Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015
Vì sao Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn ‘quyết liệt’ ủng hộ Formosa Hà Tĩnh?
Thủ tướng Việt Nam dự lễ cắt băng khánh thành một tổ máy đốt than của nhà máy nhiệt điện Formosa ngày 17/9
Lê Anh Hùng
22.09.2015
Formosa Hà Tĩnh, do tập đoàn Formosa đầu tư tại Hà Tĩnh, một tỉnh nghèo nằm ở phía bắc miền Trung, là một dự án đầy tai tiếng và mờ ám, khiến dư luận hết sức bức xúc và bất an suốt mấy năm qua:
Một doanh nghiệp Trung Quốc[i] được giao một phần lãnh thổ lên tới 3.300ha (bằng 1,2 lần diện tích Macao), bao gồm cả cảng nước sâu Sơn Dương, ở dưới chân Đèo Ngang, một vị trí cực kỳ xung yếu về an ninh – quốc phòng; [ii]
Hai văn bản quyết định đưa đến sự ra đời của dự án này đều do Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải thay mặt Thủ tướng ký: Công văn số 323/TTg-QHQT ngày 4/3/2008 “đồng ý chủ trương cho Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa - Đài Loan lập Dự án đầu tư nhà máy liên hợp luyện thép và cảng nước sâu Sơn Dương tại Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh” và Công văn số 869/TTg-QHQT ngày 6/6/2008 “đồng ý việc Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương tại Khu Kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh”;
Formosa Plastic Group, chủ đầu tư dự án Formosa Hà Tĩnh, là một tập đoàn Đài Loan - Trung Quốc chưa hề có kinh nghiệm gì về sản xuất gang thép.
Formosa Hà Tĩnh là dự án đầu tư nước ngoài được cả chính phủ trung ương lẫn chính quyền địa phương dành cho sự ưu đãi “vô tiền khoáng hậu”: thời hạn thuê đất là 70 năm, vượt quá 20 năm so với quy định của Luật Đất đai năm 2003; miễn tiền thuê đất trong thời hạn 15 năm và chỉ thu tiền thuê đất trong thời hạn 55 năm với giá rẻ mạt (80 đồng/m2/năm, giá thuê mặt nước là 10 triệu đồng/km2/năm); miễn thuế đối với các mặt hàng tạm nhập tái xuất; miễn thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng tạo tài sản cố định; được Thủ tướng Chính phủ cho phép hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức ưu đãi cao nhất: chỉ 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án (thuế suất thuế TNDN năm 2008 là 28%), miễn bốn năm đầu và giảm 50% trong chín năm tiếp theo; được nâng giới hạn cấp tín dụng lên 4 lần vốn tự có (coi như là được kinh doanh bằng vốn của Việt Nam); (…);
Formosa Hà Tĩnh đã cho xây dựng những công trình đáng ngờ như hầm ngầmhay cả toà nhà đúc bằng bê tông cực kỳ kiên cố, không có lấy một viên gạch nào;
PTT Hoàng Trung Hải đã cho phép Formosa Hà Tĩnh hoàn tất các thủ tục theo quy định để thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân và hộ gia đình công nhân thuê hoặc mua; còn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì đồng ý cấp cho Hà Tĩnh gần 300 tỷ đồng từ ngân sách trung ương để hỗ trợ dự án xây nhà ở cho công nhân, đặc biệt là hàng nghìn công nhân Trung Quốc, của BQL Khu kinh tế Vũng Áng.
Nhiều chuyên gia kinh tế đã lên tiếng cảnh báo về sự biệt đãi mà chính phủ Việt Nam dành cho Formosa Hà Tĩnh, một dự án như bao nhà máy khác của ngành công nghiệp thép vốn đang dư thừa công suất ở Việt Nam, tức là chỉ cán thép chứ không phải là luyện kim, khâu khó nhất trong ngành thép mà VN đang thiếu. Một khi Formosa Hà Tĩnh đi vào hoạt động thì hàng loạt doanh nghiệp thép trong nước đứng trước nguy cơ bị khai tử vì phải cạnh tranh trên một sân chơi không bình đẳng.
Bất chấp phản ứng gay gắt của dư luận trên cả báo chí “lề đảng” lẫn “lề dân”, cả PTT Hoàng Trung Hải lẫn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đều tiếp tục thể hiện sự ủng hộ trước sau như một của họ đối với dự án Formosa Hà Tĩnh.
Mặc dù Thanh tra Chính phủ đã kết luận rằng việc chính quyền Hà Tĩnh cho Formosa Hà Tĩnh thuê đất trong thời hạn 70 năm là trái quy định của pháp luật, song Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn đồng ý bảo lưu, không xét lại việc chính quyền địa phương nâng thời hạn giấy phép từ 50 năm lên 70 năm một cách trái pháp luật.
Theo VTV, trong chuyến thăm Formosa Hà Tĩnh ngày 17/9 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã “khẳng định sự ủng hộ của Chính phủ đối với việc Tập đoàn này xây dựng một nhà máy lọc hóa dầu có công suất tới 16 triệu tấn, với vốn đầu tư trên 12 tỷ USD tại Khu kinh tế Vũng Áng, cũng như tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi nhấtđể Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa thành công”.
Chưa hết, cho dù bận trăm công ngàn việc “quốc gia đại sự” trên cương vị đứng đầu bộ máy hành pháp của một quốc gia 90 triệu dân, song dường như để thể hiện sự ủng hộ quyết liệt của mình, ngài Thủ tướng Việt Nam vẫn dành thời gian thân chinh tới dự lễ… khánh thành một tổ máy đốt than của Nhà máy Nhiệt điện Formosa, một “biểu tượng” cho tinh thần “độc lập - tự chủ” của “đặc khu Trung Quốc” mang tên Formosa Hà Tĩnh.
Với những gì nêu trên và đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng tỏ rõ tham vọng bành trướng vốn đã kìm nén bấy lâu (như việc đưa giàn khoan HD-981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, không ngừng bồi đắp các đảo đá mà họ xâm chiếm của VN ở Trường Sa, biến chúng thành những căn cứ quân sự liên hoàn, v.v.), dư luận hoàn toàn có quyền đặt câu hỏi: Vì sao Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn “quyết liệt” ủng hộ một dự án đầy tai tiếng và mờ ám như Formosa Hà Tĩnh?
______________
Ghi chú:
[i] Chính phủ Việt Nam vẫn coi Đài Loan là một vùng lãnh thổ thuộc Trung Quốc. Ngoài ra, theo chuyên trang Steel First ngày 4/10/2013 thì cả 4 công ty con của Formsa Plastic Group tham gia góp vốn vào dự án Formosa Hà Tĩnh – Formosa Plastics Corp, Nan Ya Plastics Corp, Formosa Chemicals & Fibre Corp và Formosa Petrochemical Corp – đều đã quyết định giảm cổ phần tại Formsa Hà Tĩnh từ 21.25% mỗi công ty xuống còn 14.75%. Trang mạng này còn đưa tin là một quan chức của Formosa Hà Tĩnh đã cho họ biết: “Mọi cán bộ công nhân viên của Formosa Hà Tĩnh đều bị cấm đưa ra bất kỳ bình luận nào với công chúng về việc chuyển nhượng cổ phần”. Họ đã và sẽ tiếp tục chuyển nhượng cho ai thì có Trời mới biết.
[ii] Vũng Áng nằm ngay dưới chân Đèo Ngang, nơi có địa hình vừa hiểm trở vừa gần như hẹp nhất Việt Nam, chỉ cần một lực lượng quân sự nhỏ là đủ sức chia cắt đất nước thành hai phần. Đặc biệt, cảng nước sâu Sơn Dương được coi là một trong 4 yếu huyệtcủa Việt Nam trên Biển Đông, cùng với Cam Ranh, Nam Du và Côn Đảo. Một khi có biến, với căn cứ quân sự trá hình của Trung Quốc ở Vũng Áng và căn cứ quân sự Tam Á trên đảo Hải Nam cách đấy không xa, Việt Nam dễ dàng bị chia cắt cả về đường bộ lẫn đường biển tại vị trí yết hầu này.
Trung Nam Hải đang toan tính gì với con bài Nguyễn Tấn Dũng?
Kết cục của chế độ cộng sản
Chủ nghĩa cộng sản là một sản phẩm quái thai trong dòng chảy của lịch sử nhân loại. Dĩ nhiên, như một quy luật tất yếu, nó đã và đang bị lịch sử vứt vào sọt rác.
Thành trì của chủ nghĩa cộng sản thế giới là Liên Xô đã sụp đổ cách nay ¼ thế kỷ. Giờ đây, số quốc gia lấy chủ nghĩa Marx-Lenin làm hệ tư tưởng chính thống chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay: Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Cuba và Lào.
Cùng với xu thế dân chủ hoá trên toàn thế giới, người dân ở các quốc gia cộng sản còn lại đó đã bắt đầu thức tỉnh và lên tiếng đòi tự do, dân chủ và quyền con người chính đáng của mình. Việc Mỹ và Cuba vừa tuyên bố bình thường hoá quan hệ sau hàng thập kỷ ở trong trạng thái đối đầu là dấu hiệu mới nhất minh chứng cho xu thế không thể đảo ngược ấy.
Quá trình mở cửa hội nhập với thế giới trong bối cảnh cuộc cách mạng Internet và cách mạng truyền thông xã hội diễn ra ngày càng sâu sắc là nhân tố quyết định tạo ra những biến chuyển lớn lao trong lòng xã hội Việt Nam thời gian qua.
Ngày càng nhiều người dân Việt Nam công khai lên tiếng đòi xoá bỏ Điều 4 trong Hiến pháp, điều khoản hiến định vai trò lãnh đạo độc tôn của Đảng CSVN đối với nhà nước và xã hội. Điều mà chỉ mới cách đây mấy năm ít ai dám nghĩ tới thì nay người ta đã công khai bày tỏ thái độ. Đặc biệt, xu thế này ở Việt Nam lại diễn ra trong bối cảnh nhà cầm quyền cộng sản gia tăng chính sách đàn áp nhằm vào những tiếng nói đòi tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.
“Kẻ thức thời mới là tuấn kiệt.” Nay thì tiếng nói đòi đổi thay không chỉ vang lên trong đám thường dân, mà ngay cả trong giới cầm quyền cũng đã xuất hiện những lời lẽ bóng gió về đòi hỏi tất yếu đó.
Toan tính của Bắc Kinh
Hàng ngàn năm qua, Trung Quốc chưa lúc nào nguôi tham vọng thôn tính Việt Nam. Ngay cả trong những ngày tháng “mặn nồng” nhất của mối quan hệ hữu nghị “vừa là đồng chí, vừa là anh em” giữa hai nước, họ cũng không một phút giây sao nhãng “sứ mạng cao cả”đó.
Cố nhiên, Bắc Kinh thừa khôn ngoan và thực tế để hiểu rằng chế độ cộng sản ở Việt Nam không tránh khỏi sụp đổ trong vài năm tới.
Khi sụp đổ tất yếu ấy diễn ra, chính quyền hậu cộng sản tại Việt Nam có nhiều khả năng sẽ là một chính thể dân chủ đi theo quỹ đạo của Mỹ và phương Tây. Đơn giản, người dân Việt Nam đã quá chán ngán với chế độ độc tài, còn Trung Quốc thì chưa bao giờ là niềm tin của họ, ngoại trừ những tên Việt gian bán nước.
Cơ may lớn nhất cho Trung Quốc lúc đó là nhân lúc Việt Nam rơi vào khoảng trống quyền lực, họ sẽ phát động một cuộc tấn công chớp nhoáng nhằm vào Trường Sa hòng kiểm soát hoàn toàn Biển Đông.
Để ngăn ngừa một Việt Nam hậu cộng sản đi theo quỹ đạo của Mỹ, việc Trung Quốc đưa quân vào Việt Nam phối hợp với đội quân Hán tặc và Việt gian tại chỗ là một khả năng thực tế, nhất là khi Trung Quốc đã và đang tìm cách khống chế một số vị trí hiểm yếu về an ninh quốc phòng ở Việt Nam như các khu rừng đầu nguồn ở một số tỉnh, Vũng Áng – Sơn Dương (Hà Tĩnh), Tây Nguyên (qua dự án khai thác bauxite), Hải Vân (qua hai dự án du lịch của người Hoa), Ninh Thuận (qua dự án điện hạt nhân Ninh Thuận do PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải làm Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước), các căn cứ quân sự dưới hình thức dự án kinh tế trá hình ở Lào và Campuchia, v.v.
Mặc dù vậy, trong bối cảnh quốc tế hiện nay, việc đưa quân vào nước khác ẩn chứa nhiều rủi ro, nhất là với một quốc gia có truyền thống chống Trung Quốc như Việt Nam. Trung Quốc hoàn toàn có thể bị sa lầy và dễ dàng đánh mất vị thế siêu cường, thậm chí bước sa chân đó có thể biến thành cơ hội “ngàn năm có một” để Mỹ và phương Tây xâu xé tanh bành một Trung Hoa Đại Hán đang ngày càng cho thấy là vấn đề lớn nhất của cả thế giới.
Thậm chí, ngay cả khi Trung Quốc đánh chiếm được Trường Sa thì chính phủ hậu cộng sản ở Việt Nam chắc chắn sẽ ở vào thế đối đầu với Trung Quốc. Lúc ấy, với sự hậu thuẫn của Mỹ và phương Tây, một cuộc chiến trường kỳ của Việt Nam hòng giành lại Trường Sa là khả năng gần như chắc chắn Trung Quốc sẽ phải đối mặt. Chưa biết thắng thua thế nào, nhưng cái giá mà Trung Quốc sẽ phải trả là không hề nhỏ.
Chính vì vậy, kịch bản khả quan nhất cho Trung Quốc trong bối cảnh chế độ độc tài toàn trị ở Việt Nam sắp sụp đổ là dựng lên một chế độ độc tài hậu cộng sản giống như Nga, trong đó nhân vật sắm vai “Putin của Việt Nam” là kẻ mà Trung Quốc dễ dàng khống chế và thao túng.
Nếu điều này xẩy ra, ngoài biển thì Trung Quốc có thể tiếp tục quá trình thôn tính Trường Sa theo chiến thuật “tằm ăn dâu” sở trường, trước phản ứng lấy lệ của lãnh đạo Việt Nam, cho đến khi họ kiểm soát hoàn toàn Trường Sa và đặt Mỹ và phương Tây vào tình thế đã rồi; trên đất liền thì Trung Quốc sẽ tiếp tục khống chế các vị trí các vị trí xung yếu về an ninh – quốc phòng nhằm khi chiến sự xẩy ra thì sẵn sàng cho phương án chia cắt Việt Nam thành nhiều phần mà không cần phải tốn nhiều công sức, thậm chí chỉ cần sử dụng lực lượng trá hình tại chỗ; và đặc biệt, nền kinh tế Việt Nam sẽ đi đến chỗ lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc, tiếp nối quá trình vẫn đang diễn ra nhiều năm nay.
Một khi bộ máy lãnh đạo chóp bu hoàn toàn bị thao túng, các vị trí xung yếu về an ninh quốc phòng trên cả nước bị khống chế và nền kinh tế trở thành “một bộ phận không thể tranh cãi của Trung Quốc”, Việt Nam coi như lọt hẳn vào quỹ đạo của Trung Quốc và việc đi đến chỗ trở thành một Tây Tạng hay Tân Cương mới của Đại Hán chỉ còn là vấn đề thủ tục.
Tại sao lại là Nguyễn Tấn Dũng?
Vấn đề lúc này đã trở nên rõ ràng: Ai sẽ là nhân vật sắm vai “Putin của Việt Nam” trong kịch bản thâm độc và xảo quyệt thể hiện đúng bản chất của Trung Quốc như trên? Xin thưa, nhân vật đó không ai khác hơn đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Tại sao lại là Nguyễn Tấn Dũng, nhân vật vẫn có những lời lẽ mạnh mẽ nhất nhằm vào Trung Quốc trong ban lãnh đạo Việt Nam hiện nay? Và chẳng phải bản thân Hoàn Cầu Thời Báo từng mấy lần lên tiếng “cảnh báo” về lập trường “bài Hoa, thân Mỹ” của ông ta đấy sao?
Xin thưa, bất chấp những tuyên bố “hùng hồn” của ngài Thủ tướng nhằm vào Trung Quốc, cũng như những lời “cảnh cáo” của báo chí Trung Quốc nhằm vào ông ta, Nguyễn Tấn Dũng vẫn là một trong những người Việt Nam lập nhiều “chiến công” nhất cho Trung Nam Hải kể từ năm 1945 đến nay. Xin đơn cử:
Trước kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá XII (tháng 7.2007), ông Nguyễn Tấn Dũng đã nhất quyết đề cử ông Hoàng Trung Hải vào vị trí quan trọng thứ hai trong chính phủ: Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế. Mặc dù lúc đó một số cán bộ ở Ban Tổ chức Trung ương và Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã gửi Tâm Huyết Thư cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư để tố cáo lý lịch người Hán của ông Hoàng Trung Hải, nhưng vẫn không ngăn chặn được. Ngoài ra, ông Nguyễn Tấn Dũng còn tin tưởng giao phó cho ông ta vô số trọng trách quán xuyến nền kinh tế khác. Trong lịch sử Việt Nam, chưa bao giờ có một người Hán nào, đặc biệt lại che dấu lý lịch với mưu đồ đen tối, leo lên đến vị trí gần như nắm trong tay cả nền kinh tế và gây ra không biết bao nhiêu tai hoạ cho Việt Nam (nhưng đặc biệt có lợi cho Trung Quốc) suốt từ năm 2007 đến nay.
Năm 2005, tức trước khi ông Nguyễn Tấn Dũng ngồi lên chiếc ghế Thủ tướng, tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam mới chỉ chiếm 15,9%, với giá trị nhập siêu là 2,67 tỷ USD. Chín năm dưới quyền lãnh đạo của ông ta, tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam cứ tăng dần đều và đến năm 2014 thì lên tới 29,5%, với giá trị nhập siêu là 28,9 tỷ USD. Quý vị hãy hình dung thế này: cộng với giá trị nhập khẩu tiểu ngạch trá hình và hoạt động buôn lậu tràn lan từ Trung Quốc, ước chừng cứ 2 sản phẩm Việt Nam nhập khẩu từ bên ngoài thì có 1 sản phẩm “made in China”, và tỷ lệ đó vẫn đang tăng lên qua từng năm. Nếu xét thực tế phần lớn sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc là chất lượng thấp và độc hại thì đây thực sự là THẢM HOẠ đối với một nền kinh tế có độ mở nằm trong nhóm 5 nước cao nhất trên thế giới như Việt Nam.
Đồ thị: Tỷ trọng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Trung Quốc trong
tổng kim ngạch XNK của Việt Nam giai đoạn 2000÷2014 – Nguồn: VOA
Trong lịch sử 4.000 năm dựng nước và giữ nước của Việt Nam, mặc dù bị Trung Quốc xâm lược và đô hộ nhiều lần, nhưng chưa bao giờ người Trung Quốc “cắm chốt” được ở bất cứ đâu trên mảnh đất phương Nam này. Song đến nay, nhờ “công lao” của cặp bài trùng Nguyễn Tấn Dũng – Hoàng Trung Hải mà Trung Quốc đã đặt chân vào và từng bước khống chế nhiều vị trí xung yếu về an ninh – quốc phòng ở Việt Nam: một loạt dự án thuê đất rừng đầu nguồn ở một số tỉnh, dự án khai thácbauxite ở Tây Nguyên, dự án Formosa ở Vũng Áng, hai dự án du lịch của người Hoatrên đèo Hải Vân, dự án điện hạt nhân ở Ninh Thuận, v.v.
Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhà thầu Trung Quốc trúng thầuđến 90% các dự án hạ tầng trọng điểm ở Việt Nam, với vô số hệ luỵ về an ninh – quốc phòng và những thiệt hại không thể đong đếm về kinh tế (chậm tiến độ hàng năm; chất lượng thấp; phụ thuộc vào Trung Quốc về phụ tùng và linh kiện thay thế, v.v.).
Với tư cách là người phụ trách Đảng uỷ Công an Trung ương kể từ năm 2006, ông Nguyễn Tấn Dũng là nhân vật đóng vai trò quyết định trong chiến dịch đàn áp ngày càng khốc liệt nhằm vào phong trào chống Trung Quốc xâm lược ở Việt Nam nhiều năm qua. Những tiếng nói phản kháng Trung Quốc mạnh mẽ nhất như TS Cù Huy Hà Vũ, blogger Điếu Cày, nhà văn/blogger Phạm Viết Đào, blogger Anh Ba Sàm, nhà văn/blogger Nguyễn Quang Lập… đều lần lượt “được” ông ta cho vào “an dưỡng” trong tù. Mới đây, nhà văn/blogger yêu nước Phạm Viết Đào đã chỉ đích danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người đã chỉ đạo lực an ninh dưới quyền bắt bỏ tù ông cũng như nhiều blogger khác.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chính là “tác giả” của bản Thông báo cấm biểu tình chống bành trướng Bắc Kinh do UBND Tp Hà Nội ban hành ngày 18/8/2011.
Theo nhà báo Huy Đức: “Ngày 2.8.2011, Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh khẳng định trong một buổi họp báo: ‘Hà Nội không có chủ trương trấn áp người biểu tình. Để rồi, ngày 18.11.2011, từ chỗ coi những người biểu tình chống Trung Quốc là yêu nước, Hà Nội ra thông báo vu cho người biểu tình là ‘gây rối Thủ đô’, là có ‘các thế lực chống đối trong và ngoài nước’. Dân chúng nào biết tác giả bản thông báo này là Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, phái viên của thủ tướng đặc trách an ninh, tôn giáo. Buổi tối trước khi bản thông báo được đưa xuống Hà Nội, Tướng Hưởng đã đưa đến nhà để Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp đọc duyệt. Cho dù không có quan chức nào ở Hà Nội chịu ký, bản thông báo và những ‘tác phẩm báo chí’ bôi nhọ người biểu tình khác vẫn được phát trên các phương tiện truyền thông của Hà Nội. Từ đó, các vụ bắt bớ người biểu tình diễn ra khốc liệt liên tục vào các ngày chủ nhật.”
Cho đến nay, văn bản pháp lý quan trọng nhất của nhà nước Việt Nam nhằm khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa chính là Luật Biển do Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 21.6.2012. Tuy nhiên, mặc dù cố tạo ra vẻ ta đây là nhân vật chống Tàu mạnh mẽ nhất trong bộ máy, ông Nguyễn Tấn Dũng lại không hề để lại bất kỳ dấu ấn nào trong quá trình ra đời của đạo luật. Đây được cho là một chiến thắng cá nhân của ông Trương Tấn Sang, người lúc bấy giờ còn cho thấy lập trường chống Trung Quốc rõ ràng. Không những vậy, tuy đã gần 3 năm trôi qua kể từ khi đạo luật này được thông qua, chính phủ của TT Nguyễn Tấn Dũng vẫn chưa có bất kỳ động thái gì để triển khai thực hiện đạo luật đó, kể cả việc đơn giản nhất là ban hành nghị định hướng dẫn thực hiện.
Ông Nguyễn Tấn Dũng là một “bậc thầy” của trò “nói một đàng, làm một nẻo”. Điều này thì chẳng còn mấy ai lấy làm lạ nữa. Điều lạ ở đây là dường như ông ta càng “nói một đàng, làm một nẻo” thì lại càng có nhiều người tung hê và đặt niềm tin vào ông ta. Không ít người vẫn đang mơ màng là ông ta sẽ cải cách thể chế nếu nắm quyền hành trong tay, đơn giản là vì họ đã nhiều lần nghe ông ta hô hào “cải cách thể chế”, mà lần nào nghe cũng sướng tai. Xin hỏi, nếu ông ta thực tâm muốn cải cách thể chế, tại sao ông ta lại KHÔNG HỀ thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế, điều mà ông ta đã lớn tiếng hô hào ngay từ những ngày đầu tiên của nhiệm kỳ thứ hai và hoàn toàn nằm trong phạm vi chức trách cũng như quyền hạn của ông ta. Kinh tế quyết định chính trị. Nếu ông ta thực tâm muốn cải cách thể chế chính trị, tại sao ông ta không tiến hành cải cách thể chế kinh tế để thúc đẩy cải cách chính trị? Tổng thống Obama từng hy vọng việc ký kết TPP với Việt Nam sẽ diễn ra trong năm 2013, vậy mà 2 năm sau đấy người ta vẫn chưa xác định được thời điểm ký kết. Nguyên nhân chủ yếu cho sự chậm trễ này là vì Việt Nam chậm tái cấu trúc nền kinh tế và thái độ “quyết liệt” của ông Nguyễn Tấn Dũng trong việc đàn áp những người con ưu tú của đất nước dám cất lên tiếng nói đòi cải cách hệ thống và chống bá quyền Trung Quốc. (Dĩ nhiên, đây là điều mà Trung Quốc hết sức mong muốn.)
Bên cạnh những gì đã trình bày trên đây là thực tế (i) hàng hoá Trung Quốc ngày càng tràn ngập thị trường Việt Nam, (ii) hoạt động buôn lậu hàng hoá từ Trung Quốc về Việt Namngày một phổ biến, (iii) làn sóng doanh nghiệp Trung Quốc thâu tóm doanh nghiệp Việt Nam đang âm thầm diễn ra, (iv) các nhà đầu tư Trung Quốc đang ráo riết săn lùng bất động sản Việt Nam, và (v) người lao động Trung Quốc nhan nhản trên khắp lãnh thổ Việt Nam – tất cả đều diễn ra dưới quyền cai quản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Thử hỏi, kể từ năm 1945 đến nay, liệu còn người Việt Nam nào lập được nhiều “thành tích” cho Trung Quốc hơn ông Dũng?
Những phát biểu hùng hồn của ông Dũng nhằm vào Trung Quốc và những lời “cảnh cáo”mà Hoàn Cầu Thời Báo nhằm vào ông Dũng chẳng qua chỉ là trò loè bịp dư luận do Trung Nam Hải giật dây, hòng tạo điều kiện cho con bài đắc dụng nhất của họ “ghi điểm” trong mắt công chúng Việt Nam hầu tiến tới thâu tóm ngôi vị tối cao tại kỳ Đại hội Đảng sắp đến.
Mặc dù đứng ở vị trí thứ ba hệ thống “ngôi thứ” của bộ máy, nhưng ông Tấn Dũng vẫn được đánh giá là nhân vật quyền lực nhất Việt Nam nhiều năm qua.
Ông Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định trước Quốc hội hôm 19.11.2014 rằng quan điểm của ông ta trong quan hệ với Trung Quốc là “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”.
Vậy ông ta sẽ “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” với Trung Quốc như thế nào một khi trở thành nhà lãnh đạo tối cao của Việt Nam?
Xin thưa, quá trình “Hán hoá” Việt Nam sẽ còn diễn ra nhanh hơn so với thời kỳ ông ta làm Thủ tướng, bởi lúc này chẳng còn thế lực nào ở Việt Nam đủ sức thách thức quyền lực của ông ta cả.
Hãy nhìn lại 9 năm dưới “triều đại” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xem Việt Nam đã bị “Hán hoá” đến thế nào để hình dung ra bộ mặt Việt Nam 10 năm tới dưới “triều đại” của Tổng Bí thư/Tổng thống Nguyễn Tấn Dũng.
Dĩ nhiên, nếu trở thành Tổng Bí thư khoá tới, ông ta sẽ tiến hành cải cách thể chế “theo cách của 3X” vào cuối nhiệm kỳ để dọn đường cho mình trở thành “Putin của Việt Nam”.
Tác giả bài viết này là người vẫn đang theo đuổi vụ tố cáo đối với PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và (nguyên) TBT Nông Đức Mạnh kể từ năm 2008 đến nay, nhưng không hề được giải quyết đúng pháp luật, trong bối cảnh ngay cả ĐBQH Dương Trung Quốc, người tiếp nhận đơn thư của chúng tôi, cũng đã bị PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải khống chế và thao túng, mặc dù vụ việc đã được truyền thông quốc tế nhiều lần đưa tin.
Trong câu chuyện tố cáo, tác giả đã nêu rõ ông Hoàng Trung Hải (và sau lưng ông ta là Trung Nam Hải) đã gài bẫy và khống chế được ông Nguyễn Tấn Dũng. Vì thế, ông ta đã nhất quyết đặt ông Hoàng Trung Hải vào vị trí PTT phụ trách kinh tế, và ra sức bảo vệ nhân vật đầy tai tiếng và mờ ám này. Bản thân vợ tác giả, cô Lê Thị Phương Anh, nhân chứng sống của vụ án và từng là một mắt xích quan trọng trong đường dây ma tuý của PTT Hoàng Trung Hải, lại đang bị Công an Đồng Nai bắt giam và truy tố trái phép từ ngày 15.5.2014.
Bộ Ngoại giao Mỹ từng nêu vụ Lê Anh Hùng, người tố cáo cặp bài trùng Hoàng Trung Hải – Nguyễn Tấn Dũng, bị cưỡng chế vào trại tâm thần từ ngày 24.1 ÷ 5.2.2013 như một vụ vi phạm nhân quyền tiêu biểu của nhà cầm quyền Việt Nam trong năm 2013.
Dưới áp lực của dư luận, ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn điềm nhiên tuyên bố dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên là “chủ trương lớn của đảng và nhà nước”. Với dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine trên đèo Hải Vân thì mặc dù Bộ Quốc phòng đãchính thức có văn bản kiến nghị dừng dự án từ ngày 28.11.2014 song đến nay ông ta vẫn chưa hề hé răng lấy nửa lời, dù trước đấy ông ta đã hứa “sẽ xem xét lại”. Nếu đối thủ của ông ta không “xì” tin cho báo chí lên tiếng thì sẽ chẳng bao giờ có chuyện ông ta “xem xét lại” ở đây cả.
Tương tự, nếu đối thủ của ông ta không “xì” ra cho báo chí biết chuyện Cty Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đòi thành lập đặc khu kinh tế trực thuộc Văn phòng Chính phủ thì nay Formosa Hà Tĩnh đã trở thành một “tiểu quốc” của Đại Hán trực thuộc PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải rồi (dù trên thực tế nó đã trở thành đặc khu Trung Quốc từ lâu).
Đặc biệt, nếu truyền thông quốc tế không kịp thời loan tin thì âm mưu lập căn cứ tại Cửa Việt của Trung Quốc cũng đã trở thành hiện thực.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét