Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2015

Tư liệu: BBC phỏng vấn ông Võ văn Kiệt



Cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt, vị thủ tướng của những năm đổi mới đầu tiên ở Việt nam đã có ý kiến chính thức với lãnh đạo đất nước là nên đối thoại với những người bất đồng chính kiến.

Ông nói rằng " chính kiến khác nhau, ý kiến khác nhau là bình thường, và điều quan trọng là cần phải có đối thoại, nói chuyện với nhau một cách sòng phẳng."

Ông cũng nói thêm chính phủ không nên áp dụng "biện pháp hành chính đi đầu" với họ, trừ phi là " con người hoặc sự việc đó có nguy hại đối với đất nước, nhưng không được quy chụp người ta".

Ông nhận xét rằng dân chủ tại Việt Nam đã có những bước phát triển tốt, nếu tính tình hình đổi mới từ đầu vì người dân phê phán mạnh hơn các sai trái của các người cầm quyền.


Phần một cuộc phỏng vấn ông Võ Văn Kiệt


Phần hai cuộc phỏng vấn ông Võ Văn Kiệt


Phần ba cuộc phỏng vấn với ông Võ văn Kiệt

Trong cuộc phỏng vấn dài, ông Võ Văn Kiệt cũng đề cập tới cuộc bầu cử quốc hội hiện nay.

Ông nói : " Tôi và một số không ít anh em khuyến khích là nên có đổi mới, khuyến khích có tình trạng tự ứng cử để cho các ứng viên có trách nhiệm "

Ông Kiệt nói: "Một quốc hội có người tự ứng cử và được dân bầu lên một cách tự do sẽ tốt hơn quốc hội bây giờ"

Ông Võ Văn Kiệt khiêm nhường nói rằng ông có trách nhiệm thi hành chính sách đổi mới, chú nhất mực không nhận là kiến trúc sư của đổi mới.

Theo ông, kiến trúc sư đổi mới chính là Bộ Chính Trị Trung Uơng Đảng mà ông là một thành viên.

Tổ quốc là của riêng ai

Ông cũng khẳng định: "Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, quốc gia là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng của người cộng sản hay của bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả"

Trong một cuộc phỏng vấn dài với BBC, ông Kiệt nói Việt Nam nay đã bắt tay với tất cả các kẻ thù trong quá khứ và không có lý do gì người Việt không thể cùng ngồi lại.

''Hơn 30 năm rồi, năm nay nữa là 32 năm, không có lý do gì giữa chúng ta với nhau không hòa giải được.

''Kẻ thù của Việt Nam là Pháp trước đây, kẻ thù Việt Nam là Mỹ sau này, kẻ thù Việt Nam là Trung Quốc đánh biên giới phía bắc, chúng ta cũng khép lại quá khứ được, thì tại sao chúng ta lại không khép lại quá khứ ấy mà lại cứ đố kỵ lẫn nhau.''

Trong phỏng vấn với Xuân Hồng của đài BBC tại thành phố Hồ Chí Minh trong tháng Tư thứ 32 kể từ khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc, ông Kiệt cũng nói về những mất mát trong chính gia đình ông:

''Tôi có ba cháu trai, mất đi hai cháu trai trong thời chiến. Ba cháu gái mất đi hai cháu, cũng trong thời chiến.

''Và có thể tôi nhắc ông nhớ trong thảm sát ở sông Sài Gòn năm 1966, Mỹ bắn chìm một cuộc hành quân ở vùng Củ Chi đất thép, bắn chìm chiếc tàu Thuận Phong. Trên 100 người trong đó có vợ con tôi, tức là một đứa trai, một đứa gái và vợ tôi.

''Tới bây giờ tôi chưa tìm lại được hài cốt. Có thể một số người dân khác họ bị nạn cũng tương tự như thế.''

Ông Kiệt cũng nói chính trong gia đình ông cũng có những người đứng ở hai bên bờ chiến tuyến do hoàn cảnh bắt buộc như vậy.

Vị Cựu Thủ tướng nói đã tới lúc bỏ lại phía sau những chia rẽ mà ông nói rằng phần nhiều do 'nước ngoài' can thiệp gây ra.

Nhiều đường yêu nước

Nói đến cuộc bầu cử quốc hội sắp tới, ông cho biết ông ủng hộ mạnh chuyện để các ứng viên tự ứng cử và muốn người dân được "tự do lựa chọn,"

Ngoài ra, ông hoan nghênh việc người Việt ở nước ngoài có hai quốc tịch và được tham gia ứng cử ở Việt Nam.

Vấn đề định nghĩa thế nào là một người Việt Nam yêu nước cũng được BBC đặt ra với nhà chính trị được nói là tuy nghỉ hưu nhưng vẫn còn nhiều ảnh hưởng.

Trước hết ông bác bỏ quan điểm rằng người cộng sản không yêu nước. Ông khẳng định ông là một "người quốc gia yêu nước đi theo chủ nghĩa cộng sản".

Ngược lại, ông Võ Văn Kiệt nói: "Tôi đã đặt vấn đề này và cũng viết trong một số bài rằng có một cách nhìn méo mó từ phía một số người cộng sản rằng yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội là đúng, còn những người yêu nước khác mà không yêu chủ nghĩa xã hội thì không yêu nước đủ như mình".

Ông nói "Có hàng trăm con đường yêu nước khác nhau. Tổ quốc Việt Nam không của riêng một đảng, một phe phái, tôn giáo nào".

Quan điểm về hòa hợp hòa giải dân tộc và cụm từ thường được gọi là 'quốc gia và cộng sản" cũng được ông nói đến.

Về hòa hợp hòa giải dân tộc, ông khen đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 'làm tốt hơn tôi' về vụ nghĩa trang Biên Hòa.

Và cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng kể lại với BBC giai đoạn 10 năm sau 1975 mà ông coi là "có nhiều sai lầm" vì theo một mô thức kinh tế nhất định.

Đối với văn nghệ sĩ

Cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt nói rằng trong tiến trình hội nhập, thì các văn nghệ sĩ ở miền nam trước đây có tác phẩm " chống đối, không phù hợp hoặc cản trở cho hướng đi lên của đất nước", nay cũng có thể được đánh giá khác hơn.

Ông cũng lấy trường hợp của bốn người có tham gia vào phong trào " Nhân Văn & Giai Phẩm", mặc dù chưa được "phục hồi" nhưng vừa qua đã được thưởng bằng tiền mặt.

Ông Kiệt nói "Có nhiều tác phẩm không có nội dung như truớc đây, nhưng cũng đã được xuất bản, vì trong quá trình đi lên, có mặt này, mặt khác trong việc xử lý những văn nghệ sĩ".

Ông bộc bạch " Nói thẳng với nhau : cũng như những người đối lập bây giờ, có những ý kiến khác nhau, chính kiến khác nhau, thì mình xử lý không được tốt, và phải nhìn lại".

Phải bảo vệ môi truờng

Khi được hỏi tại sao ông lên tiếng bảo vệ 41 con cọp được một hộ dân nuôi, ông nói rằng quan hệ giữa cá nhân ông với loài thú hoang dã như một thứ "hàm ân".

Ông tỏ ra thích thú với "hàm ân" và nói: " Theo thời gian, con người có thể gần và thậm chí nuôi được các con thú hoang dã".

Ông khẳng định " Không có con đường nào khác hơn là phải bảo vệ các loài động vật quý hiếm trước nguy cơ chúng bị diệt chủng và ngăn cấm con người săn đuổi chúng"

Ông cũng công nhận khi còn tại chức ông chỉ hiểu "chung chung" về môi trường, nhưng nay, nhờ tiếp cận được với tiến trình phát triển, ông thấy rằng môi trường là một vấn đề gây "nhức nhối".

Ông nói rằng : "nếu tiến trình phát triển sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, nếu không có biện pháp tích cực ngăn việc phá hoại môi trường".

Ông nói: " Ngay trong lúc này, môi trường đã bị xăm hại rất nhiều , và ông không thể chấp nhận tình trạng này".

Trong cuộc nói chuyện dài hơn một giờ đồng hồ, ông Võ Văn Kiệt cũng nói đến các nhân vật như ông Nguyễn Hộ và ông Trần Bạch Đằng.

Một kỷ niệm khó quên với Xuân Hồng là dù chính ông Võ Văn Kiệt đã đồng ý để BBC phỏng vấn nhưng phóng viên BBC đã phải mất nhiều cuộc gặp với cơ quan chức năng, mới gặp được ông chỉ một giờ trước khi ra phi trường về Anh.

------------------------------------------------------------

Ẩn danh
Có nhiều điều ông Kiệt chưa dám nói . Ví dụ như chuyện Quốc Cộng đánh nhau . Họ bắt đầu đánh nhau từ khi nào ? Từ khi Bảo Đại thành lập Quốc gia Việt Nam ? Thế trước đó họ không đánh nhau ? Cứ đọc báo chí xuất bản trước năm 1945 ở cả miền Bắc và Nam VN là thấy Quốc Cộng chửi bới nhau thế nào thôi . Thậm chí vào tù rồi họ vẫn chửi nhau thậm chí còn đánh nhau .

Chẳng phải CS và Quốc dân đảng ở tù vẫn đánh nhau đấy sao . Chuyện này theo tôi biết từng được đưa vào SGK , được dựng thành kịch cho bà con coi . Hay là đọc "Giọt nước trong biển cả" của Hoàng Văn Hoan cũng thấy được chuyện Quốc Cộng đố kỵ, khinh miệt , tranh giành ảnh hưởng của nhau như thế nào. Dân VN chỉ giỏi đánh nhau thôi .

Thuan Quy, HCMC
Cuộc phỏng vấn này tuy ngắn nhưng phản ánh khá đầy đủ những bức xúc về toàn cảnh Việt nam hiện nay của tất cả ngừơi yêu nước dù CS hay không CS. Phát biểu của Ông Kiệt tuy là người hưu trí nhưng đã lay động tâm tư không chỉ của người dân mà có thể cả cán bộ đang lãnh đạo đất nước.

Mặc dù không loại trừ nội dung phỏng vấn này đã được Bộ Chính trị bật đèn xanh, nhưng những lời chân thành cầu thị của Ông Kiệt cũng chính là lương tri của những ai đang bức bối trước thực trạng còn tụt hậu quá xa của VN nhưng có cơ sở để tin tưởng rằng ngay cả giới lãnh đạo cấp cao của VN cũng đang có những bước tiến phù hợp với xu thế thời đại và vì lợi ích của đất nước hơn là chỉ vì một nhóm người đang có đặc quyền đặc lợi như hiện nay. Xin tán thành những ý chính của ban Le Muong Man USA, và mong những độc giả ở Bắc VN cũng như ở hải ngoại hãy bình tâm để ủng hộ cho giải pháp hoà giải hoà hợp dân tộc một cách hợp lý chứ không thể dùng liệu pháp sốc như nước khác được.

Hung ICP, Hà Nội
Cụ Kiệt là người có nhiều đóng góp cho Việt Nam. Tiếng nói của Cụ có trọng lượng ở cả trong và ngoài Đảng. Về hưu, tuy Cụ đã trở thành người bình thường, nhưng như vậy tiếng nói của Cụ mới mang tính khách quan và rất hợp với suy nghĩ của mọi người dân trong nước: Hoà giải để xây dựng đất nước.

Kiều bào ở hải ngoại tuy không nhiều, nhưng là lực lượng đáng kể về tri thức, sẽ đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng đất nước. Hoà giải không có nghĩa là yếu thế: Các anh chị đừng nhầm tưởng chúng tôi mong muốn hoà giải là bởi vì các anh chị chiếm ưu thế thượng phong. Có các anh chị giúp đỡ thì Việt Nam nhanh chóng phát triển hơn. Nhưng không có các anh chị thì Việt Nam cũng vẫn phát triển.

Trong những năm 80, ĐCS cũng đã nhiều lần thừa nhận sai lầm trong quản lý. Nhưng cũng không thể hoàn toàn đổ tội cho ĐCS. CNTB giành được chính quyền và đã trải qua 500-600 năm tích luỹ tư bản. Trong khi đó CNXH mới có hơn 100 năm hình thành và vài chục năm quản lý. Hiện giờ cũng mới chỉ trong giai đoạn tích luỹ. Việc sai lầm là khó tránh khỏi. Hơn nữa, trong một thời gian dài Mỹ cấm vận Việt Nam, để có được thành tựu như ngày nay trong khi bị cấm vận là điều hoàn toàn không hề dễ dàng gì.

Với vài chục năm quản lý Đất nước, trong điều kiện bị cấm vận, kinh tế vẫn khá lên đủ thấy công lao không thể phủ nhận của ĐCS. Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền nên chẳng nước nào có thể can thiệp, có thể yêu cầu Việt Nam phải thế này, phải thế khác, huống chi là các anh chị. Hòa giải là trên cơ sở làm lợi cho nhân dân chứ không phải hoà giải để đấu đá chính trị.

Thien Duong
Theo tôi, lời nói của ông Võ Văn Kiệt rất thành tâm. Nếu ai chịu khó nghe kỹ lại sẽ thấy ông rất tế nhị khi dùng từ "anh, em" , rõ ràng là ông không muốn đụng chạm lòng tự ái của người "anh, em" hải ngoại. Với những lời lẽ đầy thiện chí của người từng đứng đầu chính phủ Việt Nam như vậy, người "anh, em" hải ngoại cũng nên "vơi" bớt lòng hận thù.

Một cơ hội ngàn vàng, sao phóng viên Xuân Hồng không hỏi luôn về thái độ của CSVN khi Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa 1974, để mọi người hiểu rõ hơn không?

Minh Nam, Việt Nam
Cụ Kiệt nên nói năng cẩn thận. Cụ tuy thuộc cỡ cha chú các uỷ viên bộ chính trị hiện nay, nhưng nếu cụ cứ nói nhưng điều "nhạy cảm" đối với đảng thì họ cũng không tha cụ đâu. Theo pháp luật VN thì nước ta không có ai bất đồng chính kiến với đảng ta, những "kẻ" bị đưa ra xử trước toà đều là "bọn" chống phá nhà nước và đó là tội hình sự. Cụ khuyên đảng ta "đối thoại" với họ có lẽ cụ chưa nhìn thấy cái hình chụo ông linh mục Lý bị bịt miệng.

Lê Trung, Sài Gòn
Tôi vẫn hoan nghênh ý kiến của cựu TT VVK. Tuy nhiên ,xét trên bình diện tâm lý thì đây là một kiểu "dĩ hòa di húy" bình thường của một người VN có tuổi,chứ không phải một chính kiến của một chính trị gia hẳn hoi nữa.

Ngày xưa tôi có tới hai ông chú là cán bộ. Lúc đương thời của hai ông,dưới mắt của hai ông,tôi chỉ là một công dân thiếu gương mẫu bởi vì bố tôi là người có lý lịch không mấy tốt,không bao giờ hai ông có một thiện chí giúp đỡ cho tôi để có được một việc làm tốt trong các cơ quan nhà nước. Nhưng khi các ông về hưu rồi,các ông có nhiều dịp để tiếp xúc nhiều với bà con thân tộc,các ông tình cờ gặp tôi,một người cháu ở độ tuổi thanh niên,thì thái độ của các ông lúc này khác hẵn,lòng nhiệt tình của các ông khác hẵn.

Lúc này tôi liên tục được các chú đề cử,tiến cử bằng thư tay tới những chỗ quen biết cũ đễ mà xin việc làm. Nhưng tiếc thay tôi đều nhận được những lời từ chối hết sức là tế nhị. Dầu sao tôi vẫn luôn cảm ơn thái độ cư xữ khá muộn màng của hai ông chú mình,các ông cũng chỉ là những nhà tâm lý chiến. Còn nói về quá khứ của dân VN kễ từ 1975 đến nay,thì chúng ta có đến hai quá khứ.Một chiến thắng vẻ vang, và một sai lầm cũng rất là tệ hại.

Một chiến thắng có triệu người vui,và cũng có triệu người buồn bã,phải chịu nhiều hậu quả,lãnh hết trách nhiệm,phải chịu nhục nhã,khổ đau,mất mát...Nhưng còn một sai lầm tệ hại thì chưa ai chịu trách nhiệm cả,ít ra thì cũng một lời xin lỗi.Thế thì ta kêu gọi sòng phẳng như thế nào đây?

Pinochio
Được nghe tiếp phần hai của cuộc phỏng vấn nên có vài ý đóng góp thêm.

Quả thật tôi thấy ở Ông vẫn còn có gì đó chưa nói hết ra. Chẳng hạn như Ông nói ngay từ Đại Hội 6 của Đảng thì bộ chính trị đã nhìn ra sai lầm và quyết định thay đổi đường lối để sửa chữa sai lầm vô cùng to lớn này - sai lầm đã đưa Việt Nam tụt hậu hơn nửa thế kỷ so với các nước chung quanh - nhưng tôi tự hỏi tại sao từ đó cho đến nay chưa bao giờ nghe ai đó trong Đảng, trong bộ chính trị trung ương đảng còn đang tại chức, tại quyền nói lên những điều này?

Nói lên những sai lầm của Đảng và đứng ra xin lỗi nhân dân, tôi chỉ nghe Đảng tiếp tục kể ra những công lao của Đảng trong quá khứ và không đá động gì đến sai lầm của Đảng trong quá khứ. Việc ! đó là không công bằng cho nhân dân Việt Nam, nhân dân Việt Nam - người được Đảng gọi là chủ đất nước - lại không được cho biết sự thật này. Chỉ một vài cá nhân phát biểu thì không có ý nghĩa gì hết, đây là chuyện của cả một Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng cơ mà.

Rồi Ông nói về lý do sai lầm và cố gắng nói tránh đụng chạm vào cốt lõi vấn đề mà chính Ông biết rất rõ khi Ông còn làm Bí thư Thành Ủy TP.HCM: đó là làm kinh tế thì phải cần người biết về kinh tế chứ không phải người biết cầm súng bắn người khác.

Với hàng trăm, hàng ngàn trí thức của miền Nam được đào tạo bài bản ở nước ngoài sẵn sàng góp tay xây dựng Tổ Quốc vừa được hoà bình và thống nhất (họ không cần biết chế độ nào, lý tưởng nào. Chủ yếu là được cống hiến cho Tổ Quốc kiến thức và năng lực của họ thôi).

Thế nhưng Đảng đã không trọng dụng mà còn ghép họ vào thành phần gọi là Tiểu tư sản và phân biệt đối xử mà cụ thể như việc bắt trí thức đi lao động chân tay để gọi là "học lao động" hay "cải tạo đầu óc tiểu tư! sản" của họ. Đảng quên rằng hay không muốn nhìn nhận là trí thức có thể lao động chân tay sau một thời gian tập tành (có thể có người chết vì cơ thể không được sinh ra để lao động tay chân như vậy) nhưng không phải tất cả nông dân đều có thể đi học để trở thành trí thức mau chóng như quá trình trên.

Van Ly, Falls Church, USA
Tôi không tranh luận, tôi chỉ xin mượn diễn đàn để nói lên những ý nghĩ riêng tư của tôi mà thôi. Tôi từng là một người lính của Quân Lực VNCH, sau 75 tôi cũng đã bị cầm tù nhiều năm ở miền Bắc. Tất nhiên tôi không thích người Cộng Sản. Tuy nhiên có một số người Cộng Sản mà tôi rất kính trọng bởi vì họ có tấm lòng nhân đạo, biết tha thứ, biết dẹp bỏ những thù hận riêng tư vì lợi ích chung của quốc gia. Họ thật lòng mong muốn hòa hợp, hòa giải dân tộc để tạo ra một quốc gia VN phồn vinh và yêu thương nhau. Đối với tôi họ còn là những người chiến thắng quân tử, họ sẳng sàng chìa bàn tay thân ái cho chúng ta (những cựu thù của họ) nắm lấy để xóa bỏ hận thù, hòa hợp anh em. Ông Võ Văn Kiệt là một trong những người như thế. Cầu Phật Trời ban phúc cho ông!

Tuan, Houston, USA
Có mấy người Việt kiều đòi điều kiện hoà giải nghe "hợp lý quá". Hãy nghĩ tới vị thế của mình trước lúc đòi hỏi điều gì. Câu chuyện hoà giải ở đây cũng là câu chuyện mà cuộc sống thường ngày mà các bạn đang gặp là: "bố mẹ luôn chìa tay ra để cứu vớt những đứa con lầm lỡ trở về với cuộc sống lương thiện và mái ấm gia đình". Chẳng bố mẹ nào ghét bỏ đứa con của mình, nhưng nếu đứa con cứ bỏ nhà, phá phách thì bố mẹ cũng hết thuốc chữa.

QYMM
Theo tôi hiểu, người CSVN rất sợ...về hưu, vì về hưu thì coi như nói chẳng ai nghe nữa! Ngay cả người mình đề bạt lên thế mình, nhiều khi cũng không còn để ý đến mình nữa! Bởi vậy, tiếng nói của những "cựu" chỉ là tiếng nói "để mà nói", không còn giá trị gì bao nhiêu. Tất cả mọi quyết định đều phải được Bộ chính trị thông qua thì mới làm được, không có ngoại lệ!

Theo tôi, không cần thiết phải đổi tên thành phố HCM lại thành Sài gòn gì cho mất công (vì chẳng công dân nào ở thành phố đó gọi nó bằng gì khác hơn là Sài gòn), không cần thiết phải công nhận lại cờ vàng ba sọc đỏ làm gì (vì đó là quá khứ xa xôi rồi, một chế độ không "Thiên thời", không "Nhân hoà"), cũng chẳng cần phải đổi lá cờ, quốc ca gì cả. Cái cần thiết bây giờ là Đảng ta, trên cương vị là người nắm sinh mạng của toàn dân, phải chìa bàn tay hoà giải thật lòng ra với nhân dân Việt Nam (tôi nói hoà giải với nhân dân Việt Nam, không phải hoà giải riêng gì với người Việt hải ngoại).

Ngày 30/4 nên gọi là ngày Hoà bình. Lịch sử đã 32 năm, tại sao lại cứ đến ngày này là đem chiến thắng đó ra tô hồng? Đúc chuông đồng cho những người lính chiến thắng nằm xuống, vậy còn những người lính, người dân của phía bên kia thì sao? Báo chí Việt Nam..mặc nhiên bỏ qua, không đóai hòai tới. Như vậy đâu có phải là hoà giải? "1 triệu người vui thì cũng có 1 triệu người buồn". Những kẻ thất trận bên kia, chẳng lẽ bây giờ vẫn coi họ là thù nghịch sao? Họ không yêu nước như mình, nên họ là thù sao? "Có hàng trăm con đường yêu nước" mà? Tại sao lại đối xử với những kẻ thất trận cùng màu da, cùng tiếng nói, cùng nòi giống với mình như thời Phong kiến vậy? Đúng, không có ai "độc quyền yêu nước" cả, đất nước Việt Nam là của mọi người Việt Nam, không thuộc về một đảng nào cả.

Outofsilent, Melbourne, Úc
Tôi đã sắp vào tuổi 40 nhưng tôi vẫn còn giấc mơ là trong đời mình sẽ thấy được đất nước Việt Nam hòa bình, dân Viết Nam yêu thương và lãnh đạo Việt Nam - ở mọi nơi - thật sự đặt để quyền lợi riêng của mình đằng sau tương lai của dân tộc

Phong, Sydney, Úc
Nghe qua 2 phần 3 của cuộc phóng vấn giữa BBC và ông VVK, tôi thấy trên người ông ta không còn bao nhiêu dấu vết của cộng sản nữa và tôi cũng tin rằng nếu để ông ta sống ở hải ngoại khoảng 1 thời gian ngắn thôi, 1-2 năm chẳng hạn, thì rất có thể sẽ thấy đuợc ông ta cầm biểu ngữ đi biểu tình chống cộng sản như những người Việt đang sống ở nước ngoài vậy.

Tiếc thay những gì nghe được từ ông ta qua cuộc phỏng vấn kỳ nầy chỉ là ý kiến cá nhân của ông thôi, và nói trong lúc ông đã không còn quyền hạn gì nữa, chứ nếu như nhóm đang cầm quyền mà cũng đứng lên tuyên bố như ông VVK vậy, thì việc hòa hộp hòa giải sẽ không còn là nan đề. Cái chủ chốt để mở ra cánh cửa cho hòa hợp hoa giải chính là đối thoại, 1 điều tất yếu mà xưa nay người cộng sạn không làm được, vì nếu làm được thị họ đã không còn là người cộng sản nữa.

Quan diem, Hà nội, Việt nam
Tôi cho rằng Ông Võ Văn Kiệt đã nói đúng mong muốn của Ông, tuy nhiên quá muộn so với tình trạng của mình. Giá Ông làm điều gì đó khi Ông còn đương chức thì một nhẽ, nay Ông là một công dân bình thường, Ông lại nói về những điều địa vị hiện nay của Ông không thể giải quyết. Mặc dù vậy, mọi người khác thì sao ? Chúng ta cãi nhau xem làm gì được cho đất nước, làm sao có thể bỏ đảng cộng sản ? Có người lại nói "Đa đảng hoặc Cộng sản không còn" là điều kiện duy nhất để hòa giải. Xin thưa quý vị đó chỉ là điều viển vông, Quý vị là ai mà có quyền mặc cả và có khả năng mặc cả ? Chẳng có quý vị đất nước Việt nam vẫn vậy, nếu ai đó quay lưng đi hoặc bỏ rơi tổ quốc mình thì chỉ thiệt cho chính bản thân người đó và cho dâ! n tộc Việt nam thôi ? Đời người có hạn, Ông Kiêt là một minh chứng cho sự bất lực và hối tiếc đó

Sam Nguyen, Saint Louis, USA
Tôi tin là ông Võ Văn Kiệt thật tâm muốn có sự hòa hợp hoà giải nhưng với những gì ông trình bày, tôi thấy còn có cái gì đó ông còn quanh co, không dám nói thật. Nếu ông đang là "tuyên truyền viên" cho ĐCS trong giai đoạn hiện nay, mọi phát biểu của ông cho đến bài này sẽ biến ông thành người có hai lưỡi.

Xe ôm, Sài Gòn
Boris Yeltsin đã để lại cho nhân dân Nga một di sản quý báu. Nếu ông Kiệt làm được như vậy thì lịch sử Việt Nam sẽ vinh danh ông, còn bây giờ ông có ý kiến gì cũng đã muộn. Tôi nghĩ những kẻ tham quyền cố vị, gian manh tham nhũng sao họ nghe ông được.

Bức Xúc, Sài Gòn
Trong khi ông Kiệt đang hô hào trên báo hải ngoại về hoà giải thì trong nước công an đang tiến hành trấn áp những người đấu tranh dân chủ. Các bạn hãy xem ti vi trong nước mấy ngày qua, những người bị bắt bị đem lên ti vi để bôi nhọ, hàng chục người (công an chìm) đứng ra lên án gay gắt, thậm chí chửi cha mắng mẹ người ta chẳng khác nào hình thức đấu tố man rợ ngày trứơc, thật tội nghiệp cho họ trước hoàn cảnh đơn độc như vậy. Đây chẳng qua là một tập hợp những chiến thuật của CS mà thôi "Kết hợp đấu tranh tuyên truyền bên ngoài và trấn áp bên trong". Thật buồn cho chúng ta, những người trong nước chẳng biết gì ngoài những gì diễn ra trên ti vi.

Thăng Long, Hà Nội
Nếu thực lòng muốn hoà giải thì các bên cũng chỉ nên yêu cầu nhưng điều bên kia có thể chấp nhận đươc. Một số bạn đòi để hoà giải thì CSVN phải đổi tên Sài Gòn, hủy bỏ hộ khẩu, Lá cờ và Quốc ca cũng phải đổi lại, ĐCSVN đổi thành Đảng Dân chủ Nhân dân, một nền dân chủ và tự do, xóa tan chính trị độc đảng CS v.v ... đấy là những điều không thực tế trong tương quan giữa CS và QG hiện nay, đến đàm phán giữa Nỹ và VN Mỹ cũng không dám đồi đến thế.

Hoàng Minh
Quá khứ đã qua rồi. Chúng ta không nên nhớ làm gì, vì qua khứ nó có thể làm cho chúng ta đau khổ thêm. Tương lai thì chua tới chúng ta chi có quyền mơ ước. Quan trong nhất là chúng ta hãy nhìn và sống và xây dựng nhũng gì trong cuộc sống hiện tại, hãy tập trung xậy dựng cuọc sống hiện tại như Dale Carnegie nói "xin chúa chỉ đường cho con bằng ánh sáng của chúa...xin chúa dắt con bước. con chẳng mong được trong cảnh xa xa. Chỉ xon chúa dắt con từng bước...Vì từng bước đã đủ cho con rồi" có như thế đất nước mới phát triển, xã hội ngày mới thaịnh vượng hơn.

Josie Nguyễn Vancouver Canada
Nói rồi, nói mãi mà người CS vẫn không chịu hiểu rằng trong cuộc chiến Quốc Cộng bi thương đó, cả VNCH và CS đều đi theo ngoại bang để đánh nhau, không có bên nào có chính nghĩa tuyệt đối cả . Chỉ có cái là Mỹ nó ngây thơ tham chiến trực tiếp, còn TQ và Liên Xô thì khôn khéo đẩy anh CSVN ra chịu đòn . Không có viện trợ quân sự và kinh tế của TQ và LX thì CSVN lấy cái gì mà đánh, không có TQ ở kế sát bên VN nên Mỹ nó nể mặt, nếu không thì Mỹ đã đổ bộ lên miền Bắc rồi . Cái khẩu hiệu "chống Mỹ cứu nước" chỉ là một khẩu hiệu mà thôi, chẳng có cơ sở chứng cớ lịch sử khách quan gì cả . Nền văn hoá Mỹ là nền văn hoá ngắn hạn, nên họ chỉ có thể đánh thắng trong các cuộc chiến thường qui có chiến trường hẳn hoi và trong thời gian! ngắn . Cái gì mà đòi hỏi trường kỳ kháng chiến thì họ chịu thua thôi . VN là vậy, Iraq ngày nay cũng thế . Trong bất cứ quá trình hoà giải nào cũng đều phải bất đầu bằng việc tôn trọng sự thật và nhìn thẳng vào sự thật .

Văn Nguyễn, San Jose
Theo tôi, hòa giải dân tộc cũng đâu có khó khăn gì Nhóm người theo CS bỏ đi cái độc đảng, độc quyền cai trị, độc quyền yêu nước. Nhóm người theo QG bỏ đi những thù hằn, bỏ đi cái ý tưởng giải thể đảng CS. Như vậy là hòa giải và sống chung với nhau được rồi, chúng tôi đa số là những người dân (90%) hoan hô quý vi rất nhiều, mong cho đất nước thanh bình, đời sống tốt đẹp cả về vật chất lẫn tinh thần, mọi người tôn trọng lẫn nhau, lấy bầu cử và số đông đồng thuận để chỉ định người lãnh đạo đất nước, nên nhớ rằng lãnh đạo là để phục vụ dân tộc chứ không phải để phục vụ đảng phái hay phục vụ cho chính mình để cai trị dân đâu.

Anh Lanh
Xin có một vài ý kiến:

- "Không đi thì chợ vẫn đông", những người VN trong nước đã chìa tay ra mà những người "phía bên kia" không chịu nắm lấy thì sẽ chẳng còn cơ hội gì đóng góp cho đất nước. CS chỉ là một giai đoạn LS, đất nước là trường tồn. Không có đóng góp của những người này thì dù có mất vui chút ít, chúng tôi vẫn sống tốt. Hận người anh em mà không làm tròn nghĩa vụ với bố mẹ thì chết cũng không nhắm mắt được đâu.

- Việt Kiều đóng góp cho quê hương là nghĩa vụ, CS không liên quan thì tại sao lại đòi họ chịu ơn? Anh trai tôi thường xuyên gửi tiền về góp nuôi ba mẹ, gửi tiền nhờ bọn tôi mua đất mua nhà hộ, người phải nói lời cảm ơn là anh tôi chứ không phải là ba mẹ tôi, tụi tôi hay bất cứ ai ở VN. Đòi ba mẹ phải chịu ơn thì chắc chắn sẽ bị ba mẹ tôi quẳng trả tiền và từ bỏ ngay.

Thomas Phung, HCMC
Thật sự vô cùng xúc động khi nghe một con người có tầm ảnh hưởng của đất nước phát biểu như vậy. Lời ông nói đã khơi dậy xao dịu bao tấm lòng của các con người ngoại đảng cộng sản. Tôi là thế hệ sau chiến tranh. Tôi nghĩ rằng tất cả những người đã nằm xuống cho non sông qui về một cũng đều muốn vậy.

Những người đã ngã xuống ở hai bên chiến tuyến đều vì lý tưởng riêng của họ. Chúng ta phải tôn trọng tất cả họ. Nhìn lại lịch sử, dân tộc Việt Nam đã trải qua biết bao cuộc đấu tranh vệ quốc. Hơn một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, rồi Pháp, Nhật, Mĩ, rồi lại Tàu. Trải qua biết bao sự đồng hóa, nhưng chúng ta vẫn bất khuất. Ví dụ: chữ quốc ngữ sau mấy ngàn năm cuối cùng là chữ la tinh, quần Tây áo vét vẫn không thay thế được áo dài, chế độ Quốc gia cũng chẵng là bang 52 của Mỹ...

Qua các minh chứng này cũng đủ chừng minh dân tộc ta là một dân tộc yêu nước, không phải của bất cứ riêng ai, của riêng đảng phái nào. Mỗi con người đều có quan điểm yêu nước riêng của mình.

Thanh, Hanoi
Mỹ là kẻ thù quá chứ. VN lúc đó vừa tự giải phóng. Mọi người hay chê CS xấu. Thực ra những người CS lúc đó là gì? Cũng chỉ là những thế hệ phải chịu đau thương, chỉ là những người nông dân đau khổ chịu áp bức bao nhiêu năm, tự tìm lấy một lý tưởng cho bản thân. Đó không phải chỉ là 2 chữ CS mà là tinh thần và cả 1 cuộc đấu tranh vĩ đại của dân tộc.

Nhìn lại lúc đó VN chỉ là 1 đất nước nghèo nàn, mới thoát kiếp chiến tranh. Nếu Mỹ ghét CS thì sao không đánh mà lại tìm nước nghèo như VN để đánh. Thực ra CS chỉ là cái cớ cho nước Mỹ gây chiến tranh kiếm tiền. Họ làm gì? Ném cả đống bom, giết bao nhiều người, thả thuốc độc cho thế hệ sau... Chính quyền Miền Nam lúc đó vốn 100% của Mỹ từ quần áo đến súng ống thì lý tưởng gì nổi. Nhìn cách đối xử của CQ miền Nam lúc đó cũng thật ghê rợn: lê máy chém. gom dân vào ấp, mổ bụng CS... Dù dùng lý lẽ gì thì ai cũng hiểu tội ác đó.

Theo tôi những người đi theo Mỹ lúc đó phải thấy ăn năn xin lỗi chứ không phải đứng ở nước ngoài sung sướng rồi đòi đất nước phải thế nọ thế kia. Có thể đất nước vẫn nghèo, có thể CS vẫn làm sai nhưng chí ít vẫn là do người VN tự lực, chứ không dựa dẫm như Thái Lan, Sing.

Đất nước vẫn đón vòng tay với hoà giải, chẳng qua họ còn quá căm thù không chịu nhận sai trong quá khứ. Việc ông Võ Văn Kiệt kêu gọi là hạ mình vì dân tộc. Thật là đáng trân trọng.

Trần
Tôi chắc rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam có hơn 84 triệu người ủng hộ. Họ là những con người biết yêu chuộng hòa bình và có lý trí!

Hung, Phoenix, USA
Ông Kiệt nói: ''Hơn 30 năm rồi, năm nay nữa là 32 năm, không có lý do gì giữa chúng ta với nhau không hòa giải được."

Vậy sao ông Kiệt không mau giúp xây dựng một nền dân chủ và tự do chính kiến ở VN, bằng cách giúp xóa tan nền chính trị độc đảng cộng sản, giúp đỡ phong trào đấu tranh chính trị của các phong trào dân chủ trong nước, khuyến khích và tôn trọng quan điểm chính trị của mọi công dân Việt Nam, nói rằng nước ta là nước Việt Nam chứ không phải là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam?

Làm được điều đó là ông đã đóng một công lớn trong việc hòa hợp, Hòa giải dân tộc đó.

duchuy_ger
Bác Kiệt nói rất có tình nhưng thật tiếc lại không lý. Bởi lý thuộc về Đảng rồi!!!

Duc Le, Houston, USA
Điều kiện để hòa giải là không Cộng Sản, không Cộng Hòa, làm lại mới, tức là đa Đảng.

Trần Đình Lang
Mất vợ và bốn con cho lý tưởng CS hôm nay, ông Võ Văn Kiệt quả là người hiểu rõ hơn ai hết sự mất mát, thua thiệt lớn lao mà dân tộc Việt Nam phải gánh chịu một cách oan nghiệt. Xin kính cẩn nghiêng mình trước hồi tâm của ông, và hy vọng sẽ còn nhiều người ý thức đặt danh dự của tổ quốc trên tư lợi cá nhân, đảng phái.

Nguyễn Trung, Hà Nội
Tôi thấy hết sức buồn cười cho lập luận của bạn Pinichio. Bạn nói "Chú nói kẻ thù của Việt Nam là Pháp, là Trung Quốc đánh biên giới phía Bắc thì cháu đồng ý nhưng nói Mỹ thì cháu không đồng ý". Vậy bạn coi chính phủ và quân đội Mỹ là gì?

Đối với tôi, những kẻ gây ra Mỹ Lai hiển nhiên không phải là bạn. Đấy là thực tế không thể phủ nhận. Việc bạn nói "Khi chú nói Mỹ là kẻ thù của Việt Nam thì vô hình chung Chú cũng muốn nói cha cháu là kẻ thù của dân tộc" cũng là một quan điểm sai lầm.

Cuộc chiến hơn 30 năm trước là cuộc chiến nồi da nấu thịt, cả hai phe Việt Nam trong cuộc chiến đều xuất phát vì mục đích xây dựng Việt Nam tốt đẹp theo quan điểm của mình. Phía chính phủ Sài Gòn cũ sở dĩ không tồn tại được do chính sách của họ không được lòng đại đa số nhân dân, do chính phủ họ ngày càng yếu kém, phụ thuộc vào đồng minh, không kiềm chế được đồng minh gây hại cho dân lành.

Các bên nước ngoài tham chiến , dù là Mỹ, Nga, TQ, thì họ tham gia cuộc chiến này cũng đều vì quyền lợi của họ cả, chẳng có ai vì quyền lợi của dân tộc chúng ta. Người trong nhà chúng ta không đoàn kết, không thoả hiệp được với nhau nên người ngoài mới can thiệp, chia rẽ, khống chế chúng ta như vậy. Đấy là bài học đau thương về tình đoàn kết.

Mong rằng các bạn nhận thức rõ được bạn - thù, khép lại quá khứ chia rẽ của dân tộc, để trăm họ Lạc Hồng qui về một mối.

Quang Vinh, Hà nội
Gửi bạn Pinichio! Tôi không hiểu bạn viết "Cuộc chiến với Mỹ là cuộc chiến chủ yếu về ý thức hệ, không có chuyện xâm lược hay chiếm đóng ở đây" là sao?

Bao nhiêu dân thường cả hai miền Nam, Bắc đã chết vì bom đạn của Mỹ, sự hiện diện của người Mỹ ở VN là quá rõ ràng, chính những người Mỹ từng tham chiến cũng đã quay trở lại và chủ động nói lời hòa giải. Có lẽ bạn không biết hay bạn cố tình không biết lịch sử nên mới viết như vậy.

Henry Khiem, Oshawa, Canada
Tôi rất tán thành ý kiến của cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt về việc hòa hợp hòa giải dân tộc, nhưng rất tiếc ông không làm được khi tại chức. Các viên chức của chính quyền CSVN ít khi thật lòng và thường gian dối khi đối thoại với người khác.

Nếu họ thật lòng, ngay thẳng thì họ đã không cưởng chiếm VNCH sau khi ký kết hiệp định Ba-Lê năm 1973 tái lập hòa bình ở miền Nam, Hoa Kỳ đã bị họ lừa và VNCH thì bị Hoa Kỳ lừa. Lê Đức Thọ và Kissinger đáng lẽ nên trả lại giải thưởng Nobel! chính phủ Việt Nam nên để cho những cựu quân nhân VNCH trùng tu nghĩa trang Biên Hòa, phải hoà giải với người chết trước khi hòa giải với người sống và chính phủ Việt Nam phải thật tâm mới được.

Các bạn ở Việt Nam (Cọng Sản và Quốc Gia) có biết không? bản thân tôi qua Trung Quốc công tác, ở tại khách sạn 5 sao, có một lần tôi nói chuyện với một cố làm việc tại khách sạn và tự giới thiệu tôi là người Việt Nam. Cô ta phải lấy tự điển (Anh ngữ) để xem Việt Nam là nước nào! Tôi liếc nhìn vào tự điển thì thấy lời giải thích như sau: Việt nam là một tỉnh của Trung Quốc... Tôi thật bàng hoàng.

Nói như vậy cho các bạn biết, kẻ thù của chúng ta bây giờ là Trung Quốc chứ không phải những người Quốc Gia đâu. Hiện nay Trung Quốc tung tiền giả, hàng giả, thực phẩm có chất độc vào Việt Nam. Đó là cách họ phá hoại Việt Nam chứ không phải là Cha Lý hay luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân...đâu?

Mong Bộ Chính Trị nhìn thấy điều nầy và các bạn tr! n diễn đàn đừng miệt thị người miền Nam. Hải Quân VNCH đã từng chống lại Hải quân Trung Quốc xâm chiếm hải đảo Hoàng Sa năm 1974 trong khi đó thủ tướng Phạm Văn Đồng thì công nhận chủ quyền của trung Quốc tại Hoàng Sa?

Mong cựu thủ tướng Võ Văn kiệt và cựu phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ công khai hợp tác để tiến hành hoà hợp hoà giải dân tộc để Việt Nam được mạnh mẽ mọi mặt để chống lại tham vọng của Bắc triều cũng như lấy được lòng tin của người Việt tỵ nạn cộng sản ở hải ngoại.

Tue Mai, Vũng Tàu
Ông Kiệt khẳng định ông là:"người quốc gia đi theo chủ nghĩa cộng sản". Tôi khẳng định tôi là:"ngưòi quốc gia không cộng sản" (nhưng lại "được" sống trong đất nước do CS cai trị). Xem ra vấn đề ý thức hệ là điều không tránh khỏi khi bàn đến "hoà hợp và hoà giải". Một nền chính trị đa nguyên, một hiến pháp dân chủ, một nền pháp trị hành xử dựa vào hiến pháp chính là "tiền đề" cho tiến trình hoà hợp hoà giải dân tộc ý nghĩa nhất. Mọi lời nói , mọi tuyên bố dù của nhà cầm quyền, hay một ai đi chăng nữa, mà không tuân thủ "tiền đề" này thì chỉ là những "mánh khoé" để lợi dụng những ngưòi "quốc gia" yêu nước mà thôi!!!.

imvietnamese, Đức
Xin mọi ngưòi hãy tạm dẹp bỏ CS hay TB. Hãy nhìn về cuộc chiến VN ở 1 góc độ khác, như thế này:

1. Phía CS đã chiến thắng trong cuộc chiến này là vì họ đã đứng về phía lợi ích của dân tộc VN lúc bấy giờ: đó chính là thống nhất đất nước. Ngày 30.04 được biết đến từ lâu là ngày thống nhất đất nước nên chúng ta phải tổ chức để con cháu hiểu được cái giá để có cho sự thống nhất đất nước không hề rẻ chút nào.

2. Sau khi thống nhất đất nước, ĐCS đã phạm sai lầm khi bế quan toả cảng, làm tàn lụi nền kinh tế VN, đi ngược lại với lợi ích dân tộc VN nên đã suýt nữa phải trá giá đắt cho sai lầm đó. Nhưng họ bây giờ đã nhận ra điều đó và đang tự điều chỉnh để lợi ích của ĐCS gần với lợi ích dân tộc để tiếp tục tồn tại.

3. Lịch sử từ ngày Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán đến thời Pháp thuộc đều cho thấy bất cứ phe nào đi ngược lại với lợi ích dân tộc, cũng sẽ đều bị thất bại dẫn đến diệt vong. Có 3 lợi ích cao nhất đối với VN: xếp đầu tiên là độc lập tự chủ dân tộc, thứ 2 là 1 đất nước thống nhất, thứ 3 là phát triển để sánh ngang với các cường quốc khác.

Về ưu tiên số 1 là độc lập tự chủ dân tộc đã quá rõ ràng, dân tộc VN đoàn kết nhất chính là khi phải chống giặc ngoại xâm, bất cứ phe nào hay lực lượng nào có khả năng lãnh đạo nhân dân chống giặc ngoại xâm đều được ủng hộ và thành công. Đó là lý do đầu tiên vì sao ĐCS đã thành công ở VN. ĐCS là đảng đầu tiên làm được việc thống nhất các phe phái trong VN để cùng nhau chống Pháp, nên họ đã thành công.

Ưu tiên số 2: 1 VN thống nhất, rõ ràng nhất chính là thời kỳ Trịnh-Nguyễn: tất cả 8 lần đánh nhau đều là chúa Trịnh gây chiến, mặc dù nó là cuộc chiến phục vụ cho chúa Trịnh, nhưng nó cũng phục vụ cho lợi ích 1 VN thống nhất nên họ trịnh cuối cùng đã thành công, chiến thắng chúa Nguyễn khiến chúa Nguyễn phải chạy vào Gia Định.

Nói ra đìều này để thấy được lý do vì sao VNCH đã thất bại trong cuộc chiến vừa rồi. Đuổi Mỹ ra khỏi VN là chiến lựơc đầu tiên cần phải thực hiện để thống nhất đất nước, nên đuổi được Mỹ ra khỏi VN chính là thành công của ĐCS.

VNCH vì sao thất bại trong cuộc chiến vừa rồi đã thấy rất rõ nguyên nhân: chống lại lợi ích 1 VN thống nhất. Vậy bây giờ lợi ích của dân tộc VN là gì? Rất rõ ràng: nỗ lực để trở thành 1 cường quốc.

Thế mà giờ đây các bạn vẫn ngồi đây nhắc lại quá khứ hận thù dân tộc. Chiến tranh là gì? Cả 2 đều đối xử với nhau tàn nhẫn, ĐCS lẫn VNCH, nhưng đó là trong chiến tranh bắt buộc con người ta phải như thế. Chiến tranh qua rồi vẫn giữ lại những hận thù trong lòng để làm gì? Tha thứ cho kẻ thù là khó nhưng liệu nó có đáng để chúng ta cứ giữ mãi trong lòng như vậy không? Và bây giờ chúng ta có còn là kẻ thù của nhau không? Nếu người VN ta vẫn còn chia rẽ như thế này, chỉ làm trì hoãn việc tiến lên của dân tộc VN, sau này con cháu chúng ta nhìn vào nó có phải xấu hổ thay cho chúng ta không?

Về việc đối với những người lính VNCH đã tử trận, có thể về mặt tình nghĩa xây dựng lại nghĩa trang cho họ, 1 nghĩa trang như bao nghĩa trang khang trang đàng hoàng khác, đó là việc nên làm, phải làm. Cuối cùng chỉ có 1 câu: ai, việc gì chống lại lợi ích tối cao của dân tộc VN sẽ thất bại, các bạn hãy để chiến tranh và thù hận chỉ còn là quá khứ. Làm được như vậy, không những có lợi cho bạn, mà còn có lợi cho dân tộc VN nữa. VN chúng ta chia rẽ nhau như thế là quá nhiều rồi, tiếp tục nữa chỉ là thoả mãn ích kỷ cá nhân.

Minh, Boston, USA
Một khởi đầu nhỏ: đổi lại thành tên Sài Gòn, đường Tự Do, công nhận Lễ Giáng Sinh / Noel (hiện nay vẫn gọi "Ngày hội Tuổi thơ" tại trung tâm Sài Gòn). Sau đó đến việc hủy bỏ hộ khẩu, cho Việt kiều mua nhà, có passport Việt Nam. Tại sao không hề có Mỹ kiều, Thái kiều, Hàn kiều, tại các quốc gia đó, mà chỉ có Việt kiều tại Việt Nam? Đó là vì còn phân biệt đối xử.

Lá cờ và Quốc ca cũng phải đổi lại. Nếu đã hoan nghênh Phạm Duy thì sao không hoan nghênh luôn bài "Việt Nam Việt Nam nghe từ bao đời..." của ông, hỏi ý kiến toàn dân nhân kỳ bầu Quốc hội kỳ này xem có muốn đổi Quốc kỳ, Quốc ca không? Tôi ủng hộ bài này của Phạm Duy trở thành Quốc ca của nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa, với lá cờ Xanh, Trắng, Đỏ - và ở giữa trên nền Trắng có ngôi sao Vàng.

ĐCSVN cũng nên đổi lại thành Đảng Dân chủ Nhân dân gì đó, và trong khoảng 2010 - 2015 cho bầu cử tự do với duy nhất Một đảng đối lập gọi là Đảng Cộng hòa. Việt nam chỉ nên có hai đảng chính trị, một thiên tả hòa hoãn, một thiên hữu (Cộng hòa) muốn Việt Nam mạnh về quân sự để răn đe hơn là năn nỉ Trung quốc xin tha như hiện nay.

Trai Quê
Nói cho ngay, một cấp lãnh đạo CS đã phục viên như bác Kiệt mà còn nói được những lời chơn tình như vầy cũng là hiếm thấy, rất "ép phê" với những người có tâm huyết trong đảng, cho dù mấy lãnh đạo ở trên nghe không lọt tai cũng khó kết tội bác Kiệt, như kết tội chú luật sư Đài, cô luật sư Công Nhân được.

Thật ra lời kêu gọi "xóa bỏ hận thù" mà chỉ nhắm vào đám dân như ba má tôi, bà con quanh tôi thì hồi nào đến giờ họ đâu có dám hận thù ai, hơn nữa chịu khổ miết cũng quen rồi, còn nhắm vào đám sanh sau Giải phóng như tụi tôi thì làm gì có thù xưa mà xóa. Tụi tôi có hận là hận cái tuổi chưa tới 30 hôm nay đây vẫn bị người ta chê là già khú đế,ngu ngơ không làm nên cơm cháo gì cho gia đình, ra ngoài phường, khóm thì khúm núm, bợ ! đỡ chạy chọt, nịnh hót quan quyền để được...yên bề gia thất, sống ổn định trong cánh đồng bất tận; vậy mà cuộc chiến giữa anh em một nhà đã kết thúc trên 30 năm thì lãnh đạo hiện nay người ta cứ viện cớ nó còn "chưa dứt sữa" để đất nước ta có thể "đi bằng đôi chân của mình", có thể "chắp cánh bay cao", có thể "bơi ra biển lớn".

Kinh nghiệm tề gia của tôi là đừng ỷ ta đây gia trưởng, chèn ép ức hiếp, đối xử bất công với vợ,con, thì vợ, con nó mới sống hoà thuận, mới không bất mãn, bươi chuyện ác nhơn, thất đức ngày xưa ra bêu xấu gia trưởng. Kinh nghiệm trị nước của bác Kiệt theo tôi cũng như việc tề gia thôi, đảng và nhà nước nên làm theo, có thế mới gọi là dân chủ.

Không nêu tên
Tôi hoan nghênh ý kiến của một bạn nào đó nói rằng nên đặt ngày 30.4 là ngày Hòa hợp và Hòa giải dân tộc. Một ý nữa tôi xin nêu là hiện này ngày 30.4 ở Việt Nam được gọi với cái tên là ngày "Thống nhất đất nước" chứ k được gọi là ngày chiến thắng nữa đâu

Tango Nguyen, Santa Ana, USA
Có ra gì những anh có cái chữ "Cựu" phía trước! Ngày xưa, khi còn chế độ thực dân và quan lại, cái anh Lý Cựu đã bị anh Lý Đương đánh cho toé máu đầu trong một bữa tiệc bàn việc làng. Bởi vì khi mất chức rồi, mấy anh này hay tức mình mà tuyên bố lăng nhăng lắm. Bây giờ còn có thêm ông Cựu Kỳ, ông Cựu Kiệt! Hai ông này hễ tuyên bố điều gì thì người ta chỉ cười khinh khỉnh rồi bỏ ngoài tai mà thôi.

Cái tiếng "Cựu" cũng còn nhiều nghĩa khác lắm ạ: Hồi "Sau Giải Phóng" dân miền Nam phân biệt Bắc Kỳ Mới là dân vào nam sau 75, Bắc Kỳ 54 là dân di cư thời "Cụ Riệm", còn người Bắc vào Nam lâu rồi, trong những đoàn người cu li được mộ phu đem tới các đồn điền cao su là Bắc Kỳ Cựu. Người Bắc có khá đông không nói được chữ "cựu", họ phát âm thành chữ "kịu". Người Nam cũng ngọng chữ này, họ nói là "Cụ". Nhưng khi nói Bắc Kỳ Cựu thì kêu ngắn gọn là "Bắc ...Cụ". Than ôi, Bắc ...Cụ nói lái lại nghe kỳ lắm.

Viet Kieu, Westminter, CA
Tôi nghĩ điều kiện hòa giải:

1. CSVN không nhắc ngày 30-4 là ngày chiến thắng. Thật sự người Mỹ họ chỉ bỏ cuộc chơi giữa chừng đễ theo một cuộc chơi khác có lợi hơn cho họ mà thôi.

2. Tất cả những chiến sỹ của hai miền Nam Bắc đều được vinh danh như nhau, vì cả hai đều hy sinh vì lý tưởng yêu nước của mỗi miền.

3. CSVN phải tôn trọng sự bất đồng chính kiến, như vậy phải chấp nhận chính trị đa đảng, đa nguyên. Như vậy phải thả ngay những người bất đống chính kiến.

4. CSVN phải biết tôn trọng và biết ơn đồng bào hải ngoại. Hãy nhìn mối liên hệ cá nhân của một người Việt kiều và gia đình họ còn lại thì thấy rõ điều này. Nếu gia đình người Việt Kiều ấy không thương yêu, không tôn trọng và không cảm ơn sự giúp đỡ từ người Việt Kiều thì chắc chắn người ấy không gửi về sự giúp đỡ. Bao nhiêu năm qua đồng bào hải ngoại đã gửi về hàng tỷ đôla góp phần xây dựng đất nước. Cho nên sự đập phá bia tưởng niệm thuyền nhân là điều vô ơn bạc nghiã không tha thứ được.

Nếu CSVN làm được những điều trên thì họ đã đặt được quyền lợi đất nước trên quyền lợi của họ, và sự hòa giải sẽ có thể xảy ra.

Trần Thái Bình, HCMC
Sự hòa giải và đoàn kết là sự cần thiết và cấp bách cho sự phát triển và sức mạnh cho dân tộc chúng ta, những kẻ hoặc tổ chức có quyền lực hoặc ảnh hưởng trong tay, nếu có ý đồ cản trở và làm chậm trể quá trình này là phá hoại và phản quốc.

Tấm lòng và sự kêu gọi hòa giải của cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt là hoàn toàn đúng và yêu nước, nhưng sự thật phũ phàng đối với tôi và nhiều thanh niên VN sinh sau chiến tranh khi những từ ngữ đại loại như VNCH, Quốc gia, XHCN, Cộng sản ... đều vô giá trị nghĩa, nhưng điều vô cùng giá trị đối với thế hệ chúng tôi là dân chủ, tự do, tiến bộ và công bằng xã hội.

Cuối cùng chúng ta hãy khoan phân tích làm sao hòa giải giữa chế độ cs đầy quyền lực tại VN và cộng đồng hải ngoại luôn hận thù cs nhưng không có thực lực nào đáng kể, thì vấn đề hòa giải là chuyện tưởng tượng khi những gì Đảng cs và chế độ cầm quyền đang đàn áp thô bạo đối với nhửng nhân vật yêu nước, trí thức không hề dính dáng với "chế độ VNCH" hoặc căm thù cs (đơn cử Ls Đài, Ls Lê thị Công Nhân, nhà văn Hoàng khải Thanh Thủy, Ts Nguyễn Thanh Giang, Bs Phạm hồng Sơn...)

Không cần phải giải thích sâu xa, đây là bằng chứng hiển nhiên cho chúng ta thấy rõ thiện chí "hòa giải hòa hợp dân tộc" của ĐCSVN ra sao.

Binh, Sài gòn
Hòa giải hòa hợp từ này nghe xưa lắm rồi. Nhưng hòa hợp như thế nào, tất cả người VN dù ở nơi đâu cũng qui tụ về đứng dưới bóng cờ "vẻ vang" đỏ sao vàng và đỏ búa liềm?????

Sao Ông Kiệt chỉ nói 1 chiều? Muốn hòa giải, trước tiên CS phải thừa nhận lại lá cờ vàng ba sọc, lá cờ này bất kỳ người dân nào cũng có thể treo. Chính quyền CS khi đến ngày 30-4 hàng năm phải treo cờ vàng ba sọc lên như là biểu tượng của người quốc gia không CS. Không được phân biệt cờ này cờ nọ.

Trong tương lai, phải tìm kiếm 1 lá cờ mới cho VN. Xem xét lại những sự kiện như CS thảm sát Mậu Thân ở Huế để xin lỗi nhân dân, công bố những thâm cung CS bí sử. Nói rõ sự thật về HCM. Tôi cam đoan mọi người dân sẽ ủng hộ Đảng nào mang lại lợi ích cho nhân dân.

Thomas Nguyen
Tội nghiệp cho hai chữ "yêu nước" biết bao, ai cũng muốn dành nó để xử dụng cho riêng mình đến độ tôi không dám nhận mình là người yêu nước. Ai dám bảo các lãnh tụ tư bản hay cộng sản không yêu nước: bên nào lạm dụng từ này nhiều hơn?. Ai dám bảo những lãnh tụ CS khét tiếng tàn bạo đối với dân họ như Pol Pot, Mao, Stalin, cha con họ Kim... không là người yêu nước?. Yêu nước quá đi chứ. Vấn đề làm gì cho đất nước - được hiểu là cho nhu cầu phát triển về mọi mặt của toàn dân - mới là chính. Xin đừng tiếp tục lạm dụng nó nữa bằng lời nói suông mà hãy thực sự nắm tay nhau, không nhìn lại quá khứ mà hướng về tương lai để xây dựng lại VN. Thời gian đủ chín mùi không cho phép chúng ta chờ lâu hơn nữa.

Minh Nam, Việt Nam
Muốn hoà hợp trước hết phải hoà giải với nhau đã. Vợ chồng giận nhau cũng phải hoà giải trước khi hoà hợp. Vài người CS muốn hoà giải nhưng đảng của những cá nhân này thì không muốn. Điều "nhạy cảm" là đảng rất hiểu rằng hoà giải sẽ tổn hại cho địa vị độc tôn cai trị của mình và có thể mất địa vị này cũng chưa biết chừng. Đảng chỉ có thể đứng ở thế trịch thượng để "chiếu cố" và "khoan hồng" cho hàng chục triệu người từng bị đảng phân biệt đối xử. Cái NQ 36 rất trịch thượng có cần phải do chính quyền ban hành đâu, mà do đảng trực tiếp đưa ra, rồi bắt tất cả các cấp chính quyền (có bộ Ngoại Giao) thực thi, kiểm điểm kết quả...

Địa vị ông Trời như vậy mà đòi đảng hạ mình hoà giải thì quả là khó khăn, ! vô vọng. Đảng có thể hoà giải với kẻ thù ngoại bang cũ (vì có lợi cho đảng), nhưng không thể hoà giải với đồng bào (vì lường trước sẽ có hại cho đảng). Trái lại, đảng còn gây thù oán với những người trước đây từng ủng hộ đảng nhưng nay bất đồng, dù là bày tỏ quan điểm với thái độ ôn hoà (coi là "chống phá"). Ông Kiệt coi chừng đấy. Ông mà làm quá thì bộ chính trị bất chấp ông là lão thành sẽ trừng trị ông. Gương tầy liếp của cụ Trần Độ và Hoàng Minh Chính còn đó. Hòn đá chắn đường của dân tộc VN không bao giờ tự lăn ra vệ đường. Nó nhúc nhích là do có một lực buộc nó nhúc nhích. Chớ chờ đợi hòn đá sẽ "thực tỉnh" và "biết điều" với người đi đường.

Lê Thịnh, HCM
Tôi rất đồng cảm với lời nói tâm huyết này "Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, quốc gia là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng của người cộng sản hay của bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả" Tổ quốc Việt Nam không của riêng một đảng, một phe phái, tôn giáo nào. Ai muốn chiếm lấy Tổ Quốc VN cho riêng mình,họ sẽ trở thành kẻ thù của những người còn lại . Theo tôi suy nghĩ ,Quốc Hội VN ta nên đặt ngày 30-4 là ngày Hoà Hợp và Hoà Giải Dân Tộc nhầm giáo dục toàn dân về cách giải quyết tranh chấp nội bộ theo lối hoà bình.

Việt Kiều, Westminster, CA
Tôi nghĩ điều kiện hòa giải: 1. Chính quyền VN không nhắc ngày 30-4 là ngày chiến thắng. Thật sự người Mỹ họ chỉ bỏ cuộc chơi giữa chừng đễ theo một cuộc chơi khác có lợi hơn cho họ mà thôi. 2. Tất cả những chiến sỹ của hai miền Nam Bắc đều được vinh danh như nhau, vì cả hai đều hy sinh vì lý tưởng yêu nước của mỗi miền. 3. VN phải tôn trọng sự bất đồng chính kiến, như vậy phải chấp nhận chính trị đa đảng, đa nguyên.

Pinichio
Đã rất lâu không nghe lại giọng nói của chú Kiệt, cám ơn chú Xuân Hồng. Rất đồng ý với chú Kiệt nhiều thứ, rất biết tấm lòng của chú với trí thức Sài Gòn như thế hệ Cha Anh của cháu cũng như thế hệ của cháu. Những gì ngày xưa chú đã làm cho trí thức Sài Gòn, những gì chú nói chuyện với gia đình cháu thì cháu vẫn còn ghi nhớ, nhưng ngày nay đã trưởng thành; đã vượt ra được bên ngoài bức màn che quanh tổ quốc để tiếp cận với thông tin tự do khắp nơi trên thế giới; đã nghe được nhiều ý kiến khác nhau; nhiều luận điểm và lý thuyết khác nhau nên suy nghĩ cũng không còn như đứa trẻ ở lứa tuổi 20 thuở nào.

Mặc dù chưa nghe được hết bài phỏng vấn, mặc dù biết chú có người thân ở cả hai chiến tuyến và những mất mát của chú nhưng vẫn còn nhiều điểm chưa đồng ý. Đơn cử là chuyện chú Kiệt nói về hòa giải, chú muốn khép lại quá khứ nhưng cách nói; cách suy nghĩ của chú vẫn là cách suy nghĩ của người chiến thắng nói chuyện với người thua cuộc, với giọng kẻ cả trên trước. Cháu không đồng ý chuyện này. Chú nói kẻ thù của Việt Nam là Pháp, là Trung Quốc đánh biên giới phía Bắc thì cháu đồng ý nhưng nói Mỹ thì cháu không đồng ý. Cuộc chiến với Mỹ là cuộc chiến chủ yếu về ý thức hệ, không có chuyện xâm lược hay chiếm đóng ở đây! Chú Kiệt là người quốc gia yêu nước đi theo Chủ Nghĩa Cộng Sản - lý tưởng của Chú. Cha cháu là người quốc gia yêu nước không đi theo Chủ Nghĩa Cộng Sản - lý tưởng của cha cháu.

Hai người đứng ở hai chiến tuyến nhưng cùng yêu nước mặc dù trước đó trong chống Pháp thì họ đứng cùng chiến tuyến. Khi chú nói Mỹ là kẻ thù của Việt Nam thì vô hình chung Chú cũng muốn nói cha cháu là kẻ thù của dân tộc. Cháu không nghe được và không hiểu được Chú muốn hoà giải theo cách gì đây? Một mình Chú nhìn nhận sai lầm trong cách lãnh đạo của Đảng thì chỉ là một con chim én không thể làm nổi mùa xuân. Cháu hy vọng sau khi nghe hết bài phỏng vấn thì không tìm thấy thêm nhiều bất đồng với Chú cũng như chúc Chú tìm được nhiều con chim én khác để có thể làm được một mùa Xuân thật sự cho Việt Nam.

Một thính giả
Cố gì đi hoà giải với 1 phần tử rất nhỏ chống đối, họ chẳng làm được gì cả, phải chăng như vậy là đang nâng vị thế của họ, theo tôi đừng để những phần tử này có cơ hội về lại đất nước của chúng ta. Thậ xấu hổ khi họ lại là gốc VIỆT.

Josie Nguyễn, Vancouver, Canada
Trước hết tôi xin cảm ơn và hoan nghênh ông Kiệt đã có lời kêu gọi hoà giải và hoà hợp dân tộc với những người VN từng chiến đấu chống lại ĐCSVN và đang tiếp tục chiến đấu không ngừng chống lại ĐCS để dân chủ hoá VN.

Tôi nghĩ không có mấy người VN nào chống lại lý tưởng hoà hợp và hoà giải dân tộc . Nhưng trong tiếng Anh có câu nói rất chí lý là "the devil is in the details" - tạm dịch là "nói nguyên tắc thì dễ nhưng đi vào chi tiết thì mới biết là nơi hiểm địa" Tại sao ta có thể hoà giải với những kẻ thù ngoại bang nhưng lại khó hoà giải giữa người Việt với nhau?

Điều này không khó hiểu vì đối với ngoại bang thì sự tranh chấp có (a) tính cục bộ về mặt quyền lợi như trong kinh doanh có lúc cạnh tranh nhau nhưng cũng có lúc lợi dụng nhau để hợp tác cùng làm ăn, và (b) trong chiến tranh có sự phân chia rõ rệt giữa phe tự vệ có chính nghĩa và người xâm lăng.

Trong khi đó sự chống đối giữa phe CS và VNCH thì hoàn toàn trái lại vì sự tranh chấp Quốc Cộng không có tính cục bộ mà là tính toàn diên. Điểm thứ hai là trong cuộc chiến Quốc Cộng không một phe nào có thể cho mình có chính nghĩa hoàn toàn, vì rằng, sự tranh chấp này có cùng một điểm chung là tranh đấu cho tương lai của VN, nhưng theo mô hình triết lý của từng phe.

Như vậy thì muốn đi đến hoà hợp và hoà giải dân tộc thì phải giải quyết cac mâu thuẫn then chốt này bằng cách:

(i) Bãi bỏ sự phân chia theo lối "thắng thì làm vua và thua thì là giặc" và chấp nhận rằng cuộc chiến trong quá khứ là một cuộc nội chiến không ai có độc quyền về chính nghĩa vì cả hai phe đều dựa vào ngoại bang để chống lại phe bên kia .

Việc làm cụ thể là bãi bỏ ngày 30/4 như là ngày chiến thắng của một phe và dùng ngày này để tưởng nhớ những người đã nằm xuống - gồm cả phe CS và VNCH , và đặt ngày này là ngày Hoà Hợp và Hoà Giải Dân Tộc nhầm giáo dục toàn dân về cách giải quyết tranh chấp nội bộ theo lối hoà bình.

(ii) Chấp nhận cho nhân dân VN quyền lựa chọn cho mình một mô hình chính trị thích hợp . Cụ thể là sửa đổi Hiến pháp để đảng cầm quyền có thể nắm quyền, thông qua bầu cử theo chế độ đa đảng và hoàn toàn tự do, trong thời hạn dài hơn (7 năm chẳng hạn) để duy trì ổn định chính trị .

(iii) Chuyên nghiệp hoá (professionalize) và phi chính trị hoá (depoliticize) các bộ máy công an, toà án, quân đội và hành chính công quyền.

(iv) Bãi bỏ chủ nghĩa quốc gia dân tộc (ethno-nationalism) và thay vào đó là chủ nghĩa quốc gia công dân (civic nationalism) nhấn mạnh tính đoàn kết dựa trên cơ sở công dân chứ không trên cơ sở dân tộc .

Tomy Phan,Melbourne, Australia
Tôi đồng ý 100% với lời kêu gọi của cựu Thủ Tướng Võ Văn Kiệt. Nhưng hoà giải thế nào đây thì chưa được nói rõ. Xin Thủ Tướng hãy chi tiết thêm bằng những việc cụ thể.

Trong quá khứ chính quyền Việt nam đã có quá nhiều tàn ác khi đối xử với người anh em bại trận; quá nhiều lỗi lầm trong chính sách chính trị và kinh tế đối với toàn dân VN. Cho dù hiện nay về phương diện kinh tế có nhỉnh lên, do vốn đầu tư nước ngoài đổ vào, nhưng về phương diện tinh thần thì suy sụp hoàn toàn, xã hội thiếu vắng tình người, đạo đức băng hoại, gía trị con người được đánh giá trên đồng Dollars (!)... Tôi không dám kể thêm nữa.

Quả thật chính quyền đã mâu thuẫn nhau trong chính sách. VD. Một mặt kêu người Việt nước ngoài là "khúc ruột ngàn dặm! " đem tiền về đầu tư; mặt khác lại đi ngoại giao đập bia kỷ niệm (Ỏ Malaysia) thân nhân của họ không may chết trên biển cả, tại sao lại hẹp hòi và nhỏ mọn thế? Tại sao lại mâu thuẫn thế? Làm sao mà hòa giải được, khi tỏ ra thiếu thành thật, và xảo trá như vậy? Một yếu tố quan trọng trong hòa giải là chân thành, tha thứ trong tình yêu thương, v.v...

Xin Thủ Tướng một lần nữa lên tiếng một cách cụ thể hành động như thế nào để được hoà giải. Trước đây không lâu tôi có đọc thư của Luật sư Đặng Dũng gữi câu hỏi đến Thủ Tướng VN, trong đó có nhiều đề xuất khá hay về vấn đề hoà giải, hòa hợp dân tộc. Đề nghị Chính phủ VN. nên nghiên cứu thư nầy của Luật sư Dũng.

Mai Ninh
Bác Kiệt nói sai rồi. Tổ quốc và đảng là một. Phản đối bất cứ cái gì của đảng, do đảng và vì đảng đều bị coi là phản bội tổ quốc. Cứ xem phiên toà xử nhưng người bất đồng chính kiến (bị đảng gọi là "chống và phá" nhà nước do đảng lập ra) thì rõ.

David Lam, Santa Ana, USA
Xin Thưa Ngài Cựu Thủ Tướng! Ai là người cần hòa giải trước tiên? Chính là người Cộng Sản bởi vì Chinh những người Cộng Sản đã gây nên sự hận thù và gây nên nhũng tội ác sau ngày 30/4/75.

Ai đã giết Cha chúng tôi và những Sĩ quan miền nam trong những trại cải tạo? Ai đã làm cho người dân miền nam phải ra đi vượt biển tìm cái sống trong cái chết? Ai đã làm cho dân tộc phải điêu linh và bị đoạ đày suốt 32 nam nay? chính quý vị cần phải xin lỗi những hành động tàn ác cua qúy vi đã mang đến cho dân tộc miền nam và chính quý vị cần phải xin hoà giải trước.

Nguyen Chung, TPHCM
Những lời kêu gọi hòa giải kiểu như thế này sẽ còn xuất hiện dài dài sau khi khi các vị lãnh đạo hiện nay như ông Mạnh, Triết, Dũng về hưu. Bởi khi còn tại chức chẳng ai dám nói vì thế này, thế kia.

Thang Long, HCMC
Bản thân tôi là 1 người của chế độ QG.Nhưng từ lâu tôi kính nể ông Kiệt,hoàn toàn tán đồng mọi ý kiến của ông. Tôi cảm động nhất là có lần nghe ông nói : "Một triệu người vui, có một triệu người buồn" nhân ngày kỷ niệm 30-4. Phải chi hai bên có những lãnh đạo như ông Kiệt , ông Kỳ, thì đất nước nầy giờ đây đã thống nhất thật sự..

Các bạn hiểu cho, đất nước ta thống nhất về địa lý, chứ lòng dân thì tôi thấy vẫn còn phân chia tuy họ không dám phát biểu chính kiến... Ông Kiệt ơi , tôi kính chúc ông được nhiều sức khỏe, sống lâu, để có thêm nhiều bài phát biểu hợp lòng dân...

Le Tho, Bakersfield, USA
Hòa giải thì tại sao lại có chuyện cải tạo mươi mấy hai chục năm? Phải giải thể đảng cộng sản. Tư do tại sao lai độc đảng? Cái lý lịch của Hochiminh có đúng với sư thật không?

Phan Vu, Westminster, USA
Lời kêu gọi hòa giải chỉ là bình mới rượu cũ. Ông Võ Văn Kiệt hãy hành động như Boris Yelsin không kêu gọi hòa giải thì người Việt hải ngoại sẽ hợp tác tức khắc về nước xây dựng quê hương ngay.

Tristan Nguyen, San Francisco
"Kẻ Thù Của Ta Không Phải Là Người. Kẻ Thù Của Ta Là Đủ Loại Chiêu Bài Chủ Nghĩa" Nhưng có một loại chủ nghĩa mà cả người Cộng Sản cũng như người Quốc Gia đều không coi là kẻ thù, đó là Chủ Nghĩa Yêu Nước-Patriotism.

Người CS hay người QG, cũng như người Tư Bản Hữu Khuynh hay người Tư Bản Tả Khuynh đều có chung một chủ nghĩa yêu nước, và luôn luôn kiêu hãnh là mình yêu nước hơn người khác. Vì có chung một chủ nghĩa yêu nước nên người CS và người QG, người TBHK và người TBTK có thể hoà giải mọi xung đột quyền lợi, tranh chấp quyền lực, để hoà hợp tương tác bình đẳng nhằm phục vụ đất nước và nhân dân trong một chính thể tự do dân chủ nhân dân-Grassroots Democracy.

Công cuộc hoà hợp hoà giải đòi hỏi lòng chân thành, sự tín nhiệ! m tôn trọng lẫn nhau giữa các phe phái CS, QG, Hữu Khuynh, Tả Khuynh. Công cuộc hoà hợp hòa giải phải được thực hiện với sự chấp nhận đối lập chân chính và tôn trọng các quan điểm chính kiến khác nhau. Công cuộc hoà hợp hoà giải trở nên khó thực hiện được khi có sự gian trá lừa đảo để chiếm ưu thế áp đảo các phe đối tác, khống chế đối lập bằng Chiêu Bài Độc Quyền Yêu Nước, có nghĩa là "Ai Chống Lại Tôi Thì Là Không Yêu Nước".

Lòng yêu nước quá độ dẫn tới độc quyền yêu nước trở thành căn bệnh điên rồ tham quyền cố vị để gây ra nhiều chuyện thảm thương cho nhân dân. Công cuộc hoà hợp hoà giải cũng phải được thực hiện rộng ra tất cả các dân tộc thiểu số sinh sống trong nước, chứ không chỉ riêng cho dân tộc Kinh CS và QG.

Sau năm 1975 n! ớc VN đã có Thiên Thời là các thế lực Mỹ và TQ đã thoả hiệp chia vùng ảnh hưởng Châu Á TBD, làn sóng Đỏ từ TQ không tràn xuống Đông Nam Á khi con cờ Domino VNCH ngã không kéo theo các con Domino khác và người lính Mỹ yên tâm rút về nước trong danh dự.

Nước VN lại có Địa Lợi là đất nước không còn quân đội ngoại nhập khi các đạo quân đồng minh đã về nước của họ. Người CSVN do được Gợi Ý của TQ đã nắm thời cơ không tôn trọng Hiệp Định Paris tấn chiếm VNCH thống nhất đất nước thay vì phải thông qua các cuộc hiệp thương và Tổng Tuyển Cử tự do theo tinh thần hoà hợp hoà giải dân tộc, xoá bỏ hận thù sau khi chấm dứt cuộc nội chiến Quốc Cộng.

Chiến tranh VN là một cuộc nội chiến Quốc Cộng VN, không phải là chiến tranh của người Mỹ và TT Nixon đã sửa chữa sai lầm đó bằng cách VN Hoá-Vietnamization, và vì nhận thấy rằng làn sóng Đỏ không lan rộng khắp ĐNA hoặc tới bang California.

Tiếc thay người CSVN sau khi thống nhất đất nước đã không nghiêm chỉnh thực hiện chính sách đoàn kết các dân tộc, hoà hợp hoà giải xoá bỏ hận thù, xây dựng đất nước dân chủ nhân dân. Người CSVN đã làm mất Nhân Hoà trong các bộ phận nhân dân VN bằng nhiều cách như thế nào, mọi người trên thế giới này ai cũng đã rõ.

Đã qua 32 năm chỉ vì người CSVN khi đã nắm quyền cai trị đất nước đã không thành tâm thiện ý thực hiện chính sách đoàn kết các dân tộc, hoà hợp hoà giải Quốc Cộng VN thể theo nguyện vọng tha thiết của toàn dân VN. Người CSVN đã chiếm độc quyền mọi thứ sinh hoạt, kể cả độc quyền yêu nước VN. Và vì thế mà nhiều chuyện thảm thương đã xảy ra ở VN khi đã không có được NHÂN HOÀ=hoà hợp hoà giải các dân tộc và giữa người CS,QG với nhau.

Phan Tiến
Tôi nhận thấy ngay từ khi ông Võ văn Kiệt mới ở chức vụ Thành ủy thành phố HCM, dư luận dân miền Nam lúc ấy cũng đã có chút tin tưởng chính sách cởi mở hơn ở nơi ông, và cho rằng ông là một người CS trí thức. Nhưng thật ra ông không làm được nhiều như người dân kỳ vọng cho dù sau này ông nắm chức vụ thủ tướng, vì dưới chế độ CS thực quyền nằm trong hệ thống đảng, còn tất cả các chức vụ lớn nhỏ trong chính phủ đều là đảng viên, và phải tuân thủ chính sách CS.

Hiện nay ông không còn chức vụ gì, nhưng tỏ ra là người sáng suốt trong chủ trương hoà giải dân tộc, và dám công khai nêu lên những đòi hỏi của dân chúng về cải tổ dân chủ, hoà giải hoà hợp. Nhưng đáng buồn những bức xúc của ông không làm cho những thành phần CS bảo thủ đang nắm quyền ý thức cải tổ, mà còn lợi dụng bất cứ cơ hội nào để chỉ trích, hoặc cảnh cáo.

Mới đây một nhân vật có quyền hạn cầm cân, nẩy mực đề cử các đại biểu vào quốc hội, nhân trả lời ký giả đã có ý đả kích những người như ông Kiệt như sau: "Tôi không nghĩ tất cả những nhân vật báo chí cổ vũ đều là người tốt, người xứng đáng cả. Hãy nhìn người ta một cách toàn diện. Chứ không phải là cuối đời ông nói một số điều cho phù hợp với xu thế đổi mới có nghĩa là cái gì ông cũng nhất", và "Tôi đánh giá một con người theo cả cuộc đời công tác. Những người có uy tín với dân, với Đảng phải có quá trình, chứ không phải đến lúc về hưu rồi mới bắt đầu nổi lên như sóng cồn".

Thật đáng buồn cho Việt Nam, là tâm huyết của một đảng viên CS lão thành, từng trải kinh nghiệm sống và cầm quyền, đã không được các đồng chí hưởng ứng.

Le Muong Man, Houston, USA
Theo tôi nghĩ mục Diễn Đàn BBC đề tài:"Ông Võ Văn Kiệt kêu gọi hòa giải" lần này thực sự gây nhiều suy nghĩ cho tất cả mọi người trong và ngoài nước, đặc biệt nhất là các thành phần lãnh đạo của đảng CSVN và nhóm cực hữu hải ngoại.

Hãy nghe ông Kiệt nói những câu này: ''Hơn 30 năm rồi, năm nay nữa là 32 năm, không có lý do gì giữa chúng ta với nhau không hòa giải được." ''Kẻ thù của Việt Nam là Pháp trước đây, kẻ thù Việt Nam là Mỹ sau này, kẻ thù Việt Nam là Trung Quốc đánh biên giới phía bắc, chúng ta cũng khép lại quá khứ được, thì tại sao chúng ta lại không khép lại quá khứ ấy mà lại cứ đố kỵ lẫn nhau.''

Tôi tin rằng Ông VVK thật sự nói những điều này bằng tất cã chân thành. Ý nghĩ này cũng là trăn trở của tất cả bao nhiêu người Việt trong và ngoài nước. Tuy nhiên chìa khóa Hòa giải nầy không nằm trong tay cũa dân Việt trong và ngoài nước Mà Thực sự nó chỉ nằm trong tay của hai nhóm người thiểu số, đó là : Các cấp lãnh đạo cũa Đãng CS VN người đang nắm mọi quyền lãnh đạo VN và nhóm Cực Hữu tại Hải Ngoại.

Hãy nghe ông Kiệt nói câu này: "Có hàng trăm con đường yêu nước khác nhau. Tổ quốc Việt Nam không của riêng một đảng, một phe phái, tôn giáo nào". ông Võ Văn Kiệt nói: "Tôi đã đặt vấn đề này và cũng viết trong một số bài rằng có một cách nhìn méo mó từ phía một số người cộng sản rằng yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội là đúng, còn những người yêu nước khác mà không yêu chủ nghĩa xã hội thì không yêu nước đủ như mình".

Thật sự cả hai nhóm người trên có ý nghĩ giống nhau ở điểm này: Bất cứ ai không theo chúng tôi tức là chống lại, là không phãi người yêu nước (Độc quyền yêu nước) Hãy lấy Ví Dụ: Nhìn những sự bắt bớ những người đấu tranh cho dân chũ trong tinh thần bất bạo động trong nước đang diễn ra. Rồi nhìn những chống đối chụp mũ CS lên những Văn Nghệ sĩ trong nước ra trình diễn tại ÚC (Nhóm lãnh đạo Cực Hữu của Cộng Đồng VN tại ÚC lấy cớ: lo sợ Văn Hóa, văn nghệ từ trong nước mang tuyên truyền của CS VN xâm nhập CDVN tại ÚC)

Tôi cho là câu nói nầy cũa Ô Kiệt rất đúng. Mong là hai nhóm người thiểu số trên vì tương lai của dân tộc nên suy nghĩ lại những điều họ đang làm.

Nói đến cuộc bầu cử quốc hội sắp tới, ông cho biết ông ủng hộ mạnh chuyện để các ứng viên tự ứng cử và muốn người dân được "tự do lựa chọn," Ngoài ra, ông hoan nghênh việc người Việt ở nước ngoài có hai quốc tịch và được tham gia ứng cử ở Việt Nam. Thực tế tất cả mọi người Vn đều mong như vậy. Nhưng vì quyền lợi của Đảng CS VN đang nắm quyền họ không muốn VN thực sự dân bầu và được Tư Do Ứng Cữ.

Ngay cả lúc đương làm Thủ Tướng VN và là môt người có thế lực trong BCT, ông Kiệt biết rõ là nếu ông mở miệng Ô sẽ bị OUT. Cho đến bây giờ Ô Kiệt về Hưu mới nói ra. Tóm lại, ít ra mọi người cũng hiểu rằng. Có rất nhiều người trong Đảng CS dù tại chức hay đã về hưu cũng có cùng ý nghĩ giống như ông Kiệt.

Chính điều này làm cho những người Việt Hải Ngoại có thể tin tưởng rằng: Trong tương lai nếu Đảng CS VN có thực tâm hòa giải thì mọi bất đồng sẽ có thể giải quyết . Tổ Quốc VN có lợi thì tất cả mọi người dân Viêt đều có lợi.

Hãy đặt quyền lợi của Quốc Gia lên trên quyền lợi cá nhân, phe nhóm hay đảng phái.

Long Tran, Boston, USA
Đề nghị Đảng CSVN hãy tổ chức bầu cử để cho người dân Việt Nam được chọn người tài giỏi và đạo đức ra lãnh đạo đất nước. Nếu Đảng CSVN được 84 triệu dân VN bỏ phiếu bầu tín nhiệm (như lời Đảng CSVN tuyên truyền 84 triệu dân VN ủng hộ Đảng CSVN) thì sẽ không còn người dân nào có lý do gì để chống đối Đảng CSVN nữa, kể cả những nguòi Việt Nam sống tại nuóc ngoài (thường hay biểu tình chông đối Đảng CSVN mỗi lần đảng đề cử cán bộ công du Ngoại Quốc).

Thi Hoàng
Thưa ông Võ Văn Kiệt, ông có nhắc tới "Việt Nam nay đã bắt tay với tất cả các kẻ thù trong quá khứ và không có lý do gì người Việt không thể cùng ngồi lại". Điều đó ông nói đúng! Bản chất của dân tộc VN, con người VN là hiếu hòa, không khó tính và sẳn sàng bỏ qua tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ. Nhưng khổ nỗi là có "một khúc mắc rất lớn" chưa có ai gỡ được.

Tuy rằng dân tộc VN đã hơn 30 năm thống nhất giang sơn về một mối, nhưng lòng người thì vẫn còn cách biệt. Rất tiếc là ông không muốn nhắc tới, hay ông không muốn rủ bỏ chính cái quá khứ của ông đã từng gắn bó với nó, chấp nhận vào sống ra chết vì nó chỉ vì cái lý tưởng của Đảng ta đó là: Chủ nghĩa Marx-Lenin, chính cái chủ nghĩa ngoại lai này đã mang lại cho sự chia rẻ dân tộc VN chúng ta hơn 30 năm nay.

Thế thì ông có cách nào cùng Đảng của ông để giải bài toán hóc búa này?. Và cũng sắp tới đây, CT nước Nguyễn Minh Triết sang Mỹ cũng không tránh khỏi các cuộc biểu tình phản đối của bà con Việt Kiều tại Mỹ với lý do: Đảng CSVN đàn áp các nhà bất đồng chính kiến trong nước, cũng như đường lối của Đảng CSVN vẫn tiếp tục kiên định lập trường xây dựng chế độ XHCN (một chế độ chỉ biết phân biệt lý lịch), chứ đừng nên vu khống hoặc chụp mũ cho họ là những người cực đoan, hay lòng còn đầy hận thù (?) - như Đảng ta đã và đang vu khống các nhà bất đồng chính kiến trong nước với các tội danh "chống phá nhà nước CHXHCNVN và gây chia rẻ đoàn kết dân tộc" thì oan cho họ lắm ông Võ Văn Kiệt à!

TN
Đã là con người thì thay đổi ý kiến là chuyện bình thường nhưng đã là lãnh đạo thì cần thận trọng hơn. Lúc còn tại chức, ông Kiệt LÀM khác (ông đã gây không biết bao nhiêu chuyện đau thương, tang tóc cho rất nhiều gia đình trong Nam mà đôi khi những nỗi khổ đau đó còn lớn hơn những mất mát của gia đình ông), lúc về hưu ông NÓI khác, thật là mâu thuẫn và khó hiểu được những người CS thâm niên như ông.

Ông thực tâm hay đóng kịch cho chế độ hoặc đánh bóng cá nhân lúc tuổi xế chiều? Người CS rất giỏi về những chuyện như vậy: hứa hẹn thì luôn hoa mỹ còn làm cho dân thì không được là bao, do vậy các chế độ CS thi nhau sụp đổ, VN và TQ phải biến chất để tồn tại. Chẳng phải tôi muốn nghi ngờ thiện chí của ông nhưng muốn đánh giá ch! nh xác một con người ở hiện tại có lẽ cũng cần phải lưu ý đến những việc làm của người đó trong quá khứ. Tôi không phủ nhận Đảng của ông yêu nước nhưng Đảng của ông cộng thêm từ Cộng Sản nữa thì có lẽ chúng ta nên xem lại toàn bộ vấn đề trước sau: ngoài thế giới cũng như trong nội bộ VN. Dù sao chăng nữa, những ý kiến của ông cũng có thể giúp người khác hiểu tường tận vấn đề hơn.

Manh Thuong Quan, Montreal, Canada
Lịch sử đã khép lại những trang nội chiến vì ý thức hệ, đã 32 năm qua, lời kêu gọi của bác Võ Văn Kiệt, cựu thủ tướng, hoàn toàn chí thiết. Một dân tộc đã chịu quá nhiều khổ đau trong bao nhiêu năm, các bên đều có quá nhiều mất mát, quá nhiều người đã nằm xuống. Việt Nam đã có thể bắt tay được với những kẻ thù trong quá khứ qua 3 cuộc chiến, thì không có lý do gì người Việt không thể cùng ngồi lại. Nhưng như thế nào mới có thể khởi đầu khi đương quyền vẫn chưa có thiện chí và thành ý hoà giải khi vẫn giữ quan điểm yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội của những người cộng sản và trù dập những người yêu nước khác không cùng chủ nghiã đảng phái. Tổ quốc Việt Nam không của riêng một đảng, một phe phái, tôn giáo nào, bác Võ Văn Kiệt đã nói.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét