Theo thông tin Reuter
công bố hôm qua, dẫn lời của chủ tịch quốc hội Miến Điện - Shwe Mann -
rằng, tổng thống Thein Sein quyết định không ra tranh cử nhiệm kỳ tới
vào 2015. Đồng thời ông Shwe Mann cũng cho biết quốc hội quyết định sửa
đổi hiến pháp, để mở đường cho bà Aung Kyi ra tranh cử tổng thống.
Trong một bài viết cách đây 18 tháng của tôi - Chuyện Đông, chuyện Tây và chuyện nước Việt, tôi
có viết, cùng năm 1990 ở Việt Nam và Miến Điện có hai sự cỡi trói lớn.
Miến Điện cỡi trói về chính trị để làm nền tảng cho kinh tế bắt đầu mở
cửa 2 năm qua. Họ giữ được văn hóa, tài nguyên còn nguyên vẹn. Trong khi
đó, Việt Nam cỡi trói kinh tế, mà không thay đổi thể chế chính trị đơn
nguyên tập quyền. Và Việt Nam đã có những phát triển rõ nét, nhưng phải
trả giá bằng cách đổi tài nguyên, môi trường, văn hóa để có kinh tế tư
bản hoang dã hôm nay. Trong khi Miến Điện từng bước thoát Trung Hoa, thì
Việt Nam ngược lại trói mình vào Trung Hoa đúng cái mốc 100 tuổi của cụ
Hồ.
Trước khi rút lui khỏi chính trường ông tổng thống Thein Sein ở Miến Điện làm 3 việc lớn: dời đô từ Rangoon sang Naypyidaw; Cỡi bỏ mọi đàn áp phe đối lập, thả tù nhân chính trị và đưa xã hội Miến Điện trở thành một xã hội dân chủ thực sự bằng hành động cho hoạt động tự do báo chí tư nhân, cũng như sửa đổi hiến pháp theo tinh thần đa nguyên tản quyền.
Cũng thì rút khỏi chính trường, nhưng ông cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh ở Việt Nam đã kịp thời mang bầu đoàn thê tử sang Trung Hoa ký kết ràng buộc Hội nghị Thành Đô 1990. Hiến pháp nước Việt đưa thêm điều 4 độc tôn cai trị cho đảng cộng sản ở Việt Nam. Tước hết mọi quyền tự do dân chủ ở Việt Nam bằng nghị định và nghị quyết của đảng cầm quyền. Cho nên hôm nay con chiên của đảng cầm quyền trở thành mọt nước sâu dân, văn hóa suy đồi, kinh tế sụp đổ, chính trị hỗn man, và đang chờ ngày diệt vong.
Trước khi rút lui khỏi chính trường ông tổng thống Thein Sein ở Miến Điện làm 3 việc lớn: dời đô từ Rangoon sang Naypyidaw; Cỡi bỏ mọi đàn áp phe đối lập, thả tù nhân chính trị và đưa xã hội Miến Điện trở thành một xã hội dân chủ thực sự bằng hành động cho hoạt động tự do báo chí tư nhân, cũng như sửa đổi hiến pháp theo tinh thần đa nguyên tản quyền.
Cũng thì rút khỏi chính trường, nhưng ông cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh ở Việt Nam đã kịp thời mang bầu đoàn thê tử sang Trung Hoa ký kết ràng buộc Hội nghị Thành Đô 1990. Hiến pháp nước Việt đưa thêm điều 4 độc tôn cai trị cho đảng cộng sản ở Việt Nam. Tước hết mọi quyền tự do dân chủ ở Việt Nam bằng nghị định và nghị quyết của đảng cầm quyền. Cho nên hôm nay con chiên của đảng cầm quyền trở thành mọt nước sâu dân, văn hóa suy đồi, kinh tế sụp đổ, chính trị hỗn man, và đang chờ ngày diệt vong.
Cho tới nay, thế giới kinh ngạc về sự chuyển đổi của Miến Điện. Cuộc
chuyển đổi này được ví còn hơn cả những cuộc cách mạng nhung diễn ra ở
Đông Âu. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều tập trung nghiên cứu
vấn đề của Miến Điện, để làm ra một mô hình cho các quốc gia đơn
nguyên, tập quyền và chậm phát triển. Hàng loạt Workshop ở Liên Hiệp
Quốc dành cho những sinh viên ưu tú toàn cầu hằng năm đưa Miến Điện ra
để cho nghị trình Model United Nations cho các lãnh đạo tương lai.
Một câu hỏi đặt ra là, với một nền văn hóa phương Đông, thì cái gì làm
nên một Miến Điện có được cuộc cách mạng xã hội êm thắm để thoát ra khỏi
chế độ quân quản tập quyền, và thoát được Trung Hoa? Có những kết luận
rút ra rất xác đáng làm tất cả mọi người có lương tri phải suy nghĩ,
rằng để có một Miến Điện chuyển đổi tốt đẹp như hôm nay cần có những
điều kiện tiên quyết sau:
Thứ nhất là về kinh tế Miến Điện phải đi đến cùng cực như những năm cuối
thập niên 2000s. Chính nó là động lực bắt buộc lãnh đạo độc tài quân
phiệt của Miến Điện buộc lòng phải chuyển đổi.
Thứ hai là về chính trị, trên nền tảng một chế độ chính trị tập quyền
quân quản, nhưng Miến Điện vẫn giữ hình thái đa nguyên chính trị trong
suốt từ sau 1975 đến nay. Nó giúp cho các đảng phái chính trị vẫn tồn
tại, dù bị đàn áp, nhưng càng đàn áp càng tạo uy tín cho họ.
Thứ ba là, vấn đề con người then chốt. Nếu bên đảng phái đối lập có một quý bà thép đầy trí tuệ và hàn lâm Aung Kyi
được sự trợ giúp hết mực của chồng, đã can đảm đứng ra trước lằn tên
mũi đạn để tạo nên một đối trọng, thì bên nhóm tập đoàn độc tài quân
phiệt cũng có một Than Shwe quyết định dời đô và cho phép đa nguyên
chính trị, sau đó một Thein Sein tiếp bước, để chuyển xã hội Miến Điện
đi từ tập quyền quân phiệt sang một xã hội dân sự văn minh dân chủ.
Cuối cùng là, vấn đề góp sức từ bên ngoài. Hành động cấm vận của Hoa Kỳ
và phương Tây, rồi sau đó xóa cấm vận nhanh chóng đã giúp góp phần rất
lớn để có một thay đổi tư duy của tầng lớp lãnh đạo tập quyền quân phiệt
ở Miến Điện. Sự chuyển đổi của Miến Điện buộc lòng các lãnh đạo lớn thế
giới phải thân chinh đến thăm để nắm bắt thời cơ làm ăn, quan hệ, trong
đó có tổng thống Hoa Kỳ, thủ tướng Anh, chủ tịch Liên minh Châu Âu, và
kể cả chủ tịch Trung Hoa, mặc dù, Miến Điện đã thoát ra khỏi Trung Hoa
bằng hành động từ chối dự án 2,5 tỷ đô la cho hệ thống dẫn dầu xuyên
vịnh Bengan qua Miến Điện về Vân Nam.
Nhìn lại Miến Điện ta thấy, vấn đề cốt lõi cho chuyển đổi của đất nước
này là vấn đề bên trong nội tại đất nước là chính yếu. Sự góp sức của
bên ngoài chỉ là chất xúc tác cho một dây chuyền phản ứng đang diễn ra.
Và yếu tố con người đủ khả năng độc thâu tóm quyền hành chịu chuyển đổi
tư duy. Dĩ nhiên Phật giáo là quốc giáo cũng đóng vai trò không nhỏ cho
hành động vị tha, gác bỏ quá khứ nhìn về tương lai của các phe đảng
chính trị cũng góp phần quan trọng cho chuyển đổi, khi bà Aung Kyi tuyên
bố, miễn truy cứu tội lỗi của chính quyền Than Shwe.
Với một nền chính trị đi đúng quy luật khoa học xã hội về mặt triết học,
các quy luật mâu thuẫn, đối lập và phát triển đang giúp đất nước Miến
Điện nở hoa từng ngày.
Một nền chính trị động và bền vững, nhân bản hiện nay của Miến Điện sẽ
là nền tảng tốt cho kinh tế Miến Điện không bao lâu nữa sẽ vượt ra khỏi
đói nghèo, và thịnh vượng, ở một quốc gia mà nó đã từng là số 1 khu vực
Đông Nam châu Á chỉ sau Nhật Bản ở Châu Á vào 2 thập niên 1960 và 1970s.
Có người cho rằng phải 10 năm nữa Miến Điện sẽ bắt kịp kinh tế Việt Nam,
nhưng qua theo dõi, tôi cho rằng, chỉ 5 năm tới thôi Miến Điện có thể
đứng vào hàng ngũ phía trên của 11 quốc gia Asean.
BS HỒ HẢI
http://bshohai.blogspot.com/
Một khi đất nước họ thực sự có dân chủ ( chứ không như ta) thì họ sẽ tiến nhanh, tiến xa gấp nhiều lần VN ta, cứ chờ đấy rồi mà xem.
Trả lờiXóa