Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016
Vũng Áng của Đài Loan hay Trung Quốc?
Gần đây, rất nhiều bạn đọc đã gửi thắc mắc cho Ban biên tập về việc “Vũng Áng là của Đài Loan hay Trung Quốc?”. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin để rộng đường các bạn đánh giá và đưa ra câu trả lời riêng cho mình.
>> Cá chết hàng loạt: Tại sao Huế kết luận được, Hà Tĩnh lại không?
>> 12 đơn vị chức năng ráo riết phân tích vụ cá chết ở miền Trung
>> “Dằn mặt” Trung Quốc, Mỹ lên nhiều kịch bản xung đột Biển Đông
>> Tổng thống Mỹ: Trung Quốc hành xử như đứa trẻ to xác ở biển Đông
>> Lo sợ nhiễm độc, người dân quay lưng với các loại hải sản
Nghi vấn 1: Vũng Áng là của Đài Loan?
Báo Lao động ngày 17/10/2014 cho biết: “UBND tỉnh Hà Tĩnh báo cáo, tính đến 11.10, có 37.511 người lao động làm việc tại Khu kinh tế Vũng Áng. Trong đó, lao động trong nước là 31.594 người, lao động nước ngoài là 5.917. Báo cáo cũng cho biết, đến nay các nhà thầu mới chỉ trình cấp phép được 1676/4658 lao động người Trung Quốc (chiếm 36%). Tại Formosa, hiện có 92 nhà thầu thi công, trong đó có 36 nhà thầu chính, 56 nhà thầu phụ (15 Trung Quốc, 12 Đài Loan, 43 VN, 21 Hàn Quốc, 01 Bỉ.”
Tại thời điểm tháng 10/2014, Khu kinh tế Vũng Áng đã có 15 nhà thầu Trung Quốc, nhiều hơn so với 12 nhà thầu Đài Loan; số lượng lao động người Trung Quốc chiếm 4.568/5.917 lao động nước ngoài (hơn 77%). Một lực lượng lao động Trung Quốc đã theo chân các nhà thầu Trung Quốc & Đài Loan tiến thẳng vào Việt Nam, tạo thành một khu vực “nội bất xuất ngoại bất nhập”, như thông tin đăng trên báo Tiền Phong ngày 17/6/2013.
Vũng Áng của Đài Loan hay Trung Quốc?
Đáng chú ý, văn bản số 1407114 ngày 29/07 của Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gửi UBND tỉnh còn đề nghị chấp thuận để 28 nhà thầu của FHS, gồm 25 Trung Quốc, 3 nhà thầu Việt Nam, tuyển dụng hơn 10.000 lao động nước ngoài, với gần 90% quốc tịch Trung Quốc, đến Formosa thực hiện các hạng mục lò cao số 1, số 2 và các công trình dự án cảng Sơn Dương; và đã được UBND Hà Tĩnh phúc đáp trong công văn số 3793/UBND-VX1 đã liệt kê rõ danh mục các nhà thầu Trung Quốc.
Vậy, một dự án mà Tập đoàn Đài Loan (vốn luôn chịu sự chi phối và kiểm soát từ Trung Quốc; lập trường CHND Trung Hoa cho rằng “Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất đối với Trung Quốc và Đài Loan là một phần không thể tách rời của Trung Quốc”) trúng thầu đầu tư vào Việt Nam nhưng sau đó lần lượt giao lại phần lớn cho các nhà thầu Trung Quốc, toàn bộ nhân công sử dụng là lao động Trung Quốc thì có được xem là dự án của Đài Loan nữa hay không?
Nghi vấn 2: Hưng Nghiệp Formosa có phải là nhà đầu tư vốn Đài Loan 100%?
Trên website giới thiệu, Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh được thành lập 100% vốn Đài Loan, trực thuộc Tập đoàn Formosa Đài Loan, do 9 cổ đông góp vốn, trong đó có 7 cổ đông là các đơn vị thành viên của Formosa Group, nắm gần 95% cổ phần. Dự án chính của Formosa Hà Tĩnh là khu liên hợp gang – thép và cảng Sơn Dương.
Trang cafef.vn ngày 22/04/2016 cho biết: “Được thành lập năm 1954, Formosa Plastics Group (FPG) là một trong những nhà sản xuất nhựa lớn nhất châu Á. Từ một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh nhựa, ngày nay FPG đã phát triển ra một mạng lưới hàng trăm công ty con, với 4 đơn vị lớn nhất bao gồm Formosa Plastics Corp, Nan Ya Plastics (sản xuất nhựa), Formosa Petrochemical (hóa dầu), và Formosa Chemicals & Fibre (sợi nhựa, vải)”
Như vậy, FPG có 4 đơn vị lớn nhất. Chúng ta thử tìm hiểu Formosa Hatinh Steel và các công ty này có liên quan gì đến dự án này?
Hình ảnh Google Earth thời điểm ngày 19/08/2015 ở độ cao >3km dễ dàng nhìn thấy nước thải từ Khu liên hợp Gang Thép Formosa Vũng Áng xả thẳng ra biển từ các kênh lộ thiên (thời điểm đường hầm chưa xây xong).
Theo Vietnam Investment Review, dự án gang thép Vũng Áng của Formosa Hatinh Steel có tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 10 tỷ USD, với công suất hàng năm là 7,5 triệu tấn thép do Formosa nắm giữ cổ phần 95%và China Steel – 5%.
Tuy nhiên, theo thông tin từ Taipei Times ngày 28/9/2013 thì tập đoàn Formosa Plastics Group (Đài Loan) chỉ còn làm chủ 59% của Formosa Hatinh Steel qua 4 công ty con là Formosa Plastics Corp, Nan Ya Plastics Corp, Formosa Chemicals & Fibre Corp, và Formosa Petrochemical Corp, vì mỗi công ty con này đã giảm sở hữu cổ phần từ 21.25% xuống 14.75%.
Tìm kiếm thông tin trên báo cáo tài chính của tập đoàn Formosa Plastics Group năm 2013, chúng tôi không thu được bất kỳ thông số cũng như thông tin gì về thương vụ này, hay tên đối tác chuyển nhượng. Chỉ trong phầnTổng quan hoạt động của Formosa Plastics Corp (trang 16) đề cập như sau: “Moreover, our 14.75%-owned Formosa Ha Tinh Steel Corporation (FHS) with 7.10 million MT/year of crude steel in Ha Tinh Province, Vietnam is an integrated steel plant that is capable of billet, Hot Rolled Coil and Bar in Coil/Wire Rod mainly supplied to the local market as well as other Asian markets.”
Tại Trang 1 Báo cáo Tài chính này, chúng tôi cũng chưa xác định Formosa Hatinh Steel nằm ở mục nào. Tính gộp cho 4 công ty con của Formosa Plastics Group (theo thứ tự từ 1 đến 4)? mục Other Foreign Companies? hay mục Subtotal of Foreign Companies?
Do đó, chúng ta chưa cần tìm hiểu thêm các cổ đông của tập đoàn FPG và 4 công ty con là những ai. Chỉ cần xem Formosa Hà Tĩnh thông báo tập đoàn FPG sở hữu 95% FHS thông qua 4 công ty con Formosa Plastics Corp, Nan Ya Plastics Corp, Formosa Chemicals & Fibre Corp, và Formosa Petrochemical Corp – có nghĩa là mỗi công ty con làm chủ 23.75% – vậy:
(1) Mỗi công ty con giảm từ sở hữu 23.75% xuống 21.25%, trước khi giảm tiếp sở hữu từ 21.25% giảm xuống 14.75% khi nào?
(2) Ai, hay những ai, là chủ sở hữu mới 36% Formosa Hatinh Steel (từ tổng sở hữu của tập đoàn Formosa Plastics Group là 95% giảm xuống 59% sau ngày 26/9/2013) – là Đài Loan, hay Trung Quốc hay là nước khác? Chính phủ Việt Nam có được thông báo không?
(3) Formosa Petrochemical Corp giảm cổ phần từ 21.25% xuống 14.75% dẫn đến cắt giảm đầu tư vào dự án từ 744 triệu USD xuống còn 516 triệu USD, vậy còn 3 công ty con Formosa Plastics Corp, Nan Ya Plastics Corp và Formosa Chemicals & Fibre Corp thì sao? Và chủ sở hữu mới 36% có sẽ bù đắp cho các khoản cắt giảm đầu tư này không?
Với tất cả những số liệu trên, có thể khẳng định là Formosa Hà Tĩnh không còn là doanh nghiệp nước ngoài 100% vốn Đài Loan như đã đăng ký.
Phát biểu đầy “trách nhiệm và nhân văn” của Giám đốc đối ngoại Formosa.
Fomosa Hà Tĩnh quá quắt thế nào?
Formosa Hà Tĩnh mong muốn gì khi gửi công văn số 1406022/CV-FHS đề xuất thành lập đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng.
Như Báo Người Lao Động ngày 25/06/2014 ghi rõ: “Formosa đề xuất được xây ký túc xá hộ gia đình để cho thuê, bán lại cho nhân viên, trong đó nhân viên người Việt có thể nhận được quyền sử dụng đất lâu dài trong đặc khu.”
Một doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% nước ngoài lại “dám cả gan” đề xuất xây ký túc xá hộ gia đình và “cho thuê, bán lại cho nhân viên” với “quyền sử dụng đất lâu dài”. Nghĩa là, Formosa yêu cầu quyền cho thuê, bán lại và sử dụng lâu dài cho nhân viên (phần lớn là người TQ) ngay trên Việt Nam. (Xem báo Tuổi trẻ)
Trong khi Điều 43 Luật Đầu tư 2014 vốn quy định thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm, và 50 năm đối với dự án ngoài khu kinh tế. Một doanh nghiệp nước ngoài như Formosa mà muốn đứng trên cả pháp luật Việt Nam ư?
Liệu có thế lực nào “chống lưng” cho doanh nghiệp này để ngang nhiên đòi hỏi như thế? Tại sao những ưu đãi này lại dành cho “con cưng” của một tập đoàn Đài Loan? Đáng lẽ phải dành cho các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước, vốn có thể bị tiêu diệt, bị bóp chết bởi chính sách bất công ngay chính trên sân nhà này.
Khu Liên hợp Gang thép và Cảng nước sâu Sơn Dương thuộc khu Kinh tế Vũng Áng nằm ở vị trí địa lý nhạy cảm về mặt quân sự.
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành từ Hà Nội phân tích: “Vùng Vũng Áng-Hà Tĩnh đó đối diện và gần với Hải Nam. Nếu ngày nào Trung Quốc xây dựng cảng Vũng Áng ấy mà bên Hải Nam chĩa qua ngay Vũng Áng, thì có thể nói Vịnh Bắc Bộ sẽ trở thành một ao hồ của Trung Quốc và nó ngăn cản sự vận chuyển giao thông hàng hải của Việt Nam từ Bắc vào Nam, sẽ ra sao đây?”
ĐB Phạm Chi Lan bày tỏ đáng tiếc về quyết định này: “Địa điểm địa lý nhạy cảm như thế nào về quốc phòng an ninh thì ai cũng biết cả rồi.” Bà Chi Lan nhấn mạnh tới việc nhà thầu Trung Quốc và công nhân Trung Quốc tham gia phần lớn các gói thầu của dự án này. Được biết công nhân Trung Quốc có thói quen đem theo gia đình sang và ở gần công trường thi công, khá nhiều nơi trở thành những cụm dân cư người Hoa.
Thùy Linh
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Có nhiều tình tiết cho thấy các vị lãnh đạo Tỉnh Hà Tĩnh dã "lỏng tay" đến mức đánh mất chủ quyền trong việc ký kết hơp đồng, quản lý dự án v.v. Dĩ nhiên đằng sau họ phải có ai đó chống lưng để họ "thả cả ra" cho ĐL- TQ ngày càng lấn tới. Liệu CP của ông NXP có dám mạnh tay với đám này không, xử lý vụ việc Vũng Áng nói chung, cá chết nói riêng sẽ là liều thuốc thử đối với ngài tân Thủ Tướng. Chúng ta hãy chờ xem,hồi sau sẽ rõ....
Trả lờiXóa