Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

CÓ TIN ĐỒN LÀ DO... ĐỊNH HƯỚNG ?

Hào Song Trần ( www.facebook.com/saohong.tran)

(Lý giải vì sao có tin đồn tướng Thanh bị bắn ?)

Cách đây 2 ngày, tin đồn "Phùng tướng quân" (cách gọi của Tàu) bị bắn (ở quận 13, Paris hôm 26/6) râm ran làng Phây. Người tung tin là nick FB Nguyễn Thùy Trang, "phóng viên" kiêm "bác sỹ phẩu thuật" ở... Thụy Điển. Tin khẳng định một cách rất… ởm ờ, làm nhiều người làng Phây... bàn tán bóng gió và công khai.
Điều đáng chú ý là nhiều cư dân làng Phây... mừng rỡ khi nghe tin ông Bộ trưởng bị bắn! (Thiệt là TÂM TƯ quá đy! Hi hi…)

Đọc tin này khuy hôm kia (27/6), mình chú ý đến 1 lập luận: sau chuyến đi Pháp, tướng Thanh sẽ thăm Ấn Độ, sao tuyền thông không nói đến? Hay là bị hoãn do bị bắn?
Điều này gợi cho mình 1 cách xác minh thông tin để biết chính xác.

Theo “điều tra” của mình, ông Thanh xuất ngoại từ 18/6. Sang Pháp trước (từ 19/6 ) sang Ấn sau (từ 23/6).
Mình không nêu thời gian cụ thể vì không nắm lịch trình. Còn căn cứ vào một số trang như vietnamplus+, phungquangthanh.net hay mod.vn thì mình không tin về ngày tháng.
Ở Pháp, truyền thông quốc tế cũng không chú ý lắm. Hoạt động của ông cũng “kín” dù có gặp đồng cấp, bộ trưởng Jean- Yves Le Drian. Và làm gì trong 3 ngày thì không rõ.
Nhưng ở Ấn Độ 3 ngày (23-26/6) ông Thanh vừa ký kết hợp tác với người đồng cấp, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar.... vừa được đàm đạo với Thủ tướng Ấn, Narendra Modi. Và có tua thăm 1 căn cứ hải quân ở Mumbai. Thông tin này từ báo chí Ấn Độ và Châu Á. Vì thế, ngày tháng là chắc chắn. Mình tin!
Nhưng có lẽ chuyến đi 2 nước bay liên tục qua 2 châu lục có nhiệt độ chênh nhau làm ông bị... ốm thiệt ! Mập rứa ở tuổi 65 là dễ bị tăng-xông lắm !

VÌ SAO CÓ TIN ĐỒN?
1) Mình nghĩ có TIN ĐỒN là do SỰ VẮNG MẶT của tướng Thanh ở Việt Nam. Vắng mặt cả trên truyền thông lẫn trong hoạt động chính trường (ở Quốc hội) từ giữa tháng 6.
- Chẳng hề có báo nào đưa tin chuyến thăm 2 nước Pháp - Ấn của ông. Kể cả TTX, QĐND. Cổng Thông tin BQP cũng không đưa tin về chuyến thăm kịp thời như khi ông Thanh đi Tàu. Chỉ đến khi có TIN ĐỒN (ông Thanh bị bắn) thì trang phungquangthanh.netmới đưa tin rất hạn chế hoạt đông của Tướng Thanh ở Pháp & Ấn độ (2 bài thôi) . Vietnamplus+ là trang của TTXVN cũng mới đưa tin hôm nay (29/6) nhưng ghi là 23/6 (vì hôm kia mình có đọc trang này mà không thấy, cũng chỉ đưa tin ông Thanh ở Ấn Độ 2 ngày (25-26/6).
- Hôm nay kỳ họp chính phủ tháng 6/2015 diễn ra vẫn không có tướng Thanh dự. Một thứ trưởng họp thay, (hình như Thượng tướng Nguyễn Thanh Cung, mình không quen mặt ông này). Như vậy, chuyến thăm đã kết thúc chiều thứ 6 (26/6) nhưng ông Thanh vẫn chưa xuất hiện.
Có lẽ ông Thanh đang bị… ốm thiệt !?

2) Vì sao chuyến xuất ngoại của ông Bộ trưởng Quốc phòng mà truyền thông trong nước (đài báo) không đưa tin gần 2 tuần liền?
Liệu đây là định hướng của Tuyên giáo và Bộ 4T ? Có lẽ thế !

Vị trí ông Thanh:
- Ông Thanh, trong mắt công chúng và chuyên gia quốc tế, là một chính khách Việt… thân Trung Quốc. Điều này được minh chứng qua quá trình thăng tiến và nhất là những hoạt động, phát ngôn về quan hệ Trung - Việt, về Biển Đông (tại Shangri-la Dialogue 2014). Là người đứng đầu bộ quốc phòng nhưng chủ quyền lãnh hải của Việt nam bi xâm phạm trắng trợn, lâu dài có hệ thống mà ông còn bao che, biện giải cho chính kẻ xâm lăng;
- Ông không được lòng dân chúng trong vai trò chính khách. Vì ông thăng tiến không phải do giỏi giang và đào tạo bài bản: Ông đi lên từ “danh hiệu anh hùng” và có người đỡ đầu (học bổ túc văn hóa sau khi được phong anh hùng lúc 22 tuổi ở chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, 1971; có ông bố vợ đầy quyền lực từ sau thỏa thuận Thành Đô)
- Ông cũng được đồn thổi là sẽ có chân trong "tứ trụ triều đình" sau ĐH 12 (ĐCSVN) năm 2016. Và những động thái của các chính khách như ông luôn được săm soi và theo dõi…

2 lý do để truyền thông Việt im tiếng?
- Chuyến đi “mở rộng quan hệ quốc phòng đa phương” của Việt Nam tới Pháp và Ấn Độ, nhất định sẽ làm phật ý chính quyền Trung Nam Hải. Nhất là đến Ấn Độ.
(Lịch sử căng thẳng quan hệ Ấn - Trung gần giống với Việt - Trung. Nhưng xuyên suốt các chính phủ, dù đảng nào cầm quyền, họ vẫn coi Trung Quốc là nhân tố đe dọa hòa bình và luôn rắp tâm bành trướng. Điều này không giống với Việt Nam ¼ thế kỷ nay.
Sự khác biết này giữa VN & Ấn là do Ấn độ đặt quyền lợi dân tộc trên quyền lợi chính trị và đảng phái (họ đa đảng). Gần đây, Ấn Độ cũng lên tiếng mạnh mẽ về âm mưu thôn tính Biển Đông của Trung Quốc.
Do đó, chuyến đi Pháp của tướng Thanh KHÔNG làm Trung Quốc lo ngại bằng chuyến đi Ấn (trừ khi ông Jean- Yves Le Drian dạy cho ông Thanh về bài học biên giới Pháp – Thanh thế kỷ 19).
Chuyến đi Ấn mới là "mối quan tâm sâu sắc" của Trung Quốc với động thái của tướng Thanh và Việt Nam.
Đây là 1 lý do truyền thông Việt im tiếng.

- Lý do khác nữa, là không kém phần quan trọng: Nội tình Việt Nam.
Chuyến đi của ông Thanh còn có mục đích xây dựng hình ảnh "đa phương trong mối quan hệ quốc tế" cho chính ông và phe của ông? Ít nhất là để xóa bỏ hình ảnh "một nhân vật thân Trung Quốc". (Nó cũng na ná chuyến thăm của ông Phạm Quang Nghị đến Nghị sỹ Mc Cain tháng 6 năm ngoái.)

Trong 2 năm lại đây, có nhiều tiếng nói từ chính phủ, kể cả thủ tướng, về việc chủ động cung cấp thông tin cho báo chỉ để dẫn dắt dư luận và làm chủ truyền thong, kể cả mạng xã hội.
Thế nhưng điều này xem ra rất khó với chính trường Việt Nam vì cái nguyên tắc: “quản lý báo chí cần phải đảm bảo nguyên tắc: báo chí luôn được đặt dưới sự lãnh đạo của đảng” (Nguyễn Phú Trọng, 21/6/2015). Có nghĩa là, đưa tin gì, bao giờ là phải có định hướng của... anh Đinh Thế Huynh (Phụ trách Tuyên giáo)!

3) Kết luận,
Qua chuyện TIN ĐỒN về tướng Thanh, rõ ràng về mặt truyền thông, đây là một sự thất bại của việc định hướng báo chí Việt Nam.
Sự thiếu công khai minh bạch thông tin đã bị chính TIN ĐỒN dẫn dắt. Cuối cùng tin tức chính thống của nhà nước lại bị mạng xã hội cho “hít khói” bằng một phương cách đơn giản: TIN ĐỒN có cơ sở! (chưa nói đến dụng ý của người tung tin)
Vậy, có TIN ĐỒN là do định hướng truyền thông. Còn ai định hướng thì các bác hiểu quá rồi còn gì!
Hi hi…



Bài từ Blog Thao Luong
"Đồng Chí" Phùng Quang Thanh mô rầu hở các vị????

THEO TIN NÓNG CỦA Lê Phu Yên
Jack Tran shared Lê Phú Yên's photo.
6 hrs ·
# 3/3 )Thêm hình ảnh tạo nghi vấn về "Vụ ám sát họ Phùng là có thật"
Ôi thôi rồi ! "TAU KHỎE MÀ, CÓ CHI MÔ " rồi !
Đồng chí X tập hợp nội các trong phiên thường kỳ ngày 29-06-2015 và phát hình trực tuyến với ghế có bảng tên BTQP PHÙNG QUANG THANH , nhưng do một tướng khác ngồi thay nhằm mục đích:


XÁC NHẬN THÊM MỘT VỤ "TAU KHỎE MÀ, CÓ CHI MÔ " đối— cùng với Huynh Ngoc Chenh91 người khác.


.


Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Mỹ-Trung: Gió đảo chiều chỉ sau ‘một đêm’?


Xét trong bối cảnh hai nước có các tính toán lợi ích như trên thì kết quả của cuộc Đối thoại Trung-Mỹ vừa qua là hoàn toàn hiểu được và không đến nỗi quá “bất ngờ”.


Việt Nam giữa ‘trận cờ vây’ của Trung- Nhật- Mỹ
Biển Đông: Khi Mỹ giơ ‘gậy’ vũ khí hiện đại với TQ
Xung đột Trung-Mỹ: Định mệnh không lối thoát?



Trái với dự đoán của báo giới và khá nhiều chuyên gia về kết quả “bế tắc” hoặc “thất bại” của Đối thoại chiến lược và kinh tế lần thứ 7 diễn ra trong hai ngày 23-24/6/2015 tại Washington DC, cả 4 trưởng đoàn Mỹ và Trung Quốc đều cười tươi, tay bắt chặt khi Đối thoại kết thúc và tuyên bố “kết quả vượt quá mong đợi” với 127 kết quả. Phải chăng quan hệ Trung-Mỹ đã thực sự “đảo chiều” chỉ sau “một đêm”?

Cuộc Đối thoại được mong chờ nhất

Kể từ khi được Tổng thống Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nâng cấp thành Đối thoại Chiến lược và Kinh tế năm 2009, các Đối thoại chiến lược Trung-Mỹ luôn là mối quan tâm hàng đầu của dư luận lẫn các nhà phân tích thời cuộc bởi quy mô lớn nhất và tính chất cũng quan trọng nhất trong hơn 90 kênh đối thoại thường niên.

Đối thoại năm nay chủ nhà Mỹ có 8 thành viên nội các, trong đó có Ngoại trưởng Kerry, Bộ trưởng tài chính Jack Lew, và đông đảo quan chức cấp cao. Còn phía Trung Quốc có 400 quan khách do Phó Thủ tướng Uông Dương và Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì dẫn đầu. Đây cũng là kênh đối thoại song phương quy mô nhất thế giới. Điều này phản ảnh đúng thực trạng cũng như tầm vóc quan hệ giữa hai quốc gia lớn.

Cuộc Đối thoại năm nay nhận được quan tâm đặc biệt hơn, bởi:

Một, quan hệ Trung-Mỹ đang trải qua thời kỳ sóng gió nhất trong hơn ¼ thế kỷ qua kể từ sau sự kiện Thiên An Môn 6/1989 liên quan đến việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo trên vùng biển chiếm đóng trái phép ở Biển Đông, các “thách đố” 2 nước về vùng cấm bay trên đảo nhân tạo và “vùng cấm” 12 hải lý trên biển , và đặc biệt là việc chính quyền Mỹ “nghi” tin tặc Trung Quốc đột nhập, lấy cắp dữ liệu của khoảng 4 triệu người do Cơ quan quản lý nhân lực (OPM) đang cất giữ. Dư luận lo ngại, với hàng tá các bất đồng và khác biệt như vậy liệu hai nước có còn duy trì được quan hệ hợp tác nữa hay không?



Phó tổng thống Mỹ Joe Biden bắt tay Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Diên Đông tại hội đàm. Ảnh: Reuters


Hai, khả năng đạt được thỏa thuận về biến đổi khí hậu và Hiệp định đầu tư song phương (BIT). Chẳng hạn, liên quan đến biến đổi khí hậu, các động thái của Trung Quốc - nước đang phát triển lớn nhất, và Mỹ-nước phát triển lớn nhất thế giới, đồng thời là cả hai nước có lượng khí thải Carbon lớn nhất thế giới, sẽ có tác động sâu sắc đến lập trường của hàng loạt nước tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu sẽ diễn ra tại Paris vào tháng 12/2015.

Ba, việc chuẩn bị của hai nước cho chuyến thăm Mỹ sẽ diễn ra vào tháng 9/2015 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đây là chuyến đi hết sức quan trọng đối với Trung Quốc và quan hệ Mỹ-Trung. Nhiều khả năng ông Tập sẽ trở thành nhà lãnh đạo của Trung Quốc lần đầu tiên được phát biểu trước cả hai viện của Quốc hội Mỹ. Do đó, Trung Quốc rất muốn mọi chuyện liên quan đến chuyến đi suôn sẻ.

Bước đi đầu tiên của Trung Quốc là tạm dừng bồi đắp đảo và kết quả của đòn tấn công ngoại giao là “không ngờ”!

Kết quả “không ngờ”

Nội dung của Đối thoại chiến lược khá rộng, bao trùm hàng loạt các chủ đề, từ an ninh hàng hải, an ninh mạng đến biến đổi khí hậu, phòng chống dịch bệnh, thương mại, rồi hợp tác kinh tế. Quan trọng nhất, hai bên đã đạt được 127 kết quả cụ thể, giải tỏa các căng thẳng trong quan hệ hai nước để chuẩn bị cho chuyển đi Washington của ông Tập. Các thỏa thuận chính đạt được gồm:

Thứ nhất, hai bên cam kết hợp tác để đem lại kết quả thành công của Hội nghị chống biến đổi khí hậu toàn cầu họp tại Paris vào tháng 12/2015. Riêng trong việc chống biến đổi khí hậu và môi trường, hai nước đã đạt được gần 40 kết quả. Các kết quả này là sự triển khai Tuyên bố chung Trung-Mỹ về thay đổi khí hậu trái đất được ông Obama và Tập ký năm 2014.

Thứ hai, bảo vệ và bảo tồn các đại dương, trong đó có việc chống đánh bắt cá bất hợp pháp, mở rộng các lực lượng cưỡng chế trên biển, thiết lập khu bảo vệ biển ở Nam cực.

Ba là, củng cố an ninh y tế toàn cầu, trong đó có việc Trung Quốc giúp các nước Tây Phi xây dựng lại hệ thống y tế, đối phó chống lại các bệnh dịch truyền nhiễm.

Thứ tư, các hợp tác khác bao gồm: hai nước Trung-Mỹ ủng hộ một quốc gia Afghanistan hòa bình, ổn định và thống nhất; ủng hộ việc phi hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và việc sớm đạt được thỏa thuận về Kế hoạch hành động chung toàn diện trên cơ sở thỏa thuận khung được nhóm P5+1, Iran và EU; hợp tác sâu rộng hơn trong việc chống lại chủ nghĩa khủng bố.

Hai nội dung được trông chờ nhiều nhất là căng thẳng trên Biển Đông và an ninh mạng–vốn được Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden nêu khá thẳng thắn trong phiên khai mạc – lại hoàn toàn “biến mất” trong Tuyên bố chung sau đó. Chẳng hạn, thay vì nhắc đến vấn đề Biển Đông, thì vấn đề hợp tác dân sự ở các đại dương lại được đưa vào thông cáo chung.

Phải chăng gió đã “đảo chiều”?

Những ai mong chờ các trận “khẩu chiến” kịch liệt giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như động thái cứng rắn từ phía Mỹ hẳn sẽ thất vọng. Các sắc thái đánh giá cũng khá khác nhau. Trước hết là việc cho rằng Trung Quốc đã “cao tay” khi tuyên bố dừng đắp đảo để đổi lấy “yên ổn” tạm thời, rồi sau đó “đâu lại đóng đấy” sau cuộc gặp cấp cao Mỹ-Trung được tổ chức vào tháng 9/2015. Có ý kiến khác lại cho rằng đã đến lúc Trung-Mỹ “bắt tay thỏa hiệp” và Biển Đông không phải là vấn đề lớn mà thực sự hai nước còn có các quan hệ lớn hơn. Vậy nên hiểu thế nào cho đúng?

Trước hết, diễn đàn Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung Mỹ không phải là nơi để giải quyết các khác biệt, các tranh chấp. Đây là nơi mà hai bên chủ yếu bày tỏ quan điểm của mình với mục đích tăng cường lòng tin, thu hẹp các bất đồng. Do đó, cả Trung Quốc và Mỹ đều cố gắng gác lại các tranh chấp, các khác biệt, nhấn mạnh đến các điểm đồng làm nền tảng thúc đẩy hợp tác. Họ biết rằng các bất đồng, khác biệt hiện nay là quá lớn và càng tìm cách giải quyết thì lại càng đưa đến đến các tranh cãi không lối thoát. Thực chất đây là sự “thừa nhận các bất đồng, khác biệt” (agree to disagree).

Bên cạnh đó, xét trong bối cảnh hiện nay, cả Mỹ và Trung Quốc đều đang phải dồn sức đối phó cho hàng loạt các vấn đề đối nội, đối ngoại lớn và chưa sẵn sàng cho một cuộc đối đầu toàn diện. Đặc biệt, đối với Trung Quốc, nếu đối đầu càng leo thang thì Trung Quốc sẽ càng ở thế bất lợi khi không có chỗ dựa là mạng lưới các đồng minh và hệ thống căn cứ quân sự hải ngoại liên hoàn như Mỹ. Chưa kể sức mạnh và kinh nghiệm tác chiến trên biển của Trung Quốc còn thua xa Mỹ hàng thập kỷ.

Cuối cùng, về phía mình, Trung Quốc thấy giai đoạn đầu “lấn hải” có thể tạm ổn, cần tập trung củng cố các “thành quả” vừa giành được để dồn sức cho các “trận chiến” dài hơi hơn phía sau. Hơn nữa, việc tiếp tục xây đảo nhân tạo có thể phá hỏng chuyến đi Mỹ vào tháng 9/2015 của Chủ tịch Tập Cận Bình, đưa Trung Quốc vào “tầm ngắm” của tâm điểm chính trị nội bộ Mỹ trong mùa bầu cử Tổng thống năm 2016.

Còn bản thân Mỹ cũng cảm thấy “hài lòng” khi ít nhất các yêu cầu đòi phía Trung Quốc dừng hoạt động bồi đắp, cải tạo đã có kết quả và cần tiếp tục dùng các biện pháp, sức ép khác để Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế.

Sau cuộc Đối thoại này, hai nước Trung-Mỹ đã nhất trí sẽ có cuộc họp về an ninh biển vào tuần tới.

Xét trong bối cảnh hai nước có các tính toán lợi ích như trên thì kết quả của cuộc Đối thoại Trung-Mỹ vừa qua là hoàn toàn hiểu được và không đến nỗi quá “bất ngờ”.

Hoàng Anh Tuấn(Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược, Bộ Ngoại giao)

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

LỊCH TRÌNH CHUYẾN VIẾNG THĂM HOA KỲ LẦN ĐẦU CỦA CHỦ TỊCH ĐẢNG CSVN NGUYỄN PHÚ TRỌNG






Cười gì.. Không tôn trọng nhân quyền thì không cười nỗi!

VietPress USA (24-6-2015): Tin ông Chủ tịch đảng Cộng Sản Việt Nam (csVN) Nguyễn Phú Trọngsẽ lần đầu tiên đến thăm Hoa Kỳ đang được dư luận trên mạng Internet bàn luận sôi nỗi. Ngày 21-6-2015, BBC loan tin ông Nguyễn Phú Trọng sẽ đến thăm và gặp TT Barack Obama vào ngày 07 đến 09-7-2015 tới (http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/06/150621_nguyen_phu_trong ). Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội cũng lên tiếng xác nhận ông Nguyễn Phú Trọng sẽ đến Mỹ và sẽ được tiếp đón trang trọng. Nhiều trang mạng khác từ Việt Nam đến báo chí người Việt hải ngoại tại các quốc gia đều loan tin liên quan chuyến đi nầy của ông Nguyễn Phú Trọng.


Thật ra tin ông Nguyễn Phú Trọng đến Hoa Kỳ đã được VietPress USA loan trong bản tin từ ngày 14-4-2015 rằng ông Nguyễn Phú Trong sẽ đến Hoa Kỳ ngày 09-7-2015 (http://www.vietpressusa.com/2015/04/csvn-phat-ong-chuong-trinh-ca-nhac-vui.html ). Trong bản tin nầy, VietPress USA đã loan như sau:


(Trích): "Nguồn tin cho hay rằng, vào ngày 23-2-2015 vừa qua, ông Phạm Quang Vinh đã đến Tòa Bạch Ốc trình Ủy Nhiệm Thư lên TT Barack Obama để làm tân Đại sứ nước CHXHCNVN tại Hoa Kỳ sau khi được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bổ nhiệm vào tháng 7-2014. Ông Phạm Quang Vinh mang theo vợ và các con cùng nhóm chuyên viên đã được TT Oabama tiếp kiến trong lối 45 phút; nhưng ông Đại sứ thứ 5 của csVN tại Hoa Kỳ đã dành hơn 30 phút để thuyết phục TT Obama vấn đề mà ông Phạm Quang Vinh cho là "rất rất quan trọng" đề nghị TT Obama đón tiếp ông Tổng Bí Thư đảng csVN Nguyễn Phú Trọng mà dân chúng trong nước gọi là "Trọng Lú" xin đến thăm TT Obama tại Tòa Bạch Ốc vào ngày 04-7-2015.



Đại sứ csVN Phạm Quanh Vinh đến trình Ủy Nhiệm Thư
lên TT Obama tại Tòa Bạch Ốc
Tin nói rằng TT Obama đã trả lời thẳng thừng từ chối vì ngày 04-7 là Ngày Lễ Độc Lập tức Quốc Khánh của Hoa Kỳ nên chính phủ sẽ có các nghi thức quốc lễ, không thể tiếp ai cả. Hơn nữa đó là ngày lễ nghỉ nên không có nhân viên lo việc đón tiếp. Vấn đề thứ nhì là đối với nước VNcs thì ông Nguyễn Phú Trọng rất quan trọng; nhưng đối với nghi thức quốc tế thì Tổng Thống Hoa Kỳ chỉ tiếp tại Tòa Bạch Ốc các vị Tổng Thống, Quốc Trưởng, Thủ Tướng, Chủ Tịch nước đại diện cho các quốc gia mà thôi; Tổng Thống Mỹ không tiếp bất cứ một chủ tich đảng hay một ai khác vì không có ngoại lệ nầy.



Đại sứ csVN Phạm Quang Vinh sau đó đề nghị ngày ông Trọng Lú đến thăm Mỹ vào 09-7-2015 và Hoa Kỳ coi đó là chuyến thăm cá nhân của ông. Vừa qua ông Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh được Tập Cận Bình đón tiếp quốc khách và csVN bắn tiếng rằng ông Nguyễn Phú Trọng muốn đến thăm Hoa Kỳ vào tháng 5-2015 nhưng tin tức từ một giới chức Hoa Kỳ nói không có dự tính nào như thế." (Hết trích)


LỊCH TRÌNH ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG ĐẾN HOA KỲ:


Nay theo tin riêng của VietPress USA thì ông Chủ tịch đảng csVN Nguyễn Phú Trọng sẽ sử dụng chuyên cơ của Hàng Không Vietnam Airlines bay từ sân bay Nội Bài, Hà Nội; sẽ đáp xuống Phi trường quân sự Andrews Air Force Base gần Washington D.C. (thủ đô Hoa Thịnh Đốn) vào tối 05-7-2015. Cùng đi với ông Nguyễn Phú Trọng sẽ có một phái đoàn lối 100 người. Hiện có hơn 75 người đã nộp danh sách gởi đến Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và danh sách nầy sẽ còn bổ sung đến lối 100 người trong phái đoàn tháp tùng.


Nguyễn Phú Trọng thăm Bắc Kinh ngày 07 và 10-4-2015
được Chủ tịch Tập Cận Bình đon thảm đỏ long trọng


Trong danh sách đã gởi đến Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, có 8 nhân vật cao cấp của đảng csVN, hầu hết có khuynh hướng thân Trung Quốc. Ngoài ra có các Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư; Bộ trưởng Thương mại, Bộ trưởng Tái chánh; Bộ Trưởng Canh Nông, Môi trường; các nhân vật Bí thư đảng tại các thành phố Ha Nội, Tp. Saigòn (HCM), Hải Phòng, Huế, Cần Thơ; phía Bộ Quốc Phòng, Công An... và nhiều Giám đốc các Công ty Thương Mại, kinh doanh, các Công ty về Năng lượng, Bưu chính viễn thông, Internet và một số các Dân Biểu, một số Truyền Hình, Báo chí của Nhà nước tháp tùng.



Trong ngày 06-7-2015, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ đến Tòa Bạch Ốc thăm theo lời mời của TT Barack Obama nhưng sẽ không có nghi lễ bắn 21 phát đại bác chào đón; cũng sẽ không có việc trải thảm đỏ.

Trước đây có tin nói TT Barack Obama không đồng ý tiếp ông Nguyễn Phú Trọng vì không có thông lệ; nhưng sau chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng qua Bắc Kinh được chủ tịch Trung quốc Tập Cận Bình trải thảm đó có lính bắn súng thổi kèm; Hà Nội đã qua thương thuyết ngoại giao đề nghị Hoa Kỳ dung hòa đòn tiếp Chủ tịch đảng csVN tại Tòa Bạch Ốc kẻo sợ bị ê mặt với Trung quốc (http://www.vietnambreakingnews.com/2015/04/chinese-media-highlights-party-leader-nguyen-phu-trongs-visit-to-china/)

Những vị quốc khách gồm Tổng Thống, Thủ Tướng, Quốc Trưởng, Vua hay Nữ Hoàng đại diện cho một quốc gia thường được Tổng Thống Hoa Kỳ tiếp tại Phòng Bầu Dục. Trường họp ông Nguyễn Phú Trọng là chủ tịch đảng csVN không được xếp vào hàng quốc khách theo nghi lễ ngoại giao nên TT Barack Obama sẽ chỉ tiếp ông Nguyễn Phú Trọng và phái đoàn tại Phòng Roosewelt là nơi mới đây TT Obama đã tiếp ôngBlogger Điếu Cày bị chế độ csVN xử tù được Hoa Kỳ can thiệp phải trả tự do. Như vậy chủ tịch đảng csVN Nguyễn Phú Trọng là bên bắt giam và Blogger Điếu Cày là bên bị giam nay được Mỹ đối xử tiếp đãi ngang nhau tại Phòng Roosewelt ở Tòa Bạch Ốc.

Sẽ không có quốc yến "State Dinner", nhưng vào chiều tối ngày 06-7-2015 Ngoại Trưởng John Kerry sẽ chiêu đãi ông Nguyễn Phú Trọng và phái đoàn tháp tùng trong một buỗi tiệc tối của Bộ Ngoại Giao.



Vào ngày 07-7-2015, tin cho hay rằng ông Nguyễn Phú Trọng và phái đoàn sẽ gặp Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa John McCain là tù binh chiến tranh khi lái máy bay oanh kích Hà Nội và đã bị bắn hạ rớt xuống Hồ Trúc Bạch Hà Nội. Ông John McCain bị nhốt ở Hỏa Lò, bị tra tấn đến gãy chân mang thương tích cho đến nay. Trong buổi gặp gỡ nầy có thể có một số các Nghị sĩ và Dân Biểu Liên Bang thuộc đảng Cộng Hòa và có thể có cả phía đảng Dân Chủ tham dự.

Tối ngày 07-7-2015, có lẽ ông chủ tịch đảng csVN sẽ có một buổi tiệc chiêu đãi một số giới chức Hoa Kỳ và các người Việt năm vùng lâu nay hỗ trợ cho csVN. Một số "Việt kiều yêu nước" từ California và từ Houston Texas cũng đã có tên trong danh sách trẫy hội về Washington D.C. để hầu cận lãnh chúa csVN Nguyễn Phú Trọng.

Sáng ngày 08-7-2015 ông Nguyễn Phú Trọng sẽ có phiên họp với Ngũ Giác Đài về vấn đề an ninh Biển Đông và về một cảnh báo của Hoa Kỳ trước đây cho hay csVN đã hợp tác với Bộ Quốc Phòng Nga cho sử dụng Cảng Cam Ranh làm địa điểm tiếp tế xăng cho các máy bay chiến lược tầm xa TU-95 là loại máy bay do thám truy tìm tàu ngầm, chụp hình kiểm tra trên đất liền và mặt biển và nhất là có thể mang Bom Nguyên Tử, lâu nay do thám trên Biển Đông và bay sát vào không phận của Hải quân Hoa Kỳ ở đảo Guam.

Cảng Cam Ranh là căn cứ của Mỹ thời chiến tranh Việt Nam. Sau khi rời bỏ chiến tranh VN theo Hiệp Định Paris, Cảng Cam Ranh được Hoa Kỳ giao lại cho VNCH. Khi Miền Trung thất thù vào tháng 3-1975, cảng Cam Ranh lọt vào tay quân Bắc Việt và sau đó VNCH bị bức tử theo sắp xép của Henry Kissinger để CS Bắc Việt chiếm Dinh Độc Lập ngày 30-4-1975 nên cảng Cam Ranh thuộc về csVN.

Năm 1979 khi Trung Quốc đánh csVN tại biên giới phí Bắc, csVN vội vàng mời Liên-Xô vào khai thác Cảnh Cam Ranh với hợp đồng 25 năm hoàn toàn Miễn Phí theo dự tính dùng Liên-Xô để bảo đản an toàn cho csVN trườc đàn anh Trung Quốc!

Đến năm 1988 khi Liên-Xô sắp tan rã thì Liên-Xô bỏ ngang họp đồng. Sau khi Liên-Xô sụp đổ năm 1990 thì Nga đã vào thuê từ năm 2000 với giá USD 500 Triệu; nhưng chỉ sử dụng được 2 năm thử nghiệm miễn phí thì Nga không có tiền trả nên hợp đồng hủy bỏ và csVN thu hồi lại Cam Ranh từ tháng 5-2002. csVN cho sửa chữa và công bố cho bất cứ ai vào lập khu sữa chữa quốc phòng nhưng không có ai vào.

Năm 2009 khi ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đi qua Nga ký mua 6 chiếc Tàu Ngầm loại Kilo thì đã thỏa thuận cho Nga vào Cảng Canh Ranh để giúp lập căn cứ Tàu Ngầm và cho Nga khai thác phi trường và hải cảng Cam Ranh để hải quân Nga có thể kiểm soát đến tận Luzon và Malacca.


Tướng Tư Lệnh Quân Đội Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương
VINCENT K. BROOKS yêu cầu csVN chấm dứt cho
máy bay chiến lược Nga tiếp xăng dầu tử Cam Ranh
Vào tháng 01-2014, Nga thông báo lần đầu tiên dùng Cảng Cam Ranh để tiếp tế xăng cho máy bay chiến lược tầm xa TU-95 của Nga để kiểm soát biển Hoa Nam (Biển Đông) và biển Hoa Đông (http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/khong-quan-nga-lan-dau-dung-cam-ranh-viet-nam-giu-loi-3224019/).

Vào ngày 11-3-2014, Đại Tướng Tư Lệnh Quân Đội Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương là VINCENT K. BROOKS yêu cầu csVN chấm dứt cho máy bay chiến lược TU-95 tầm xa có thể mang bom nguyên tử của Nga tiếp nhận xăng dầu tử Cảng Cam Ranh để dọ thám và khuấy rối trên Hoa Nam (Biển Đông) và trên biển Hoa Đông tranh chấp với Nhật Bản.

Ngày 15-3-2014, Bộ Quốc Phòng Nga đáp trả nói là khó hiểu việc Mỹ đòi csVN không cho Nga tiếp tế xăng dầu cho máy bay chiến lược tại Cảng Cam Ranh (http://www.voatiengviet.com/content/nga-kho-hieu-ve-quan-ngai-cua-my-ve-viec-su-dung-vinh-cam-ranh/2680336.html). Chuyện qua lại nầy rất nghiệm trọng nhưng csVN cho đến nay vẫn không trả lời.




Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (trái) và Ngoại
trưởng Phạm Bình Minh họp báo ngày 16-4-2014
Sau khi Nga chiếm bán đảo Cremia của Ukraine vào tháng 3-2014, Hoa Kỳ và NATO, Liên Âu trừng phạt và buộc Nga phải ngồi vào hội nghị 4 bên tại Geneve Thũy sĩ. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã bay qua Bắc Kinh gặp chủ tịch Tập Cận Bình (http://www.bbc.com/news/world-asia-china-27045968) để bàn thỏa hiệp chống Hoa Kỳ tại Biển Đông và biển Hoa Đông nơi tranh chấp với Nhật. Lần đầu tiên Nga tập trận với Trung Quốc và TT Nga Putin sẽ đi qua gặi Tập Cận Bình tại Bác Kinh.

Tối 15-4-2014, Ngoại Trưởng Nga bay từ Bắc Kinh qua Hà Nội để họp với Chủ tịch đảng Nguyễn Phú Trọng và sáng 16-4-2014 họp với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ Trưởng Quốc Phòng csVN và Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh (http://www.talkvietnam.com/tag/russian-foreign-minister-sergey-lavrov-in-hanoi-on-april/, http://mid.ru/brp_4.nsf/0/41E022CD745C62D744257CBD0051F3CC) . Dịp nầy Phạm Bình Minh tuyên bố ca ngợi Nga là nước mang lại hòa bình ổn định trên toàn thế giới (http://tandaiviet.org/v1/2014/04/17/viet-nam-ca-ngoi-dong-gop-cua-nga-doi-voi-on-dinh-toan-cau/) !

Vì sợ csVN sẽ bị áp lực của Hoa Kỳ nên Ngoại Trưởng Nga Sergey Lavrov phải khẩn cấp bay qua Bắc Kinh ngày 15-4-2014 họp với chủ tịch Tập Cận Bình; rồi cùng ngày vào tối 15-4-2015
Sergey Lavrov bay qua Hà Nội họp với Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng. Sáng 16-4-2014 Ngoại trưởng Nga họp với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ Trưởng Quốc Phòng và Bộ trưởng Ngoại giao của csVN. Đó là kế hoạch liên kết Moscow, Bắc Kinh và Hà Nội chống lại Hoa Kỳ trên Biển Đông!




Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov họp hội nghị 4 bên
vói Hoa Kỳ, Ukraine, EU ngày 17-4-2014 tại Geneve
Các cuộc họp riêng lẻ nầy rất gấp rút trong hai ngày 15 và 16-4-2014 nhằm liên kết Nga, Trung quốc và csVN thỏa thuận cùng hợp tác tấn công Hoa Kỳ trên Biển Hoa Nam (tức Biển Đông) và csVN thỏa thuận cho Nga dùng phi trường ở Căn cứ Cảng Cam Ranh để các loại máy bay Tanker của Nga tiếp tế xăng cho loại máy bay chiến lược tầm xa mang bom nguyên tử hoạt động trên Á Châu - Thái Bình Dương vì loại TU-95 có thể bay 12,000 Miles mà không cần tiếp tế xăng dầu. Ngoài ra cũng cho hạm đội Nga dùng Cảng Cam Ranh như thời Liên-Xô.


Sau khi họp với csVN vào ngày 16-4-2014, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã bay thẳng về Geneve Thũy sẽ để họp ngày 17-4-2014 với các Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Uklraine, Liên Hiệp Châu Âu về thỏa thuận giải pháp ngưng chiến tại Ukraine mà sau nầy Nga không thi hành (http://www.theguardian.com/world/2014/apr/17/ukraine-crisis-agreement-us-russia-eu). Nga sắp đặt với Trung Quốc và csVN sẽ liên kết sức mạnh đói chọi với chiến lược xoay trục về Á Châu - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ..

Nhưng bất ngờ vào ngày 02-5-2014 đàn anh Trung Quốc đã cho Dàn khoan HD-981 vào khoan dầu trên biển Đông của Việt Nam cạnh Hoàng Sa và gây tranh chấp quyết liệt. Tử xưa nay csVN và csTQ là hai đảng đồng chí anh em; nhưng nay đàn anh đạp lên đầu đàn em và muốn cướp nước Việt Nam. Mắc dầu Nguyễn Phú Trọng và đa số các Ủy viên Trung Ương Đảng csVN là theo Trung Quốc; nhưng vì tình hình quốc tế cho thấy rằng TQ không có khả năng bá chủ Biển Đông nên buộc csVN phải xoay chiều muốn chạy theo Mỹ.

Sau phiên họp Hội Nghị Diễn Đàn An Ninh Á Châu lần 14 Shangri-La từ ngày 29 đến 31-5-2015, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Ashton Carter đã bay qua Hà Nội ký Thỏa Thuận về Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng Việt - Mỹ và Hoa Kỳ tặng Bộ Quốc Phòng csVN 18 Triệu USD để mua tàu tuần tra Biển Đông (http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/06/150604_hangout_tam_nhin_quoc_phong_viet_my) . Vấn đề nầy làm Trung Quốc sôi máu nên Trung Quốc đẩy mạnh lập căn cứ trên 7 đảo được bồi đáp nhân tạo là các đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Thế nên con đường sống sót cuối cùng của csVN là phải cần tới Hoa Kỳ bảo trợ. Cuộc họp của ông Nguyễn Phú Trọng về vấn đề hợp tác an ninh quốc phòng toàn diện sẽ được ký kết trên căn bản csVN phải dứt khoát chấm dứt cho Nga sử dụng Cảng Cam Ranh đế chống lại quyền lợi Hoa Kỳ.

Những vấn đề khác về Kinh tế, gia nhập TPP cũng sẽ được thảo luận và phía Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ sẽ đòi hỏi csVN phải tôn trọng nhân quyền, thả tù nhân lương tâm và những người dân chống Trung Quốc đã bị bắt giam.

Chiều ngày 08-7-2015, ông Nguyễn Phú Trọng và phái đoàn sẽ bay về New York để gặp Đại sứ csVN tại Liên Hiệp Quốc; sau đó hội kiến với ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon.

Ông Nguyễn Phú Trọng cũng sẽ có cuộc gặp gỡ với cựu TT Bill Clinton và phu nhân là bà Hillary Clinton đang là ứng cử viên hàng đầu của đảng Dân Chủ ra tranh chức Tổng Thống Hoa Kỳ năm 2016.

Ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp xúc với một số nhà đầu tư của Mỹ, gặp một số "Việt kiều Yêu Nước" và sẽ có thể đọc diễn văn tại một nhóm trí thức trẻ hoặc thăm vài Đại học hàng đầu của Mỹ như Harvard.

Ông Nguyễn Phú Trọng và phái đoàn sẽ rời New York bay về lại Hà Nội vào sáng ngày 11-7-2015.


Những tin tức trên đây là do thu thập riêng của VietPress USA và được loan với sự dè dặt thường lệ vì ngày giờ chính xác cho các phiên họp có thể thay đổi ít nhiều.
Tin đặc biệt của VietPress USA
HẠNH DƯƠNG ghi.

www.vietpressusa.com

Thứ Tư, 17 tháng 6, 2015

Sắp đến ngày NHÀ BÁO VIỆT NAM

LÀM BÁO NÓI LÁO ĂN TIỀN


FB Nguyễn Trọng Tạo

14-06-2015

“Làm báo nói láo ăn tiền”, đó không phải chữ của tôi mà là chữ của nhà báo “kiệt hiệt” Vũ Bằng trong cuốn “Bốn mươi năm nói láo” (1969) của ông.

Lâu nay tôi chỉ nghe câu “nhà văn nói láo (hư cấu) nhà báo nói ngay” chứ chưa nghe “nhà báo nói láo” bao giờ. Nhưng khi đọc xong cuốn “Bốn mươi năm nói láo” của nhà văn nhà báo Vũ Bằng, tôi mới ngộ ra rằng, đó chỉ là cách nói phiếm chỉ của ông – một người làm báo chân chính – đối với không ít “nhà báo nói láo ăn tiền” thời nào cũng có. Đó là những người mang danh “nhà báo” nhưng chỉ là bồi bút, cơ hội, xuyên tạc sự thật để cầu danh hưởng lộc.


Không có gì nhục nhã và tởm lợm hơn khi người ta cầu danh hưởng lộc bằng sự giả trá đi ngược lại Sự Thật.

Nhưng né tránh Sự Thật cũng là một tội lớn.

Nhiều khi xem báo lại cứ tưởng đó là báo của ngày 1 tháng Tư – ngày nói dối.

Vẫn biết tính hiếu kỳ nhìn qua lỗ khóa của không ít người đọc báo, nhưng nhan nhản những vụ scandal xuất hiện trên báo lấn át những vấn đề nóng của xã hội cũng là tội ác.

Hình như người ta muốn lấy cái phụ để thay cho cái chính. Nhưng cứ làm mãi như thế, sẽ khiến cho người ta lầm tưởng cái chính là cái phụ, cũng là bóp méo sự thật, là đánh lạc hướng sự quan tâm của bạn đọc.

Mấy dịp ra nước ngoài, tôi đều thấy người Việt có vẻ chán ngán xã hội trong nước cũng chỉ vì đọc báo. Những bài báo trộm cắp, chém giết, loạn luân, tham nhũng, băng nhóm ma-phia luôn được đọc nhiều nhất, và người ta không còn biết cái gì khác đang diễn ra trên chính quê hương mình.

Ngay cả 2 cuộc biểu tình của nhân dân gần đây phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam một cách ngang ngược lại được hãng thông tấn lớn nhất của ta vo lại thành “cuộc tụ tập của một nhóm người” thì than ôi, hỏi còn ai tin được cái hãng ấy nữa không? Làm báo như vậy là coi thường người đọc trong thời đại truyền thông mạng đang phát triển tới đỉnh điểm như hiện nay. Những hình ảnh từ hiện thực được tung lên mạng ngay tức khắc với hàng trăm, hàng nghìn người mang khẩu hiệu, băng rôn đi biểu tình là câu trả lời đanh thép cho những nhà báo nào dám bóp méo vo tròn Sự Thật. Và câu nói của Ngô Bảo Châu lúc này càng trở nên chân lý khi ai đó muốn bưng bít thông tin kiểu ấy: “Không thể bảo vệ chế độ bằng sự sợ hãi” và dối trá.

Làm như vậy, họ có muốn kế thừa truyền thống của báo chí Việt Nam hay không?

Nhưng truyền thống đó là gì?

Theo quan niệm của nhà báo Vũ Bằng thì: “Làm báo là làm một cái gì nghiêm trang cao quý, có tính năng tranh đấu và xây dựng, mà người làm báo phải tha thiết với tự do, dân tộc, kinh qua những nghịch cảnh, thăng trầm để chống lại độc tài, độc đoán dưới mọi hình thức quan lại, phong kiến hay dân chủ giả tạo” (BMNNL).

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong một cuộc nói chuyện với trường Đại học Nhân dân 1956, chỉ rõ: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do.

Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi mà cũng là một nghĩa vụ của mọi người. Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý. Chân lý là cái gì có lợi cho Tổ quốc, cho nhân dân. Cái gì trái với lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, tức là không phải chân lý. Ra sức phụng sự Tổ Quốc, phục vụ nhân dân – tức là phục tùng chân lý” – (HCMTT).

Nhà báo phải phục tùng chân lý, và không chỉ nhà báo – đó là điều hiển nhiên. Vậy mà hàng ngày, chân lý vẫn bị bóp méo. Nhưng đôi khi, nhà báo cũng bị lừa. Đi lừa và bị lừa là một cặp nhân-quả, còn biết trách chi ai?

Vậy nên, thời nay người ta đổ xô vào Internet để tìm thông tin nhiều chiều. Sự kiểm chứng của người đọc về thông tin khiến họ ngả vào những thông tin chiếm nhiều Sự Thật, và hơn nữa, là được thưởng thức loại báo chí “đa giọng điệu” chứ không đơn điệu đơn phương như báo chí một chiều. Thực tế đang hình thành lực lượng “nhà báo – blogger”, một lực lượng tự phát có thể làm thay đổi sự già nua của báo chí quan phương. Họ muốn xây dựng niềm tin mới vào báo chí tự do, cũng là một cách cảnh báo cho loại báo chí được bảo kê. Sự giảm sút tiara phát hành của báo giấy gần đây, một phần cũng do sự phát triển mạnh của báo mạng. Nhưng lực lượng “nhà báo – blogger” không kiếm được tiền, đấy chỉ là những người tự nguyện “nói thật – không tiền”, thậm chí “nói thật ăn đòn” nhưng họ vẫn quyết không từ bỏ Sự Thật – Chân Lý.

Vâng, “làm báo nói láo ăn tiền” và “làm báo nói thật ăn đòn” nghe thật chua xót, nhưng đó lại cũng là một sự thật song hành đang hiện diện.

Ngày nhà báo, thay cho lẵng hoa chúc mừng bằng một lời nói thật. Bạn có vui không?
                                                                                               

Lê Nguyễn Hương Trà - Viết về một người đàn bà Việt Nam.


Đám cưới xong. Ông bảo, phải gác việc riêng lại để dành niềm vui cho ngày đất nước thống nhất. Và quyết định không động phòng, ông nói lỡ có bề gì thì bà cũng còn giữ được trinh tiết mà đi lấy chồng khác. Giao phó việc nhà lại, ông tập kết. Đi lút một cái hết mấy chục năm. Bà ở vậy chăm sóc cha mẹ chồng. Mấy lần ông bà già khuyên cứ đi bước nữa, nhưng bà vẫn ở vậy trọn bổn phận dâu con; ngày làm ruộng đêm nhận nhiệm vụ giao liên, canh gác cho cách mạng.

Giải phóng được 10 năm ông mới trở về. Bấy giờ đã là một cán bộ có vợ Hà Nội và 6 đứa con lấp xấp tuổi nhau. Bà nuốt nước mắt bỏ đi, bỏ lại sau lưng 30 năm làm dâu không chồng, không con...Trước lúc chết, ông cho người đi tìm bà. Bên gường bệnh ông đã nói lời xin lỗi.


Tui gặp người đàn bà 83 tuổi vẫn còn nguyên vẹn trinh tiết này trong căn nhà tình nghĩa xây ọp ẹp, nằm bên mép sông Tiền. Nghe câu chuyện của bà, nó không quá đặc biệt, giống như những câu chuyện li tán khác trong chiến tranh. Cũng tự hỏi, đó có phải là tình yêu; hay đơn thuần chỉ là sự cam chịu, an phận và đức hy sinh căn cố của phụ nữ Việt truyền thống.

Bà vẫn lặng lẽ sống. Một mình với 180 ngàn/tháng chế độ dành cho người già neo đơn cùng với 180 ngàn/tháng cho người thuộc diện chính sách. Tui ngắm bà ngồi trong căn nhà tình nghĩa vá víu tứ bề. Mặt bà ngước lên nhìn thấy trời xanh lọt qua mái lá, mà không nghe có lời giải đáp nào...





..

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

Góp ý “Quy chế bầu cử ứng cử Đại hội 12 ĐCSVN” theo Quyết định 244-QĐ/TW



“Điều lệ Đảng là luật tối cao đảm bảo tính nghiêm minh, dân chủ của Đảng, nhưng chính Điều: 13, 14, 17, 19 của quyết định 244/QĐ/TW đã thu hẹp dân chủ, tăng cường tính tập trung đến mức vi phạm quyền tự do bầu cử, ứng cử của “công dân đảng viên” mà quyền này là quyền tự do sơ đẳng mà Đảng đã quy định từ khi mới thành lập. Không thể nói khác hơn: Dân chủ trong Đảng đã bị quyết định 244/QĐ/TW thủ tiêu thay bằng độc đoán, chuyên quyền vi phạm Điều lệ Đảng”

Căn cứ Thông báo kết luận số 194-TB/TW ngày 05/02/2015 của Bộ Chính trị về việc thảo luận, lấy ý kiến đóng góp vào các văn kiện Đại hội XII của Đảng. Thời gian vừa qua, hòa trong không khí các tầng lớp nhân dân tham gia đóng góp ý kiến, Ban biên tập cũng đã nhận được nhiều ý kiến hay của nhân dân.

Dưới đây BBT xin giới thiệu ý kiến đóng góp rất tâm huyết của ông Nguyễn Thu Giang, nguyên Phó GĐ Sở Tư Pháp Tp.HCM về “QUY CHẾ BẦU CỬ ỨNG CỬ TẠI ĐẠI HỘI 12 ĐCSVN THEO QUYẾT ĐỊNH 244-QĐ/TW”


Điều lệ Đảng là luật tối cao đảm bảo tính nghiêm minh, dân chủ của Đảng

———————–

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 06 năm 2015

Kính gửi:
- Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
- Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Tôi là đảng viên, nguyên Phó Giám đốc Sở Tư Pháp Tp/HCM – sau khi nghiên cứu “QUY CHẾ BẦU CỬ, ỨNG CỬ TRONG ĐẢNG“ (Ban hành kèm theo Quyết định số 244-QĐ/TW, ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI). . . nhận thấy Bản Quy chế này có nhiều sai phạm, sẽ làm lệch lạc kết quả bầu cử, ứng cử tại ĐH12, vì vậy với trách nhiệm đảng viên, tôi xin góp ý như sau:

1. Quyết định 244-QĐ/TW thủ tiêu dân chủ trong Đảng vi phạm nghiêm trọng Điều lệ của ĐCSVN

Điều lệ Đảng là luật tối cao đảm bảo tính nghiêm minh, dân chủ của Đảng, nhưng chính Điều: 13, 14, 17, 19 của quyết định 244/QĐ/TW đã thu hẹp dân chủ, tăng cường tính tập trung đến mức vi phạm quyền tự do bầu cử, ứng cử của “ công dân đảng viên” mà quyền này là quyền tự do sơ đẳng mà Đảng đã quy định từ khi mới thành lập. Không thể nói khác hơn: Dân chủ trong Đảng đã bị quyết định 244/QĐ/TW thủ tiêu thay bằng độc đoán, chuyên quyền vi phạm Điều lệ Đảng của thế lực đang cầm quyền trong Đảng. Xin dẫn chứng như sau:

a. Điều 13: Việc ứng cử, đề cử của cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư

Khoản 1- “Cấp ủy viên cấp triệu tập đại hội không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do cấp ủy đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của cấp ủy”.

Quy định này là tước quyền ứng cử, đề cử của đảng viên, vi phạm quyền của đảng viên, trái với Điều 3 của điều lệ Đảng: Đảng viên có quyền: “Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban chấp hành TW”. “Theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương” có nghĩa làBCHTW quy định, hướng dẫn việc tổ chức bầu cử chứ BCHTW không có quyền tước quyền ứng cử, đề cử của đảng viên mà Điều lệ Đảng đã minh định.

Khoản 2- “Ở các hội nghị của ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do ban thường vụ cấp ủy đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của ban thường vụ cấp ủy”.

“Ở các hội nghị BCH”, có thể hiểu là của “cấp ủy mới”. Trong phiên họp đầu tiên chưa bầu Ban thường vụ (BTV) mới. Vậy “ủy viên ban thường vụ” ở đây chỉ có thể là của cấp ủy cũ: không được ứng cử, nhận đề cử nếu BTV cấp ủy cũ không đề cử. Rõ ràng BTV cấp ủy cũ (chứ không phải cấp ủy mới) quyết định chức vụ đảng của đồng chí này? Như vậy là đã tước quyền của cấp ủy mới. Đó là điều bất hợp lý.

Khoản 3 – “Ở các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do Bộ Chính trị đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của Bộ Chính trị”.

Tương tự như phân tích ở trên, các đ/c Ủy viên BCT, Ủy viên BBT cũ không được ứng cử, nhận đề cử để bầu BCT, BBT mới nếu không có trong danh sách đề cử của BCT, BBT cũ!? Quy định này là tước quyền của Ban chấp hành trung ương mới. Đó cũng là điều bất hợp lý.

Hệ quả:

– Loại bỏ đảng viên tốt, tích cực đấu tranh với những sai trái, không đồng tình với “lợi ích nhóm”, dễ bị “cấp ủy, BTV cũ”, tẩy chay, loại bỏ.

– Thủ tiêu đấu tranh. Vì để được cấp ủy, BTV cũ đưa vào danh sách đề cử cấp ủy mới, các ủy viên này phải “vuốt ve” tập thể cấp ủy, BTV cũ. Đừng đấu tranh với những sai trái của họ, đừng làm mất lòng họ…. Một tổ chức đảng thủ tiêu đấu tranh thì còn kém hơn tổ chức quần chúng…

– Quy định này, Ban thường vụ cũ trở thành cấp trên của Ban chấp hành mới. Đây là điều trái quy định về tổ chức Đảng, Ban thường vụ không phải là cấp trên của cấp ủy cùng cấp.

Quy định này lộ rõ ý đồ Bộ chính trị, Ban Bí thư của Ban Chấp hành trung ương cũđối với các cá nhân ủy viên BCH, BBT. Một ví dụ cụ thể, Đồng chí X, ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, không được Bộ Chính trị khóa XI giới thiệu đề cử để bầu vào Bộ Chính trị khóa XII thì đồng chí X cũng không được ứng cử, không được nhận đề cử để bầu vào Bộ Chính trị khóa XII. Ban chấp hành trung ương khóa XII chỉ nhìn đồng chí X với nỗi niềm tiếc nuối mà thôi. Xưa nay, Điều lệ Đảng quy định rất rõ : Quyền của Đại hội là quyền quyết định tối cao. Thế mà nay theo quyết định 244/QĐ/BCHTW thì thẩm quyền tối cao của Đại hội bổng dưng bị biến mất , tại sao lạ vậy ?

Rõ ràng, Quy định này cho thấy cấp ủy, Ban thường vụ cũ sắp hết nhiệm vụ nhưng vẫn tìm cách cố tình chi phối, lũng đoạn cấp ủy mới!

b. Điều 14. Ứng cử, đề cử làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp

- Khoản 2: “Ở đại hội đại biểu, chỉ đại biểu chính thức mới được ứng cử, đề cử đại biểu chính thức ở đại hội cấp mình để đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên”.

Quy định này quá cứng nhắc, dễ xảy ra tình trạng: một số đảng viên biến chất vì lợi ích nhóm ở các cấp thấp đã loại người tài, người tốt ra ngoài danh sách bầu Đại biểu dự Đại hội cấp trên thì thiệt thòi cho Đảng quá.

- Khoản 3 : “Đoàn chủ tịch đại hội đề cử nhân sự do cấp ủy triệu tập đại hội chuẩn bị để đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên”.

Cấp ủy triệu tập chuẩn bị nhân sự là làm cái gì? Đoàn Chủ tịch đại hội đề cử là như thế nào? Có phải cấp ủy triệu tập chuẩn bị danh sách nhân sự để Đại hội bầu đại biểu dự Đại hội cấp trên và Đoàn Chủ tịch đại hội đề cử là chỉ làm động tác công bố danh sách mà cấp ủy triệu tập đã chuẩn bị? Nếu đúng như vậy thì quyền cấp ủy cũ quá lớn và dễ dẫn đến phủ định cả khoản 2 ở trên. Ngoài ra, khoản 3 này trái với khoản 3 Điều 16: “Đại hội (hội nghị) thảo luận và biểu quyết lập danh sách”.

c. Điều 17: Khoản 1:

“…Người bầu cử nếu không bầu cho ai trong danh sách bầu cử thì gạch giữa cả chữ họ và tên của người mà mình không bầu.

Trường hợp danh sách bầu không có số dư, phiếu bầu được chia làm 4 cột là: số thứ tự; họ và tên; đồng ý; không đồng ý. Người bầu cử đánh dấu X vào ô đồng ý hoặc ô không đồng ý tương ứng với họ và tên người trong danh sách bầu cử”.

Quy định như vậy là trùng lặp và lẫn lộn. Ở trên bảo gạch giữa họ tên người không bầu. Ở dưới lại còn đánh dấu X cột không đồng ý !? Có cần thiết phải làm 2 lần như vậy không?

Khoản 2: “…phiếu bầu nhiều người mà không có số dư, người bầu cử đánh dấu X vào cả hai ô (đồng ý và không đồng ý) hoặc không đánh dấu X vào cả hai ô (đồng ý và không đồng ý).

Quy định như vậy là chưa rõ ràng. Phải quy định như thế này mới chính xác: “Bầu cho người nào thì đánh dấu X vào cột đồng ý. Không bầu thì đánh dấy X vào cột không đồng ý”. Quy định như thế mới rõ ràng. Vì phiếu hợp lệ không thể là phiếu vừa đồng ý vừa không đồng ý, hoặc không có chính kiến gì (không đánh dấu X nào hết). Hơn nữa đoạn này tác giả (Tổng Bí thư) quên chuyện “gạch giữa cả họ và tên của người mà mình không bầu?!”

d. Điều 19: Khoản 10: “ Đại hội đảng bộ từ cấp cơ sở đến đảng bộ trực thuộc Trung ương, nếu thực hiện việc bầu trực tiếp chức danh bí thư thì sau khi bầu cử cấp ủy, tiến hành lấy phiếu giới thiệu của đảng viên hoặc đại biểu của đại hội đối với chức danh bí thư; tổng hợp phiếu giới thiệu, báo cáo với cấp uỷ cấp trên trước khi tiến hành bầu cử chức danh bí thư. Sau khi cấp uỷ cấp trên có ý kiến chỉ đạo mới tiến hành bầu cử chức danh bí thư”.

Bầu Bí thư là việc của chi bộ, đảng bộ, cấp ủy … bầu người đại diện cho mình lấy từ trong danh sách cấp ủy vừa trúng cử, sao lại còn xin ý kiến cấp ủy cấp trên? Trường hợp đa số đại biểu đại hội có ý định chọn đồng chí cấp ủy viên (hoặc ủy viên ban thường vụ) A, mà cấp ủy cấp trên chọn đồng chí B. Khi ấy “vận động” nếu không muốn nói là “ép buộc” các đại biểu bầu cho đồng chí B. Thật là không hay ho chút nào! Trường hợp xấu hơn, Đại hội vẫn không bầu cho đồng chí B, mà bầu đồng chí A thì xử lý thế nào?

2. Kết luận và kiến nghị:

Qua phân tích trên đây cho thấy quyết định 244-QĐ/TW có nhiều sai phạm:

- Vi phạm Điều 3 Điều lệ Đảng, triệt tiêu quyền của đảng viên.

- Vi phạm thẩm quyền của cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc (k2 Đ9 Điều lệ Đảng). Tước quyền quyết định của Đại hội về nhân sự khóa mới của Đảng.

- Biểu hiện sự áp đặt ý chí của cá nhân (ủy viên), hoặc của bộ phận nhỏ (Bộ chính trị, Ban Bí thư, Ban thường vụ, cấp ủy) sắp hết nhiệm kỳ cố tình chi phối, khuynh đảo nhân sự của Đại hội. Đây là biểu hiện của vấn nạn “lợi ích nhóm” và tham quyền cố vị.

- Tính dân chủ trong Đảng càng bị thủ tiêu, đi ngược lại với xu hướng của thời đại.

Kiến nghị:

Vì trách nhiệm Đảng viên, tôi xin kiến nghị với Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Chấp hành Trung ương nhanh chóng có quyết định hủy bỏ Điều 13, chỉnh sửa các điều 14, 17, 19 (QĐ 244/QĐ/BCH TW) như đã phân tích ở trên để Đại hội thật sự dân chủ, trong sáng, văn minh.

Đảng viên góp ý văn kiện ĐH12 ký tên:
Nguyễn Thu Giang ( Đã ký )

Thời điểm Đại Hội 12 đầu năm 2016 sắp tới đòi hỏi chúng ta phải nói thẳng, nói thật, nói hết với quảng đại quần chúng, với toàn thể đảng viên, với niềm hy vọng xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, đôc lâp, dân chủ và giàu mạnh.

Bạn đọc Nguyễn Thu Giang

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

Hãy chống Trung Quốc bằng sức mạnh ý chí


Báo chí Trung Quốc lại tiếp tục gây hấn Việt Nam với những bài viết cho rằng Bắc Kinh có thể tấn công thành phố Hồ Chí Minh chỉ trong vòng 1 giờ từ đảo Chữ Thập, nơi họ công khai xâm chiếm của Việt Nam trước đây. Hành động khiêu khích nước lớn này xảy ra liên tục nói lên điều gì khi Việt Nam luôn luôn nhẫn nại chịu đựng? Mặc Lâm phỏng vấn Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thuộc Bộ Công an để tìm hiểu thêm quan điểm của một chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc.
Mặc Lâm: Thưa Thiếu tướng báo chí Trung Quốc đang có chiến dịch khiêu khích Việt Nam khi hàng loạt bài viết cho rằng từ đảo Chữ Thập quân đội của họ có thể triển khai tấn công TP.HCM chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ, ông nghĩ thế nào về những luận điệu này và phía sau nó là gì ạ?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Thật ra mà nói thì đây không có vấn đề gì mới. Sách lược của Trung Quốc chưa kể lịch sử 4.000 năm với họ, chỉ kể từ mùng 1 tháng 10 năm 1949 tới giờ và có lẽ mãi mãi về sau cũng thế thôi.
Trước hết chúng ta phải nhận diện họ là ai cái đã. Nói theo tiếng Nga, Trung Quốc họ là ai? (китай, кто ты?) Đến giờ chúng ta vẫn mơ hồ về chuyện này, vẫn bị một cái bóng ý thức hệ nó đè lên lợi ích dân tộc. Bản chất chính quyền Trung Quốc ở Bắc Kinh hiện nay là một chính quyền theo đường lối dân tộc Sô vanh nước lớn chứ không có phần trăm nào cộng sản cả. Làm gì có cái chuyện cộng sản như ông Marx ông Lenin khuyến khích Trung Nam Hải làm cái trò vớ vẩn như vậy được? Điều thứ nhất là phải nhận thức cho rõ.
Điều thứ hai bản chất của họ là “mềm nắn rắn buông”. Trong 2.500 năm lịch sử khi Việt Nam đứng vững thì Trung Quốc không dám lấn nhưng khi Việt Nam tỏ ra yếu kém, hèn yếu nhu nhược thì nó lấn. Đấy là quy luật mà không chỉ riêng Việt Nam cả thế giới đều thế cả, chỗ nào rắn thì bỏ chỗ nào mềm thì dấn tới.
Tôi có cảm giác rằng lãnh đạo Trung Quốc đã ngửi thấy mùi chúng ta đang lùi và đang lùi thì họ tiến thôi. Không phải bây giờ mà cách đây mười, mười lăm năm đã lùi rồi. Chuyện đe dọa tấn công thành phố Hồ Chí Minh không phải bây giờ mà trước đây họ đã có đưa ra kịch bản đánh và chia đôi Việt Nam từ Nghệ Tĩnh trở ra là một phương án, chia đôi Việt Nam từ Nam Trung Bộ là một phương án và người ta làm rất nhiều rồi chứ không phải bây giờ đâu ạ.
Các phương án ấy chuẩn bị đầy đủ và được tung ra trên báo Hoàn Cầu và các báo khác để thử xem phản ứng của Việt Nam thế nào. Ở Việt Nam còn khối người còn sợ Trung Quốc, đến giờ phút này vẫn sợ. Cho nên đây là đòn gió nếu mà sợ thì nó làm thật, còn không sợ thì họ sẽ tính lại. Cái trò của Trung Quốc là vừa nắn vừa thăm dò nhưng cái này không có gì mới cả đâu ạ, bản chất Trung Quốc là thế rồi. Điều thứ ba tôi muốn nói là không có gì mới.
Điều thứ tư là chúng ta phải phản đối vì chúng ta không phản đối thì họ tiếp tục. Phản đối có nhiều cách. Tờ Hoàn Cầu là báo của đảng chứ không phải là báo lá cải vì vậy Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương Đảng phải gửi công hàm cho Trung Quốc hỏi họ xem tại sao các ông lại có những việc như vậy? Những việc này đi ngược lại tuyên bố của ông Tập Cận Bình đã ký với ông Trương Tấn Sang vào tháng 6 năm 2013. Nó cũng đi ngược lại tuyên bố của ông Lý Khắc Cường ký với ông Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 10 năm 2013.
Mấy chuyện này thì phải nói chứ chúng ta im lặng như thế là sao? Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phải gửi công hàm cho Vương Nghị yêu cầu các ông không nên tung những loại như vậy lên báo chí, làm cho người Việt Nam hiểu sai Trung Quốc và kích động lên chủ nghĩa dân tộc, nó đi ngược lại những điều các ông cam kết. Chúng ta phải phản đối chứ? Tại sao chúng ta không phản đối, thiếu gì cách? Cho nên nếu chúng ta lùi thì họ tiến, cuộc đời chỉ đơn giản như vậy thôi. Có lẽ Trung Quốc đang cảm thấy Việt Nam đang lùi đang sợ họ thì họ lấn chứ có gì đâu!
Khi Việt Nam đứng vững thì họ không làm gì hết. Chín mươi triệu người chứ không phải chín trăm ngàn người. Chín mươi triệu người là một khối sắt đá bất khả xâm phạm. Nhưng chín mươi triệu người rời rạc thì không bằng chín trăm ngàn người cố kết với nhau, quan điểm của tôi không có gì mới cả.
Sau 44 năm tôi nghiên cứu Trung Quốc thì cái trò này không có gì. Tôi rất buồn vì không biết tại sao chúng ta không có phản ứng. Bây giờ các nhà khoa học có nói đến đâu.
Mặc Lâm: Thưa Thiếu tướng, về câu hỏi tại sao chúng ta không có bản lĩnh có thể xuất phát từ các vấn đề yếu kém nội tại của chúng ta như vũ khí, kinh tế, tiền bạc và là một nước nhỏ cho nên chính phủ có thể là đang…
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Hoàn toàn không phải, hoàn toàn không phải… anh nhớ rằng năm 938 Ngô Quyền dành độc lập trong trận Bạch Đằng thì lúc ấy sức mạnh nhà Tống là hai mươi mà Việt Nam chỉ có một. Cái trận Như Nguyệt của Lý Thường Kiệt năm 1077 khi ấy phương Bắc là ba mươi mà ta chỉ một. Trận Xương Giang Chí Linh năm 1426 Lê Lợi, Nguyễn Trãi khi ấy triều đại rực rỡ nhất Trung Quốc cũng là ba mươi ba với một nhưng Việt Nam cũng vẫn thắng đấy ạ. Đấy là chưa nói trận nhà Thanh năm 1789 với Nguyễn Huệ đánh không còn cái lai quần, khi ấy nhà Đại Thanh đang ghê gớm lắm ta vẫn thắng cơ mà… cho nên không phải! không phải vì ta thiếu vũ khí, ta thiếu người.
Có lẽ chúng ta thiếu ý chí, có lẽ như vậy. Chính cái này mới quan trọng chứ chạy theo vũ khí thì 1.000 năm nữa Việt Nam vẫn không bì với Trung Quốc được. Phải có ý chí, phải có bản lĩnh chính trị, phải có quyết tâm chính trị. Cái này Trung Quốc mới sợ chứ làm sao trang bị mà đuổi kịp họ? Trung Quốc bây giờ đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Nga, họ chỉ sợ ý chí của Việt Nam thôi.
Ý chí người dân quy tụ chín mươi triệu người trong nước và tám tỷ người trên hành tinh này, đấy là sức mạnh vô địch mà Trung Quốc không thể muốn làm gì thì làm được. Chứ còn mấy cái tàu ngầm thì có đủ sức răn đe gì đâu, không ăn thua. Tất nhiên vẫn phải sắm, vẫn phải có máy bay, tàu ngầm tên lửa nhưng những cái này không có ý nghĩa gì cả. Nếu như chín mươi triệu người mà rời rạc không quy tụ về một mối thì tất cả vũ khí đều chẳng có ý nghĩa gì hết.
Trung Quốc không bao giờ sợ Việt Nam trang bị những loại tàu ngầm tên lửa vớ vẩn ấy. Họ sợ nhất là 90 triệu người này một khối sắt đá.
Mặc Lâm: Xin Thiếu tướng một câu hỏi nữa là một trong các biện pháp đối phó với Trung Quốc thì người trong nước cho rằng Việt Nam nên liên minh với các nước trong khu vực để tạo thành một sức mạnh nhằm đối phó với Trung Quốc hữu hiệu hơn, ông thấy ý tưởng này đưa ra vào thời điểm hiện nay có thích hợp hay không?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Thật ra mà nói thì thế này, cứ chơi bài ngửa, chỉ liên minh với Mỹ thôi chứ ASEAN như một bị khoai tây chẳng ý nghĩa gì đâu. Nga bây giờ cũng đang khốn nạn đừng hy vọng gì ở Nga nữa, lợi ích của họ là tối thượng. Ấn Độ thì ốc mang mình ốc chưa nổi nữa thì làm sao? Duy nhất trên hành tinh này chỉ có mình Mỹ thôi. Mở rộng quan hệ hợp tác với Mỹ mở toang cánh cửa ra. Phải tiến tới quan hệ Mỹ Việt mà trên bạn bè dưới liên minh, cứ nói thẳng như thế.
Trung Quốc phải hiểu thấu người Trung Quốc, Trung Quốc rất sợ Mỹ. Trên hành tinh này Trung Quốc chỉ sợ Mỹ thôi. Bây giờ cho ăn kẹo Bắc Kinh cũng không dám đụng tới Mỹ vì đụng tới Mỹ là tự sát. Bản chất của họ là dọa nạt cưỡng bức những kẻ yếu chứ còn đối với kẻ mạnh như Mỹ thì cho họ ăn kẹo chocolate họ cũng không dám đụng tới Mỹ.
Bây giờ đặt ra cuộc thảo luận nói thẳng như thế này chứ không giấu giếm gì cả. Chúng ta không liên minh với Mỹ để chống Trung Quốc, hoàn toàn không, nhưng cùng tạo một sức mạnh như thế khi cần thiết thì ứng phó với hành động của Trung Quốc. Nói thẳng với Trung Quốc chơi bài ngửa: Việt Nam không liên minh với Mỹ để chống Trung Quốc nhưng chúng tôi cần sức mạnh của Mỹ để răn đe mọi thế lực ngoại bang muốn xâm lược Việt Nam.
Nhà nước phải chơi bài ngửa với người dân, công khai và minh bạch. Với thế giới cũng thế.
Mặc Lâm: Xin cám ơn Thiếu tướng rất nhiều về những bộc bạch này.
M.L

Tiền dân cao và trí dân… thấp

 

Cần tiền cho các dự án xây dựng, đền bù cho một số khoản thất thoát, lãng phí, thậm chí là tham nhũng, hay oan sai thì toàn tiền của dân. Nhưng cứ nói đến trí dân, đến lợi ích của dân phải được tôn trọng, để dân biết dân bàn dân làm dân kiểm tra thì kêu dân trí… thấp.
Tiền cao- trí thấp, nên dân luôn thua thiệt là phải!


Ông Nguyễn Thanh Chấn là một con người có số phận đặc biệt và lạ lùng. Một người nông dân lương thiện, hiền lành, mà từ lúc vụ án của ông vỡ lở là án oan, cho tới lúc được ngành tư pháp tuyên bố xin lỗi và bồi thường 7,2 tỷ đồng, thì một lần nữa, số phận người nông dân chất phác này lại như “xới tung” lên những khiếm khuyết của tòa án nước Việt.

Trách nhiệm… trốn đâu?

Nếu không kể đến trường hợp ông Lương Ngọc Phi (Thái Bình) là người từng được tuyên trả số tiền bồi thường cao nhất - 21 tỉ đồng, nhưng hiện bản án bồi thường này đã bị UB thẩm phán TAND tỉnh Thái Bình tuyên hủy, và đang được TAND TP Thái Bình xét xử lại, thì vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn được coi là vụ án có số tiền đền bù lớn nhất từ trước đến nay.

7,2 tỉ đồng đúng là một số tiền lớn, nhưng liệu có lớn hơn 10 năm tù oan, một ngày tù nghìn thu ở ngoài, chất chứa bao nỗi đau chịu đựng của một người nông dân cùng gia đình ruột thịt của ông?

Tuy nhiên, nếu như dư luận XH ồn ào bao nhiêu khi vụ án oan này vỡ lở, thì giờ đây, cũng ồn ào không kém, bởi một câu hỏi: Ai sẽ là người phải chi trả con số đền bù 7,2 tỷ đồng đó?

Không phải vô lý khi ĐBQH Bùi Thị An (Hà Nội), đã gay gắt trả lời- như câu trả lời của lòng dân:

Dân đóng thuế không phải để đền bù cho những thiệt hại do bản thân người có trách nhiệm gây ra, cho dù đó là lỗi vô ý hoặc cố ý. Người nào gây ra hậu quả (oan, sai) thì phải bỏ tiền túi ra đền bù đúng số tiền nhà nước đã bỏ ra chi trả cho người bị oan sai, để họ có trách nhiệm hơn với công việc. Tôi nghĩ đây là một trong những biện pháp chống oan sai mang lại hiệu quả (GDVN, ngày 7/6).



Việc chi phí đền bù án oan Nguyễn Thanh Chấn lấy từ đâu đang rất được dư luận quan tâm. Ảnh: Tiền Phong

Còn giới chuyên môn như luật sư Đoàn Quốc Dự (Văn phòng Luật sư Nguyễn Bình và Cộng sự), mổ sẻ sâu sắc góc độ động cơ của những hành vi có lỗi của người thi hành công vụ, khi cho rằng, đây là hành vi cố ý trong hoạt động tố tụng, cần xử lý nghiêm minh, nhằm tránh các trường hợp tương tự có thể xảy ra!

Quan niệm của ĐBQH Bùi Thị An, của luật sư Đoàn Quốc Dự nhận được rất nhiều sự đồng cảm và ủng hộ của bạn đọc, nhất là trên các trang mạng XH. Mặt khác, ngay trong Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước (Nghĩa vụ hoàn trả và xử lý trách nhiệm của người thi hành công vụ), ở Điều 56, Khoản cũng quy định rất rõ: Người thi hành công vụ có lỗi gây ra thiệt hại, có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Nếu chiếu theo điều luật này, những người thi hành công vụ có lỗi (cố ý) trong vụ ông Nguyễn Thanh Chấn sẽ phải là người có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Đây đâu phải là điều gì mới mẻ, mà từ xa xưa, loài người cũng đã rất sòng phẳng và công minh trước Tội và Lỗi.

Bạn đọc Ngọc Uy Phan của Tuần Việt Nam cho biết: Cách đây 3.800 năm ở Babylone (nay là Iraq), Luật Hammurabi đã được khắc trên đá để công bố với toàn dân (nay đang được trưng bày ở bảo tàng Louvre, Pháp). Trong số 282 điều luật, Điều 05 có vị trí đặc biệt: Nếu quan tòa, do thiếu công minh hoặc kém khả năng mà xử án sai, sẽ bị phạt số tiền gấp 12 lần nguyên án và bị cách chức vĩnh viễn. Nếu không đủ tiền để nộp, bị xử tử.

Đủ biết sự nghiêm khắc của luật pháp không chỉ dành cho những kẻ phạm tội, mà dành ngay cho cả các vị quan tòa.

Thế nhưng ở XH ta thì sao? Mặc dù luật quy định các chế tài có vẻ rất rõ ràng như vậy, nhưng theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, đến nay vẫn chưa thấy trường hợp nào cán bộ làm oan sai phải bồi thường. Chúng ta không phải thiếu luật mà chỉ thiếu cơ chế thực hiện luật! Nhà nước trao cho họ quyền nhưng phải ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ đi đôi (Tuần Việt Nam, ngày 10/6).

Nói theo kiểu luật sư Nguyễn Văn Hậu, quyền của các vị thi hành công vụ luôn có mặt, chỉ trách nhiệm là… trốn biệt, khi cần. Có ĐBQH còn phát ngôn, việc nhà nước lấy tiền thuế của dân đền bù cho người bị oan sai là con dại, cái mang. Xưa nay, từ trong văn học đến ngôn từ đời sống chỉ thấy con dân chứ chưa thấy… cái dân bao giờ!

Còn theo người viết bài này, việc nhà nước phải bỏ tiền ngân sách ra đền bù oan sai phản chiếu rất sinh động tư duy cũ- cơ chế bao cấp- ngay trong những chế tài của văn bản luật thời kinh tế thị trường, vô tình kéo theo những di lụy cụ thể:

Người thi hành công vụ có lỗi, không hề nhận thức được sâu sắc sai phạm của mình, để trau dồi năng lực chuyên môn. Và do không phải thực hiện những chế tài nghiêm khắc ở góc độ kinh tế, những người thi hành công vụ dễ trở nên “nhờn luật” trong qúa trình thực thi nhiệm vụ

Mặt khác, đó cũng là sự “tiếp tay” cho bất công XH, khi sử dụng tiền thuế của người dân lao động để đền bù, thay thế cho việc những người thi hành công vụ sai phạm phải trực tiếp đền bù.

Mà vụ oan sai của ông Nguyễn Thanh Chấn đâu phải duy nhất.
Tại báo cáo giám sát trình bày trước QH sáng 5/6 về tình hình oan sai, Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện đã khiến cho dư luận XH giật mình, ồn ào bàn luận khi ông thừa nhận 03 năm qua có 71 vụ oan sai. Con số oan sai này kéo theo cuộc sống bị tổn thương về tinh thần, tổn thất về vật chất của bao gia đình, trẻ em? Không ai tính được hết. Nhưng chắc chắn, nó đem lại sự bất an trong tâm lý người dân về niềm tin ở Công lý.

Có khá nhiều sự mổ xẻ xung quanh con số oan sai này. Đại biểu QH Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng VKSNDTC cho biết, để hạn chế những bất cập của công tác điều tra, xét hỏi, cơ quan chức năng đã áp dụng những biện pháp mang tính kỹ thuật, công nghệ, đề cao nguyên tắc tranh tụng, tôn trọng nguyên tắc suy đoán vô tội v.v.. và v.v... Thế nhưng dư luận XH chưa quên, một trong những quyền của nghi can, bị can- quyền im lặng- khi mới đây đưa ra đã gặp sự phản đối của không ít vị trong ngành tư pháp. Trong khi đây là một trong những quyền được áp dụng phổ biến ở những nước tiên tiến, và đời sống văn minh.

Đủ biết, hành trình cỗ xe cải cách tư pháp đang đi còn gập ghềnh lắm. Một khi tư pháp còn chịu sự cầm tay chỉ việc

Dân trí thấp và quan trí… chưa cao
Chưa xong chuyện tiền dân, lại đến chuyện dân trí- trí dân!



Chưa xong chuyện tiền dân, lại đến chuyện dân trí- trí dân! Ảnh minh họa

Cách đây ít lâu, một quan chức đã phải hứng “đá” của dư luận XH, khi hồn nhiên trả lời việc của chính quyền, không phải hỏi dân. Đá thì ảo, nhưng vết thương do chính ông tự gây ra cho mình- rất đau, rất thật.

Thì nay, tại kỳ họp QH lần này, một ĐBQH đã “dẫn lời một bài báo” chê “dân trí thấp” khi ông phát biểu về Luật trưng cầu dân ý. Rằng: Dân chủ của ta có hạn, dân trí còn rất thấp, số người dân trí cao là thiểu số, trưng cầu có khi gây hại, không thể tùy tiện. Có thể nhận xét này là thật lòng, nhưng đã tạo ra một cơn dư chấn không hề nhỏ cũng rất… thật lòng trong XH.

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn ngay lập tức đã chứng minh bằng những số liệu, nói có sách mách có chứng.Những con số này dựa vào điều tra dân số năm 2009 (tức là hiện nay đã khá hơn), cho thấy dân trí nước Việt không hề thấp:

1. Gần 94% người dân biết đọc, biết viết;

2. Khoảng 1/4 người Việt xong trung học hay cao hơn;

3. Ở người trên 15 tuổi, 4.2% có bằng cử nhân và 0.2% có bằng sau ĐH. Việt Nam có hơn 100 ngàn thạc sĩ, 24 ngàn tiến sĩ, 10 ngàn giáo sư và phó giáo sư. Ngoài ra, Việt Nam còn có nhiều tướng lãnh có bằng tiến sĩ và học hàm giáo sư.

Niên học 2011-2012, Việt Nam có 215 trường cao đẳng, 204 trường ĐH, 756 ngàn học sinh cao đẳng và 1.4 triệu sinh viên ĐH. Nếu nhìn vào những con số trên, rất khó có thể nói rằng dân trí Việt Nam còn thấp. Nhất là con số giáo sư và tiến sĩ của Việt Nam còn cao hơn cả Thái Lan (vốn chỉ có 5414 phó giáo sư và 708 giáo sư).

Từ thực tế như trên, dư luận XH cho rằng, nếu những số lượng GD trên tương đồng với chất lượng, thì vị ĐBQH kia dẫn thông tin xa rời thực tiễn.

Còn nếu đó chỉ là những con số “bệnh thành tích’ như lâu nay, thì các vị cũng phải chịu trách nhiệm. Vì sao, mà các vị để cho dân trí thấp như vậy? Mới đây, lại thêm một quan chức coi dân chả là cái đinh gì. Đó là vị Phó GĐ Sở VH- TT- DL Vĩnh Phúc, xung quanh vụ việc xây Văn Miếu hết gần 300 tỷ đồng.

Xin không bàn về những phát ngôn “ngây ngô” rằng, xây Văn Miếu nhưng đến giờ vẫn không biết thờ ai?Trong khi từ cố chí kim, Văn Miếu còn được gọi là Khổng Miếu, chỉ để thờ Khổng Tử. Không bàn về những quan niệm văn hóa kỳ cục kiểu giấu đầu hở đuôi đó, vì nếu không biết để thờ ai, thì làm sao có thể thiết kế một công trình kiến trúc kiểu Văn Miếu v.v… và v.v...



Văn Miếu Vĩnh Phúc chưa biết thờ ai. Ảnh: Hoàng Sang

Người viết bài chỉ chú ý đến con số 300 tỷ đồng xây Văn Miếu Vĩnh Phúc, được lấy 100% từ tiền ngân sách tỉnh. Số tiền này do nhân dân ở địa phương đóng thuế mà có (theo Infonet, ngày 10/6). Trong khi tỉnh này có khá nhiều các công trình dân sinh cũng như các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác vẫn còn đang thiếu vốn, thì lại ưu tiên cho một công trình kiến trúc mà xây xong vẫn không biết sẽ thờ ai.

100% vốn là tiền thuế của dân, vậy mà khi trả lời báo chí, ông Phó GĐ Sở VH- TT- DL Vĩnh Phúc cũng thản nhiên không lấy ý kiến nhân dân, vì dân có ai biết đâu mà lấy?

Có một sự giống nhau kỳ lạ về phẩm cách các quan chức trong bài viết này.

Câu chuyện oan sai của ông Nguyễn Thanh Chấn còn chưa ráo mực, đã đến con số 71 án oan sai trong 03 năm. Số tiền 7,2 tỷ đồng sẽ phải đền bù cho ông Nguyễn Thanh Chấn thực chất là tiền thuế của dân cũng vẫn còn chưa ngã ngũ, đã đến chuyện dân biết gì mà trưng cầu ý kiến. Nay lại đến vụ việc 300 tỷ đồng của dân xây Văn miếu Vĩnh Phúc, để rồi không biết sẽ thờ ai, nhưng cũng không cần hỏi dân, vì dân có biết đâu mà lấy (ý kiến).

Để cần tiền cho các dự án xây dựng, đền bù cho mọi khoản thất thoát, lãng phí, thậm chí oan sai thì toàn tiền của dân. Nhưng cứ nói đến trí dân, đến lợi ích, ý kiến của dân phải được tôn trọng, để dân biết dân bàn dân làm dân kiểm tra thì kêu dân trí… thấp.

Kỳ Duyên

Giông lốc kinh hoàng vô tình tố vụ trồng cây Hà Nội

Tác giả: Đoàn Minh Thái

Nhờ giông lốc mới thấy rõ lòng tham và sự cẩu thả dối trá.”

– Nhiều người dân nói thẳng.

Cơn giông lốc tại Hà Nội chiều ngày 13/06 đã làm hai người đã tử vong, 10 người bị thương do cây đổ đè trúng.

Trong số các cây bị đổ có rất nhiều cây vừa mới được trồng trong dự án thay thế cây xanh ở Hà Nội vừa xảy ra tai tiếng.

Khi các cây này bị bật gốc nhiều người không khỏi bất ngờ về sự tắc trách của những người làm nhiệm vụ thay thế cây xanh.

Cụ thể, các cây được trồng mới tại khu vực đường Nguyễn Trãi đoạn qua trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Thanh Xuân, Hà Nội) bị bật gốc hàng loạt.



Các cây bị bật gốc này vẫn còn nguyên lưới bọc chặt bầu và rễ.
Nhiều người đi qua ngao ngán bởi khi trồng cây phải mở lưới trước khi cho đất vào, khi thực hiện công đoạn này xong, tiến hành chống cừ cây trước khi tháo móc cẩu.

Bác Côn (60 tuổi) có cây mới trồng trước cửa nhà cho biết: “Trồng cây nông thế này, đổ là phải rồi, cái lưới để bọc bầu đúng ra phải tháo ra thì lại không tháo, rễ cây mọc thế nào được, cây chết nhiều là phải”. “Cơn giông hôm qua, nhìn các cây này đu đưa đến là sợ, lúc cây bật gốc lên vẫn còn nguyên cả lưới bọc xung quanh bầu, đến sáng nay thì không biết ai đã xé lưới ra.

Theo tôi việc không xé lưới bọc bầu là hoàn toàn sai, không chấp nhận được, rễ không mọc được nên cây dễ đổ, chẳng may có ai bị cây đổ đè vào thì có khác nào ngộ sát.” – Anh Định (36 tuổi), làm nghề ngay trước cổng trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn chia sẻ.

Trước đó, dư luận từng xôn xao trước nhiều sự kiện “bê tông lõi tre”. Nhiều ô tô vô tình đâm phải cột mốc lộ giới hay nắp mương, thì mới phát hiện ra sai phạm. Các cột mốc lộ giới hay nắp mương được làm bằng “bê tông cốt tre” chứ không phải là cốt sắt.



Rất nhiều vụ việc bị phát hiện sau khi các tai nạn xảy ra.

Ở Việt Nam có dùng tre thay cho thép.


Tuần lễ nước mắt

Tác giả: Tuấn Khanh – Blog – 15 June 2015


Chỉ trong một tuần, đã có thật nhiều nước mắt đã đổ xuống trên toàn cõi Việt Nam. Với nhiều lý do. Nước mắt tràn trên các trang báo, bi thương trong các lời mô tả.

Những giọt nước mắt ấy, rơi xuống vì lòng kiêu hãnh chung hoặc vì nỗi đau thầm lặng của từng số phận. Nhưng cũng có những giọt nước mắt cay đắng cho đất nước vào giai đoạn trầm kha, mà nhân dân chính là kẻ mãi mãi phải gánh chịu.

Đất nước hôm nay hoang tàn, như một cõi vàng mã sau cơn gió giật đã lộ ra rất nhiều thứ. Tất cả phiêu diêu không biết về chốn nào, giữa những lời tung hô và giả dối.

Hoang tàn như qua một cơn giông, người ta giật mình chợt biết rằng bao năm nay mình bị lừa dối, khi nhìn thấy những trụ điện bê-tông gãy đổ với chất lượng tệ hại đáng kinh ngạc. Ở ngay một nơi được xưng tụng là thủ đô, thì sự lừa dối cũng ở cấp độ thủ đô. Những con đường, cầu cống rơi mặt nạ, suy sụp và tàn tạ, cho thấy tiền thuế của nhân dân được quấy quá và vội vã tiêu pha như thế nào trong tay những quan lại luôn kêu gọi lòng yêu nước và trách nhiệm.

Trận giông ngày 13-6 được coi là kinh hoàng ở Việt Nam, với 2 người chết và 9 người bị thương, nhiều hệ thống giao thông hư hại. Nhưng bất ngờ là sau trận giông đó, ông Lê Thanh Hải, phó Tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn cho biết chuyện này đã được biết trước và “cho cảnh báo nhưng thông tin không đến với người dân”. Một lần nữa, nhân dân vẫn là người có lỗi trong kiếp nạn của mình. Còn điều gì an nguy nữa cho cuộc sống con người và đất nước này mà “thông tin không đến với” người Việt Nam?

Ngày 14/6 tàu cá ở Quảng Nam, số 92642 bị một tàu hàng “lạ” cố tình đâm vào, khiến 1 người chết và 3 người bị thương. Tàu “lạ” đã sấn vào rất gần bờ Việt Nam, chỉ cách Đà Nẳng 40 hải lý. Đã rất gần rồi, kẻ “lạ”. Đây là lần thứ hai trong tuần, kẻ “lạ” tấn công người đi biển. Một lần nữa, ngư dân Việt lại lặng lẽ góp thêm những linh hồn khốn khổ vào mộ gió. Đã bao lâu rồi, những con người chết oan ức đó, kể cả những người lính bộ đội chết ở Gạc Ma bị từ chối đưa xác về quê nhà, đã tìm thấy lời giải về số phận của mình, của tổ quốc mình lúc này? Biển của người Việt không còn bình yên nữa. Cái chết rình rập hàng ngày khiến ngư dân phải đi rất xa để kiếm sống, trôi dạt đến tận đảo quốc Palau để rồi 77 người bị bắt, 4 thuyền bị đốt, người đi biển Việt Nam bị kết tội là “kẻ cắp”. Bài học rừng vàng biển bạc trong sách giáo khoa là kẻ nói láo, vì hôm nay người Việt không còn gì nữa.

Palau chỉ có 20.000 dân, không có chỉ số về tiềm lực quân sự, nhưng với kẻ bước đến bờ biển của mình, bất kể là ai, họ đều gọi đó là kẻ cướp. Ở Việt Nam, quốc gia có 90 triệu dân, tiềm lực quân sự đứng hàng 25 trên thế giới, với những kẻ bước qua ranh giới biển của mình, chúng được gọi là bạn hoặc kẻ lạ.

Nước mắt lại rơi âm thầm, bên cạnh thềm nhà Quốc hội Việt Nam sang trọng, nơi các ông bà đại biểu sôi nổi bàn chuyện con dâu và tài sản nhà chồng để nâng cấp Bộ luật Dân sự. Quốc hội biết lo lắng về quyền phụ nữ trong cuộc sống, nhưng nhanh quay lưng về phía nỗi đau của chính đồng loại mình, thua cả bầy trâu bò ở Châu Phi biết cùng nhau chống lại thú dữ trên đường đi.

Tuần lễ nước mắt ngập những nỗi đau của ông chú, bà dì, bạn trẻ, anh chị… gào khóc vì đội tuyển của mình thất bại – như bao lần thất bại hiển nhiên khác từ nhiều thập niên nay. Nước mắt ngập khán đài như một sân khấu, nhiều cổ động viên đã khóc và bày tỏ nỗi đau rất cụ thể cho ống kính ghi hình. Những giọt nước mắt đó cuốn trôi và làm chìm lấp cả những điều hệ trọng khác mà người Việt cần rơi nước mắt lúc này.

Một người bạn trẻ trên facebook đã ghi rằng “vì sao họ có thể đau khổ đến vậy vì lý tưởng bóng đá, nhưng khi tổ quốc tụt hậu trăm năm so với các quốc gia khác, nợ công tràn ngập đến thế hệ mai sau, nạn tham nhũng đang siết cổ người dân từng ngày – thì thật khó mà tìm được ai lên tiếng hoặc nhíu mày”.

Thật ra, quyền đau thương trong một trò chơi là quyền tự do của cá nhân. Nhưng khi một tập thể cá nhân đó cùng tập hợp đau thương cho một trò chơi và lãng quên những điều nhức nhối khác, thì tổ quốc chỉ còn là quảng trường của lễ hội trụy lạc không màng trách nhiệm. Những giọt nước mắt thụ hưởng rất hiện đại đó dường như không còn thiết dành cho số phận dân tộc mình, mà chỉ nhân danh, để phô diễn sự ích kỷ và nông cạn trong một thực tế thắng bại sòng phẳng, đã rõ.

Ước gì một phần nước mắt đó dành cho biển, cho tổ quốc, cho đồng bào mình.

Ước gì một phần những bạn trẻ thích bày tỏ tình yêu tổ quốc, mặc áo đỏ sao vàng xếp hàng chụp ảnh nghiêm và buồn trước biển, trịnh trọng “tổ quốc gọi chúng tôi sẳn sàng” biết rõ và gọi tên kẻ thù trước biển là ai, lúc này.

Ước gì các đại biểu Quốc hội không ngủ gật hay chơi game trong Ipad, dành thì giờ tìm hiểu tên người ngư dân bị giết chết mới nhất là gì, cũng có thể họ tìm ra đó là một đồng hương.

Ước gì có một tuần lễ nước mắt mà người Việt tìm nhau chia sẻ, xiết chặt tay, hơn chỉ là những giọt nước mắt âm thầm của những cá nhân thương xót cho tổ quốc mình trong giông bão vô tình.

Ai đã gây ra thảm cảnh này cho dân tộc tôi?

Tuấn Khanh

VIỆT NAM THUA MYANMAR: ĐÂU CHỈ LÀ BÓNG ĐÁ?

Huỳnh Quốc Huy

Hai ngày qua, người hâm mộ bóng đá, những người có tấm lòng tự tôn dân tộc - yêu nước (tạm tạm vậy) tha hồ thể hiện sự nức nở, ấm ức, đau thương, buồn bã, thê lương... vì đội tuyển bóng đá Nam (U23) Việt Nam thua với tỷ số 1-2 trước đối thủ - các chàng trai đến từ xử sở chùa vàng Miến Điện (Myanmar).

Bi thảm & ấm ức nức nở là còn "nhẹ". Phải có cảm giác "tôi đi chết đây" nữa kìa... mới đúng hiện tình. Biểu tượng cảm xúc smile Vì sao ư? Vì Miến Điện từ xa xưa đến nay, được (dân Việt) biết đến với các nội hàm: nghèo đói, thất học, sùng đạo (mê tín), độc tài (quân phiệt) & cũng bị Tàu cộng lấn đất, khống chế, thao túng chính trị - kinh tế triền miên... Nói chung khái niệm Miến Điện (trong lòng đa số dân Việt) luôn được định vị ở mức độ "thấp - dưới cơ" hơn so với Việt Nam.
Và, những ý niệm điên rồ đó tồn tại rất lâu như một trong hàng vạn thứ "chân lý tuyệt đối" ở xứ "thiên đường" này. Ít ra là cho đến cách đây vài năm. Có một thực tế rất khác mà ít ai nhận ra và/hoặc không chịu thừa nhận: đất nước Miến Điện - Myanmar độc tài thất học nghèo khó u mê ngày nào đã từng bước "vượt mặt" Việt Nam. Không chỉ là bóng đá - thể thao - thể trạng... mà còn ở những điều khác cao hơn - mang tính "bản chất" sâu xa hơn. Họ đang dần trở thành một Dân tộc Tự do, hoặc ít ra là đã tiến rất gần đến Thế giới Tự do của nhân loại trong nửa đầu thế kỷ 21 này!

Vậy, câu hỏi là điều gì thực sự đã xảy ra ở đó (khiến Việt Nam bị tuột lại phía sau mà chẳng hề hay biết)?

1. Đầu tiên & khác biệt nhất giữa họ & ta, chính là "cấp độ độc tài":
Phe độc tài quân sự đã tuyên bố rút khỏi chính trường. Chính phủ đã chấp nhận nới lỏng vòng kềm kẹp, giảm & dừng các hoạt động đàn áp đối với phong trào đối lập. Thậm chí hoạt động kiểm duyệt báo chí của Nhà nước chính thức dở bỏ hoàn toàn, báo chí tự do của khối "tư nhân" được ra đời. Kèm theo đó là Tổng thống độc tài của họ bắt đầu khởi động các cuộc đàm phán - thương thuyết với khối Xã hội Dân sự - Phong trào đối lập... để giải quyết các vấn đề còn tồn tại - khác biệt giữa hai bên. Song song đó là nỗ lực từ Chính phủ, cam kết cải thiện dần các hiện tình xã hội, giảm nghèo & vực dậy nền kinh tế.

2. Về sự tiến bộ của nền Dân chủ:
Cùng với sự hoà hiếu của 2 khối "chính phủ" & "đối lập", người dân Myanmar đang có hẳn một lộ trình & rất hân hoan hướng tới cuộc bầu cử tự do đầu tiên của dân tộc mình. Ở đó, họ có thể tự tin bầu chọn 1 nội các & bộ máy chính quyền thực sự "đại diện cho tinh hoa dân tộc", để lèo lái đất nước khỏi trì trệ yếu kém lạc hậu & thoát nạn "xâm lăng" của ngoại bang (Tàu cộng).

3. Về đường lối giao thương:
Trên thực tế từ 2013 Myanmar đã bắt đầu các động thái tẩy chay & từ chối mọi đầu tư - viện trợ cũng như những đề nghị hợp tác làm ăn của Tàu cộng. Nhiều dự án của Tàu phải rút về nước hoặc thu hẹp vốn đầu tư - quy mô hoạt động... trong vài năm trở lại đây. Cùng lúc đó là các nhà đầu tư từ Nhật - Hàn - Úc - Mỹ & cả Eu đã tăng cường đầu tư - hợp tác cũng như viện trợ nhiều mặt cho Myanmar.
(Đáng chú ý nhất là trong chu kỳ đầu tư giai đoạn 2010-2020, một số hãng sản xuất ô tô lớn của Nhật đã xây mới nhà máy hiện đại ở Myanmar; thay vì tăng đầu tư để tăng công suất - tăng sản lượng ở 1 nước đã có sẵn nhà máy: Việt Nam).

4. Về Quốc phòng, cũng là một "khác biệt" rất lớn:
Vùng biên giới Myanmar giáp với China, vốn bị các nhóm ly khai góc Hán do Tàu cộng hỗ trợ, bao che để hoạt động chống phá, cướp bóc, gây bất ổn... Hơn 2 năm nay Myanmar đã cho tăng cường các hoạt động quân sự, theo dõi & kiểm soát chặt chẽ các hoạt động quân sự của Tàu cộng ở đây.
Mới 2 tháng trước đây, quân đội Myanmar còn nổ súng bắn vào đoàn xe quân sự của Tàu cộng đang đi tuần tra khu vực biên giới, nơi phiến quân đóng trú. Tàu cộng đã cho rút lui. Trước đó không lâu, máy bay quân sự Myanmar tuần tra khu vực biên giới này đã nả rocket & bắn vào khu vực được Tàu cộng cho là "phần lãnh thổ của China", vì tình nghi Tàu cộng che dấu cho phiến quân...
Chính sách quốc phòng cứng rắn & dứt khoác này dựa trên yếu tố "lòng dân", hoàn toàn trái với tâm lý của nhiều tướng lĩnh & người dân Việt: nước nhược tiểu thì nên "hoà hoãn bắt tay với nước lớn" và/hoặc "tâm lý ghét Tàu là có hại"...

5. Về Lực lượng đối lập & các tổ chức Xã hội Dân sự:
Việc Nhà nữ hoạt động đối lập của Myanmar được trao giải Nobel Hoà Bình năm 2014; sau đó được sir Obama chào đón như thượng khách - chính khách... là chỉ dấu cho thấy những hạt mầm của nền Tự do Dân chủ Myanmar đang phát triển mạnh mẽ mà có thể nói ngay: VN còn lâu mới theo kịp.
Nhất là chưa tính đến chuyện, ở VN, cứ hễ có một nhà hoạt động nào được vinh danh - trao thưởng - tri ân... là gần như lập tức sẽ có kha khá "nhà hoạt động" khác nhảy cẩng cẩng lên la lối, tức tối, bức bối... một cách rất là hậm hực & bực bội. Tính GATO của người VN CAO hơn Myanamar, mà thú vị thay, nó lại tỷ lệ nghịch với "sức mạnh gắn kết"!

THẾ THÌ... LIÊN QUAN GÌ ĐẾN THỂ THAO - BÓNG ĐÁ?
(Hẳn sẽ có nhiều anh chị & các bạn hỏi câu này! )
Hãy trả lời câu hỏi sau:

Có thấy AI sống trong "nhà tù (lớn)" với:
- Tư tưởng bị "cầm tù" từ đọc sách gì - xem film gì - nghe nhạc gì đến... tiếp cận "loại tin tức" gì đều bị kiểm duyệt nghiêm ngặt;
- Mọi hoạt động thường nhật như đi lại, cư trú, du hí, giao tiếp làm ăn hay kết thân luyến ái... (tạm túm gọn là "ăn - ngủ - yêu - wc")... đều bất an - bất bình - bất như ý và/hoặc tiềm ẩn đầy rẫy những nguy cơ, rào cản, định kiến, khuôn khổ phi nhân bản...
- Mọi tư duy - sáng tạo - đột phá đều bị cản trở, soi mói, phá bỉnh, thậm chí hăm doạ - chế tài - bức tử một cách phi lý...

Người phải "SỐNG" trong cảnh như thế mà lại trở thành "giỏi giang - xuất sắc - đột phá - ưu tứ" được không?

=> Nếu câu trả lời của các bạn là CÓ, thì trở lại ngay với chủ đề chính, tôi dám cá 1 điều rằng:
Đội bóng đá Việt Nam sẽ vô địch Seagames mùa sau; xưng hùng xưng bá ở Asia mùa sau nữa; và thậm chí hiên ngang quật cường đánh bại Hàn - Nhật - Úc ở WorldCup kỳ tới! TÔI CÁ 1 ĂN 10. BẠN NÀO ĐẶT CƯỢC KHÔNG?
Không ai vừa ra sân bóng mà lại vừa run sợ thầy (HLV) sẽ chửi mình - đuổi mình ra ngồi dự bị khi chuyền sai, sút hỏng; Doanh nghiệp sẽ cắt giảm tiền thưởng hay hợp đồng tài trợ quảng cáo cho mùa giải tiếp theo; lãnh đạo cấp cao cấp thấp bụng bia mặt nọng ở quê nhà sẽ tức giận kỷ luật, thay đổi đội hình; cắt giảm lương thưởng..v..v.. mà lại đá cho hay, đá cho giỏi, đá cho hiệu quả.

Và ngược lại, không có cái đầu tự do, thì mỗi người còn không thể "đi trên đôi chân của chính mình". Nói gì đến chuyện bắt họ có thể làm nên những đường dê dắt làm xiếc hoa mỹ như C.Ronaldo; những pha đi bóng & dứt điểm huyền ảo "không phải con người" của L.Messi; những cú tạt bóng từ cánh như "đặt" lên đầu đồng đội - sút phạt hàng rào như hoạ sĩ vẽ tranh kiểu D.Beckamp; hay sự khôn ngoan sắc sảo cáo già lọc lỏi của ông lão A.Ferguson ngoài 80 vẫn điềm nhiên dẫn dắt CLB MU giành những thắng lợi vinh quang nhất mọi thời đại... Không thể tạo ra cái ĐẸP từ bộ não chìm đắm trong "ngục tù tăm tối"!

Không có TỰ DO, thậm chí con người chỉ là ROBOT.
Với hệ điều hành Chủ nghĩa Cộng sản đã lỗi thời, lạc lỏng & không còn "tương thích" với thế giới Văn minh; lại cài vào đó "trình điều khiển" mặc định luôn "theo định hướng XHCN" vốn chông chênh, trúc trắc, méo mó & kệch cỡm... con ROBOT ấy sẽ không thể làm gì hơn là... 1 "con rối" trước những chàng trai Tự do - Myanmar. Thậm chí rồi đây, một ngày không xa, sẽ là Cambodia! Tại sao không? Khi mà cách đây hơn 40 năm Việt Nam (miền Nam) đã từng có đội bóng bậc nhất Á Châu, khiến Nhật phải thấy mình nhỏ bé, chỉ ước mơ được giao đấu, học hỏi... Nhưng giờ, những anh bạn "giặc lùn" ấy đã là mơ ước của các đội bóng VN & Châu Á, từ 30 năm nay rồi. Trong ngót 10 năm ấy, họ đã tạo nên sự khác biệt từ điều gì?

Tôi không phải nhà bình luận bóng đá.
Nhưng tôi tin các bạn có câu trả lời cho riêng mình!