này cho chúng ta một khái niệm về sông Qui Thuận (trong đoạn đi vào lãnh thổ Việt Nam. Sông này chảy vào Việt Nam qua ải Nga Tào và chảy ra qua ải Canh Biền.
2/ Tài liệu biên bản phân định biên giới số 3, ký ngày 29-3-1887.
….
«Từ điểm A của bản đồ thứ 3 đến điểm B của bản đồ thứ 3, gần làng An Nam Luong-Bak-Trai ( ?), đường biên giới theo đường trung tuyến Sông sông Qui Xuân.
Từ điểm B của bản-đồ thứ 3 cho đến điểm C của bản đồ thứ 3, gần làngBảo Khê ê thuộc VN, đường biên-giới vẽ một vòng cung mà phần lồi hướng về phía Ðông, để lại cho Trung Hoa công sự Ban-Thao-Kha ( ?), xuyên qua hẻm núi Ko-Ya-Ai, để lại cho Trung Hoa công sự Ko-Ya-Kha ( ?) và Kaing-Hane-Kha ( ?) v.v.., bên An Nam, đoạn sông Bắc Vong giữa hai điểm B và C, các làng Luong-Bak-Trai ( ?), Loung-Bo-Xa ( ?) và Pham-Khé ( ?) v.v.. »
So sánh với tài liệu ở phần 1, điểm B tương ứng với ải Canh Biền (更 駢) và điểm C tương ứng với ải Nga Tào (峨漕). Xem hình chụp dưới đây, từ điểm A đến điểm B, sông Qui Xuân là đường biên-giới. Từ điểm B đến điểm C, sông Qui Xuân thuộc Việt Nam.
Thác Bản Giốc ở trên đoạn sông AB hay BC ?
Nếu thác ở trên đoạn AB thì thác ở trên đường biên giới. Việc phân chia thác này sẽ chiếu theo nội dung biên-bản : « đường biên giới là trung tuyến » của dòng sông. Thác phải chia làm hai. Những cù lao hay cồn trên sông sẽ thuộc về nước có bờ gần cồn nhất.
Nhưng nếu thác Bản Giốc ở trên đoạn BC thì thác này hoàn toàn thuộc về Việt Nam.
Hình chụp phía dưới là đồ tuyến biên giới đính kèm biên bản phân định biên giới 1887. Ta thấy đây là bản đồ gốc vì có chữ ký của hai phái đoàn Pháp và Thanh, có chữ ký của ông Dillon, Chủ Tịch Ủy Ban Pháp và các ủy viên Bouinais và bác sĩ Néïs. Bản đồ này là bản đồ số 3.
Bản đồ đính kèm biên bản phân giới 1887
3/ Tài liệu biên bản phân giới ký tại Long Châu ngày 19 tháng 6 năm 1894 giữa Ðại Tá Galliéni và Commandant Famin, đại diện chính-phủ Pháp với ông Thái Hy Bân, Tri Phủ Long Châu, đại diện nhà Thanh.
Hai trang cuối ghi sau: « Các cột mốc biên giới, như vừa thấy, đều mang một con số, từ 1 đến 67 cho đoạn một và từ số 1 cho đến số 140 cho đoạn hai, đã được cắm tại các địa điểm được chỉ định ở trên, với sự hiện diện một ủy viên Pháp và một viên quan Tàu. Không một cột mốc nào được dời đi kể từ bây giờ mà không có sự ưng thuận hỗ tương giữa hai nước. »
Cột mốc số 53, thuộc đoạn thứ hai, được định nghĩa như sau : tên Pan-Ngô (Bách-Nga Khẩu百峨口), cắm tại « bên lề một con đường ở phía Tây-Nam và trên phần nối dài của một khu rừng nhỏ », « au bord du chemin et au SO et sur le prolongement d’un petit bois ».
Cột 51, tên Khau Pang (Canh Bàng Ải 更旁隘), cắm tại : Bên bờ trái sông Qui Xuân (bờ bên TQ, ghi chú của tác giả) ở hạ lưu một cái cái thác và cách 150m. « Sur la berge du Sung Quei Cheun (rive gauche) à 130 pas en aval d’une cascade ».
Cột 52, tên Khau Canh Ai (Khẩu Canh Ải 口更隘), cắm bên bờ sông và cách một trạm canh (ải, tức cửa biên giới tên Khẩu Canh) 5 bước. « Sur la berge et à 5 pas en avant du poste ».
Ta thấy phần mô tả vị trí cột mốc 51 có đề cập đến một cái thác và thác này ở phía hạ lưu cột 51. Thác này nhỏ, chỉ cao khoảng 1m, không phải thác Bản Giốc. Sông Qui Xuân, như mô tả phần trên, có nhiều ghềnh thác, thuyền bè không lưu thông được.
Cột 51 mang tên Canh Bàng Ải 更旁隘. Xem lại phần 2 ở trên, điểm B tương ứng với Canh Biền Ải 更駢隘. Rất có thể Canh Biền Ải chính là Canh Bàng Ải vì trùng hợp ở chữ Canh 更 và cách phát âm của hai chữ Biền và Bàng. Hơn nữa, hai tên chỉ định cho hai nơi rất gần nhau. Nếu giả thuyết này đúng thì đường trung tuyến sông Qui Xuân chỉ là biên giới hai nước từ cột 50 đến cột 51.
Như thế thác Bản Giốc ở phía thượng lưu, nằm trong đoạn BC, nên hoàn toàn thuộc về Việt Nam.
Xem hình chụp 2 trang biên bản phân giới ở dưới có ghi các cột mốc liên quan, một tiếng Hán và một tiếng Pháp.
Về các cột mốc, tùy theo vùng, được làm bằng đá đẻo, bằng xi-măng đúc hay bằng đá tảng tự nhiên có sẵn trên thực địa. Cột mốc vùng Quảng Tây được ghi nhận như hình dưới đây. Ta thấy trên mốc có khắc một số chữ. Hàng dọc bên phải ghi là « Trung Quốc Quảng Tây Giới 中國廣西界 ». Phía phải, ở trên, ghi chữ Pháp « Frontière Sino-Annamite ». Ở giữa ghi số cột mốc và phía phải, hàng dưới, ghi tên cột mốc.
Hình của Dr Péthellaz, đăng trong « Au Tonkin et sur la Frontière du Quang-Si » của Commandant Famin.
Biên bản ghi bằng tiếng Hán. Cột 53 tên Bách Nga Khẩu.
Biên bản tiếng Pháp.
4/ Tài Liệu Au Tonkin et sur la frontière du Kwang-si, Par le Commandant Famin, Vice-Président de la Commission d’Abornement des Frontières Sino-Annamites en 1894. Paris, Auguste Challamel, Editeur, Librairie Coloniale, 1895 (Trang 12-13; 142,143).
Tonkin và trên vùng biên giới Quảng Tây, của Cdt Famin, Phó Chủ Tịch Ủy Ban Phân-Giới năm 1884. Ông này đảm trách việc phân giới dưới quyền Ðại Tá Galliéni, kết thúc việc phân giới vùng Quảng Tây trong chiến-dịch 1893-1894 mà nhiều chiến dịch khác từ những năm trước do các ông Servière, Flandin... đã không thành công.
Trang 12-13: Xác nhận thác Bản Giốc thuộc Việt Nam :
« Trên vùng phía Bắc (vùng II Quân-Sự), sông Qui Thuận chảy qua Trùng Khánh Phủ. Ðây là một phụ lưu của sông Tây Giang (Si-Kiang). Có chiều rộng khoảng 60 thước, chảy vào Tonkin qua cửa Ải Lung và chảy vào lại TQ ở gần công sự (của TQ) tên Nam-Ton, sau khi đã tưới một thung lũng rộng lớn và trù mật. Hai cây số trước khi rời khỏi đất Tonkin, sông này chảy xuống một bậc đá và tạo thành một cái thác tuyệt đẹp cao khoảng 40 thước. Từng cột nước khổng-lồ, trước hết rơi xuống vang rền trên một trũng nước, sau đó dội ngược lên thành những chùm tua đầy bọt nước, chảy trên những bậc thềm đá bóng láng. Vào mùa mưa, thác nầy mang một hình thái tuyệt trần, tiếng động của nó âm vang ra thật xa, dội vào vách núi đá nghe như là sấm động, trong lúc những đám mây hơi nước được tạo thành ở các bên bờ tan ra tạo thành một đám mưa lâm râm thật sự. »
5/ Tài liệu: Nhật Ký của Trung Úy Détrie về đoạn biên giới từ Lũng Ban đến Ðèo Lương, nhân dịp đảm nhận việc cắm mốc. (28 tháng 6 năm 1894) :
Tài liệu này xác định vị trí của cột mốc 53 và thác Bản Giốc :
« Après la porte de Dốc-Khánh la frontière est tracée à l’intérieur du massif rocheux, laissant au Tonkin de petit cirques peu importants débouchant dans Lung-Piac, près les deux cirques difficilement accessibles de Lung-Deng et Lung-Moi que traversent les chemins conduisant à Thin-Thang par Ai-Thin-Thap (56) et Lung-Moi (55) jusqu’à l’abornement, les habitants de Lung-Deng et Lung-Moi payaient l’impôt aux Chinois. La frontière regagne ensuite le pied des rochers en face du village de Ban-Mong (54) longe le pied de ces rochers et au pied du blockhaus chinois de Pia-Mu, suit la lisière d’un petit bois et coupe le chemin de Hang-Dong-Quan (53) pour atteindre la rivière qu’elle suivra jusqu’à Ly-Ban. Le chemin qui de la borne 53 conduit à Dốc-Khánh (57) à travers de très belles rizières devra être l’objet d’une surveillance constante.
…
A partir de la belle cascade de 50m qui se trouve un peu en aval de la borne 53, le sông Qui-Xuân coule resserré entre des mamelons élevés ».
Bắt đầu từ cái thác nước đẹp, cao 50 thước, ở phía hạ-lưu (aval) của cột mốc số 53, sông Qui Xuân chảy hẹp lại ở giữa những ngọn đồi cao. »
Ta thấy ông Détrie mô tả đường biên giới từ Tây sang Đông trong khi các cột mốc trong vùng này được cắm từ Đông sang Tây. Như biên bản phân giới mô tả, cột mốc 53 được cắm ở bên lề con đường.
Ta thấy ghi chú trong hình dưới, đoàn quân « tirailleurs tonkinois » qua sông (passage du gué) từ phía tả ngạn sang phía hữu ngạn. Đây là một yếu tố quan trọng cho thấy hai bờ con sông đều thuộc Việt Nam (hay do hành chánh thuộc địa Pháp quản lý). Đơn giản vì theo các công ước, quân đội hai bên không được đi qua lãnh thổ nước bạn.
Bên kia thác ta không thấy con đường (đi Hang-Dong-Quan) có cắm mốc số 53 như Trung Úy Détrie mô tả. Hình thái núi non hiểm trở phía bên kia cũng như phía thượng lưu sông cho thấy không thể có con đường qua đây được. Nhưng rất có thể con đường đi dọc theo sông, đoàn quân trong hình theo con đường này, gần đến thác, qua sông. Riêng con đường, vì núi chận, phải đi vòng sau núi. Vì thế cột mốc 53 chỉ có thể ở phía hạ lưu thác Bản Giốc.
Theo các lý luận này thác Bản Giốc hoàn toàn thuộc về Việt Nam.
Hình trên : đoàn quân qua sông, dưới thác Bản Giốc.
6/ Tài liệu Bulletin du service Géologique de l’Indochine, Volume XI, Fascicule I, Etudes Géologiques sur le Nord-Est Du Tonkin, (Feuilles de Bảo Lạc, Cao Bằng, Hà Lang, Bắc Kạn, Thất Khê và Long Châu), Réné Bourrret; Hà Nội - Hải Phòng Imprimerie d’Extrême d’Orient – 1922. (trang 32-33-34).
Xác nhận thác Bản Giốc của Việt Nam:
« Sông Qui Xuân theo hướng Ðông-Bắc trong vùng núi nầy, chảy ở giữa hai tường đá rất cao. Bờ tả ngạn, có chung hình thái với Phong Nam, là sự nối dài từ bên TQ. Nhiều bằng chứng đá vôi, được chuốc thành đỉnh nhọn, cao thấp đủ cỡ, rải rác khắp nơi trong thung lũng.
….
Vùng này con sông Qui Xuân chảy qua gần ở Chi-Choi ( ?). Sông này sau khi ra khỏi vùng đá vôi Phong Nam, mở rộng phía hạ lưu thung lũng. Tại đây dân bản xứ lấy nước bằng hệ thống tưới bằng ống tre. Con sông này mở một con đường ngoằn ngoèo ở vùng phía Ðông phủ Trùng-Khánh, chảy xuống hết ghềnh thác nầy qua ghềnh thác khác để đến biên giới đông bắc, kế cận Bản Giốc, trước khi chảy qua vùng đồi Bồng Sơn. Công sự Bản Giốc, hiện nay bỏ trống, cheo leo trên một núi đá cao khoảng 30 thước, nhìn xuống ghềnh thác của con sông và vùng đồng bằng đông đảo dân cư, với những tường cao bao quanh. Ðây là một trong những vùng đẹp nhất của Tonkin, nếu không vì xa xôi và vì khó khăn phương tiện lưu thông, nó rất xứng đáng để du khách đến thăm viếng với những hang động, những cây cầu hình chữ Z bắt lên những tảng đá để băng qua sông, và nhất là cái thác hùng vĩ, gọi là thác bậc thềm Tụ Tổng, được người Châu Âu biết nhiều qua tên Thác Bản Giốc ».
Hình trên : cầu chữ Z bắt qua sông Qui-Xuân, gần thác Bản-Giốc.
Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015
Trung Nam Hải đang toan tính gì với con bài Nguyễn Tấn Dũng?
Tòng Thanh Phạm
Trung Nam Hải đang toan tính gì với con bài Nguyễn Tấn Dũng?
Kết cục của chế độ cộng sản
Chủ nghĩa cộng sản là một sản phẩm quái thai trong dòng chảy của lịch sử nhân loại. Dĩ nhiên, như một quy luật tất yếu, nó đã và đang bị lịch sử vứt vào sọt rác.
Thành trì của chủ nghĩa cộng sản thế giới là Liên Xô đã sụp đổ cách nay ¼ thế kỷ. Giờ đây, số quốc gia lấy chủ nghĩa Marx-Lenin làm hệ tư tưởng chính thống chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay: Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Cuba và Lào.
Cùng với xu thế dân chủ hoá trên toàn thế giới, người dân ở các quốc gia cộng sản còn lại đó đã bắt đầu thức tỉnh và lên tiếng đòi tự do, dân chủ và quyền con người chính đáng của mình. Việc Mỹ và Cuba vừa tuyên bố bình thường hoá quan hệ sau hàng thập kỷ ở trong trạng thái đối đầu là dấu hiệu mới nhất minh chứng cho xu thế không thể đảo ngược ấy.
Quá trình mở cửa hội nhập với thế giới trong bối cảnh cuộc cách mạng Internet và cách mạng truyền thông xã hội diễn ra ngày càng sâu sắc là nhân tố quyết định tạo ra những biến chuyển lớn lao trong lòng xã hội Việt Nam thời gian qua.
Ngày càng nhiều người dân Việt Nam công khai lên tiếng đòi xoá bỏ Điều 4 trong Hiến pháp, điều khoản hiến định vai trò lãnh đạo độc tôn của Đảng CSVN đối với nhà nước và xã hội. Điều mà chỉ mới cách đây mấy năm ít ai dám nghĩ tới thì nay người ta đã công khai bày tỏ thái độ. Đặc biệt, xu thế này ở Việt Nam lại diễn ra trong bối cảnh nhà cầm quyền cộng sản gia tăng chính sách đàn áp nhằm vào những tiếng nói đòi tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.
“Kẻ thức thời mới là tuấn kiệt.” Nay thì tiếng nói đòi đổi thay không chỉ vang lên trong đám thường dân, mà ngay cả trong giới cầm quyền cũng đã xuất hiện những lời lẽ bóng gió về đòi hỏi tất yếu đó.
Toan tính của Bắc Kinh
Hàng ngàn năm qua, Trung Quốc chưa lúc nào nguôi tham vọng thôn tính Việt Nam. Ngay cả trong những ngày tháng “mặn nồng” nhất của mối quan hệ hữu nghị “vừa là đồng chí, vừa là anh em” giữa hai nước, họ cũng không một phút giây sao nhãng “sứ mạng cao cả” đó.
Cố nhiên, Bắc Kinh thừa khôn ngoan và thực tế để hiểu rằng chế độ cộng sản ở Việt Nam không tránh khỏi sụp đổ trong vài năm tới.
Khi sụp đổ tất yếu ấy diễn ra, chính quyền hậu cộng sản tại Việt Nam có nhiều khả năng sẽ là một chính thể dân chủ đi theo quỹ đạo của Mỹ và phương Tây. Đơn giản, người dân Việt Nam đã quá chán ngán với chế độ độc tài, còn Trung Quốc thì chưa bao giờ là niềm tin của họ, ngoại trừ những tên Việt gian bán nước.
Cơ may lớn nhất cho Trung Quốc lúc đó là nhân lúc Việt Nam rơi vào khoảng trống quyền lực, họ sẽ phát động một cuộc tấn công chớp nhoáng nhằm vào Trường Sa hòng kiểm soát hoàn toàn Biển Đông.
Để ngăn ngừa một Việt Nam hậu cộng sản đi theo quỹ đạo của Mỹ, việc Trung Quốc đưa quân vào Việt Nam phối hợp với đội quân Hán tặc và Việt gian tại chỗ là một khả năng thực tế, nhất là khi Trung Quốc đã và đang tìm cách khống chế một số vị trí hiểm yếu về an ninh quốc phòng ở Việt Nam như các khu rừng đầu nguồn ở một số tỉnh, Vũng Áng – Sơn Dương (Hà Tĩnh), Tây Nguyên (qua dự án khai thác bauxite), Hải Vân (qua hai dự án du lịch của người Hoa), Ninh Thuận (qua dự án điện hạt nhân Ninh Thuận do PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải làm Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước), các căn cứ quân sự dưới hình thức dự án kinh tế trá hình ở Lào và Campuchia, v.v.
Mặc dù vậy, trong bối cảnh quốc tế hiện nay, việc đưa quân vào nước khác ẩn chứa nhiều rủi ro, nhất là với một quốc gia có truyền thống chống Trung Quốc như Việt Nam. Trung Quốc hoàn toàn có thể bị sa lầy và dễ dàng đánh mất vị thế siêu cường, thậm chí bước sa chân đó có thể biến thành cơ hội “ngàn năm có một” để Mỹ và phương Tây xâu xé tanh bành một Trung Hoa Đại Hán đang ngày càng cho thấy là vấn đề lớn nhất của cả thế giới.
Thậm chí, ngay cả khi Trung Quốc đánh chiếm được Trường Sa thì chính phủ hậu cộng sản ở Việt Nam chắc chắn sẽ ở vào thế đối đầu với Trung Quốc. Lúc ấy, với sự hậu thuẫn của Mỹ và phương Tây, một cuộc chiến trường kỳ của Việt Nam hòng giành lại Trường Sa là khả năng gần như chắc chắn Trung Quốc sẽ phải đối mặt. Chưa biết thắng thua thế nào, nhưng cái giá mà Trung Quốc sẽ phải trả là không hề nhỏ.
Chính vì vậy, kịch bản khả quan nhất cho Trung Quốc trong bối cảnh chế độ độc tài toàn trị ở Việt Nam sắp sụp đổ là dựng lên một chế độ độc tài hậu cộng sản giống như Nga, trong đó nhân vật sắm vai “Putin của Việt Nam” là kẻ mà Trung Quốc dễ dàng khống chế và thao túng.
Nếu điều này xẩy ra, ngoài biển thì Trung Quốc có thể tiếp tục quá trình thôn tính Trường Sa theo chiến thuật “tằm ăn dâu” sở trường, trước phản ứng lấy lệ của lãnh đạo Việt Nam, cho đến khi họ kiểm soát hoàn toàn Trường Sa và đặt Mỹ và phương Tây vào tình thế đã rồi; trên đất liền thì Trung Quốc sẽ tiếp tục khống chế các vị trí các vị trí xung yếu về an ninh – quốc phòng nhằm khi chiến sự xẩy ra thì sẵn sàng cho phương án chia cắt Việt Nam thành nhiều phần mà không cần phải tốn nhiều công sức, thậm chí chỉ cần sử dụng lực lượng trá hình tại chỗ; và đặc biệt, nền kinh tế Việt Nam sẽ đi đến chỗ lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc, tiếp nối quá trình vẫn đang diễn ra nhiều năm nay.
Một khi bộ máy lãnh đạo chóp bu hoàn toàn bị thao túng, các vị trí xung yếu về an ninh quốc phòng trên cả nước bị khống chế và nền kinh tế trở thành “một bộ phận không thể tranh cãi của Trung Quốc”, Việt Nam coi như lọt hẳn vào quỹ đạo của Trung Quốc và việc đi đến chỗ trở thành một Tây Tạng hay Tân Cương mới của Đại Hán chỉ còn là vấn đề thủ tục.
Tại sao lại là Nguyễn Tấn Dũng?
Vấn đề lúc này đã trở nên rõ ràng: Ai sẽ là nhân vật sắm vai “Putin của Việt Nam” trong kịch bản thâm độc và xảo quyệt thể hiện đúng bản chất của Trung Quốc như trên? Xin thưa, nhân vật đó không ai khác hơn đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Tại sao lại là Nguyễn Tấn Dũng, nhân vật vẫn có những lời lẽ mạnh mẽ nhất nhằm vào Trung Quốc trong ban lãnh đạo Việt Nam hiện nay? Và chẳng phải bản thân Hoàn Cầu Thời Báo từng mấy lần lên tiếng “cảnh báo” về lập trường “bài Hoa, thân Mỹ” của ông ta đấy sao?
Xin thưa, bất chấp những tuyên bố “hùng hồn” của ngài Thủ tướng nhằm vào Trung Quốc, cũng như những lời “cảnh cáo” của báo chí Trung Quốc nhằm vào ông ta, Nguyễn Tấn Dũng vẫn là một trong những người Việt Nam lập nhiều “chiến công” nhất cho Trung Nam Hải . Xin đơn cử:
1. Trước kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá XII (tháng 7.2007), ông Nguyễn Tấn Dũng đã nhất quyết đề cử ông Hoàng Trung Hải vào vị trí quan trọng thứ hai trong chính phủ: Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế. Mặc dù lúc đó một số cán bộ ở Ban Tổ chức Trung ương và Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã gửi Tâm Huyết Thư cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư để tố cáo lý lịch người Hán của ông Hoàng Trung Hải, nhưng vẫn không ngăn chặn được. Ngoài ra, ông Nguyễn Tấn Dũng còn tin tưởng giao phó cho ông ta vô số trọng trách quán xuyến nền kinh tế khác. Trong lịch sử Việt Nam, chưa bao giờ có một người Hán nào, đặc biệt lại che dấu lý lịch với mưu đồ đen tối, leo lên đến vị trí gần như nắm trong tay cả nền kinh tế và gây ra không biết bao nhiêu tai hoạ cho Việt Nam (nhưng đặc biệt có lợi cho Trung Quốc) suốt từ năm 2007 đến nay.
2. Năm 2005, tức trước khi ông Nguyễn Tấn Dũng ngồi lên chiếc ghế Thủ tướng, tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam mới chỉ chiếm 15,9%, với giá trị nhập siêu là 2,67 tỷ USD. Chín năm dưới quyền lãnh đạo của ông ta, tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam cứ tăng dần đều và đến năm 2014 thì lên tới 29,5%, với giá trị nhập siêu là 28,9 tỷ USD. Quý vị hãy hình dung thế này: cộng với giá trị nhập khẩu tiểu ngạch trá hình vàhoạt động buôn lậu tràn lan từ Trung Quốc, ước chừng cứ 2 sản phẩm Việt Nam nhập khẩu từ bên ngoài thì có 1 sản phẩm “made in China”, và tỷ lệ đó vẫn đang tăng lên qua từng năm. Nếu xét thực tế phần lớn sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc là chất lượng thấp và độc hại thì đây thực sự là THẢM HOẠ đối với một nền kinh tế có độ mở nằm trong nhóm 5 nước cao nhất trên thế giới như Việt Nam.
Đồ thị: Tỷ trọng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Trung Quốc trong
tổng kim ngạch XNK của Việt Nam giai đoạn 2000÷2014 – Nguồn: VOA
3. Trong lịch sử 4.000 năm dựng nước và giữ nước của Việt Nam, mặc dù bị Trung Quốc xâm lược và đô hộ nhiều lần, nhưng chưa bao giờ người Trung Quốc “cắm chốt” được ở bất cứ đâu trên mảnh đất phương Nam này. Song đến nay, nhờ “công lao” của cặp bài trùng Nguyễn Tấn Dũng – Hoàng Trung Hải mà Trung Quốc đã đặt chân vào và từng bước khống chế nhiều vị trí xung yếu về an ninh – quốc phòng ở Việt Nam: một loạt dự án thuê đất rừng đầu nguồn ở một số tỉnh, dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, dự án Formosa ở Vũng Áng, hai dự án du lịch của người Hoa trên đèo Hải Vân, dự án điện hạt nhân ở Ninh Thuận, v.v.
4. Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhà thầu Trung Quốc trúng thầu đến 90% các dự án hạ tầng trọng điểm ở Việt Nam, với vô số hệ luỵ về an ninh – quốc phòng và những thiệt hại không thể đong đếm về kinh tế (chậm tiến độ hàng năm; chất lượng thấp; phụ thuộc vào Trung Quốc về phụ tùng và linh kiện thay thế, v.v.).
5. Với tư cách là người phụ trách Đảng uỷ Công an Trung ương kể từ năm 2006, ông Nguyễn Tấn Dũng là nhân vật đóng vai trò quyết định trong chiến dịch đàn áp ngày càng khốc liệt nhằm vào phong trào chống Trung Quốc xâm lược ở Việt Nam nhiều năm qua. Những tiếng nói phản kháng Trung Quốc mạnh mẽ nhất như TS Cù Huy Hà Vũ, blogger Điếu Cày, nhà văn/blogger Phạm Viết Đào, blogger Anh Ba Sàm, nhà văn/blogger Nguyễn Quang Lập… đều lần lượt “được” ông ta cho vào “an dưỡng” trong tù. Mới đây, nhà văn/blogger yêu nước Phạm Viết Đào đã chỉ đích danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người đã chỉ đạo lực an ninh dưới quyền bắt bỏ tù ông cũng như nhiều blogger khác.
6. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chính là “tác giả” của bản Thông báo cấm biểu tình chống bành trướng Bắc Kinh do UBND Tp Hà Nội ban hành ngày 18/8/2011.
Theo nhà báo Huy Đức: “Ngày 2.8.2011, Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh khẳng định trong một buổi họp báo: ‘Hà Nội không có chủ trương trấn áp người biểu tình. Để rồi, ngày 18.11.2011, từ chỗ coi những người biểu tình chống Trung Quốc là yêu nước, Hà Nội ra thông báo vu cho người biểu tình là ‘gây rối Thủ đô’, là có ‘các thế lực chống đối trong và ngoài nước’. Dân chúng nào biết tác giả bản thông báo này là Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, phái viên của thủ tướng đặc trách an ninh, tôn giáo. Buổi tối trước khi bản thông báo được đưa xuống Hà Nội, Tướng Hưởng đã đưa đến nhà để Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp đọc duyệt. Cho dù không có quan chức nào ở Hà Nội chịu ký, bản thông báo và những ‘tác phẩm báo chí’ bôi nhọ người biểu tình khác vẫn được phát trên các phương tiện truyền thông của Hà Nội. Từ đó, các vụ bắt bớ người biểu tình diễn ra khốc liệt liên tục vào các ngày chủ nhật.”
7. Cho đến nay, văn bản pháp lý quan trọng nhất của nhà nước Việt Nam nhằm khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa chính là Luật Biển do Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 21.6.2012. Tuy nhiên, mặc dù cố tạo ra vẻ ta đây là nhân vật chống Tàu mạnh mẽ nhất trong bộ máy, ông Nguyễn Tấn Dũng lại không hề để lại bất kỳ dấu ấn nào trong quá trình ra đời của đạo luật. Đây được cho là một chiến thắng cá nhân của ông Trương Tấn Sang, người lúc bấy giờ còn cho thấy lập trường chống Trung Quốc rõ ràng. Không những vậy, tuy đã gần 3 năm trôi qua kể từ khi đạo luật này được thông qua, chính phủ của TT Nguyễn Tấn Dũng vẫn chưa có bất kỳ động thái gì để triển khai thực hiện đạo luật đó, kể cả việc đơn giản nhất là ban hành nghị định hướng dẫn thực hiện.
8. Ông Nguyễn Tấn Dũng là một “bậc thầy” của trò “nói một đàng, làm một nẻo”. Điều này thì chẳng còn mấy ai lấy làm lạ nữa. Điều lạ ở đây là dường như ông ta càng “nói một đàng, làm một nẻo” thì lại càng có nhiều ngườitung hê và đặt niềm tin vào ông ta. Không ít người vẫn đang mơ màng là ông ta sẽ cải cách thể chế nếu nắm quyền hành trong tay, đơn giản là vì họ đã nhiều lần nghe ông ta hô hào “cải cách thể chế”, mà lần nào nghe cũng sướng tai. Xin hỏi, nếu ông ta thực tâm muốn cải cách thể chế, tại sao ông ta lại KHÔNG HỀ thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế, điều mà ông ta đã lớn tiếng hô hào ngay từ những ngày đầu tiên của nhiệm kỳ thứ hai và hoàn toàn nằm trong phạm vi chức trách cũng như quyền hạn của ông ta. Kinh tế quyết định chính trị. Nếu ông ta thực tâm muốn cải cách thể chế chính trị, tại sao ông ta không tiến hành cải cách thể chế kinh tế để thúc đẩy cải cách chính trị? Tổng thống Obama từng hy vọng việc ký kết TPP với Việt Nam sẽ diễn ra trong năm 2013, vậy mà 2 năm sau đấy người ta vẫn chưa xác định được thời điểm ký kết. Nguyên nhân chủ yếu cho sự chậm trễ này là vì Việt Nam chậm tái cấu trúc nền kinh tế và thái độ “quyết liệt” của ông Nguyễn Tấn Dũng trong việc đàn áp những người con ưu tú của đất nước dám cất lên tiếng nói đòi cải cách hệ thống và chống bá quyền Trung Quốc. (Dĩ nhiên, đây là điều mà Trung Quốc hết sức mong muốn.)
Bên cạnh những gì đã trình bày trên đây là thực tế (i) hàng hoá Trung Quốc ngày càng tràn ngập thị trường Việt Nam, (ii) hoạt động buôn lậu hàng hoá từ Trung Quốc về Việt Nam ngày một phổ biến, (iii) làn sóng doanh nghiệp Trung Quốc thâu tóm doanh nghiệp Việt Nam đang âm thầm diễn ra, (iv) các nhà đầu tư Trung Quốc đang ráo riết săn lùng bất động sản Việt Nam, và (v) người lao động Trung Quốc nhan nhản trên khắp lãnh thổ Việt Nam – tất cả đều diễn ra dưới quyền cai quản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Thử hỏi, kể từ năm 1945 đến nay, liệu còn người Việt Nam nào lập được nhiều “thành tích” cho Trung Quốc hơn ông Dũng?
Những phát biểu hùng hồn của ông Dũng nhằm vào Trung Quốc và những lời “cảnh cáo” mà Hoàn Cầu Thời Báo nhằm vào ông Dũng chẳng qua chỉ là trò loè bịp dư luận do Trung Nam Hải giật dây, hòng tạo điều kiện cho con bài đắc dụng nhất của họ “ghi điểm” trong mắt công chúng Việt Nam hầu tiến tới thâu tóm ngôi vị tối cao tại kỳ Đại hội Đảng sắp đến.
Mặc dù đứng ở vị trí thứ ba hệ thống “ngôi thứ” của bộ máy, nhưng ông Tấn Dũng vẫn được đánh giá là nhân vật quyền lực nhất Việt Nam nhiều năm qua.
Ông Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định trước Quốc hội hôm 19.11.2014 rằng quan điểm của ông ta trong quan hệ với Trung Quốc là “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”.
Vậy ông ta sẽ “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” với Trung Quốc như thế nào một khi trở thành nhà lãnh đạo tối cao của Việt Nam?
Xin thưa, quá trình “Hán hoá” Việt Nam sẽ còn diễn ra nhanh hơn so với thời kỳ ông ta làm Thủ tướng, bởi lúc này chẳng còn thế lực nào ở Việt Nam đủ sức thách thức quyền lực của ông ta cả.
Hãy nhìn lại 9 năm dưới “triều đại” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xem Việt Nam đã bị “Hán hoá” đến thế nào để hình dung ra bộ mặt Việt Nam 10 năm tới dưới “triều đại” của Tổng Bí thư/Tổng thống Nguyễn Tấn Dũng.
________________________________________
Dĩ nhiên, nếu trở thành Tổng Bí thư khoá tới, ông ta sẽ tiến hành cải cách thể chế “theo cách của 3X” vào cuối nhiệm kỳ để dọn đường cho mình trở thành “Putin của Việt Nam”.
Tác giả bài viết này là người vẫn đang theo đuổi vụ tố cáo đối với PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và (nguyên) TBT Nông Đức Mạnh kể từ năm 2008 đến nay, nhưng không hề được giải quyết đúng pháp luật, trong bối cảnh ngay cả ĐBQH Dương Trung Quốc, người tiếp nhận đơn thư của chúng tôi, cũng đã bị PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải khống chế và thao túng, mặc dù vụ việc đã được truyền thông quốc tế nhiều lần đưa tin.
Trong câu chuyện tố cáo, tác giả đã nêu rõ ông Hoàng Trung Hải (và sau lưng ông ta là Trung Nam Hải) đã gài bẫy và khống chế được ông Nguyễn Tấn Dũng. Vì thế, ông ta đã nhất quyết đặt ông Hoàng Trung Hải vào vị trí PTT phụ trách kinh tế, và ra sức bảo vệ nhân vật đầy tai tiếng và mờ ám này. Bản thân vợ tác giả, cô Lê Thị Phương Anh, nhân chứng sống của vụ án và từng là một mắt xích quan trọng trong đường dây ma tuý của PTT Hoàng Trung Hải, lại đang bị Công an Đồng Nai bắt giam và truy tố trái phép từ ngày 15.5.2014.
Bộ Ngoại giao Mỹ từng nêu vụ Lê Anh Hùng, người tố cáo cặp bài trùng Hoàng Trung Hải – Nguyễn Tấn Dũng, bị cưỡng chế vào trại tâm thần từ ngày 24.1 ÷ 5.2.2013 như một vụ vi phạm nhân quyền tiêu biểu của nhà cầm quyền Việt Nam trong năm 2013.
Dưới áp lực của dư luận, ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn điềm nhiên tuyên bố dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên là “chủ trương lớn của đảng và nhà nước”. Với dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine trên đèo Hải Vân thì mặc dù Bộ Quốc phòng đã chính thức có văn bản kiến nghị dừng dự án từ ngày 28.11.2014 song đến nay ông ta vẫn chưa hề hé răng lấy nửa lời, dù trước đấy ông ta đã hứa “sẽ xem xét lại”. Nếu đối thủ của ông ta không “xì” tin cho báo chí lên tiếng thì sẽ chẳng bao giờ có chuyện ông ta “xem xét lại” ở đây cả.
Tương tự, nếu đối thủ của ông ta không “xì” ra cho báo chí biết chuyện Cty Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đòi thành lập đặc khu kinh tế trực thuộc Văn phòng Chính phủ thì nay Formosa Hà Tĩnh đã trở thành một “tiểu quốc” của Đại Hán trực thuộc PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải rồi (dù trên thực tế nó đã trở thành đặc khu Trung Quốc từ lâu).
Đặc biệt, nếu truyền thông quốc tế không kịp thời loan tin thì âm mưu lập căn cứ tại Cửa Việt của Trung Quốc cũng đã trở thành hiện thực.
Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015
HỒI GIÁO SẼ LÀM BÁ CHỦ CHÂU ÂU?
Vào những ngày đầu tháng 9/2015, Nga, Iran và Syria hợp đồng với nhau để đẩy làn sóng tỵ nạn người Hồi giáo ở Trung Đông Bắc Phi tỵ nạn chiến tranh Syria về phía châu Âu. Đây là một thảm họa trong tương lai của châu Âu, nhưng vì một nền chính trị nhân bản, nên các chính khách châu Âu đã mở cửa biên giới đón tiếp người tỵ nạn sau bức hình nổi tiếng của bé trai Aylan Kurdi người Syria tỵ nạn bằng thuyền chết trôi trên bờ biển Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ.
Saddam Hussein và Muammar al-Gaddafi là những lãnh đạo của nhà nước Hồi giáo độc tài ở Trung Đông. Họ đã từng được đào tạo ở Hoa Kỳ và Anh Quốc, nhưng tư tưởng khai phóng, nhân bản và dân tộc của họ không có. Ngược lại, 2 ông này mang tư tưởng cực đoan của Hồi giáo muốn thống lĩnh thế giới Hồi giáo theo đạo luật Caliphate khắc khe sao chép từ cộng sản. Họ đã bị phương Tây và Hoa Kỳ trừng trị, khi tư tưởng bá quyền Hồi giáo của họ muốn thống trị thế giới.
Nhưng gần đây, một Putin độc đoán hậu cộng sản ở Nga đã khơi dậy ngọn lửa Hồi giáo thống trị thế giới trở lại, như là một giải quyết nội loạn ở Nga, và chuyển lửa ra ngoài biên giới Nga bằng việc sử dụng Hồi giáo làm yếu khối NATO và châu Âu, đồng thời nhằm bán vũ khí cho đồng minh và Hồi giáo cực đoan để giải quyết kinh tế nước Nga đang khốn đốn.
Bài viết này chỉ ghi lại một nghiên cứu về nhân khẩu học - demography - và hệ lụy của nó do Viện nghiên cứu Hòa bình và Thịnh vượng của Ron Paul, Hoa Kỳ. Nghiên cứu này đã tổng kết từ năm 2008 đến năm 2012, đã cảnh báo một châu Âu suy tàn và bị thống trị bỡi Hồi giáo cực đoan, và nó đã đưa ra một chiến lược cho Hoa Kỳ về vấn đề giải quyết sự tràn ngập Hồi giáo cực đoan. Nay nó lại là con bài để Putin giải quyết cái ghế tổng thống của mình và cho cả đồng minh độc tài Bashar al-Assad ở Syria, cũng như cho giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei ở Iran, đang có nguy cơ bị đổ sau cấm vận của phương Tây, do hành động xâm lược Crimea ở Ukraina, độc tài của Bashar al-Assad, muốn sở hữu vũ khí hạt nhân của Iran.
Ron Paul phục vụ trong Hạ viện Hoa Kỳ trong những năm 1976-1977, 1979-1985 và từ năm 1997 đến năm 2013. Ông tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ trong những năm 1988, 2008 và 2012. Với tính cách thẳng thắn của ông trong việc chống lại bất kỳ đạo luật nào vi phạm Hiến pháp ở quốc hội, và ông cũng được xem là tấm gương sáng của một chính trị gia chống tham nhũng tại Washington DC. Tất cả những gì ông làm cho nước Mỹ đã mang lại cho ông biệt danh "Dr. No" - Ngài nói Không. Ngoài việc là một chính trị gia, ông còn thành lập một Viện nghiên cứu mang tên ông: Ron Paul Institute for Peace and Prosperity.
Một báo cáo nghiên cứu về Tình hình Nhân khẩu học toàn cầu đã được báo cáo năm 2012, do Raul Paul, Chủ tịch Viện Hòa Bình và Thịnh vượng Ron Paul - Ron Paul Institute for Peace and Prosperity - rằng, để một nền văn hóa giúp chính quyền tồn tại được trong 25 năm thì trung bình xã hội tự do dân chủ mỗi cặp vợ chồng phải sinh ra 2.11 trẻ. Nhưng hiện tại châu Âu trung bình chỉ sinh 1.9 trẻ, một tỷ lệ không bao giờ đổi ngược. Và đang có xu hướng giảm tỷ lệ này còn 1.3 trẻ ở mỗi gia đình thì sẽ không thể đảo ngược được.
Trong vòng 80 đến 100 năm tới, mỗi gia đình châu Âu chỉ còn sinh ra trung bình 1 trẻ. Rồi 2 gia đình (4 cha mẹ ở thế hệ F) chỉ sản sinh ra 2 trẻ ở thế hệ F1, cũng chỉ sinh ra 1 trẻ ở thế hệ F2. Như vậy 4 người ở thế hệ đầu chỉ có thể tạo ra 1 trẻ ở thế hệ F2. Đến năm 2026 cộng đồng châu Âu sẽ là cộng đồng già nua, thiếu sức trẻ phục vụ lao động sản xuất.
Islam taking over Europe
Năm 2006 thống kê cho thấy ở Pháp trung bình có 1.8 trẻ sinh ra trong 1 gia đình. Anh thấp hơn chỉ 1.6. Hy Lạp và Đức còn ít hơn 1.3. Ý là 1.2. Tây Ban Nha thấp nhất chỉ 1.1 trẻ. Cộng đồng châu Âu gồm 31 quốc gia. Tỷ lệ trung bình sinh sản của họ là 1.38 trẻ trong một gia đình hiện nay, dù mọi cố gắng kêu gọi chính quyền, tỷ lệ này cũng không thẩy tăng trở lại. Tỷ lệ này không thể giữ được văn hóa gốc châu Âu trong dài hạn. Vì sao?
Tình hình di dân của người Hồi giáo sẽ góp phần thay đổi văn hóa châu Âu. Từ năm 1990 có 90% số dân đi dân là di dân Hồi giáo đến châu Âu, nên tỷ lệ sinh sản của dân châu Âu so với người Hồi giáo thể hiện như sau:
Ở Pháp, người Âu chỉ sinh 1.8 trẻ trong một cặp vợ chồng là cao nhất châu Âu. Trong khi đó, dân Hồi giáo ở Pháp mỗi gia đình sinh ra 8.1 trẻ. Hiện có 30% trẻ ở độ tuổi dưới 20 là người Hồi giáo. Trong tương lai, vào giữa thế kỷ này, cộng đồng hồi giáo ở độ tuổi dưới 20 sẽ tăng lên 45% ở Pháp. Đến năm 2027, ở Pháp cứ 5 người sẽ có 1 người Hồi giáo. Trong 39 năm tới, Pháp sẽ là một quốc gia của cộng đồng Hồi giáo.
Trong 30 năm qua, cộng đồng Hồi giáo ở Anh từ 82 ngàn người tăng lên 2,5 triệu ở Anh. Một sự gia tăng 30 lần.
Ở Hà Lan, 50% trẻ sinh ra là từ cộng đồng Hồi giáo, trong 15 năm tới 50% dân Hà Lan là cộng đồng Hồi giáo.
Ở Nga, hiện có 23 triệu người theo Hồi giáo, cứ 5 người Nga có 1 người Hồi giáo. 40% lính Nga là người Hồi giáo chỉ trong vài năm tới.
Hiện nay ở Bỉ, 25% dân theo Hồi giáo. Và 50% trẻ sơ sinh là người Hồi giáo.
Chính phủ EU tổng kết là, vào năm 2025, có 1/3 trẻ sinh ra từ những gia đình người Hồi giáo.
Theo thống kê của chính quyền Liên bang Đức, chỉ trong 17 năm nữa thôi, việc giảm dân số Đức không còn có thể được ngăn chặn. Vòng xoáy đi xuống của dân số Đức không còn có thể đảo ngược. Nước Đức sẽ là một Nhà nước Hồi giáo - Islamic State - vào năm 2050.
Thuở sinh thời, lời tiên tri của Muammar al-Gaddafi ngày nào rằng: "Có những dấu hiệu rằng thánh Allah sẽ chiến thắng lớn để Hồi giáo thôn tính châu Âu mà không cần gươm, không cần súng, không cần chinh phục châu Âu. Chúng ta không cần phải khủng bố. Chúng ta không cần cảm tử quân mang bom trong người. Hơn 50 triệu người châu Âu theo Hồi giáo chỉ trong vài thập niên tới."
Hiện có 52 triệu người Hồi giáo trên toàn châu Âu. Chính phủ Đức gửi đi một thông điệp rằng, trong 20 năm tới con số người theo Hồi giáo ở châu Âu sẽ tăng lên gấp đôi - 104 triệu!
Câu chuyện láng giềng của chúng ta ở Gia Nã Đại ngày nay, tỷ lệ sinh sản của họ chỉ 1.6 trẻ cho một gia đình, mà để cần giữ nền tảng văn hóa nền cho chính quyền thì cần 2.11 trẻ. Trong khi đó, trong khoảng thời gian từ 2001 đến 2006, dân số Gia Nã Đại tăng thêm 1.6 triệu, cùng với 1.2 triệu người di dân đến quốc gia này là Hồi giáo.
Ở Hoa Kỳ hiện nay tỷ lệ sinh sản 1.6 trẻ trong mỗi gia đình. Đối với cộng đồng Hispanic - có nguồn gốc sự dụng tiếng La Tinh, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha - di dân tỷ lệ này cao hơn 2.11 trẻ. Năm 1970, có 100 ngàn người Hồi giáo. Hôm nay, vào năm 2009, có hơn 9 triệu người Hồi giáo.
Thế giới đang thay đổi. Thời điểm cần phải thức tỉnh!
Trong một Hội thảo khoa học chiến lược về Hồi giá tại Chicago, 3 năm qua, có 1.24 người Hồi giáo đến nước Mỹ. Hồ sơ của họ đã được nghiên cứu kỹ càng. Một khuyến cáo cho rằng, Hoa Kỳ phải chuẩn bị một kế hoạch lớn cho chướng trình văn hóa tiên tiến của Hoa Kỳ bao gồm: thông tin truyền thông, chính sách, giáo dục, v.v... cho sự chuẩn bị nước Mỹ có một cộng đồng 50 triệu người Hồi giáo trong 30 năm tới.
Ý chí của con người luôn làm cho cuộc sống đen tối, nhưng ý chí ấy không cần cho trẻ thơ. Tôn giáo nào, kể cả Hồi giáo cũng đều dạy con người chân thiện mỹ, nhưng giáo luật do ý chí của con người tạo ra cho tôn giáo ấy là những vết nhơ của nhân loại.
Nếu chúng ta không có chiến lược tốt cho một kỷ nguyên mới của nhân loại, thì chỉ 5-7 năm nữa, nhửng ý chí đen tối của Hồi giáo cực đoan sẽ lan rộng toàn cầu. Nó bắt nguồn từ sự mê muội của chúng ta.
Asia Clinic, 13h57' ngày thứ Năm, 26/11/2015
Saddam Hussein và Muammar al-Gaddafi là những lãnh đạo của nhà nước Hồi giáo độc tài ở Trung Đông. Họ đã từng được đào tạo ở Hoa Kỳ và Anh Quốc, nhưng tư tưởng khai phóng, nhân bản và dân tộc của họ không có. Ngược lại, 2 ông này mang tư tưởng cực đoan của Hồi giáo muốn thống lĩnh thế giới Hồi giáo theo đạo luật Caliphate khắc khe sao chép từ cộng sản. Họ đã bị phương Tây và Hoa Kỳ trừng trị, khi tư tưởng bá quyền Hồi giáo của họ muốn thống trị thế giới.
Nhưng gần đây, một Putin độc đoán hậu cộng sản ở Nga đã khơi dậy ngọn lửa Hồi giáo thống trị thế giới trở lại, như là một giải quyết nội loạn ở Nga, và chuyển lửa ra ngoài biên giới Nga bằng việc sử dụng Hồi giáo làm yếu khối NATO và châu Âu, đồng thời nhằm bán vũ khí cho đồng minh và Hồi giáo cực đoan để giải quyết kinh tế nước Nga đang khốn đốn.
Bài viết này chỉ ghi lại một nghiên cứu về nhân khẩu học - demography - và hệ lụy của nó do Viện nghiên cứu Hòa bình và Thịnh vượng của Ron Paul, Hoa Kỳ. Nghiên cứu này đã tổng kết từ năm 2008 đến năm 2012, đã cảnh báo một châu Âu suy tàn và bị thống trị bỡi Hồi giáo cực đoan, và nó đã đưa ra một chiến lược cho Hoa Kỳ về vấn đề giải quyết sự tràn ngập Hồi giáo cực đoan. Nay nó lại là con bài để Putin giải quyết cái ghế tổng thống của mình và cho cả đồng minh độc tài Bashar al-Assad ở Syria, cũng như cho giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei ở Iran, đang có nguy cơ bị đổ sau cấm vận của phương Tây, do hành động xâm lược Crimea ở Ukraina, độc tài của Bashar al-Assad, muốn sở hữu vũ khí hạt nhân của Iran.
Ron Paul phục vụ trong Hạ viện Hoa Kỳ trong những năm 1976-1977, 1979-1985 và từ năm 1997 đến năm 2013. Ông tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ trong những năm 1988, 2008 và 2012. Với tính cách thẳng thắn của ông trong việc chống lại bất kỳ đạo luật nào vi phạm Hiến pháp ở quốc hội, và ông cũng được xem là tấm gương sáng của một chính trị gia chống tham nhũng tại Washington DC. Tất cả những gì ông làm cho nước Mỹ đã mang lại cho ông biệt danh "Dr. No" - Ngài nói Không. Ngoài việc là một chính trị gia, ông còn thành lập một Viện nghiên cứu mang tên ông: Ron Paul Institute for Peace and Prosperity.
Một báo cáo nghiên cứu về Tình hình Nhân khẩu học toàn cầu đã được báo cáo năm 2012, do Raul Paul, Chủ tịch Viện Hòa Bình và Thịnh vượng Ron Paul - Ron Paul Institute for Peace and Prosperity - rằng, để một nền văn hóa giúp chính quyền tồn tại được trong 25 năm thì trung bình xã hội tự do dân chủ mỗi cặp vợ chồng phải sinh ra 2.11 trẻ. Nhưng hiện tại châu Âu trung bình chỉ sinh 1.9 trẻ, một tỷ lệ không bao giờ đổi ngược. Và đang có xu hướng giảm tỷ lệ này còn 1.3 trẻ ở mỗi gia đình thì sẽ không thể đảo ngược được.
Trong vòng 80 đến 100 năm tới, mỗi gia đình châu Âu chỉ còn sinh ra trung bình 1 trẻ. Rồi 2 gia đình (4 cha mẹ ở thế hệ F) chỉ sản sinh ra 2 trẻ ở thế hệ F1, cũng chỉ sinh ra 1 trẻ ở thế hệ F2. Như vậy 4 người ở thế hệ đầu chỉ có thể tạo ra 1 trẻ ở thế hệ F2. Đến năm 2026 cộng đồng châu Âu sẽ là cộng đồng già nua, thiếu sức trẻ phục vụ lao động sản xuất.
Islam taking over Europe
Năm 2006 thống kê cho thấy ở Pháp trung bình có 1.8 trẻ sinh ra trong 1 gia đình. Anh thấp hơn chỉ 1.6. Hy Lạp và Đức còn ít hơn 1.3. Ý là 1.2. Tây Ban Nha thấp nhất chỉ 1.1 trẻ. Cộng đồng châu Âu gồm 31 quốc gia. Tỷ lệ trung bình sinh sản của họ là 1.38 trẻ trong một gia đình hiện nay, dù mọi cố gắng kêu gọi chính quyền, tỷ lệ này cũng không thẩy tăng trở lại. Tỷ lệ này không thể giữ được văn hóa gốc châu Âu trong dài hạn. Vì sao?
Tình hình di dân của người Hồi giáo sẽ góp phần thay đổi văn hóa châu Âu. Từ năm 1990 có 90% số dân đi dân là di dân Hồi giáo đến châu Âu, nên tỷ lệ sinh sản của dân châu Âu so với người Hồi giáo thể hiện như sau:
Ở Pháp, người Âu chỉ sinh 1.8 trẻ trong một cặp vợ chồng là cao nhất châu Âu. Trong khi đó, dân Hồi giáo ở Pháp mỗi gia đình sinh ra 8.1 trẻ. Hiện có 30% trẻ ở độ tuổi dưới 20 là người Hồi giáo. Trong tương lai, vào giữa thế kỷ này, cộng đồng hồi giáo ở độ tuổi dưới 20 sẽ tăng lên 45% ở Pháp. Đến năm 2027, ở Pháp cứ 5 người sẽ có 1 người Hồi giáo. Trong 39 năm tới, Pháp sẽ là một quốc gia của cộng đồng Hồi giáo.
Trong 30 năm qua, cộng đồng Hồi giáo ở Anh từ 82 ngàn người tăng lên 2,5 triệu ở Anh. Một sự gia tăng 30 lần.
Ở Hà Lan, 50% trẻ sinh ra là từ cộng đồng Hồi giáo, trong 15 năm tới 50% dân Hà Lan là cộng đồng Hồi giáo.
Ở Nga, hiện có 23 triệu người theo Hồi giáo, cứ 5 người Nga có 1 người Hồi giáo. 40% lính Nga là người Hồi giáo chỉ trong vài năm tới.
Hiện nay ở Bỉ, 25% dân theo Hồi giáo. Và 50% trẻ sơ sinh là người Hồi giáo.
Chính phủ EU tổng kết là, vào năm 2025, có 1/3 trẻ sinh ra từ những gia đình người Hồi giáo.
Theo thống kê của chính quyền Liên bang Đức, chỉ trong 17 năm nữa thôi, việc giảm dân số Đức không còn có thể được ngăn chặn. Vòng xoáy đi xuống của dân số Đức không còn có thể đảo ngược. Nước Đức sẽ là một Nhà nước Hồi giáo - Islamic State - vào năm 2050.
Thuở sinh thời, lời tiên tri của Muammar al-Gaddafi ngày nào rằng: "Có những dấu hiệu rằng thánh Allah sẽ chiến thắng lớn để Hồi giáo thôn tính châu Âu mà không cần gươm, không cần súng, không cần chinh phục châu Âu. Chúng ta không cần phải khủng bố. Chúng ta không cần cảm tử quân mang bom trong người. Hơn 50 triệu người châu Âu theo Hồi giáo chỉ trong vài thập niên tới."
Hiện có 52 triệu người Hồi giáo trên toàn châu Âu. Chính phủ Đức gửi đi một thông điệp rằng, trong 20 năm tới con số người theo Hồi giáo ở châu Âu sẽ tăng lên gấp đôi - 104 triệu!
Câu chuyện láng giềng của chúng ta ở Gia Nã Đại ngày nay, tỷ lệ sinh sản của họ chỉ 1.6 trẻ cho một gia đình, mà để cần giữ nền tảng văn hóa nền cho chính quyền thì cần 2.11 trẻ. Trong khi đó, trong khoảng thời gian từ 2001 đến 2006, dân số Gia Nã Đại tăng thêm 1.6 triệu, cùng với 1.2 triệu người di dân đến quốc gia này là Hồi giáo.
Ở Hoa Kỳ hiện nay tỷ lệ sinh sản 1.6 trẻ trong mỗi gia đình. Đối với cộng đồng Hispanic - có nguồn gốc sự dụng tiếng La Tinh, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha - di dân tỷ lệ này cao hơn 2.11 trẻ. Năm 1970, có 100 ngàn người Hồi giáo. Hôm nay, vào năm 2009, có hơn 9 triệu người Hồi giáo.
Thế giới đang thay đổi. Thời điểm cần phải thức tỉnh!
Trong một Hội thảo khoa học chiến lược về Hồi giá tại Chicago, 3 năm qua, có 1.24 người Hồi giáo đến nước Mỹ. Hồ sơ của họ đã được nghiên cứu kỹ càng. Một khuyến cáo cho rằng, Hoa Kỳ phải chuẩn bị một kế hoạch lớn cho chướng trình văn hóa tiên tiến của Hoa Kỳ bao gồm: thông tin truyền thông, chính sách, giáo dục, v.v... cho sự chuẩn bị nước Mỹ có một cộng đồng 50 triệu người Hồi giáo trong 30 năm tới.
Ý chí của con người luôn làm cho cuộc sống đen tối, nhưng ý chí ấy không cần cho trẻ thơ. Tôn giáo nào, kể cả Hồi giáo cũng đều dạy con người chân thiện mỹ, nhưng giáo luật do ý chí của con người tạo ra cho tôn giáo ấy là những vết nhơ của nhân loại.
Nếu chúng ta không có chiến lược tốt cho một kỷ nguyên mới của nhân loại, thì chỉ 5-7 năm nữa, nhửng ý chí đen tối của Hồi giáo cực đoan sẽ lan rộng toàn cầu. Nó bắt nguồn từ sự mê muội của chúng ta.
Asia Clinic, 13h57' ngày thứ Năm, 26/11/2015
Bài diễn thuyết khiến cả Trung Quốc chấn động
"Lời của Lưu Á Châu có thể làm nhiều người không thoải mái, nhưng con người chỉ nghe lời hay ý đẹp sẽ không thể thức tỉnh được. Bài phát biểu của Lưu chính là một tiếng nói khác."
Trung Quốc còn sợ gì mà chưa dám "động binh" đánh IS?
Khủng bố Mali: Lý do "lực lượng tinh nhuệ" TQ không cứu công dân
Cường quốc phương Tây sôi sục chống khủng bố: Ai có "lợi"?
LTS: Những ngày vừa qua, Nga và Pháp ngay lập tức gia tăng cường độ chiến dịch không kích nhằm vào tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria, sau các vụ khủng bố nhằm vào máy bay Nga và các vụ tấn công đẫm máu ở Paris.
Trong khi đó, hành động của Trung Quốc - quốc gia có 1 công dân vừa bị IS hành quyết và 3 công dân khác thiệt mạng trong vụ khủng bố Mali hôm 20/11 vừa qua - vẫn chỉ dừng lại ở tuyên bố "tăng cường hợp tác với quốc tế".
Chính phủ Trung Quốc né tránh trả lời vấn đề này, trong khi truyền thông lý giải nguyên nhân là do sự khác biệt giữa những giá trị cốt lõi về lợi ích quốc gia mà Bắc Kinh cần "cân, đo, đong, đếm" nếu tham chiến.
Nhân đây, chúng tôi xin giới thiệu tới quý độc giả bài diễn thuyết của của Thượng tướng Lưu Á Châu - Chính ủy ĐH Quốc phòng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc - phân tích cách thức mà xã hội Trung Quốc phản ứng với 1 sự kiện khủng bố phương Tây, cụ thể là vụ 11/9.
Bài diễn thuyết tướng Lưu nói tại căn cứ quân sự Côn Minh ngày 10/5/2010 (thời điểm ông vẫn mang hàm Trung tướng) và được truyền thông Trung Quốc cũng như quốc tế đánh giá là "chấn động".
Dưới đây, chúng tôi xin trích đăng bài diễn thuyết trên.
---
Tín niệm và đạo đức
Tôi là người kế thừa văn hóa Trung Quốc, cũng là người phê phán văn hóa Trung Quốc. Trong quá khứ, trước hết tôi là người kế thừa văn hóa Trung Quốc, sau đó mới là người phê phán. Hiện tại, tôi là người phê phán, sau mới là người kế thừa văn hóa Trung Quốc.
Lịch sử phương Tây là quá trình "bỏ ác theo thiện". Lịch sử Trung Quốc lại là quá trình "bỏ thiện theo ác".
Phương Tây cổ đại cấm đủ điều, chỉ có bản năng con người là không cấm. Trung Quốc cái gì cũng không cấm, chỉ cấm bản năng của con người.
Người phương Tây dám thể hiện chính mình và tư tưởng cá nhân, cũng dám "khoe" bản thân lõa thể. Người Trung Quốc chỉ biết "mặc quần áo". "Mặc quần áo" cho tư tưởng. Mặc quần áo dù sao cũng dễ hơn cởi quần áo.
Hegel nói: "Trung Quốc không có triết học." Tôi nhận định Trung Quốc hàng ngàn năm qua chưa từng sinh ra tư tưởng gia. Tư tưởng gia mà tôi nói tới, là những người có cống hiến trọng đại cho tiến trình văn minh nhân loại như Hegel, Socrates, Plato...
Lão Đam (Lão Tử) có phải là tư tưởng gia hay không? Chỉ dựa vào cuốn "Đạo đức kinh" 5.000 chữ có thể trở thành tư tưởng gia được không? Chưa kể tới "Đạo đức kinh" có vấn đề.
Khổng Tử có thể xem là tư tưởng gia chăng?
Hậu nhân chúng ta "kiểm duyệt" ông thế nào? Tác phẩm của ông chưa từng cung cấp cho người Trung Quốc một thể hệ giá trị quan về nội tâm có thể đối kháng được quyền lực thế tục. Cái ông đem lại là "tất cả xoay vòng quanh quyền lực".
Nếu như Nho học là tôn giáo, thì đó là "ngụy tôn giáo"; nếu là tín ngưỡng, thì đó là "ngụy tín ngưỡng"; còn nếu là triết học, thì đó là triết học của xã hội bị "quan trường hóa".
Xét từ ý nghĩa này, Nho học là có tội đối với người Trung Quốc. Trung Quốc không thể có tư tưởng gia mà chỉ có chiến lược gia. Xã hội Trung Quốc là một xã hội binh pháp. Dân tộc của chúng ta chỉ tôn sùng chiến lược gia.
Một nhân vật có sự nghiệp chẳng mấy thành công như Gia Cát Lượng lại được người ta hoài niệm. Ông không có hùng tâm tráng chí, dùng người cũng không đúng đắn. Có tư liệu còn chỉ rõ ông là kẻ lộng quyền.
Nhưng một người như thế lại được nâng lên tầm cao đáng giật mình. Đây cũng là một kiểu phản ánh tâm linh của dân tộc chúng ta.
Trong một hình thái xã hội như thế, có 3 loại hành vi trở nên phổ biến:
1. Ngụy biện
Con trai tôi năm nay (2010-PV) thi đỗ vào khoa báo chí một trường đại học. Khoa này là một trong những khoa báo chí xuất sắc nhất ở Trung Quốc. Tôi bèn bảo con trai đưa giáo trình để tôi xem. Xem xong tôi nói, thứ này không đáng để đọc.
Trong giáo trình có một khẳng định: Trung Quốc phát minh ra thuốc súng. Sau khi thuốc súng truyền tới châu Âu đã "phá vỡ những thành trì phong kiến thời Trung cổ" ở châu Âu.
Thật là nực cười, anh phát minh ra thuốc súng đi phá vỡ "thành trì phong kiến" của người ta, vậy thành trì của chính anh tại sao không bị phá? Ngược lại còn kiên cố hơn?
Khi thảo luận vấn đề Đài Loan tại ĐH Quốc phòng, có một quan điểm khá "ăn khách": Đài Loan là một "chiếc khóa". Nếu không giải quyết được vấn đề Đài Loan thì "chiếc khóa" sẽ chặn "cửa lớn" của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ không có đường ra biển lớn.
Quan điểm này là ngụy biện. Tôi có thể phản bác lại trong một câu.
Tây Ban Nha sau khi trở thành cường quốc trên biển đã không hề chặn nước láng giềng Bồ Đào Nha cũng trở thành cường quốc đại dương.
Eo biển Dover (Calais), Pháp chỉ cách lãnh thổ nước Anh 28 hải lý, Anh có ngăn cản Pháp trở thành cường quốc trên biển hay không?
Mấu chốt khiến Trung Quốc mất đi đại dương chính là các thế hệ thống trị trong lịch sử không có quan niệm "hải quyền".
2. Đối ngoại mềm mỏng, đối nội tàn nhẫn
Văn minh châu Âu và văn minh Trung Quốc gần như cất bước cùng nhau, nhưng châu Âu hình thành nhiều quốc gia nhỏ, trong khi Trung Quốc hình thành một đại đế quốc thống nhất.
Nói tới điều này, chúng ta thường cảm thấy vui mừng. Kỳ thực, việc châu Âu hình thành nhiều quốc gia chính là một cách thể hiện lục địa này có tự do tư tưởng.
Mặc dù bọn họ chia thành nhiều nước nhỏ, nhưng, ít nhiều những gì có liên quan tới văn minh nhân loại đã được sinh ra từ chính những quốc gia tách rời này.
Còn chúng ta làm được gì cho văn minh thế giới?
Thống nhất giang sơn chắc chắn có liên hệ tất yếu với thống nhất tư tưởng. Xã hội chiến lược là xã hội mang tính hướng nội. Tôi từng nghiên cứu kỹ lưỡng những khác biệt giữa Mỹ-Trung: Trung Quốc ở các sự vụ quốc tế về cơ bản là mềm mỏng, đối với sự vụ trong nước thì cứng rắn.
Nước Mỹ ngược lại, cứng rắn trong lĩnh vực sự vụ quốc tế, mềm mỏng ở các vấn đề quốc nội.
Tôi không nhớ tôi đọc được vấn đề này trong cuốn sách nào, nhưng có một kết luận: Đó là do bất đồng văn hóa quyết định. Văn hóa Trung Quốc là khép kín, hướng nội; văn hóa Mỹ là cởi mở, hướng ngoại.
Quan niệm "nhất thống" cũng là một tư tưởng theo kiểu hướng nội. Điều này giải thích vì sao chúng ta là "cừu" trước các thế lực ngoại xâm, nhưng lại là "sói" trước chính đồng bào của mình.
[...]
Người Trung Quốc muốn dân mình đánh mình, đó mới gọi là dũng mãnh!
3. Thấp hèn, thô tục
Tinh thần thấp hèn tất dẫn đến hành vi thấp hèn. Tinh thần cao quý sẽ đưa tới hành vi cao quý.
Khoảng 20 năm trước, ở khu tập thể tôi sống phát sinh một chuyện thế này: Một đôi vợ chồng đòi ly hôn. Ông chồng đưa "tình mới" về nhà, cãi cọ ầm ĩ. Bà vợ chạy lên nóc nhà định nhảy xuống.
Người vây xung quanh đứng xem rất đông. Có người hào hứng hét lên: "Nhảy đi! Nhảy đi!"Sau đó bà vợ được cảnh sát cứu xuống, những người xem thậm chí còn thấy tiếc nuối.
Tôi thở dài trở về nhà, bật tivi xem. Truyền hình đang phát một câu chuyện ở châu Âu. Tại nước nào đó, tôi nhớ mang máng là Hungary, 70 năm trước có một thợ mỏ trẻ tuổi chuẩn bị làm đám cưới.
Lần cuối cùng người này xuống mỏ trước hôn lễ, tai nạn sập hầm xảy ra khiến anh ra đi mãi mãi. Cô dâu không tin người mình yêu đã ra đi nên mỏi mòn chờ đợi suốt 70 năm.
Gần đây người ta tu sửa lại hầm mỏ đã phát hiện ra một thi thể chính là chú rể khi trước. Do trong hầm không có không khí, thi thể chú rể lại ngâm trong nước chứa khoáng chất nên vẫn giữa được sự trẻ trung như 70 năm trước. Còn cô dâu khi ấy đã trở thành một bà lão tóc bạc trắng.
Bà ôm thi thể người yêu khóc thảm thiết và đưa ra quyết định tiếp tục hoàn thành hôn lễ.
Đó là một cảnh tượng chấn động lòng người: Tân nương 80 tuổi trong bộ váy cưới trang trọng màu trắng, tóc bà cũng trắng như tuyết. Người yêu của bà, vẫn trẻ trung như vậy, được đặt nằm trong cỗ xe ngựa.
Hôn lễ và tang lễ cử hành đồng thời, khiến bao người phải rơi nước mắt.
Sự kiện dễ dàng khảo nghiệm tiêu chuẩn đạo đức của dân tộc chúng ta nhất chính là sự kiện 11/9 ở Mỹ. Vụ 11/9 dù không thay đổi thế giới, nhưng đã thay đổi nước Mỹ. Đồng thời, thế giới cũng rất khó quay trở về thời điểm "trước 11/9".
Khi vụ khủng bố trên xảy ra, ở đất nước chúng ta, ít nhất là trong một khoảng thời gian, một bầu không khí "kém lành mạnh" lan tỏa khắp nơi.
Tối 12/9, có người gọi điện cho tôi nói rằng, sinh viên trường ĐH Bắc Kinh và ĐH Thanh Hoa đang "khua chiêng gõ trống".
Tôi nói đội tuyển bóng đá Trung Quốc ngày 7/10 mới thi đấu. Đó là trận cuối cùng gặp Các tiểu vương quốc Ả-Rập thống nhất (UAE), nếu thắng sẽ lọt vào vòng chung kết World Cup.
Một lúc sau tôi mới biết thì ra các sinh viên Trung Quốc đang ăn mừng tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) tại Manhattan bị máy bay khủng bố đâm vào.
Trung Quốc có một đoàn đại biểu nhà báo, khi ấy đang làm việc tại Mỹ. Khi nhìn thấy tháp đôi bị đâm trúng, nhóm ký giả này không đừng được đã vỗ tay hoan hô.
Đây là một dạng thẩm thấu văn hóa. Không thể chỉ trích bọn họ vì hành động như vậy, bởi bản thân họ đã không thể tự kiểm soát được bản thân nữa. Kết quả nhóm này bị Mỹ tuyên bố "vĩnh viễn không hoan nghênh".
Tôi ở Không quân Bắc Kinh, mấy ngày ấy có nhiều người trong bộ đội tới thăm, tôi đều hỏi cách nhìn của họ về sự kiện 11/9. Tất cả đều nói: "Nổ rất hay".
Về sau tôi mới nói, đó là điều đáng buồn. Nếu những người như thế yêu Trung Quốc, vậy Trung Quốc còn cứu được không? Truyền thông thì không cần nhắc tới, vì nơi không có thời sự nhất ở Trung Quốc chính là trên mặt báo.
Năm 1997, công nương Diana qua đời trong vụ tai nạn giao thông. Bạn không cần biết Diana là người thế nào, Hoàng gia Anh ra sao, nhưng chí ít nhân vật này có "giá trị thời sự". Các tờ báo lớn trên thế giới đều đăng thông tin đó trên trang nhất, chỉ có báo Trung Quốc không đăng.
Ngày hôm đó, dòng tít lớn nhất trên báo chí Trung Quốc là "Các trường trung học, tiểu học ở Bắc Kinh khai giảng". Bài báo này chẳng khác đưa tin "Ngày hôm nay người dân Bắc Kinh ăn cơm" là mấy, giá trị chỉ có vậy.
Tối ngày thứ hai sau vụ 11/9, tôi xem chuyên mục "Phỏng vấn tiêu điểm" trên truyền hình với hy vọng được nghe một số bình luận về sự kiện này. Kết cục, chương trình tối hôm đó nói về... tăng cường tự thân xây dựng chi bộ đảng ở nông thôn như thế nào.
Anh muốn xem gì? Đều không có. Cái anh không muốn nghe thì nhất định nói cho anh nghe. "Những cái miệng quốc gia" (các MC nổi tiếng-PV) đương nhiên không có tội tình gì.
Bao người thiệt mạng trong vụ 11/9 đều là vô tội. Thứ mất đi là sinh mạng, điều tôn nghiêm nhất trên thế giới. Bản thân những sinh mạng này không liên quan gì tới chính phủ Mỹ.
Chúng ta đối đãi với người khác bằng thái độ như vậy, nhưng người ta không dùng thái độ đó đối xử với chúng ta. Đối chiếu rõ ràng nhất chính là vụ thảm án Dover.
Năm đó, một nhóm người Phúc Kiến trốn trong xe chở động vật từ eo biển Dover vượt biên vào Anh. Do bị thiếu không khí vì phải ở trong xe kín vài chục giờ đồng hồ, đa số đều bị ngạt chết, chỉ còn 2 người sống sót.
Sau khi vụ việc bung bét, Đại sứ quán Trung Quốc không có lấy một người ra mặt. Cuối cùng, người dân Anh ở Dover phải đứng ra cử hành đám tang và truy điệu những người thiệt mạng.
Rất nhiều trẻ em đã tới tham gia, trong tay chúng cầm đồ chơi do Trung Quốc sản xuất. Nhân tiện nhắc tới, trên thế giới hiện nay có tới 90% đồ chơi là "Made in China".
Phóng viên hỏi các em nhỏ: "Vì sao tới tham gia lễ truy điệu?", đám trẻ trả lời rằng: "Vì bọn họ cũng là người, đồ chơi mà chúng cháu cầm trong tay có thể do một trong số họ góp phần làm ra". Trong cả lễ truy điệu ấy không có một người Trung Quốc nào.
Thế nào gọi là văn minh, thế nào là không văn minh? Tôi vẫn đang suy nghĩ.
Hình ảnh trong vụ khủng bố New York 11/9/2001
Khen ngợi khủng bố mới thực sự là khủng bố
Văn hóa Trung Quốc giáo dục ra người Trung Quốc. Đầu tiên, xem nhẹ tính mạng của bản thân thì mới coi người khác và tính mạng của họ như trò đùa. Tự thân không có quyền lực để quý trọng sinh mạng của mình, cũng không cho phép người khác có.
Lỗ Tấn từng phê phán tâm thái bàng quan cũng được "luyện" thành từ đó. Người Trung Quốc thấy người khác bị giết, không ai không hào hứng kích động.
Giai cấp thống trị cũng cố tình đưa người ra giữa đám đông để hành hình. Giai cấp bị trị thì hưởng thụ cảm giác "hưng phấn" của nhà thống trị trong đám đông.
Đặc biệt là khi phạm nhân bị xử tử bằng lăng trì, người xem đông "như rừng như biển" suốt 3 ngày 3 đêm. Ngay cả quán sá cũng mang ra đó mở hàng, đao phủ tay còn nhuốm máu vẫn cầm bánh bao rao bán.
Ngày nay không còn lăng trì nữa, nhưng thói quen "xét xử giữa công chúng" vẫn còn.
Ngày xưa người dân đi xem xử tử Đàm Tự Đồng và nhóm Lục quân tử (sự kiện Mậu Tuất biến pháp 1898-PV) như trẩy hội thì làm sao trận Giáp Ngọ (1894) không thất bại?
Còn hậu duệ của bọn họ thì thế nào? [...]
Anh thực hiện được "4 hiện đại hóa" thì có tác dụng gì? Buổi sáng tôi thường xem tivi trong khi tập thể dục. Sản phẩm "chạy" nhất trong tiết mục quảng cáo của Thời sự Buổi sáng là gì? Cửa chống trộm.
Đó là bi kịch của một dân tộc. Chúng ta sống như ở trong lồng. Khi tôi sống tại Thành Đô thì ở trong căn hộ của mấy đời Chính ủy Không quân trước đó.
Vừa vào nhà nhìn qua thì, trời ơi, như ở trong ngục vậy! Cửa sổ và ban công đều được lắp các tấm lưới chống trộm. Tôi cho bỏ hết.
Gần đây có một cuốn sách tiêu đề "Trung Quốc có thể nói 'Không'". Tôi nói, đúng là anh có thể nói "không", nhưng anh nói khi đứng sau cánh cửa chống trộm. Đó không phải là dũng cảm, mà là yếu hèn.
Kiều Lương (Thiếu tướng, tác giả quân đội nổi tiếng Trung Quốc-PV) nói rất hay: "Những người ái quốc mà đến trông thấy phường trộm cắp chó gà còn phải tránh đường để đi, lại có hào khí can đảm nói 'không' với các cường quốc phương xa!"
Cần nhìn nhận nước Mỹ khách quan, toàn diện
Mỹ là quốc gia như thế nào?
Trước đây tôi từng nghe một câu mô tả: Những gì tốt nhất và tồi tệ nhất trên thế giới cộng lại chính là New York. Dùng câu này để nói về nước Mỹ ngày nay phải chăng cũng phù hợp?
Thế hệ quân nhân chúng ta là những quân nhân gánh vác hy vọng tương lai của đất nước. Không thể làm "phái thân Mỹ", nhưng cũng không thể đơn giản là "phái chống Mỹ", mà phải là "phái hiểu Mỹ" thành thục.
Biết đối thủ mới chiến thắng được đối thủ. Hạ thấp đối thủ chính là hạ thấp bản thân. Thác Bạt Hoành (Hiếu Văn Đế triều Bắc Ngụy-PV) đổi tên nước Nhu Nhiên thành Nhu Nhu, ý là "sâu bọ", rồi ông bị chính Nhu Nhiên đánh bại, khác nào "không bằng cả sâu bọ".
Mỹ không mong Trung Quốc hùng mạnh, cũng giống như Trung Quốc không hy vọng Mỹ "xưng bá". Quan hệ Mỹ-Trung có xung đột, nhưng cũng có lợi ích chung nhất định.
Làm thế nào để hóa giải xung đột, phát triển lợi ích chung mới là điều mà các nhà ngoại giao Trung Quốc cần phải nỗ lực thực hiện.
Trung Quốc muốn phát triển thì không được đoạn tuyệt giao lưu với thế giới. Thế giới hiện tại vẫn là đơn cực. Chỉ có Mỹ suy yếu mới xuất hiện thế giới đa cực. Chúng ta không thể đoạn tuyệt với Mỹ, cũng không thể ôm kỳ vọng lớn vào Mỹ.
Hiện tại không phải là thời cơ thích hợp nhất để đối đầu với Mỹ. Lợi ích quốc gia phải là chuẩn mực cao nhất cho hành động của chúng ta.
Chúng ta cần nhẫn nại. Nhẫn nại không phải là mềm yếu. Chỉ có khuất phục mới là mềm yếu.
Mỹ đương nhiên không muốn Trung Quốc trỗi dậy, không muốn kinh tế Trung Quốc đi lên. Nhưng chúng ta cần nhớ: Đấu tranh với đối thủ thì anh nhất định phải cho đối phương chứng kiến cục diện mà họ không muốn thấy nhất.
Người Mỹ hy vọng người Trung Quốc nội chiến thì chúng ta đã nội chiến thật. Mỹ không "cười lăn cười bò" mới lạ. Đương nhiên, nếu chỉ "nằm gai nếm mật, nhẫn nại chờ thời" thì cũng không được.
Trung Quốc trong vai trò nước lớn có thể giống như một võ hiệp thời cổ đại, giấu mình trong thâm sơn cùng cốc tu luyện võ công, đợi ngày "quyết chiến" với kẻ địch hay không?
Với nguồn tài nguyên và dân số, cùng với văn hóa của Trung Quốc, Trung Quốc không có khả năng hùng mạnh như Mỹ, chưa kể nước Mỹ vẫn đang tiến lên không ngừng.
Vẫn là Mao Trạch Đông nói đúng: "Đánh vẫn phải đánh, đàm vẫn phải đàm, hòa vẫn phải hòa."
Con người cần phải mưu trí. Đấu tranh về ngoại giao càng cần mưu trí. Phải "dắt mũi" được người khác chứ không phải bị người ta "dắt mũi".
Khrushchyov (cựu Tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô-PV) chính là một người mưu trí. Trong một lần đại hội, Khrushchyov "to gan" phê phán Stalin.
Có người đưa vụ việc lên báo chất vấn Khrushchyov rằng ông cũng là một nhân vật trong nhóm quyền lực cốt lõi thời Stalin cầm quyền, vậy tại sao không đứng ra phê phán từ thời đó?
Đáp lại, Khrushchyov đọc to câu hỏi một lần, sau đó hô lên trước đám đông: "Là ai đã gửi câu hỏi này? Hãy đứng ra đây!..." Ở phía dưới xao động một hồi nhưng không có ai bước ra.
Khrushchyov bèn nói: "Các anh xem, trong tình hình dân chủ, không cần e sợ như thế này mà đồng chí gửi câu hỏi còn không dám đứng ra, vậy trong bầu không khí thời kỳ Stalin, có ai dám đứng lên phê phán ông ấy?"
Cả hội trường liền vỗ tay.
Trong cuộc đấu với nước Mỹ, chúng ta cần có mưu trí như Khrushchyov. Khi cần ẩn nhẫn thì ẩn nhẫn. Giống như Đặng Tiểu Bình từng nói với Thủ tướng Canada Pierre Trudeau:
"Taoguangyanghui (chiến lược ngoại giao 'ẩn nhẫn' của ông Đặng-PV) mà chúng tôi nói đến, bao gồm bất chấp thể diện cũng phải duy trì quan hệ với quốc gia phát triển nhất trên thế giới."
Đại ý của Đặng Tiểu Bình là, Trung Quốc nhất định phải "đồng bước" cùng văn minh thế giới, không được xa rời văn minh thế giới. Khi cần đấu tranh thì quyết không nhượng bộ.
Sùng bái Mỹ là không đúng, thân Mỹ không đúng và ghét Mỹ cũng không đúng.
Chính phủ Mỹ, các chính khách và người dân Mỹ có điểm tương đồng, cũng có khác biệt. Anh phải có trí tuệ cao độ để phân biệt điều đó.
Trong quá khứ, nhân dân Mỹ giúp Trung Quốc thoát ách thực dân, cống hiến to lớn đưa xã hội Trung Quốc tiến bộ. Giữa hai nước không có xung đột về lợi ích căn bản.
Ngày nay, lợi ích quốc gia của Mỹ trải khắp toàn cầu, giữa hai nước đã có xung đột nảy sinh. Nhưng chúng ta vẫn phải dùng tâm thế đạo đức để đánh giá sự vật, không được kích động.
[...]
Một lính cứu hỏa sử dụng thiết bị ảnh nhiệt để tìm kiếm dấu hiệu của sự sống trong buổi sáng ngày 12/9/2001, khoảng 24 giờ sau khi chiếc máy bay đầu tiên đâm vào Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC).
Điểm đáng sợ thực sự của nước Mỹ ở đâu?
Mặc dù Mỹ có quân đội hùng mạnh nhất thế giới, công nghệ tiên tiến nhất, nhưng tôi cho rằng điều này không đáng sợ. Nghe nói máy bay tàng hình của họ bay qua Trung Quốc rất tự do, nhưng điều đó cũng không có gì đáng ngại.
Những điều đáng sợ của Mỹ không nằm trong số đó.
Năm 1972, tôi theo học ĐH Vũ Hán. Trong tiết chính trị, một thầy giáo giảng rằng: "Mỹ là đại diện cho các nước tư bản chủ nghĩa 'giãy chết', giống như Mặt trời xuống núi, hơi thở đã rất yếu ớt."
Tôi - một sinh viên công-nông-binh trang bị "tận răng" - lập tức phản bác: "Thưa thầy, em cảm thấy thầy nói không đúng.
Nước Mỹ dù không giống như Trung Quốc - là Mặt trời mọc đằng Đông lúc 8, 9 giờ sáng, nhưng họ cũng không phải là hoàng hôn, mà là Mặt trời giữa trưa."
Câu nói của tôi làm thấy giáo giận tím mặt nói: "Em dám nói những lời như vậy ư!"
Thầy giáo không hỏi tôi vì sao trả lời như vậy, nhưng đã dùng ngay một chữ "dám". Tâm lý ở trong đó rất dễ dàng đoán định.
Chính "quốc gia tư bản chủ nghĩa 'giãy chết'" đã lãnh đạo cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới của thế giới thập niên 1990 của thế kỷ trước.
Khi tôi tốt nghiệp đại học cũng là lúc Trung Quốc cải cách mở cửa. Tôi lại có một quan điểm: Mỹ là quốc gia do hàng nghìn hàng vạn người không yêu tổ quốc của chính mình tập hợp thành, nhưng bọn họ đều yêu nước Mỹ.
Vào thời đó rất nhiều lãnh đạo một mặt thì mắng Mỹ, nhưng mặt khác lại đưa con cái sang Mỹ học hành. Sự khác biệt rất lớn!
Vậy, điểm đáng sợ của Mỹ là gì? Cá nhân tôi cảm thấy có 3 điểm:
1. Giới tinh anh của Mỹ không thể xem thường
Chế độ cán bộ và cơ chế tranh cử của Mỹ cho phép bảo đảm những nhà quyết sách của nước này là nhóm tinh anh.
Bi kịch của Trung Quốc, từ lớn như quốc gia cho tới nhỏ như từng cơ quan thì tình trạng phổ biến là, người có tư tưởng không quyết sách, người quyết sách không có tư tưởng. Người có đầu óc thì không có chức quyền, có chức quyền thì không đầu óc.
Mỹ thì ngược lại, hệ thống hình tháp của họ vừa hay phù hợp để "nâng" giới tinh hoa lên cao.
Vì vậy, thứ nhất, Mỹ không phạm sai lầm. Thứ hai, Mỹ ít phạm sai lầm. Thứ ba, nếu phạm sai lầm Mỹ cũng nhanh chóng sửa đổi.
Chúng ta phạm sai lầm, đó là thứ nhất. Thứ hai, thường xuyên phạm sai lầm. Thứ ba, phạm sai lầm rồi rất khó sửa sai.
[...]
Đối với một dân tộc hùng mạnh mà nói, tầm quan trọng của lãnh thổ đã giảm xuống, thay vào đó là theo đuổi "quốc thế" (vị thế quốc gia-PV).
Người Mỹ không có yêu sách về lãnh thổ đối với bất kỳ quốc gia nào. Họ không quan tâm tới lãnh thổ, những gì Mỹ làm trong toàn bộ thế kỷ XX là tạo dựng vị thế.
Thế nào gọi là "tạo thế"? Bên cạnh kinh tế lớn mạnh chính là lòng dân! Có lòng dân thì quốc gia sẽ có sức "ngưng tụ", mất đi lãnh thổ cũng có thể lấy về. Không có lòng dân thì anh có lãnh thổ cũng sẽ để mất.
Nhiều lãnh đạo quốc gia chỉ nhìn 1 bước. Nước Mỹ hành động thường tính trước 10 bước.
Chính vì như vậy, mỗi một sự kiện trọng đại trên thế giới kể từ sau Thế chiến II đều làm gia tăng vị thế của nước Mỹ. Nếu chúng ta để họ "dắt mũi" thì rất có khả năng sẽ đánh mất tất cả "vốn liếng" chiến lược.
Trọng tâm chiến lược của Mỹ sẽ không chuyển dịch sang châu Á, nhưng không có nghĩa là họ không bao vây Trung Quốc.
Rất nhiều người chỉ nhìn vào Mỹ bao vây Trung Quốc về quân sự, cũng như chỉ nhìn thấy chênh lệch giữa Mỹ-Trung về công nghệ và vũ khí mà không thấy được ở tầm chiến lược, đặc biệt là sự mất cân bằng ở bình diện ngoại giao còn nghiêm trọng hơn cả tụt hậu về khí tài.
Việc ngoại giao của Trung Quốc đối với Mỹ, hoặc là có hình thức mà không có giới hạn, hoặc là có chi tiết mà không có toàn cục.
Sau sự kiện 11/9, Mỹ tấn công Afghanistan trong vòng 2 tháng, áp sát Trung Quốc từ phía Tây. Áp lực quân sự từ Nhật Bản,[...], Ấn Độ cũng không giảm.
Nhìn từ bên ngoài, Trung Quốc giành được một số lợi ích từ vụ 11/9, nhưng những lợi ích này có thể sẽ biến mất chỉ sau 1,2 năm nữa.
Tôi nhận định sự bao vây chiến lược đối với Trung Quốc là một dạng khác, không phải quân sự mà vượt qua quân sự.
Những năm gần đây, các quốc gia xung quanh chúng ta đều lần lượt cải cách chế độ xã hội, [...]. Nga, Mông Cổ đã thay đổi; Kazakhstan cũng vậy, bên cạnh các quốc gia đi trước là Hàn Quốc, Philippines, Indonesia...
Mối đe dọa này đối với Trung Quốc còn nguy hiểm hơn đe dọa quân sự. Đe dọa về quân sự chỉ là hiệu ứng trong thời gian ngắn, trong khi sự bao vây bởi các quốc gia "dân chủ" như trên mới là ảnh hưởng dài hạn.
2. Nước Mỹ khoan dung và rộng lượng
Bạn nên tới châu Âu trước rồi qua Mỹ. Bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt lớn: Buổi sáng tại châu Âu trên phố hầu như không có người, trong khi đường phố ở Mỹ có rất nhiều người tập thể dục, thậm chí cả ngày đều như vậy.
Tôi có một nhận định: Rèn luyện là một loại phẩm chất. Rèn luyện thân thể đại diện cho một dạng văn hóa cầu tiến. Muốn biết một quốc gia có mạnh mẽ hay không thì nhìn vào số lượng người tập luyện thể dục là rõ.
Người Mỹ có thể lấy quốc kỳ làm quần để mặc lên người. Tôi cũng mua một chiếc như vậy ở Mỹ và mặc thường xuyên.
Tôi mặc nó là để kỳ thị nó, để trút giận, giống như một dạng giải tỏa và thỏa mãn về tâm lý. Người Mỹ mặc nó là một kiểu chế giễu, nhưng bản chất khác nhau.
Người Mỹ có thể đốt quốc kỳ của họ giữa đường phố. Đới Húc (Đại tá không quân, Viện trưởng Viện nghiên cứu hợp tác và an ninh hải dương Trung Quốc, bạn của tác giả-PV) nói:"Nếu một quốc gia ngay cả quốc kỳ của mình cũng tự đốt được, thì anh còn lý do gì để đốt quốc kỳ của họ?"
3. Sức mạnh vĩ đại của tinh thần và đạo đức
Đây là điều đáng sợ nhất.
Sự kiện 11/9 là một thảm họa. Khi thảm họa ập đến, thứ đầu tiên gục ngã là thân thể, nhưng cái đứng vững là linh hồn. Có những dân tộc khi gặp tai họa, thân thể chưa đổ nhưng linh hồn đã tiêu biến.
Trong sự kiện 11/9 phát sinh 3 sự việc đều cho phép chúng ta nhìn thấy sức mạnh của người Mỹ.
Thứ nhất, sau khi phần đỉnh tòa nhà WTC bị máy bay đâm vào, khói lửa bốc lên, tình hình vô cùng nguy cấp. Mọi người thông qua lối thoát hiểm để ra ngoài nhưng không quá hoảng loạn.
Mọi người đi xuống, nhân viên cứu hỏa xông lên; đôi bên nhường đường cho nhau, không ai đâm vào ai. Khi có phụ nữ, trẻ em, người mù tới, mọi người tự giác nhường lối cho họ đi trước. Thậm chí một chú chó cũng được nhường lối đi.
Nếu tinh thần của một dân tộc không mạnh mẽ đạt tới trình độ nào đó thì họ tuyệt nhiên không thể có những hành động như thế. Đối diện với tử vong vẫn bình tĩnh như vậy, nếu không phải là thánh nhân thì cũng tiệm cận với thánh nhân rồi.
Chuyện thứ hai, ngày tiếp theo sau vụ 11/9, thế giới đã biết đây là hành động của các phần tử khủng bố Ả-Rập. Rất nhiều siêu thị, nhà hàng của người Ả-Rập bị những người Mỹ phẫn nộ đập phá. Các thương nhân người Ả-Rập cũng bị tấn công.
Trong thời khắc đó, một nhóm người Mỹ đã tập hợp lại và tới các siêu thị, nhà hàng của người Ả-Rập để đứng gác, đến các khu dân cư của người Ả-Rập đi tuần, ngăn chặn bi kịch leo thang.
Đây là một tinh thần như thế nào? Trung Quốc tự cổ đã có truyền thống báo thù. Tôi sống ở Thành Đô. Đặng Ngải (tướng Ngụy thời Tam Quốc-PV) phá Thành Đô xong, con trai Bàng Đức (tướng Ngụy-PV) đem nam phụ lão ấu cả nhà Quan Vũ giết sạch.
Những cuộc báo thù tanh máu không hiếm trong lịch sử Trung Quốc.
Chuyện thứ ba, chiếc máy bay Boeing 767 rơi xuống Pennsylvania vốn dĩ có mục tiêu là Nhà Trắng, sau đó hành khách trên máy bay chống trả bọn khủng bố mới làm máy bay rơi xuống. Bởi thời điểm đó bọn họ đã biết tin tòa nhà WTC và Lầu Năm Góc bị máy bay đâm vào.
Các hành khác đã nhanh chóng quyết định, không thể không làm gì mà phải quyết tử với khủng bố. Cho dù là trong tình thế như vậy, họ vẫn làm một việc: Bỏ phiếu thông qua việc "liều chết" với những tên khủng bố.
Vào thời khắc sinh tử cũng không áp đặt ý chí của mình lên người khác. Sau đó tập thể đồng tình, họ mới hành động. Thế nào gọi là dân chủ, đây chính là dân chủ.
Tư tưởng của dân chủ đã ăn sâu vào sinh mạng, huyết mạch, cốt tủy của họ. Một dân tộc như thế, họ không cường thịnh thì ai cường thịnh; một dân tộc như thế, họ không thống trị thế giới thì ai thống trị thế giới.
Ngày 11/9/2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama và phu nhân Michelle thăm lại địa điểm mà chuyến bay số hiệu 93 đâm xuống Pennsylvania nhân hoạt động tưởng niệm 10 năm vụ khủng bố.
Tôi thường suy tư rằng: Vũ khí tân tiến, công nghệ mới nhất, lực lượng vũ trang hùng mạnh nhất thế giới nằm trong tay những người như thế rất phù hợp. [...] Cho dù nằm trong tay Trung Quốc, Trung Quốc có thể làm được gì cũng không biết chắc được.
Nước Mỹ có nhiều kinh nghiệm thành công đáng để chúng ta tham khảo, học hỏi. Sau vụ 11/9, Mỹ không thành lập "Ủy ban 11/9", cũng không thành lập bộ chỉ huy khẩn cấp gì đó.
Tôi rất phản đối những điều không thực tế. Sau khi tôi tới Không quân Thành Đô, hoặc là không họp, hoặc là ít họp. Những cuộc họp không thể tránh thì họp nhanh. Việc đầu tiên tôi làm là thay đổi "học tập Thường ủy" thành tự học. Cầm văn bản đọc thì gọi gì là học!
Tôi đấu tranh với thế lực thủ cựu. Sức lực cá nhân tôi có hạn nhưng không thể không đấu tranh, cho dù sứt đầu mẻ trán cũng không nản.
Ví dụ, thường ở trong bộ đội tôi không ăn cơm. Ngày nào về nhà được thì tôi mang theo lương khô chứ không ăn trong quân. Tôi tới sư đoàn 33, ở Không quân Bắc Kinh cũng như vậy. Nếu không thể không ăn thì tôi ăn đơn giản.
Dù nói rằng uống nửa lít rượu không đổ được hồng kỳ, ăn một bữa cơm không sập được giang sơn. Nhưng cái gì nhiều quá, lãng phí quá, để tích tiểu thành đại thì rất khó nói.
Khi nghiên cứu nước Mỹ, chúng ta nên nắm chắc nội hàm của nó. Không được chỉ nhìn những cái nhỏ, mà phải xem cái lớn.
Có một câu nói hay: Thường nghị luận khuyết điểm của người khác thì bạn là kẻ dưới đáy chuẩn mực đạo đức; thường nghị luận khuyết điểm của nhân loại thì bạn chính là tư tưởng gia.
Lời kết
Qua bài diễn thuyết 3 tiếng đồng hồ ngày hôm nay, mục tiêu mà tôi theo đuổi là sự giải phóng con người. Nếu nói rằng tôi đến đây để gặp gỡ mọi người thì không bằng nói rằng mọi người tới để "nhận biết" tôi.
Tôi đã rất phóng khoáng trao gửi "toàn bộ bản thân" cho các bạn, tôi thể hiện tư tưởng cá nhân trước các bạn. Đặc biệt, những điều tôi nói về phương Tây, về nước Mỹ cũng không tách rời chủ đề cuộc thảo luận này.
Có 2 điều tôi muốn bổ sung. Thứ nhất, tôi là một người trung thành với chủ nghĩa dân tộc. Mọi điều tôi nói ra đều vì cái tốt cho quốc gia, dân tộc.
Trong bất cứ tình huống nào, tôi cũng xem lợi ích dân tộc là tối cao. Vì điều đó, tôi chấp nhận đổ máu, sứt đầu mẻ trán. Trong đầu tôi vẫn thường hiện lên cảnh tượng trong chiến tranh Triều Tiên:
Mùa đông năm 1951, đơn vị của cha tôi tấn công quân Mỹ. Do vũ khí thua kém Mỹ nên buộc phải mai phục trong đêm tại vị trí gần quân địch nhất. Một liên đội yên lặng chờ đợi cả một đêm.
Đêm đó trời đổ tuyết lớn, lạnh vô cùng. Lúc trời sáng, còi hiệu xung phong vang lên, nhưng hơn 100 chiến sĩ mai phục ở đó không có một ai đứng dậy. Tất cả bọn họ đã chết vì lạnh.
Cho đến chết họ vẫn giữ đội hình chiến đấu. Về sau Chủ tịch Mao khi nghe báo cáo, ông lập tức bỏ mũ, đứng dậy rất lâu không nói gì.
Chiến tranh biên giới Trung-Ấn 1962, máy bay Trung Quốc tiêu diệt một đơn vị của Ấn Độ. Đơn vị này ngày xưa từng thuộc biên chế quân đội Anh, tham gia cuộc Chiến tranh nha phiến lần thứ 2, hỏa thiêu Viên Minh Viên.
Chủ tịch Mao nhận tin qua điện thoại, đập bàn đứng dậy, nói: "Quốc nhục trăm năm!"
Đồng thời, mọi người cũng nên nhận thấy, tình hình Trung Quốc so với phương Tây không giống nhau.
Có những việc mặc dù nhìn thấy rồi, nhưng lại không thể dễ dàng đạt được. Cũng có những việc còn chưa nhìn thấy. Có những khác biệt về quan niệm chỉ có thời gian qua đi mới rút ngắn khoảng cách được.
Lần đầu tiên gặp gỡ các cán bộ cấp doanh trở lên ở căn cứ Côn Minh, tôi đã vô cùng thẳng thắn, mạnh dạn nói nhiều như vậy. Đó là những thành quả nghiên cứu của tôi. Tôi chịu trách nhiệm với phát biểu của mình.
Chỗ nào nói đúng, các vị hãy ghi nhớ lấy; còn chỗ nào nói sai, mọi người hãy "vào tai này lọt tai kia", xem như chưa nghe thấy.
Mỗi con người là một cá thể, mỗi cá thể đều được tự do. Tôi không thể áp đặt tư tưởng của mình lên mọi người. Tôi cũng không thể yêu cầu tư tưởng của mọi người phải thống nhất đến một tư tưởng nào đó. Đó là điều không thể.
Thế nhưng chúng ta lúc nào cũng muốn theo đuổi mục tiêu này. Đó là điều hết sức mơ hồ, trên thực tế không thể thực hiện được.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)