Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Vì sao Trung Quốc đánh tiếng, Campuchia mới tìm máy bay?

Lực lượng vũ trang của Campuchia được lệnh tìm kiếm chiếc máy bay mất tích điều trước đây từ chối làm, sau khi nhận được công văn của Trung Quốc. 


Phát biểu sau một cuộc họp tại Bộ Giáo dục hôm 21/3, Thủ tướng Campuchia Hun Sen nói: “Mới đây, Đại sứ quán Trung Quốc đã gửi công hàm đề nghị Campuchia giúp tìm kiếm máy bay MH370 của Malaysia. Vì thế, chúng tôi bắt đầu ra lệnh cho các lực lượng vũ trang tìm kiếm ở một số vùng".
Campuchia được gì từ Trung Quốc?
Động thái này của Campuchia được cho là thay đổi đột ngột, khi trước đó, chính quyền Malaysia đã lên tiếng kêu gọi các quốc gia nằm trên đường bay của chiếc máy bay tham gia giúp sức tìm kiếm cứu nạn, tuy nhiên Campuchia đã thẳng thừng từ chối.
“Campuchia không được trang bị đầy đủ phương tiện để giúp Malaysia tìm chiếc máy bay mất tích MH370, mặc dù đường bay dự kiến của nó có thể qua vùng biển nước này” – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Campuchia cho biết.
Tuy nhiên,ngay sau khi nhận được công văn của Trung Quốc, Campuchia nhanh chóng thuận tình, triển khai lực lượng tìm kiếm một cách hăng hái hồ hởi, không quên kèm theo một lời mời gọi:
“Chúng tôi hoan nghênh những người bạn Trung Quốc và Malaysia đến và tìm kiếm trong lãnh thổ của chúng tôi, nếu có dấu hiệu nghi ngờ máy bay rơi ở Campuchia, lúc đó chúng tôi sẽ hợp tác” – Thủ tưởng Hun Sen nói.
Trung Quốc tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.
Trung Quốc tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.
Có thể thấy ngay sự tiền hậu bất nhất trong quyết định hành động của Campuchia. Nếu như với lý do không đủ phương tiện trang bị, vậy vì sao khi Trung Quốc “có lời” thì Campuchia lại đầy đủ trang thiết bị?
Bởi lẽ, Trung Quốc mới đây đã tặng Campuchia 4 máy bay trực thăng Z9 và nay các máy bay đó sẽ được sử dụng cho việc tìm kiếm.
Như vậy, đồ Trung Quốc tặng đã được Campuchia mang ra sử dụng để giúp đỡ lại chính người tặng, có thể thấy với Trung Quốc, quốc gia Đông Nam Á này đã biểu lộ một tấm chân tình to lớn. Đồng thời, lời của Thủ tướng Hun Sen đang nhắc nhở rằng, những sự hỗ trợ, giúp đỡ của Trung Quốc vào quốc gia này cũng chính là mang lại lợi ích cho họ.  
Bi mat quan su can tro cuoc tim kiem may bay Malaysia mat tich >>  Bí mật quân sự cản trở cuộc tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích?
Cựu chuyên gia điều tra tai nạn máy bay David Gleave nhận định nỗ lực tìm kiếm chuyến bay MH370 mất tích của Malaysia Airlines bị cản trở do các nước không mặn mà chia sẻ thông tin về hoạt động của các radar quân sự.

Không riêng 4 chiếc trực thăng Z9 tặng riêng, Campuchia còn vay của Trung Quốc 195 triệu USD để mua 12 trực thăng đa năng Z-9, trong đó có 4 chiếc biến thể chiến đấu Z-9W (trang bị súng máy, rocket và tên lửa chống tăng).
Ngày 7/2/2014, đại diện quân đội Trung Quốc đã bàn giao 26 xe tải quân sự và 30.000 bộ quân trang cho phía Campuchia. Ngoài ra, hôm 22/1/2014, Campuchia cũng nhận được 600 bộ điện đàm là quà tặng từ phía Trung Quốc.
Những sự hợp tác hỗ trợ này đã khiến quan hệ quân sự của hai quốc gia vô cùng thắm thiết.
12 máy bay quân sự Z9 Campuchia nhận từ Trung Quốc
12 máy bay quân sự Z9 Campuchia nhận từ Trung Quốc

Không dừng ở viện trợ quân sự, về kinh tế, đời sống, nguồn vốn, nguồn viện trợ, công nghệ, kỹ thuật từ Trung Quốc liên tục đổ dồn về Campuchia, biến quốc gia này trở thành đất nước được Trung Quốc đầu tư nhiều nhất trong khu vực Đông Nam Á, và cũng là quốc gia được hưởng nhiều ưu tiên nhất trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
Campuchia đã nhận được rất nhiều từ phía Trung Quốc, không riêng quân sự mà còn với mọi lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, khoa học...
May bay Malaysia mat tich dang nam trong khu vuc cua Taliban
Trung Quốc muốn gì ở Campuchia?
Tuy nhiên, có đi có lại mới toại lòng nhau, không phải ngẫu nhiên Trung Quốc đầu tư ồ ạt và thường xuyên tặng quà Campuchia. Với những sự hợp tác sâu sắc này, giới quan sát cho rằng quốc gia Đông Nam Á đang dần hành động theo ý chí của Trung Quốc, thay vì là một phần của ASEAN.
Hiện tại, trong bối cảnh ASEAN đang kêu gọi sự đoàn kết khu vực, đặc biệt trong vấn đề bàn thảo với Trung Quốc để có một bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông (COC). Tuy nhiên, nhìn lại quá khứ, cách đây không lâu, tháng 12/2012, lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm hoạt động, các bộ trưởng ASEAN không thể đưa ra tuyên bố chung do vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, do không thể thống nhất quan điểm của Campuchia và các nước liên quan.
Sau cú sốc này, Campuchia vẫn tiếp tục khiến cả khối ngỡ ngàng khi hôm 14/8/2013, Ngoại trưởng các quốc gia thành viên ASEAN đã nhóm họp tại Hua Hin, Thái Lan để nhất trí về Bộ quy tắc ứng xử trên biển (COC) trước khi lên đường tới Bắc Kinh đàm phán vào tháng 9/2013. Tuy nhiên, cuộc họp không có sự tham gia của Ngoại trưởng Campuchia.
Ngoại trưởng các nước ASEAN tại phiên họp ở Hua Hin, Thái Lan hồi tháng 8/2013
Ngoại trưởng các nước ASEAN tại phiên họp ở Hua Hin, Thái Lan hồi tháng 8/2013
Những gói đầu tư mà Trung Quốc dồn vào Campuchia không phải là không có mục đích. Campuchia không có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông, đó là việc của các quốc gia láng giềng. Và Trung Quốc đang liên tiếp đưa ra những món hời, mà trong đó, nếu chỉ có lợi mà không có hại. Có thể thấy, sức mạnh của đồng nhân dân tệ đang góp phần chia rẽ sự đoàn kết của ASEAN một cách hiệu quả.
Quay trở lại vấn đề tìm kiếm máy bay của Malaysia. Campuchia sau khi gây hàng loạt cú sốc với khu vực, quốc gia này đang nỗ lực ghi điểm, thay đổi cách nhìn của khu vực với mình trước đó.
VietBao.vn (Theo Báo Đất việt) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét