Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015

Sự thật về tập thơ Ngục Trung Nhật Ký



Bùi Anh Trinh (nhóm Văn Tuyển) – Năm 1954, Trung tướng Lê Thiết Hùng từ chiến khu Việt Bắc theo đoàn quân chiến thắng về sinh sống ở Hà Nội. Trong hành trang của Tướng Lê Thiết Hùng có một tập thơ chép tay của tác giả Hồ Chí Minh. Tập thơ này do vợ ông Lê Thiết Hùng là bà Hồ Diệc Lan để lại sau khi bà qua đời vào năm 1946.

� Bài liên quan: Ngục Trung Nhật Ký không phải của HCM



Thi sĩ Hồ Chí Minh

Năm 1954, Trung tướng Lê Thiết Hùng từ chiến khu Việt Bắc theo đoàn quân chiến thắng về sinh sống ở Hà Nội. Trong hành trang của Tướng Lê Thiết Hùng có một tập thơ chép tay của tác giả Hồ Chí Minh. Tập thơ này do vợ ông Lê Thiết Hùng là bà Hồ Diệc Lan để lại sau khi bà qua đời vào năm 1946.

Theo lời kể của ông Hồ Duy Diệm, trưởng tộc của họ Hồ ở Quỳnh Lưu, Nghệ An ( Cựu bí thư tỉnh Hòa Bình ) thì năm 1945 bà Hồ Diệc Lan và ông Lê Thiết Hùng từ Trung Hoa về Nghê An tạm sống tại từ đường họ Hồ ở Quỳnh Lưu. Trong thời gian này bà Diệc Lan có cho ông Diệm xem tập thơ Ngục Trung Nhật Ký của nhân vật Hồ Chí Minh.

Đến năm 1958, chính quyền CSVN cho thành lập “Viện Bảo tàng Cách mạng”, Tướng Lê Thiết Hùng bèn tặng Viện bảo tàng tập thơ có tựa đề là Ngục Trung Nhật Ký, tên tác giả là Hồ Chí Minh. Có người đến Viện bảo tàng đọc được tập thơ tưởng là thơ của Hồ Chủ tịch nên đề nghị với Viện trưởng viện Văn học là Đặng Thái Mai cho in và xuất bản tập thơ đó.

Tuy nhiên ông Trần Huy Liệu là Viện trưởng Viện Nghiên cứu lịch sử Đảng ngăn lại vì ông biết có sự nhầm lẫn về tác giả của tập thơ, ông đề nghị nên hỏi ý kiến của ông Phạm Văn Đồng là Trưởng ban Tuyên huấn của Trung ương Đảng.

Ngoài ra ông Đặng Thái Mai và ban biên tập cũng phát hiện có nhiều điều khó hiểu như: Từ trang đầu tiên có ghi hai dòng niên biểu là 29-8-1932 và 10-9-1933. Đây là ngày vào tù và ngày ra tù của tác giả tập thơ. Đến trang 53, sau 60 bài thơ bằng chữ Hán, thì lại có hai dòng niên biểu là 29-8-1942 và 10-9-1943, tuồng chữ ghi ngày tháng này hoàn toàn khác với tuồng chữ trong trang đầu. ( Đây là dòng chữ do người khác ghi thêm sau này ).

Ngoài ra, từ trang 53 tuồng chữ Hán cũng đổi khác, và chỉ ghi những sự kiện chính trị bằng chữ Hán lẫn chữ Pháp, chữ Việt. Đây là tuồng chữ Hán, chữ Pháp, và chữ Quốc ngữ của ông Nguyễn Tất Thành, tức là Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này.

Sau khi có lời khuyên của ông Trần Huy Liệu, ông Đặng Thái Mai trình xin ý kiến của ông Trưởng ban tuyên giáo Trung ương Phạm Văn Đồng. Ông Đồng xác nhận đó là bút tích của Hồ Chủ tịch và bảo sửa lại những dòng ngày tháng ghi trong trang đầu thành năm 1942 và 1943 * ( Vì năm 1932 “bác” có ở tù tại Hồng Kông nhưng ngày vào tù là 5-6-1931, và ngày ra tù là 28-8-1932; không đúng so với ngày tháng ghi trong trang đầu tập thơ. Hơn nữa, ngày đó “bác” chưa dùng tên Hồ Chí Minh ).

Sau này ông Đặng Thái Mai cho biết: “Trong thời gian Viện Văn học hiệu đính bản Ngục trung nhật ký, chúng tôi đề đạt lên Bác câu hỏi về điểm này, qua Ban Tuyên giáo. Và đã được trả lời, hai con số trên đây là sai, đúng ra là 1942 và 1943” (Đặng Thái Mai, Nghiên Cứu, Học Tập Thơ Văn Hồ Chí Minh, 1979).

Sự thực đằng sau tập thơ

Sự thực ông Phạm Văn Đồng biết rằng nửa đầu của tập thơ là 60 bài thơ kỷ niệm những ngày ở tù của ông Hồ Học Lãm (1932-1933). Đầu năm 1942 ông Lãm qua đời, người nhà cụ Lãm mới đưa giấy tờ tùy thân của cụ Lãm cho ông Nguyễn Tất Thành sử dụng. Sau đó ông Thành bị chính quyền Trung Hoa bắt giam vì nghi ông ta là gián điệp của Nhật.

Ông Thành trưng ra giấy tờ tùy thân là một công dân của Trung Hoa tên là Hồ Chí Minh và một thẻ nhà báo cũng tên Hồ Chí Minh nhưng người ta vẫn không tin cho nên ông Thành nhắn người nhà của ông Lãm gởi cho ông thêm bằng cớ để chứng minh rằng ông chính là nhà báo Hồ Chí Minh.

Gia đình ông Lãm bèn giởi tập thơ chép tay của cụ Lãm cho ông Thành. Tuy nhiên ông Thành không dám đem tập thơ này ra chứng minh vì tuồng chữ của ông khác với tuồng chữ của cụ Lãm. Nếu gia đình cụ Lãm gởi cho một tập thơ đã in thì ông còn có thể dùng làm bằng chứng nhưng với tập thơ chép tay thì đành chịu thua.

Do đó ông tiếp tục giữ tập thơ để ngâm nga đỡ buồn trong những ngày còn ở trong tù. Vô tình phần sau của tập thơ còn nhiều trang giấy trắng nên ông ghi thêm vào đó những điều cần ghi nhớ trong những ngày còn bị giam. Sau khi ra khỏi tù ông trả tập thơ lại cho Hồ Diệc Lan là con gái của ông Hồ Học Lãm, trong đó có một số ghi chép của ông. Vì vậy chồng của Diệc Lan là Tướng Lê Thiết Hùng mới tặng cho Viện bảo tàng để lưu niệm bút tích của cả hai nhà cách mạng.

Tập thơ có hai phần với hai tuồng chữ khác nhau, phần đầu khoảng 60 bài thơ bằng chữ Hán của cụ Lãm và phần sau là một số trang ghi chép những sự kiện chính trị bằng chữ Hán, chữ Việt và chữ Pháp của ông Thành. Ông Phạm Văn Đồng biết sự thật đầu đuôi mọi chuyện nhưng ông cố tình để cho dân chúng hiểu lầm.

Riêng ông Nguyễn Tất Thành cũng im lặng sau khi tập thơ được phát hành. Trước những lời chúc tụng của đàn em thì ông chỉ khiêm tốn bảo rằng đừng nhắc tới chuyện đó. Và đặc biệt khi ông còn sống thì tập thơ không được đưa vào chương trình giáo dục mặc dầu thời đó các em học sinh đã được học một số bài văn và bài vè của Hồ Chủ tịch.

Sở dĩ người ta không cho phép đưa vào giáo dục vì Tướng Lê Thiết Hùng còn đó và ông Trần Huy Liệu còn đó. Ngoài ra ông Đặng Thái Mai và một số người trong Viện Văn Học cũng đã căn cứ vào bút tích và văn phong của tập thơ mà đặt ra nhiều nghi vấn về việc ai là tác giả.

Rồi sau khi “bác” chết thì người ta mới đưa Ngục Trung Nhật Ký vào sách giáo khoa trong tiết mục “Văn thơ của Hồ Chủ tịch”. Người đời tưởng rằng khi còn sống “bác” khiêm tốn không cho phép khoe khoang cho nên phải đợi sau khi bác mất mới chính thức xác nhận.

Nhưng thực ra không phải là sau khi bác HCM mất, mà là sau khi ông Trần Huy Liệu mất, ông Liệu mất trước bác HCM một tháng. Lúc còn sống ông Liệu không công nhận Ngục Trung Nhật Ký là của HCM, nhưng vì thời đó không thể mở miệng phản đối cho nên ông Liệu đành phải làm thinh. Cũng như lúc còn sống ông Liệu không thể mở miệng thú nhận nhân vật anh hùng Lê Văn Tám là do chính ông ta bịa ra.



Phân tích chứng cớ

(1) Trong tập thơ có một bài chúc mừng Tướng Lương Hoa Thịnh mới được giữ chức Tư lệnh phó (Tư lệnh phó Quân Khu), lời lẽ bài thơ cho thấy hai người là bạn chí thân. Do đó người ta kết luận được rằng ông Nguyễn Tất Thành không phải là tác giả vì ngoài đời Tướng Thịnh hoàn toàn không quen biết ông Thành, thậm chí đối nghịch nhau. Tướng Thịnh là cán bộ cao cấp của Quốc Dân Đảng Trung Hoa, trong khi ông Thành là người của Cọng sản Quốc tế.

Trong khi đó Tướng Thịnh rất thân với ông Hồ Học Lãm vì cả hai cùng xuất thân khóa 2 trường sĩ quan Bảo Định và cả hai cùng phục vụ trong quân đội của Tưởng Giới Thạch tại Hoa Nam. Trước khi về hưu ông Lãm là Đại tá trong quân đội của Tưởng Giới Thạch

(2) Ngoài ra có nhiều bài khác cho thấy tác giả được biệt đãi trong tù vì là cán bộ cao cấp của Quốc Dân Đảng, bị giam vì bị nghi ngờ là “Hán gian”. Những chi tiết này trùng khớp với ông Hồ Học Lãm và hoàn toàn sai nếu so với ông Nguyễn Tất Thành.

(3) Một bằng chứng khác, là ngày nay Văn khố Quốc gia Hoa Kỳ còn lưu giữ lá đơn của ông Phạm Văn Đồng ( Ký tên là Hội Quốc Tế Chống Xâm Lược ) xin tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Trùng Khánh can thiệp thả ông Hồ Chí Minh. Đơn được gởi đi tại Bưu điện thành phố Tĩnh Tây ngày 25-11-1943. Chứng tỏ ít nhất cho tới ngày 25-11 thì ông Thành vẫn còn ở trong tù.

Như vậy thì cái ngày ra tù 10-9-1943 được ghi trong Nhật Trung Nhật Ký là không thật; bởi vì ông đã ra tù vào tháng 9 thì tháng 11 ông Phạm Văn Đồng còn gởi đơn xin tha làm chi nữa ?

Tìm hiểu cuốn Ngục Trung Nhật Ký

(BBC) 05/2005 – Cuốn Nhật ký trong tù đã được ca ngợi từ nhiều năm qua là một tác phẩm rất có giá trị văn học và lịch sử. Không chỉ các tác giả Việt Nam và Phương Tây mà chính các nhân vật của Trung Quốc như Quách Mạt Nhược, Viên Ưng, Hoàng Tranh đều ca ngợi tập thơ này.

Một trong số 60 bài về Nhật ký trong tù đăng trong cuốn sách là của tác giả Trần Dân Tiên giới thiệu về ‘cụ Hồ thời gian ở tù bên Trung Quốc’.

Ngoài việc được coi như một chứng tích quan trọng về giai đoạn cố chủ tịch Hồ Chí Minh hoạt động cách mạng tại Trung Quốc, tập Nhật ký trong tù, hơn một trăm bài thơ viết bằng chữ Hán, còn được nhìn nhận về giá trị trữ tình, tính cách mạng và tính con người của tác giả.

Nhưng nhà phê bình Đặng Tiến hiện sống tại Pháp nói tác phẩm này không có giá trị cao về nghệ thuật và tư tưởng.

Viết khi nào?

Tuy nhiên, khi đọc cuốn Nhật ký trong tù do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ở Hà Nội in năm 2003 thì người đọc có thể thấy một vài chi tiết gây chú ý.

Đó là bản gốc bút tích (ảnh chụp trang một hay tạm gọi là bìa) ghi rõ bốn chữ Hán Ngục Trung Nhật Ký và ở dưới có hai dòng về ngày tháng là 29.8.1932 và 10.9.1933.

Trong khi đó, toàn bộ các tài liệu in trong cuốn sách này nhằm giới thiệu về Nhật ký trong tù và các bài bình luận, ca ngợi của nhiều tác giả Việt Nam và nước ngoài đều nói rằng thời gian ông Hồ Chí Minh bị bắt giam là trong các năm 1942-1943.

Sách dẫn lời nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định hơn một trăm bài thơ trong tập sách được Hồ Chủ tịch làm ‘chỉ trong bốn tháng’.

Nói chung trừ Nguyễn Đình Thi viết năm 1950 (tài liệu của Nha Thông Tin Việt Bắc) rằng ‘ Rồi hoạt động ở Tàu 1941-1942, Cụ bị bắt đi trong 62 ngày’, còn các nhà nghiên cứu khác đều đồng ý về thời gian ông Hồ bị quân Tưởng giam là 29/08/1942 đến 10/09/1943. Ý kiến của Nguyễn Đình Thi bị ghi trong phần chú thích là sai.

Viết trên báo Nhân dân ngày 13-9-1955, Phan Quang viết: “chúng tôi được xem cuốn sổ tay Nhật ký trong tù của Hồ Chủ tịch ghi từ ngày 29-8-1942 đến 10-9-1943, trong khi Người từ chiến khu Việt Bắc trở ra nước ngoài hoạt động và bị đế quốc giam giữ hơn một năm”.

Lời nói đầu của bản in Nhật ký trong tù, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1960, cũng ghi đây là “cuốn sổ tay của Hồ Chủ tịch, gồm những bài thơ mà Người đã viết trong cảnh lao tù từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943.”

Chỉ tập trung vào bản gốc bằng chữ Hán thì phần thơ được viết từ trang đầu đến trang 53. Tại trang này thì có hai ngày tháng khác là 29-8-1942 nằm ở trên và 10-9-1943 nằm ở dưới. Cả hai dòng ngày tháng nằm trên chữ ‘Hoàn’ bằng Hán tự.

Giải thích

Vào năm 2004, trên báo Lao Động chạy một sêri bài tìm hiểu về nguyên tác “Ngục trung nhật ký”, trong đó giải thích về chi tiết ngày tháng này.

Tác giả Hoàng Quảng Uyên viết: “Về sự “nhầm lẫn” này, Giáo sư Đặng Thai Mai, Viện trưởng Viện Văn học đã cho biết: “Cuốn sổ tay của Bác hiện còn được lưu trữ, có ghi trên bìa hai con số 1932-1933.”

“Trong thời gian Viện Văn học hiệu đính bản dịch Ngục trung nhật ký, chúng tôi đề đạt lên Bác câu hỏi về điểm này, qua Ban Tuyên giáo. Và đã được trả lời, hai con số trên đây là sai, đúng ra là 1942-1943” (Đặng Thai Mai: Nghiên cứu, học tập thơ văn Hồ Chí Minh, NXB KHXH -1979).

Ông Hoàng Quảng Uyên nói thêm: “Để thêm chắc chắn, tôi đã tìm hiểu ở Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, trong Hồ sơ văn vật Ngục trung nhật ký, mục Niên đại văn vật ghi rõ: 1942-1943. Và bằng chứng chắc chắn nhất là ở trang 53, bản thảo gốc cũng có ghi 1942-1943, dưới đó là chữ hoàn (hết).”

Thơ và sổ tay

Từ trang đó trở đi, nét chữ viết khá khác phần thơ. Theo những người biên soạn cuốn sách thì phần sau là phần tác giả dùng làm sổ tay, ghi chép các sự kiện chính trị quốc tế, khu vực và Việt Nam.

Đặc biệt hơn là trong phần sổ tay này có nhiều chữ tiếng Việt và tiếng Pháp viết lẫn vào với chữ Hán.

Về con số các bài thơ trong Ngục Trung Nhật Ký cũng có một số điều chưa được thống nhất, ngay trong cuốn sách của NXB Chính trị Quốc gia.

Sách trích nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh nói rằng ‘Vũ Quần Phương khẳng định Bác Hồ là một nghệ sĩ đầy tài năng vì Người có khả năng sáng tác hơn 133 bài thơ trong có 14 tháng, mà là 14 tháng ở tù’.

Nguyễn Đăng Mạnh ‘chỉnh Vũ Quần Phương‘ ở con số thời gian tác giả ở tù ‘không phải trong 14 tháng, mà chủ yếu chỉ trong 4 tháng’.Xin chú ý con số bài thơ mà Vũ Quần Phương nêu là 133 và Nguyễn Đăng Mạnh cũng không sửa.

Nguyễn Đình Thi, vẫn trong phần viết nêu trên, thì đưa ra con số 150 bài. Còn Harrison S. Salisbury trong lời giới thiệu bản tiếng Anh in năm 1971 ở Mỹ lại nói đó là 115 bài.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét