Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015

Ngục Trung Nhật Ký không phải của HCM



Bút Sử (taytienhai76-79) – Theo học giả Lê Hữu Mục, trong quyển sách “Hồ Chí Minh Không Phải Là Tác Giả “Ngục Trung Nhật Ký”, 1990, ông đã đưa ra đầy đủ bằng chứng để kết luận tập thơ này ra đời dưới sự dàn dựng công phu của ban biên soạn thuộc hệ thống Đảng Cộng Sản Việt Nam.



Một bằng chứng hùng hồn nhất là hình bìa nguyên thủy của tập thơ chữ Hán in hình hai bàn tay bị xiềng nắm chặt lại đưa lên, phía trên đề ngày 29-8-1932 đến 10-9-1933, nghĩa là tập thơ được sáng tác trong giai đoạn trên. Nhưng theo cộng sản Việt Nam thì tập thơ được “Bác” sáng tác từ 29-8-1942 đến 10-9-1943, trong giai đoạn “Bác” bị bắt tại biên giới Trung Việt, bị giam nhà tù của Tưởng Giới Thạch qua nhiều trại từ Tĩnh Tây, Thiên Bảo, Long Tuyền, Điền Đông, Quả Đức, Long An, Đồng Chính, Nam Ninh, Bào Hương, Lai Tân, Liễu Châu. Cứ như thế Hồ Chí Minh bị chuyển đi chuyển lại 30 nhà tù của 13 huyện tỉnh Quảng Tây.

Ông Đặng Thai Mai với chức vụ Chủ Tịch Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật được giao nhiệm vụ hiệu đính cuốn thơ trong thời gian 1959-1960 đã bị Đảng cho là có những câu hỏi “lẩm cẩm.” Ông đã đặt thắc mắc lên Ban Tuyên Giáo để ban này đưa lên Hồ Chí Minh. Câu hỏi : Tại sao hình bìa cuốn thơ có ghi 29-8-1932 đến 10-9-1933 mà khi dịch ra thì phải sửa thành 29-8-1942 đến 10-9-1943? Hồ Chí Minh không trả lời gì cả, giữ mãi thái độ lặng im, lại ve vuốt ông Mai và vội vàng thăng chức cho Đặng Thai Mai làm Viện Trưởng Viện Văn Học, một chức vụ bao trùm mọi sinh hoạt văn học.

Nếu Hồ Chí Minh làm ra những bài thơ này vào giai đoạn 1942-1943, tại sao Trần Dân Tiên (bút danh của Hồ Chí Minh) không đề cập tới những sáng tác của ông khi cho ra cuốn “Những Mẩu Chuyện về Đời Hoạt Động của Chủ Tịch Hồ Chí Minh” vào 1948? Đây là một cuốn sách được dịch ra nhiều thứ tiếng trong đó ông Hồ tự viết về mình, tự ca ngợi đánh bóng cá nhân ông ta. Những bài thơ hay như vậy mà ông không nhớ ra để ghi vào sách hay sao?

Theo giáo sư Lê Hữu Mục, 1958 sau khi dẹp xong vụ Nhân Văn Giai Phẩm, Đảng thấy cần “sáng tạo” ông Hồ thành một lãnh đạo văn nghệ để ngăn ngừa những vụ nổi dậy sau này.

Tập thơ gốc và tập thơ do Đảng tạo ra lại cách nhau khỏang 10 năm. Ban dịch thuật ngụy ra những ngày tháng trong đó cho tương xứng với những ngày Hồ Chí Minh bị giải đi các nhà giam bên Trung Quốc. Hầu hết là thơ chính gốc và một số ít thơ thật của Hồ Chí Minh. Người ta thấy ngay hai cách hành văn, hai tư tưởng, hai hoàn cảnh khác nhau…

Nhân vật Già Lý là ai trong “Những Mẩu Chuyện về Đời Hoạt Động của Hồ Chủ Tịch” của Trần Dân Tiên?

Trần Dân Tiên viết (trang 87): “Hai người bị bắt làm ông chú ý hơn cả: một em bé học nghề mười ba tuổi….; và một tướng cướp già bị bắt vì bị bạn tố giác. Người này độ sáu mươi tuổi, hoà nhã, mưu trí và gan góc, giỏi chữ Trung-quốc, làm được thơ. Y tự cho mình là một anh hùng và cho ông Nguyễn cũng là một anh hùng. “Tôi là một con sư tử rơi xuống hố. Anh cũng là một con rồng mắc cạn,” y vừa nói vừa thở dài. Nhưng y rất lạc quan, nói tiếp thêm: “Sư tử một ngày kia sẽ trở về làm chúa sơn lâm, còn rồng một ngày kia sẽ bay lên trời và làm chúa tể gió mây.” Già Lý làm chúa một dãy núi…Lý khá ác với người giàu, nhưng rất tử tế với người nghèo. Vì vậy Lý đưọc nhân dân trong vùng vừa yêu vừa sợ.”

Trên là một số nét chánh về Già Lý mà Hồ Chí Minh đã tả trong sách khi ở tù chung với Lý tại nhà khám lớn ở Hong Kong từ 1932-1933. Lúc này Già Lý đã 60 tuổi , Hồ Chí Minh chỉ khoảng 42.

Lão phu nguyên bất ái ngâm thi (bài 2, Khai quyển)

Lão phu hoà lệ tả tù thi (bài 110, Thu dạ).

Theo giáo sư Lê Hữu Mục, 60 tuổi thì gọi là kì, 70-80 là điệt, 80-90 là mạo. Như vậy, những bài thơ trong đó tự xưng “lão” chắc chắn là của một người già, không phải ở tuổi 52 của Hồ Chí Minh, nếu cho rằng ông ta làm lúc ở tù tại Trung Quốc 1942.

Bài sau đây chứng tỏ tác giả là một người Trung Hoa (Hán):

Anh nói (bài số 7)

Trung thành, ta vốn không thẹn
Lại bị hiềm nghi là Hán gian!
Vốn biết là đời không dễ xử
Đến nay càng khó xử muôn vàn!

Hán gian nghĩa là người Trung Hoa mà đi làm tay sai cho giặc. Nếu Hồ Chí Minh bị nghi làm tay sai cho người Trung Hoa thì gọi là Việt gian.

Nhà ai hoa kết với đèn chưng
Quốc khánh vui reo cả nước mừng (bài 26)

Song Thập là ngày 10 tháng 10, tức ngày lễ lớn của Trung Hoa. Hồ Chí Minh là người Việt Nam thì hà cứ gì phải vui mừng trong ngày lễ của nước khác. Hơn nữa, năm 1942, nếu coi như thơ của Hồ thì lúc này bị ở nhà tù Tưởng Giới Thạch thì tại sao lại reo vui với kẻ thù?

Một bài thơ nói lên cảnh tù văn minh, không thể là cảnh nhà giam ở Trung Quốc:

Nhà Ngục (Nam Ninh)

Phòng giam kiến trúc rất ma-đăng
Đèn điện thâu đêm chiếu sáng trưng
Mỗi bữa chỉ vì duy có cháo
Cho nên cái bụng sợ chằng chằng!

Ma-đăng là phiên âm chữ modern của tiếng Anh, nghĩa là hiện đại, văn minh. Chỉ có nhà tù ở Hong Kong mới xây bằng xi măng cốt sắt với kiến trúc tân thời, có đèn điện thâu đêm. Nhà giam ở Quế Lâm, Liễu Châu v.v.., lúc Hồ Chí Minh ở tù 1942 thì làm gì có những tiện nghi như ở Hong Kong. Như vậy thì chắc chắn bài thơ này của Già Lý ở tù 1932. Hơn nữa, trong “Những Mẩu Chuyện…” còn kể về 1942, Hồ Chí Minh đa phần bị xích xiềng, bị dẫn dắt đi từ nhà tù này tới nhà tù nọ trong nhiều tháng. Khi được nghỉ ngơi thì Hồ lại chán, không biết phải làm gì. “Nhưng cụ khổ nhất là mất thì giờ ngồi không. Trong khi Cụ Hồ la lết tấm thân mệt lử từ nhà giam này đến nhà giam khác, có lẽ những việc lớn đang dồn dập trong nước và trên thế giới.” (trang 97).

Nhiều bài thơ trong Ngục Trung Nhật Ký thể hiện nhân cách một con người thoát tục, có tính siêu nhiên, tuy là một kẻ giang hồ. Một cái nhìn duy tâm của Già Lý trong:

Cảnh Chiều

Hồng nở rồi mai hồng lại rụng
Hoa tàn hoa nở những vô tình
Hương hoa bay thấy vào song ngục
Hương đến người tù tố bất bình!

Tư tưởng trên không thể là “tư duy” của những người cộng sản theo chủ thuyết duy vật. Khi ta đọc về Hồ Chí Minh của Trần Dân Tiên ta thây thể hiện một con người hoạt động đấu tranh, có tính mưu cầu. Hai nhân vật hoàn toàn khác nhau.

Phong cách thật của Hồ Chí Minh trong Ngục Trung Nhật Ký qua một ít bài thơ như:

Hạn chế (103)

Đau khổ chi bằng mất tự do
Đến buồn đi ỉa cũng không cho
Cửa tù khi mở, không đau bụng
Đau bụng thì không mở cửa tù!

Thiên bảo ngục (31)

Năm mươi ba dặm, một ngày dài
Aó mũ dầm mưa, giày rạc rài
Chỗ ngủ yên thâu đêm chẳng có
Ngồi trên hố xí đợi ngày mai

Cảnh tình này rất đúng trong trường hợp Hồ Chí Minh làm bài thơ trên khi bị tù tại Trung Quốc 1942. Trong “Những Mẩu Chuyện…”(trang 96): “Ăn uống thiếu, không khí thiếu, bẩn thỉu, ở lẫn với những người mắc bệnh giang mai, nghiện thuốc phiện. Nhà tù thường chật ních, người đến sau không có chỗ nằm. Ban đêm Cụ Hồ thường ngồi trên cầu xí ở ngay trong phòng giam. Nhưng cụ vẫn không được yên ổn. Lâu lâu cụ lại phải đứng dậy nhường chỗ cho một người đi ỉa đêm.” Ngôn ngữ và phong cách của hai bài thơ trên và trong sách Trần Dân Tiên hầu như giống nhau hoàn toàn. Cách dùng chữ rất trần trụi (ỉa) mà trong thơ Già Lý thì nhã và kín đáo hơn.

Trần Dân Tiên cho đó là phòng giam. Điều này chứng tỏ rằng những“nhà tù” mà Hồ Chí Minh trải qua trong giai đoạn 1942-1943 tại Trung Quốc chỉ là những trại giam với phòng giam chật hẹp, khác hẳn nhà tù lớn ở Victoria Hong Kong. Đa phần những bài thơ của Già Lý nói về nhà tù, nhà lao, không phải phòng giam.

Bài viết này chỉ đưa ra một vài điều chứng minh trong rất nhiều chi tiết mà học giả Lê Hữu Mục đã trình bày. Tuổi trẻ tại Việt Nam đến ngày nay vẫn còn phải học cái gọi là “tác phẩm” văn học của Hồ Chí Minh. Một vài sách báo của Mỹ khi viết về ông Hồ trong giai đoạn bị tù 1942 lại dẫn chứng bằng những bài thơ tù trên. Đó là điều đáng tiếc!


.
Tác giả NGỤC TRUNG NHẬT KÝ là ai? (Đỗ Thông Minh) – Một trong số 60 bài về “Nhật Ký Trong Tù” đăng trong một cuốn sách là của tác giả Trần Dân Tiên (chính là Hồ Chí Minh), giới thiệu về “Cụ Hồ thời gian ở tù bên Trung Quốc”.

Mặc dù người viết bài này cũng như không mấy ai được xem trọn vẹn bản gốc vì bản gốc cũng giống như “Di Chúc Hồ Chí Minh” hầu như không được phổ biến đầy đủ để tha hồ tuyên truyền tùy theo tình hình. Nhưng qua những gì chúng ta biết được, cũng có thể thấy hàng chục điều chứng tỏ Hồ Chí Minh không phải là tác giả của tập thơ. Cuốn sổ tay được nói là gồm phần đầu là thơ với 53 trang và phần sau ghi chép cũng bằng chữ Hán, nhưng nét bút khác hẳn và có thêm chú thích tiếng Việt và Pháp.

Cuốn này nguyên từ Trung Quốc lưu lạc qua Việt Nam, hay HCM mang về, bị bỏ quên ở chỗ nào đó, sau mới được lôi ra và trao cho trách nhiệm đánh bóng HCM… theo đúng tinh thần cực kỳ tự ái, luôn muốn tự đề cao và muốn người khác lầm tưởng mà đề cao mình của HCM.

Tham khảo các bài của BBC, Lê Hữu Mục (2003), Đỗ Nam Hải, Tâm Việt (2007), trang nhà Thi Viên, VN Thư Quán, Internet… (Xem theo link, bài viết dài có nhiều dẫn chứng)

Có người nghi ngờ, có người tin, có người cho là HCM lấy thơ người khác và viết thêm thơ mình vào, lập lờ đánh lận con đen…!?
Bìa Ngục Trung Nhật Ký
– Có viết bài “Vô Đề”.

Nhưng căn cứ vào những chứng cứ hiển nhiên, HCM không thể là tác giả của Ngục Trung Nhật Ký gốc được.

(無題)
精欲精身
神成神体
更大在在
要事獄獄
大業外中

(Vô đề)
Thân thể tại ngục trung
Tinh thần tại ngục ngoại
Dục thành đại sự nghiệp
Tinh thần cánh yếu đại.

(Người dịch không rõ)

(Không đề)
Thân thể ở trong lao,
Tinh thần ở ngoài lao;
Muốn nên sự nghiệp lớn,
Tinh thần phải càng cao.

Thêm một phát hiện mới về Ngục Trung Nhật Ký

Trần Đông Đức (RFA Blog) – Ngục Trung Nhật Ký của Hồ Chí Minh xưa này vẫn bị nhiều nghi vấn về sự đa dạng của cách hành văn. Nhiều học giả đã chăm chú vào nguồn gốc tác giả và tác phẩm qua các bài thơ và những năm tháng sáng tác đi đến nhiều kết luận rất gay cấn về tung tích và những năm tháng ở tù vào năm 1942 của tác giả.

Hiện nay, muốn tìm hiểu Ngục Trung Nhật Ký người ta không những phải tìm hiểu cách hành văn thời Nguyễn mạt khi chữ Hán thoái trào mà còn tìm đến những khẩu ngữ phía Nam Trung Quốc như Khách Gia, Quảng Đông rồi các thể loại Bạch Thoại trong tiếng Trung Quốc vì cách điệp âm điệp vận trong thơ này rất “ảo” không theo cơ sở thuận thính âm của Hán ngữ phương ngôn nào một cách dứt khoát. Nghi vấn có cơ sở lắm!

Nhiều người cứ tưởng tập này là thơ Đường chứ gì? Không đúng. Đường thi ý tự cô động, niêm luật nghiêm chỉnh, bằng trắc đối ngẫu rất có phương pháp mang tính kinh điển. Làm sai luật là không được với văn ngôn thi tập đâu!. Tuy vẫn có nhiều bài thơ Đường từ thời Đường cố ý phá chấp về luật thi để tạo tính phác họa đột phá vượt qua khỏi khuôn phép như kiểu Hoàng Hạc Lâu thì thi nhân rõ ràng đã có chủ ý mang tính khắc họa cao độ về mặt nghệ thuật bút pháp rồi. Không chê được.

Tiếng Hán đời sau bị các bộ tộc du mục như Mông Cổ, Nữ Chân (nhà Thanh), gọi chung là người Hồ vào cai trị Trung Quốc mà làm lu mờ âm điệu thời Đường. Chắc là do tầng lớp cai trị Mông Cổ, Mãn Châu nói lớ làm sao rồi cũng thành ngữ chuẩn, miệng của vua quan cai trị mà! Dân gian phải học theo mệnh khẩu nên dù có phát âm lệch lạc nhưng nay lại thành phổ thông thoại. Lại nói thêm, tiếng Trung Quốc ngày nay, đặc biệt là tiếng Phổ Thông không còn giữ được tiêu chuẩn bằng trắc như thời Đường nữa. Thanh điệu thì rút lại còn 4 dấu (“tái” trong tái giá và “tại” trong tại gia – không phân biệt), các âm vận phức tạp bị rút ngang xương hoặc cào bằng (“nam” trong nam nữ và “nan” trong nan giải – không phân biệt, “dục”trong dục vọng và “ngọc” trong ngọc thể – không phân biệt).

Do đó, người Trung Quốc ngày nay làm thơ Đường không còn chuẩn mực được nữa. Ngoài ra, từ đồng âm dị nghĩa quá nhiều, Hán ngữ hiện đại phải có biện pháp từ vựng hóa theo kết hợp hai chữ, ba chữ, hoặc bốn chữ Hán(thường là thành ngữ) gộp lại để dễ bề định nghĩa. Kiểu dùng đơn độc từng chữ từng nghĩa như thời xưa sẽ làm người Trung Quốc phải trở thành bà nội hết.

Lấy ví dụ chữ nãi trong tiếng Trung Quốc cũng có nghĩa là bà nội. Nhưng nếu gọi một chữ nãi trống không thì bà nội sẽ bị nặng tai không phân biệt cháu đang gọi cái gì. Do đó phải gọi là nãi nãi, bà nội mới nghe được rõ. Đây là sự ví von về đặc điểm đồng âm và biến âm trong tiếng Trung Quốc. Tương tự như thúc thúc, cô cô, ba ba, má má cần phải điệp âm để thành định nghĩa tạo nên sự thân thiết và không dễ lộn với các chữ đồng âm khác. Hiện nay, có khuynh hướng là chữ nào không điệp được thì thêm các tiền tố hoặc hậu tố… vào cho nó đa âm như kiểu thạch đầu, hầu tử… thuận tiện lúc diễn đạt, khỏi mất công giải thích từng chữ.

Đối chiếu theo đặc điểm tiếng Trung Quốc cổ đại để gọi là thơ thì bút tích trong Ngục Trung Nhật Ký phải nói là tuỳ tiện, bất chấp lề luật, từ vựng thì theo thể loại “bán văn bán bạch” mang tính hỗn dụng, có nghĩa là vừa nôm na vừa hoa lá theo tiếng Trung Quốc hiện đại.

Đặc điểm của Hán Ngữ của Việt Nam

Người Việt Nam viết chữ Hán vốn dựa theo tiêu chuẩn văn phong cổ Hán ngữ mang tính kinh điển cao mà trở thành sắc thái trang trọng điển nhã. Nếu tính chuyện nôm na theo thể loại quốc âm thi tập thì văn nhân sẽ viết chữ Nôm để tạo chất hương âm “phong thổ nhân tình” về bút pháp. Ngục Trung Nhật Ký không phù hợp vào hai tâm trạng này của người Việt Nam viết chữ Hán. Lạ quá!

Hiện nay đã có một số tìm tòi nhưng chủ đề này chắc là cần một luận án hàng tiến sĩ, cần được bảo vệ trước hội đồng hàn lâm mới chứng minh được chân tướng và trường phái nào của Ngục Trung Nhật Ký.

Trở lại vấn đề phát hiện về Ngục Trung Nhật Ký qua bài thơ “Văn Thung Mễ Thanh”, sách giáo khoa dịch là Nghe Tiếng Giã Gạo, bài thơ như sau

Hán:

Mễ bị thung thì, hấn thống khổ
Ký thung chi hậu, bạch như miên;
Nhân sinh tại thế dã giá dạng,
Khốn nạn thị nhỉ ngọc thành thiên.

Văn Trực – Văn Phụng dịch sang thơ Nôm:

Gạo đem vào giã, bao đau đớn
Gạo giã xong rồi, trắng tựa bông;
Sống ở trên đời người cũng vậy,
Gian nan rèn luyện mới thành công.

Ba câu đầu trong thơ Hán, rõ ràng mang nhiều dáng dấp của ngữ văn hiện đại Trung Quốc. Đây là loại bán văn bán bạch hỗn dụng theo kiểu dân gian. Rõ ràng chữ hấn (rất) và từ giá dạng (như vậy) là bạch thọai. Đem loại ngữ văn này vô thơ Đường đối với người biết chữ nghe kỳ lắm. Tuy nhiên, đây thuộc về cá tính phong cách thì phải tôn trọng nguyên tác.

Đặc biệt, tới cái câu thứ tư “Khốn nạn thị nhỉ ngọc thành thiên”, nếu dịch trắng ra tiếng ta là “khó khăn cho mày ngọc thành thiên (ngọc thành trời). Cái câu như này mà dịch thành “gian nan rèn luyện mới thành công” đúng là dịch kiểu trời chào luôn. Thế mà trích dẫn dạy con người ta mấy chục năm trong sách giáo khoa như là đúng rồi về đạo đức cách mạng.

Khi nói đến câu này, bạn Trần Quang Đức vốn là một người học sâu hiểu rộng về Trung Văn, Hán Việt, Hoa Ngữ thuộc bậc tài hoa về cổ học hiện nay đã viết trên facebook rằng:

“Trong tập thơ Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh có một bài thơ thế này: Mễ bị thung thời hẩn thống khổ, ký thung chi hậu bạch như miên, nhân sinh tại thế dã giá dạng, khốn nan thị nhĩ ngọc thành thiên. (Bài nghe tiếng giã gạo – Văn thung mễ thanh). Ba câu đầu tuy rằng văn ngôn bạch thoại dùng lẫn lộn với nhau, song ý tứ cả bài có thể nhìn qua là rõ. Có điều câu cuối cùng ‘khốn nan thị nhĩ ngọc thành thiên – khó khăn là ngươi ngọc thành trời (ngày)’, xưa nay được giải thích là ‘phải qua rèn luyện gian khó mới có thể thành công’, song bất kể phân tích từ khía cạnh ngữ pháp, hay cách dùng từ, đều không thể giải thích cho thông suốt được. Đâu là chủ ngữ? Đâu là vị ngữ? Đâu là tân ngữ? Khốn nan (khó khăn) là gì? Khốn nan (khó khăn) thị (là) nhĩ (ngươi) sao? Nhĩ (ngươi) là ai? Nhĩ (ngươi) là ngọc? Ngọc biến thành thứ gì? Ngọc biến thành trời? Những câu hỏi này rõ ràng chỉ là trò đùa. Tuy nhiên nếu miễn cưỡng dịch theo từng chữ, cũng có thể hiểu thế này: Khó khăn là (một nhân tố, sẽ mang lại) ngày ngươi (chỉ hạt gạo) trở thành ngọc. Dẫu rằng như vậy, song khi đọc lên vẫn cảm thấy câu thơ trúc trắc. Do nghĩ mãi vẫn không có lời giải đáp, đành mong các bạn học rộng nhớ lâu giúp đỡ!” Hết trích

Nguyên văn đoạn trên Trần Quang Đức viết bằng chữ Hán:

胡志明詩集《獄中日記》有這麽一首:米被舂時很痛苦,既舂之後白如綿,人生在世也這樣,困難是你玉成天(聞舂米聲)。頭三句雖然文白相混,但整體意思可一目了然。不過最後一句“困難是你玉成天” ,向來被解釋為“經過艱難的鍛煉才能成功”,不管從語法上分析還是從用詞上講,都是講不通的。哪是主語呢,哪是謂語呢,哪是賓語呢?困難又是什么?困難是你嗎?你是谁?你是玉?玉變成什麽?玉變成天?这样提問显然只是玩笑話。勉強逐字翻译的话,倒也可以这么理解:困难是(一个因素,會带来)你变成玉的一天。儘管這樣,但是讀起來還是覺得文氣阻塞。在百思不得其解之下,只好有勞各位博學強記朋友幫忙幫忙!

Cái câu thơ cuối này thật là tối nghĩa. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng Ngọc Thành Thiên là tên của một loại gạo hay là tên của ai đó mang tính gợi ý theo dân gian! Vất vả cho mày quá “Ngọc Thành Thiên” ơi!.

Vậy thì đúng vấn đề! Con người được ví là hột gạo bị bầm dập trong cối hay là người đứng giã quá cực nhọc vất vả. Đứng ở góc cạnh nào thì cũng thấy sự ví von này hơi bị hỗn hàm.

Đọc Ngục Trung Nhật Ký theo tinh ý về Hán ngữ, Trung văn, cộng với một số kiến thức phương ngôn Trung Quốc và Hán Việt của Việt Nam ta thì thấy có nhiều điểm rất buồn cười. Tuy nhiên, các đoạn buồn cười này thì thường bị dịch một cách xuyên tạc qua tiếng Việt để khoả lấp nội dung và sự tối nghĩa của nó. Có khi lại được xào nấu lại để sáng tạo nên một góc cạnh tư tưởng mà không hề có trong nguyên tác.

Phân tích của Trần Quang Đức trong như kính, do đó nhận xét này không thể nào hời hợt và sai trật.

Tuy lời nhận xét trên facebook nhưng qua đó người ta thấy rõ một sự khám phá bắt đầu qua bài “Nghe Tiếng Giã Gạo”.

Con người được rèn luyện là hạt gạo, cái chày, cái cối hay là chính đương sự đứng giã vẫn là câu trả lời không dứt khoát. Ngục Trung – trong ngục phải nói là u ám bí mật. Không lẽ Ngọc Thành Thiên là bí danh của một đồng chí cách mạng nào chăng. Dù thế nào đi nữa “gian nan rèm luyện mới thành công” là dịch điêu để qua mắt thiên hạ.



Thư Pháp chữ Nôm của Trần Quang Đức – Bốn chữ tượng hình đọc từ trên xuống: Lấy Thúng Úp Voi.

Xuân về, đọc ba bài thơ thời niên thiếu của Bác Hồ(Tapchihuongnghiep) – Tháng 6 năm 1950, khi đang công tác ở Liên khu Bốn, nhà văn Sơn Tùng được cụ Cả Khiêm (tức cụ Nguyễn Sinh Khiêm) – anh ruột của Bác Hồ đưa cho một cuốn sổ ghi chép, ngoài bìa đề “Tất Đạt tự ngôn”.

Ba bài thơ bác Hồ làm lúc năm tuổi hay thơ ăn cắp Uyển Thi (Danlambao) – Đang lang thang trên mạng bỗng đọc được bài thơ của một thần đồng Việt Nam mới 5 tuổi, ở cái tuổi mà ăn uống còn phải đút mớm, đi tè đi ị còn ra quần mà lại biết làm thơ. Tôi mới vào trang đọc thì ra đó là cu Nguyễn Tất Thành (tức bác Hồ sau này) đúng là CSVN xạo đến thế là cùng, nói phét cũng phải có căn có ke chứ, đằng này một đứa bé lên năm chưa biết chữ mà lại làm thơ có vần có điệu, đặc biệt hơn còn có ý có tứ thì không thể có thật, thế mà đích danh thi sỹ có danh như Tố Hữu lại nhảy vào ca ngợi (1) hết lời mà không suy xét thì thật là tức cười.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét