BS Hô Hải
Bài đọc liên quan:
Với bẫy thu nhập trung bình, và tình trạng hủy hoại tài nguyên, thiên
nhiên đã buộc chính quyền mới của Trung Hoa phải cải cách. Hội nghị lần
thứ 3 đang diễn ra tại Bắc Kinh trong 3 ngày 9 đến 12/11/2013 đã đưa ra
một đề án gọi là 383. Với mộng ước tăng gấp đôi thu nhập trung bình từ
hơn 6.000USD/đầu người lên đến 12.616USD/đầu người trong vòng 10 năm tới
cho hơn 1,3 tỷ dân, để chiếm vị trí quán quân của cường quốc kinh tế số
1 toàn cầu cho giấc mộng Trung Hoa.
Vậy kế hoạch 383 có những gì về mặt bản chất và hiện tượng chúng ta cần
nghiên cứu để nhìn thấy tư tưởng của thế hệ thứ 6 Trung Hoa đang muốn
gì? Họ sẽ làm gì? Và tương lai kinh tế, chính trị của Trung Hoa, khu vực
và toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng ra sao. Đó là 3 câu hỏi cần nên giải quyết
trong ngắn và dài hạn đối với các cường quốc và nước nhỏ, không chỉ
trong khu vực và trên toàn thế giới.
Với 383, đầu tiên, nó mô tả mối quan hệ giữa ba thành phần chính của nền
kinh tế Trung Quốc: Chính phủ, doanh nghiệp, và thị trường.
Thứ hai, nó xác định 8 lĩnh vực quan trọng của cải cách: quản lý, chính
sách cạnh tranh, đất đai, ngân hàng tài chính, tài chính công, tài sản
nhà nước, đổi mới, và tự do hóa thương mại và tài chính quốc tế.
Thứ ba, nó làm nổi bật ba mục tiêu tương quan: giảm bớt áp lực bên ngoài
cho thay đổi chính sách trong nước, xây dựng toàn diện xã hội thông qua
một chương trình an sinh xã hội cơ bản, và giảm tình trạng không hiệu
quả, bất bình đẳng, và tham nhũng thông qua cải cách ruộng đất ở nông
thôn.
Về hiện tượng, đây là một sự cải cách to lớn nhất, mà chính quyền Trung
Hoa đang tuyên truyền rằng kể từ năm 1978, sau khi Đặng Tiểu Bình đưa
Trung Hoa có 3 thập kỷ tăng trưởng thần kỳ. Nhưng, thực chất là, họ Đặng
dễ dàng thành công hơn thế hệ hiện tại. Vì chuyển đổi từ nền kinh tế tự
cung, tự cấp với dân số đông nhất thế giới, giá nhân công rẻ, sang nền
kinh tế thị trường định hướng mang màu sắc văn hóa phong kiến Trung Hoa,
giao lưu mở cửa đầu tư với toàn cầu, sẽ dễ dàng hơn việc mà thế hệ hiện
nay sẽ làm.
Về mặt bản chất, cái mà chính quyền hiện nay ở Trung Hoa hoàn toàn không
cải cách gì. Về kinh tế, họ vẫn khẳng định sở hữu công tư liệu sản
xuất. Về chính trị
để bảo vệ quyền lợi của giai cấp cầm quyền tiếp tục tham nhũng, và độc
quyền kinh tế ăn chia, họ tiếp tục giữ một chế độ chính trị đơn nguyên
tập quyền phong kiến kiểu mới.
Dưới cái nhìn triết học, thế hệ thứ 6 đang cai trị ở Trung Hoa dưới hiện
tượng của màu cờ cộng sản, nhưng bản chất là tư bản hoang dã, một kiểu rượu cũ, nhưng bình mới.
Cũng dưới cái nhìn triết học, thế hệ thứ 6 đang cầm quyền của Trung Hoa
đang giơ ra chiêu bài mỵ dân và cả thế giới là cải cách, nhưng đó chỉ là
hiện tượng, còn bản chất thì họ vẫn giữ nguyên bản chất của một tập
đoàn phong kiến kiểu mới để tiếp tục ăn chia tài nguyên, mồ hôi nước mắt của nhân dân Trung Hoa như các thế hệ trước đây.
Qua Trung Hoa, chúng ta cũng dễ dàng thấy 2 việc lớn đối với Việt Nam nói riêng, và khu vực và thế giới nói chung như sau:
Thứ nhất là, các chuyến công du của lãnh đạo mới của Trung Hoa, trong đó
có Việt Nam là ý đồ xoa dịu, và áp đặt ý muốn cai trị của họ đến các
quốc gia láng giềng, và trên toàn cầu. Điều này thể hiện qua, hiến pháp
Việt Nam hầu như không thay đổi gì, dù đã tốn tiền bạc, sức người trong 1
năm qua, mà quốc hội Việt Nam đang tốn kém của cải đóng thuế của dân để
bàn chuyện ngoài lề luật pháp như: bác sỹ Cát Tường hủy xác bệnh nhân
sau tai biến; chuyện phù thủy giả danh ăn chia tiền chính sách đi tìm
liệt sỹ; v.v...
Thứ hai là, các quốc gia láng giềng của Trung Hoa cần phải cảnh giác về
giấc mộng bá chủ châu Á, và đi đến bá chủ toàn cầu trong sự trổi dậy
trong hung hãn của Trung Hoa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét