Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Lại bàn về ĐA SỐ và DÂN CHỦ

(nhân lời Tổng Bí thư về Hiến pháp mới được đa số thông qua)


Hà Sĩ Phu


Ngay sau khi Quốc hội thông qua bản Hiến pháp (sửa đổi), TBT Nguyễn Phú Trọng đã trả lời phỏng vấn báo Đại biểu Nhân dân. Số phiếu tán thành là 486/488, không có phiếu chống, quả là một đa số tuyệt đối, khiến cho bài báo đưa một nhan đề chắc nịch “Hiến pháp được thông qua với đồng thuận cao là tất yếu dân chủ, là kết quả của chân lý ý Đảng lòng dân” [1].

Bài báo khiến tôi phải có đôi lời bàn thêm về ĐA SỐ và DÂN CHỦ.

Trước hết xin hỏi có phải cứ “đồng thuận cao” là “tất yếu dân chủ” hay không?

Đại biểu Dương Trung Quốc giải thích lý do không “bấm nút”

Tuấn Ngọc
ĐẠI BIỂU DƯƠNG TRUNG QUỐC: “TÔI LÀ MỘT TRONG HAI NGƯỜI KHÔNG BẤM NÚT“




clip_image002

Trong số 488 đại biểu có mặt ở hội trường trong thời khắc được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng coi là “lịch sử”, có 2 đại biểu đã không bấm nút thông qua Hiến pháp sửa đổi. Ông Dương Trung Quốc là một trong hai người đó.


Liên lạc với đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, ông Quốc xác nhận ông là một trong hai đại biểu đã không bấm nút thông qua Hiến pháp, đồng thời hứa sẽ trả lời cụ thể hơn các câu hỏi của Một Thế Giới về lý do không bấm nút của mình.

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Vì sao kinh tế Venezuela bị đẩy tới miệng vực?

Cũng giống như người tiền nhiệm Chavez, Tổng thống Maduro có vẻ như không muốn thay đổi chính sách kinh tế...



Chưa đầy 1 năm sau khi Tổng thống Hugo Chavez qua đời, quốc gia Nam Mỹ Venezuela đang đối mặt với nguy cơ suy sụp kinh tế. Lạm phát tăng vọt, đồng nội tệ Bolivar mất giá chóng mặt trên thị trường “chợ đen”, và dự trữ ngoại hối lao dốc.

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Tử tù XHCN trở về từ địa ngục trần gian

Miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa những năm trước chiến tranh. Một công nhân lành nghề và lương thiện với người vợ tần tảo, một đàn con ngây thơ 9 đứa quây quần dưới mái ấm hạnh phúc. Bỗng đâu một ngày, xe sít-đờ-ca của Sở Công an Hà Nội ập đến đọc lệnh bắt giữ khẩn cấp người công nhân. Những gì xảy ra sau đó còn khủng khiếp hơn địa ngục. Anh bị biệt giam, bị tra tấn, bị ép cung. Anh bị khép án tử hình nhưng vẫn một mực không nhận tội. Sau mười năm biệt giam chờ thi hành án tử hình, người ta thả anh ra vì thấy vô lý. Câu chuyện về một người tử tù xã hội chủ nghĩa hiện vẫn sống tại Hà Nội.
… Một nhà hoảng hốt ngẩn ngơ Tiếng oan dậy đất án ngờ lòa mây Hạ từ van lạy suốt ngày Điếc tai lân tuất phũ tay tồi tàn…
(Kiều – Nguyễn Du)

Nếu đọc một số tác phẩm nói về tù Hỏa Lò thời miền Bắc XHCN, ta đều thấy nhắc đến một người tù.

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Tây Ban Nha ra lệnh bắt giữ Giang Trạch Dân và Lý Bằng

Hôm 19-11, Tòa án quốc gia Tây Ban Nha đã phát lệnh 

bắt giữ cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân và 

cựu Thủ tướng Lý Bằng vì cáo buộc diệt chủng ở Tây 

Tạng. Lệnh truy nã đã được gửi đi các nước.

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

“Tui chẳng biết hội đồng nhân quyền là cái gì…”

Phạm Chí Dũng



Dịch hạch và dịch tả

2013 là một năm kỳ diệu và không kém phần kỳ quặc. Lần đầu tiên Nhà nước Việt Nam được “đặc cách” vào Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc với 96% phiếu thuận - một tỷ lệ chỉ có thể so sánh với công tác bầu bán vào thời thịnh trị của chính thể luôn đau đáu với điều 4 Hiến pháp, hoặc ngang ngửa với con số mà Tổng thống Saddam Hussein nhận được trong cuộc bầu cử cuối cùng trước khi ông bị lật đổ ở Iraq.

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Hồ Duy Hải còn oan hơn cả Ông Nguyễn Thanh Chấn

Hiếu Minh

clip_image001
Tử tù Hô Duy Hải

Thời gian qua dư luận rất bức xúc trước bản án chung thân oan sai dành cho ông Nguyễn Thanh Chấn với tội danh giết người. Tất cả các cơ quan chức năng vẫn “ăn ngon ngủ yên” nếu hung thủ không ra đầu thú. Tuy trách nhiệm gây ra oan sai đã rõ nhưng từ cơ quan cảnh sát điều tra, viện kiểm sát và tòa án tỉnh Bắc Giang vẫn không ai bị xử lý vì đã gây hậu quả nghiệm trọng.

Hạ Đình Nguyên - Nhân vụ án Nguyễn Thanh Chấn, nghĩ đến Quốc hội & cuộc ép cung dân tộc

Sau 10 năm ngồi tù với cái “án giết người”, ông Nguyễn Thanh Chấn được trả tự do, vì kẻ giết người thật sự – Lý Nguyễn Chung – tự ra đầu thú, mọi sự đã phơi bày ra ánh sáng. 

Án oan sai của nền tư pháp thì quốc gia nào cũng có, nhưng đặc điểm ở đây là sự ép cung quá điển hình mà lại đồng bộ.


Ngày 15/8/2003 định mệnh ấy, khi người nông dân tên Chấn đi lấy nước, đúng lúc có người phát hiện xác phụ nữ tên H ở cùng thôn, bị giết hại. Thế là ông trở thành kẻ giết người sau những màn ép cung, trên cơ sở vết dấu chân gần giống nhau.

Phan Châu Thành - Thư gửi một bạn học đang họp Quốc hội

Bạn thân mến,
Đây là lần thứ hai tôi “viết thư” cho bạn với tư cách là một công dân tới một đại biểu Quốc hội, dù ngoài đời chúng ta là bạn học, là bạn thân, gặp nhau khá thường xuyên, và chúng ta luôn khá hiểu và tôn trọng nhau, tin nhau luôn làm việc tốt, luôn là người tốt, suốt từ những ngày học trò cho đên bây giờ, đã gần 40 năm.

Lần đầu, tôi đã gửi bạn một tin nhắn rất ngắn, bạn có nhận ra hay nó đã bị chìm trong cuộc sống “chính khách” của người “đại biểu nhân dân” của bạn – vì bạn còn là Trưởng đoàn “đại biểu nhân dân” của tỉnh nhà? Tôi đã viết: “Cảm ơn bạn vì lá phiếu của bạn!” Đó là sau khi tôi được tin Quốc hội XIII vừa thông qua Luật Biển VN, có hiệu lực từ 01/01/2013 với chỉ 1 phiếu chống duy nhất. Tôi biết, bạn tự hào về cái “ấn nút” đó lắm, tự hào theo cách của bạn mà chỉ ai nhìn vào ánh mắt bạn mới hiểu.

Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

Có phải ông Nguyễn Phú Trọng dẫn dắt cả dân tộc đi tìm kho báu?!

Hữu Quả (Nhà báo-đã nghỉ hưu)

Nhà báo Hữu Quả
  Vừa qua, sau nghe ông TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu về tương lai của CNXH, tại buổi thảo luận tổ Quốc Hội, làm 90 triệu dân sửng sốt, choáng váng!
Không choáng váng sao được, đã gần bảy mươi năm, kể từ khi thiết lập nền cộng hòa (VNDCCH), dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN, nhân dân ta đã đổ biết bao núi xương sông máu, để dành và giữ cái nền cộng hòa này, mà hiện nay gọi là CHXHCN (theo mô hình Liên Xô).

KẾ HOẠCH 383 CỦA TRUNG HOA CHỈ LÀ MỴ DÂN VÀ THẾ GIỚI

 
BS Hô Hải
Bài đọc liên quan:

Với bẫy thu nhập trung bình, và tình trạng hủy hoại tài nguyên, thiên nhiên đã buộc chính quyền mới của Trung Hoa phải cải cách. Hội nghị lần thứ 3 đang diễn ra tại Bắc Kinh trong 3 ngày 9 đến 12/11/2013 đã đưa ra một đề án gọi là 383. Với mộng ước tăng gấp đôi thu nhập trung bình từ hơn 6.000USD/đầu người lên đến 12.616USD/đầu người trong vòng 10 năm tới cho hơn 1,3 tỷ dân, để chiếm vị trí quán quân của cường quốc kinh tế số 1 toàn cầu cho giấc mộng Trung Hoa.

DÂN CHỦ HÌNH THỨC, NGỤY DÂN CHỦ, DÂN CHỦ CÔN ĐỒ

Vương Trí Dũng

 Tôi không phải là người nghiên cứu, nên không dám mạn bàn về “dân chủ”. Nhưng hôm 5-11 xem truyền hình nghe thấy vị đại biểu quốc hội kiến giải “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”, và vị trong quân phục nhà binh nói rằng “Quân đội trung thành với đảng” là đương nhiên, rồi kết luận rằng đa số ý kiến đồng ý ghi vào Hiến pháp hai điều vừa nêu, làm tôi sợ toát mồ hôi mà phải thốt ra mấy lời nhận xét dưới đây. Vốn không phải là người nghiên cứu lý luận nên tôi chỉ đưa ra những nhận xét ngắn gọn và nhường sự kiến giải cũng như phán xét cho các bạn đọc.
 
Lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp: Dân chủ hình thức và ngụy dân chủ

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

5 NĂM TỚI MIẾN ĐIỆN SẼ Ở ĐÂU?





Theo thông tin Reuter công bố hôm qua, dẫn lời của chủ tịch quốc hội Miến Điện - Shwe Mann - rằng, tổng thống Thein Sein quyết định không ra tranh cử nhiệm kỳ tới vào 2015. Đồng thời ông Shwe Mann cũng cho biết quốc hội quyết định sửa đổi hiến pháp, để mở đường cho bà Aung Kyi ra tranh cử tổng thống.

“CÁI GIÁO PHÁI” NÀY LÀ GIÁO PHÁI GÌ?

Bài 1: Những cái nhất của “cái giáo phái”

Hồ Ngọc Nhuận

“Cái giáo phái” này viết trong ngoặc kép và với chữ “cái” đứng đầu.

Để phân biệt nó với các giáo phái thông thường.

“Cái giáo phái” này nó không tự nhận ra mình là một giáo phái. Mà nếu có ai nhận ra thì chắc nó phải lộn gan lên đầu.

Nó lại tự nhận là một tổ chức chánh trị. Nhưng người dân dứt khoát không ai coi nó là một tổ chức chánh trị đúng nghĩa. Bởi không có một tổ chức chánh trị nào xứng đáng với tên gọi này, trong một nền dân chủ đáng gọi là dân chủ, mà lại vỗ ngực tự phong mình là lãnh đạo tuyệt đối toàn diện vĩnh viễn một nhân dân lẽ ra phải đứng trên đầu mình. Lại bắt người dân ngày đêm phải nuốt những giáo điều do nó tụng, phải hứng những đòn phép ác liệt nó giáng xuống nếu trái mệnh.

Góp ý trước thềm phán quyết - sửa đổi Hiến pháp 1992

PGS. Đào Công Tiến

Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam
Nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ

Nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TP.HCM

Kính thưa Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng và quý vị Đại biểu Quốc hội khóa 13

Chương trình nghị sự đối với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại kỳ họp thứ sáu của Quốc hội khóa 13 đã qua “vòng 1” – nghe giải trình và thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Việc còn lại của sự lựa chọn và phán quyết đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là công việc hết sức quan trọng, nhưng vô cùng khó khăn vì còn nhiều khoảng cách khác nhau cho sự lựa chọn đó, đòi hỏi Đại biểu Quốc hội tiếp tục suy tư, trăn trở để xác định lời giải cho mình về những vấn đề lớn của dân của nước đặt ra đối với sửa đổi Hiến pháp.