Thứ Hai, 19 tháng 1, 2015

Khi Thủ tướng quyết tâm làm chủ cuộc chiến thông tin


Khi hình thái chiến tranh thay đổi, vũ khí dùng để chống lại kẻ thù cũng thay đổi theo. “Dùng chính thông tin để chống lại thông tin” dường như là chiến lược hiệu quả nhất trong cuộc chiến mới chống lại các thế lực thù địch như hiện nay.

“Việt Nam đang bước vào cuộc chiến tranh thông tin. Có hàng trăm trang mạng dùng máy chủ ở nước ngoài để xuyên tạc, bịa đặt, nói xấu Đảng, Nhà nước, xúc phạm danh dự cán bộ lãnh đạo các cấp” – Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông – Trương Minh Tuấn mới đây phát biểu trên VTV1 về một “cuộc chiến chính trị âm thầm” trên không gian mạng.

Chiếm lĩnh và kiểm soát thế trận trong cuộc chiến thông tin chính là nhiệm vụ hàng đầu không chỉ của Đảng, Nhà nước, Chính phủ mà còn của mỗi người dân trong kỷ nguyên thông tin như hiện nay.

Chiếm lĩnh và kiểm soát thế trận trong cuộc chiến thông tin chính là nhiệm vụ hàng đầu không chỉ của Đảng, Nhà nước, Chính phủ mà còn của mỗi người dân trong kỷ nguyên thông tin như hiện nay.

Điển hình cho thủ thuật tấn công thông tin này là một trang mạng xã hội có máy chủ đặt tại nước ngoài đã đưa hình ảnh “tòa lâu đài nguy nga” và bịa đặt rằng đây là tài sản của một “nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam”; tương tự là những “thông tin sai lệch về sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh” hay “lãnh đạo một ngân hàng lớn bị bắt giữ”….

Đáng tiếc, phản ứng ban đầu của các cơ quan chức năng là… “im lặng”. Chính phản ứng có phần bị động này đã gây hoang mang, ngờ vực cho người dân cả nước. Chỉ đến khi cơ quan chức năng công bố bức ảnh tòa lâu đài kia là của Thủ tướng Pakistan; hay Ban Bảo vệ Chăm sóc Sức khỏe Cán bộ Trung ương chính thức thông tin về tình trạng sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh thì người dân mới thở phào nhẹ nhõm.

Cùng với sự giúp sức của các thiết bị di động, mạng xã hội đang trở thành công cụ tuyệt vời mà các thế lực thù địch sử dụng nhằm phục vụ cho mục đích chống phá Đảng, Nhà nước và nói xấu các lãnh đạo. Những thông tin bịa đặt, xuyên tạc này nhanh chóng được truyền đi với tốc độ khủng khiếp và nhân lên hàng triệu bản, khiến việc ngăn cấm, kiểm soát dường như trở nên quá tầm tay của các cơ quan chính phủ, nhất là các trang có máy chủ đặt tại nước ngoài.



Mạng xã hội đang trở thành công cụ tuyệt vời mà các thế lực thù địch sử dụng để chống phá Đảng, Nhà nước và nói xấu các lãnh đạo.

Nếu Việt Nam đi theo lối mòn kiểm duyệt thông tin dựa trên những rào cản kỹ thuật và pháp lý như một số quốc gia, điển hình là Trung Quốc, bằng cách cấm người dân sử dụng mạng xã hội nước ngoài, thay vào đó là các trang nội địa, như Weibo, được tích hợp sẵn tính năng kiểm duyệt nghiêm ngặt. Không sớm thì muộn, giải pháp này sẽ phản tác dụng, tạo nên làn sóng căm phẫn và bất bình trong nhân dân.

Thông tin càng bưng bít, càng bị kiểm duyệt thì càng khiến những lời đồn thổi lan truyền nhanh chóng. Như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Chúng ta không ngăn và cũng không cấm được đâu, quan trọng nhất là đưa thông tin đúng, chính xác kịp thời để người ta có lòng tin đúng, ai nói thì nói trên mạng nhưng đây là thông tin chính thống của Chính phủ”. “Dùng chính thông tin để làm vũ khí chống lại thông tin” dường như là chiến lược hiệu quả nhất chống lại các thế lực thù địch trong bối cảnh thật – giả lẫn lộn như hiện nay.

Chiếm lĩnh và kiểm soát thế trận trong cuộc chiến thông tin chính là nhiệm vụ hàng đầu không chỉ của Đảng, Nhà nước, Chính phủ mà còn của mỗi người dân trong kỷ nguyên thông tin. Đã đến lúc, Chính phủ chấm dứt cơ chế cung cấp thông tin kiểu “úp úp mở mở”, cái gì cần công khai thì phải chủ động đưa thông tin công khai. Đây cũng chính là tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng trong khuôn khổ Hội nghị triển khai công tác năm 2015 do Văn phòng Chính phủ tổ chức tuần qua.

Lan Anh

(Nguyentandung.org)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét