Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

THỦY TRIỀU ĐỎ VÀ FORMOSA HÀ TĨNH - LỜI NÓI LÁO KHIẾM NHÃ



Hình ảnh thủy triều đỏ do Cyanobacterium phát quang xanh lam gây ra ở bờ biển California những vệt xanh lam nhạt bên cạnh màu xanh thẫm của biển qua hình chụp của Google Map


Bài đọc liên quan:
+ Hãy kiện Formosa Hà Tĩnh ra tòa án quốc tế
+ Phải đóng cửa không chỉ Formosa Hà Tĩnh


MỞ ĐẦU


Hôm 25/4/2016, Formosa Hà Tĩnh họp báo đã có một lời nói láo khiếm nhã là họ khóng có liên quan đến vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung, nhưng họ không đưa được chứng cứ bẻ gãy được thí nghiệm 2 con cá chết chỉ sau vài phút bị bỏ vào xô nước lấy lên từ vùng biển của khu công nghiệp. Nhưng thông cảm, vì họ là dân con buôn cần nói láo lúc dầu sôi lửa bỏng.


Vấn đề nói láo trơ trẽn của đại diện một quốc gia dân tộc mới đáng quan tâm. Vì nó là danh dự, sĩ diện của một chế độ, quốc gia. Sáng nay sau khi đi làm tôi đọc được bài báo: Bộ TN&MT: "Cá chết do thủy triều đỏ, không phải Formosa" của báo Giao Thông, về trả lời nguyên nhân cá chết lúc 20:05' tối 27/4/2016 của đại diện chính phủ đượng thời.


Nội dung trả lời của người đại diện bộ tài nguyên môi trường là hoàn toàn không khoa học, thiếu hiểu biết, hoàn toàn sai. Vì vấn đề thủy triều đỏ có liên quan đến bệnh ngộ độc Saxitoxin. Saxitoxin được sinh ra do vi sinh nhân sơ phát huỳnh quang xanh lam và tảo nở hoa. Vì thế, tôi quyết định viết bài này đề vạch trần bộ mặt vô liêm sĩ của một đội ngũ chính quyền thói nát cả năng lực lẩn đạo đức.


ĐỊNH NGHĨA VÀ TÊN GỌI THỦY TRIỀU ĐỎ


Thủy triều đỏ là thuật ngữ chuyên môn dùng để chỉ một loạt các hiện tượng tự nhiên được gọi là tảo nở hoa gây hại - harmful agal blooms: HABs - hoặc vi khuẩn có khả năng phát quang màu xanh lam - Cyanobacterium thuộc họ Prokaryote không nhân - chúng có chứa sắc tố quang hợp từ màu xanh đến màu đỏ, phát triển với một nồng độ cao ở dưới biển làm thay đổi màu ở bề mặt nước biển.



Hình ảnh thủy triều đỏ tảo nở hoa đỏ cả biển ở Vịnh Mexico qua Google Earth


Thuật ngữ Thủy triều đỏ đặc biệt dùng để nói sự liên quan đặc biệt của một loài tảo nở hoa dưới biển có tên khoa học là Karenia brevis đã được CDC - Center of Disease Control and Prevention - của Hoa Kỳ xác định là chỉ cần hình ảnh vệ tinh cũng là căn cứ khoa học để chứng minh thủy triều đỏ đang hoạt động ở vùng biển liên quan đến nó.


Ban đầu, người ta phát hiện loại tảo nở hoa Karenia bravis này thường xuất hiện ở bờ Đông nước Mỹ dọc theo bang Florida, nên nó còn có tên là Thủy triều đỏ Florida - Florida red tide. Ở Vịnh Maine vùng Đông Bắc Hoa Kỳ cũng tìm thấy một loài thủy triều đỏ khác do một dòng tảo khác có tên là Alexandrium fundyense gây ra.


ĐẶC ĐIỂM, PHÂN BỐ VI SINH VÀ TẢO


Đặc điểm:


Sau khi tìm thấy có nhiều dòng tảo và vi sinh nhân sơ - không nhân - có phát quang thì người ta đưa ra 3 đặc điểm như sau về hình ảnh của mặt nước biển qua vệ tinh và qua máy bay quan sát trên biển:


1. Thủy triều đỏ không nhất thiết có màu đỏ, mà có thể màu xanh lam nhạt phát quang, hoặc không đổi màu mặt nước biển khi tảo nở hoa hoặc vi khuẩn nhân sơ phát triển không có nồng độ cao, nên không đổi màu mặt nước biển.


2. Thủy triều đỏ không liên quan đến sự di chuyển của dòng thủy triều. Có nghĩa là các loại tảo và vi sinh chỉ ở yên một chỗ mà ở đó nước biển đủ điều kiện để sinh sôi nẫy nở, không thể sống ở nơi khác khi các yếu tố sinh sống của tảo và vi sinh không thể phát triển.



Dễ dàng nhìn thấy màu hồng đến đỏ do tảo nở hoa của mặt biển qua hình chụp từ máy bay.


3. Thuật ngữ thủy triều đỏ - red tide - này về mặt khoa học không được chính xác, nên nó được thay thế bằng những thuật ngữ cụ thể hơn để chỉ cụ thể hơn cho từng loại tảo, vi sinh gây hại và không gây hại khi nở hoa.


Phân bố:


Dọc bờ Đông và bờ Tây của Hoa Kỳ đều có tất cả các loài Karenia brevis, Alexandrium fundyense và cả Cyanobacterirum.


Riêng loài Alexandriun fundyense thì phân bổ cả ở vùng biển hàn, ôn và cận nhiệt đới. Nên loài Alexandrium fundyense có mặt ở bờ Tây Hoa Kỳ, vùng biển Caribe, Vịnh Mexico, và bờ Đông của Thái Bình Dương.


ĐỘC TỐ VÀ CƠ CHẾ TÁC DỤNG


Theo CDC, không phải tất cả các loài tảo đều sinh ra độc tố. Nhưng, dù tảo không sinh ra độc tố, mà chúng sinh sôi nẫy nở với nồng độ quá cao, chúng sẽ chặn ánh nắng mặt trời cho sinh vật cần thiết sống ở dưới biển sâu. Và khi tảo không độc hại này sinh nở, phân hủy, chết đi sẽ làm cho nồng độ oxy trong nước giảm sụt cũng làm cho cá và thực vật biển chết đi, gây tổn hại sinh vật biển.


Các loài tảo và vi sinh nhân sơ phát quang sinh ra loại độc tố có tên là saxitoxin vào môi trường nước chúng đang sống. Vậy saxitoxin là gì?


Công thức hóa học của saxitoxin là một hydoxyte có 4 vòng nhân thơm (Xem hình). Nó có tên gọi là saxitoxin vì lần đầu tiên phát hiện ra nó từ một bệnh nhân ngộ độc do ăn sò - Saxidomus: ngao - chiên bơ bị nhiễm độc saxitoxin từ tảo và vi sinh của thủy triều đỏ gây ra. Có tất cả 50 loại độc tố thần kinh độc hại thuộc vào loại kinh khủng nhất có cùng nhóm độc tố có tên chung saxitoxins được sản xuất ra từ vi sinh nhân sơ phát quang xanh lam - Cyanobacterium - và tảo. Trong 50 loại đó chia ra làm 4 dòng độc tố có tên là: saxitoxin gốc (STX), neosaxitoxin (NSTX), gonyautoxins (GTX) và decarbamoylsaxitoxin (dcSTX).



Cấu trúc hóa học của độc tố saxitoxin từ tảo và vi sinh nhân sơ phát huỳnh quang xanh lam


Saxitoxin khi vào máu, nó sẽ gắn vào cửa kênh Natri của tế bào thần kinh, làm nghẽn đường truyền các xung điện thần kinh, và gây tê liệt hoạt động thần kinh.



Thủy triều đỏ là nguyên nhân cá chết hàng loạt


Saxitoxin có một tác động môi trường và kinh tế to lớn, khi sự hiện diện của nó trong động vật có vỏ hai mảnh như trai, sò, hàu và sò điệp thường xuyên dẫn đến lệnh cấm thu hoạch sò ốc thương mại và giải trí ở nhiều vùng nước ven biển ôn đới trên thế giới bao gồm cả phía đông bắc và miền tây Hoa Kỳ, miền tây Châu Âu, đông Nam Á, Úc, New Zealand và Nam Phi. Tại Hoa Kỳ, liệt do nhiễm độc do ăn động vật có 2 vỏ đã xảy ra ở California, Oregon, Washington, Alaska và New England.


BIỂU HIỆN LÂM SÀNG NHIỄM ĐỘC SAXITOXIN


Độc tố này làm tê liệt thần kinh trung ương, nên làm cho cá đã nhiễm độc tố sẽ ngưng thở mà chết.


Khi độc tố này vào nước sẽ có mấy vấn đề sau:


1. Chim và động vật có vú ăn cá bị chết hoặc bị yếu do nhiễm độc tố này cũng bị ngộ độc suy hô hấp, ngưng tim.


2. Triệu chứng nhiễm độc saxitoxin từ nhẹ đến nặng như sau: sau khi ăn hoặc uống saxitoxin bệnh nhân sẽ có cảm giác tê niêm mạc miệng chỉ sau 30 phút. Nặng hơn sẽ xuất hiện các triệu chứng tiêu hóa như, buồn nôn hoặc nôn; và những triệu chứng thần kinh trung ương như, người bệnh có cảm giác nhức đầu, người như say sóng bồng bềnh khó giữ thăng bằng đến chóng mặt, toàn thân yếu lã đến liệt. Và cuối cùng là suy hô hấp, tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.


Việc điều trị ngộ độc saxitoxin rất đơn giản khi chẩn đoán đúng, kịp thời. Đó là việc của bác sĩ, tôi không bàn ở đây.


BÀN LUẬN


1. Không có sự tham gia của ngành Y tế trong hội đồng khoa học tìm ra nguyên nhân cá chết ở miền Trung là một sai lầm to lớn của chính phủ, mà đại diện chủ trì ở đây lại là phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, một người cả đời chỉ làm việc phân lô, bán nền và bán nhà. Trong khi đó, vấn đề lớn lại liên quan đến y học, sinh học, môi trường, hải dương học.


2. Không có nguyên nhân từ thủy triều đỏ vì các chứng cứ sau đây:


2.1. Thủy triều đỏ không di chuyển theo dòng thủy lưu như tình trạng cá chết ở miền Trung.


2.2. Không có hình ảnh thủy triều đặc trưng trên ảnh chụp vệ tinh của Google Earth mà tôi đã chụp và khu trú từng cảng biển từ Bắc tới Nam Việt Nam, cuối cùng dừng ở hình ảnh đoạn từ Vinh đến Đà Nẵng.


2.3. Nếu do thủy triều đỏ thì tại sao không có chứng minh lâm sàng và xét nghiệm lâm sàng độc tố saxitoxin do Viện chống độc quốc gia, mà chỉ đưa ra những cái tên các "nhà khoa học" Việt Nam và Nhật mà không ai biết mặt đặt tên?


2.4. Thời gian hơn 1 tuần là quá thừa thời gian để làm hơn 1.000 xét nghiệm định lượng saxitoxin các mẫu cá, rong biển và người ăn cá, nước biển có nồng saxitoxin cao, cũng như ghi hình biển nhiễm vi sinh nhân sơ phát huuỳnh quang xanh lam và tảo nở hoa đỏ trên mặt biển.



Hình tác giả bài viết chụp bờ biển miền Trung đoạn Hà Tĩnh - Đà Nẵng từ Google Earth lúc 9:59'48" ngày 28/4/2014


3. Khi thủy triều đỏ làm cá tôm sò chết hàng loạt thì nồng độ trên biển nó rất cao làm thay đổi màu sắc mặt nước biển, nhưng tại sao Google Earth không cho thấy? Và tại sao các nhà khoa học hàng đầu của cả Nhật Bản có 5% cổ đông ở Formosa Hà Tĩnh cũng không biết chụp 1 tấm hình để chứng minh, như hình tôi chụp qua Google Earth lúc 9:59'48" và 13:58'06" hôm nay 28/4/2016?



Hình bờ biển từ Hà Tĩnh đến Đồng Hơi, Đông Hà ẹẹp như tranh vẽ trên Google Earth mới chụp lúc 13:58'06" hôm nay 28/4/2016 của tác giả bài viết


4. Đây có phải là sự yếu kém của chính phủ và các bộ liên quan, hay là kiểu trả lời bừa, xem thường sự hiểu biết của các nhà khoa học từ một bộ máy chính trị gồm những kẻ vô liêm sĩ, buôn bằng bán chức, thiếu năng lực đang điều hành, và đưa đất nước xuống bùn nhơ nô lệ ngoại bang không? Vì không có bằng chứng nào của người đại diện chính phủ đưa ra để chứng minh là do thủy triều đỏ, dù chỉ 1 tấm hình.


KẾT


Có lẽ chỉ cần một câu kết luận là nhân vật lịch sử ảo Lê Văn Tám tẩm xăng đốt cháy kho xăng thời pháp thuộc và nguyên nhân thủy triều đỏ gây cá chết hàng loạt ở miền Trung hiện nay cùng một kịch bản nói láo của những kẻ thiếu năng lực, nhưng thừa vô liêm sĩ đang làm đất nước điêu linh.


Asia Clinic, 14h55' ngày thứ Năm, 28/4/2016

1 nhận xét: