Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Sự vắng mặt cần thiết.


Hieu Thanh Bui
27 Tháng 7 2015 lúc 18:15


Rút cục thì thông tin về ông Phùng Quang Thanh vẫn mơ hồ như một tháng trước đây.

Không ai dám chắc là ông đã chết hay còn sống. Tuy nhiên một điều rõ ràng, nếu theo như báo chí đưa tin về tình trạng sức khoẻ của ông, thì sự nghiệp của ông Phùng Quang Thanh đã chấm dứt. Ông sẽ không đủ điều kiện sức khoẻ để ứng cử đảm nhiệm vị trí lãnh đạo cao cấp trong Bộ Chính Trị vào đại hội 12 tới đây.

Câu hỏi là, nếu con đường quan lộ của ông Thanh đã chấm dứt, tại sao ĐCSVN cần gì phải úp mở về thông tin số phận của ông. ?

Có ý kiến cho rằng Đảng CSVN sợ dư luận, nên phải che đậy như vụ ông Nguyễn Bá Thanh.

Có những ý kiến cũng cho rằng ĐCVN chưa phân chia xong miếng bánh mà Phùng Quang Thanh để lại, nên chưa thể công bố.

Ít nhiều thì hai ý kiến trên đều có cơ sở.

Nhưng hãy xét đến một khía cạnh khác.

Đó là sự mờ mịt thông tin về tính mệnh Phùng Quang Thanh của ĐCSVN là nhằm đối phó với Trung Quốc.

Ông Phùng đi chữa bệnh tại Pháp hồi tháng 6, đầu tháng 7 TBT ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng có công du đến Hoa Kỳ, tại Hoa Kỳ trong cuộc gặp tổng thống Obama. ĐCSVV đã có những bước đi nâng tầm quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam, đặc biệt trong hai lĩnh vực là kinh tế và quân sự. Trong hai lĩnh vực này ngay lập tức đã được cụ thể một cách nhanh chóng bằng hàng trăm triệu usd .

Đó như một lời cam kết vững chắc về việc thực hiện các điều khoản khác trong tương lai trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.

Đặc biệt sự quan hệ hợp tác quân sự với Hoa Kỳ được nhấn mạnh trong khu vực biển Đông. Điều tất nhiên sẽ làm Trung Quốc nổi giận.

Nhìn lại mối quan hệ Việt Trung cho thấy sự gắn bó được tạo nên bởi thế lực chính là Đảng và Quân đội. Nhưng giờ sau chuyến đi của ông Trọng đến Mỹ, cho thấy ĐCSVN ít nhiều đã có thay đổi quan điểm trong việc bang giao với Hoa Kỳ, cũng như nhìn lại quan hệ Việt - Trung cảnh giác hơn.

Thế còn quân đội VN thì sao? Hãy xem ông Phùng nói gì khi dẫn phái đoàn quân sự cấp cao sang Trung Quốc hồi năm ngoái.

''Đáp lại, người đứng đầu ngành quốc phòng của Hà Nội nói đảng cộng sản và quân đội Việt Nam coi trọng bang giao với Bắc Kinh.
Báo chí Trung Quốc dẫn phát biểu của ông Phùng Quang Thanh tại cuộc họp nói rằng Việt Nam kỳ vọng quân đội đôi bên sẽ trở thành cột trụ chính duy trì tình hữu nghị song phương.''


http://www.voatiengviet.com/content/quan-doi-viet-trung-nhat-tri-giai-quyet-thoa-dang-tranh-chap-hang-hai/2486997.html


Không đặt vấn đề ông Phùng là một người thân cận với Trung Quốc hoặc ông ghét bỏ Hoa Kỳ.


Nhưng những lời nói, cam kết của ông Phùng với Trung Quốc sẽ là khó khăn cho quân đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn này khi nhận sự hỗ trợ về tài chính, huấn luyện, phương tiện từ quân đội Hoa Kỳ.


Hãy xem một phát biểu nữa của ông Phùng với Thường Vạn Toàn bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc mới đây.


http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/237355/cai-bat-tay-chat-cua-bo-truong-quoc-phong-viet-trung.html


''Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh đây là việc cụ thể hóa, thực hiện thỏa thuận, sự chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao giữa hai Đảng, hai nhà nước - tăng cường tiếp xúc cấp cao giữa Bộ Quốc phòng hai nước, tăng cường hợp tác hữu nghị biên giới giữa lực lượng bảo vệ biên giới, thể hiện tinh thần đoàn kết, tin cậy chính trị, thể hiện hợp tác ngày càng thiết thực và đi vào chiều sâu của quân đội hai nước ''





Cụm từ '' tin cậy chính trị '' là một cụm từ nhẽ ra không có ở một người đứng vị trí bộ trưởng quốc phòng. Đó là lời của Ban đối ngoại trung ương hoặc của bộ ngoại giao.


Nếu đã tin cậy quân đội Trung Quốc tại sao quân đội Việt Nam còn đi nhận giúp đỡ của quân đội Hoa Kỳ.?





Hãy cứ cho ông Thanh là ngọn núi lửa phủ đầy tuyết, là một vị tướng tài giỏi giữ hoà bình mà không cần thiết phải có chiến tranh như một số người ca ngợi. Ông Thanh nói và làm thế là do thống nhất chỉ đạo từ toàn Đảng CSVN.





Nhưng thực tế thì lúc này quân đội Việt Nam đang nhận giúp đỡ từ quân đội Hoa Kỳ. Nên việc vắng mặt ông Thanh lúc này là cần thiết.


Nếu ông khoẻ mạnh, ông phải đứng ra để thúc đẩy tiến triển đang bị gián đoạn hợp tác giữa hai quân đội hai nước theo lời ông đã cam kết trước đây.





Nếu ông chết, thì ĐCSVN phải đưa ngay người khác lên thay. Người đó sẽ phải làm gì với những lời ông Thanh đã nói với Trung Quốc.?





Cách hay nhất là ông đang điều trị bệnh, nhưng vẫn làm việc. Mà khi ông đang điều trị, thì ông chưa thể đôn đốc việc '' tin cây chính trị '' của quân đội Việt Nam với Trung Quốc. Nhưng ông cũng chưa chết để người khác phải thay, ông vẫn điều hành được những việc nào đó qua điện thoại. Riêng việc hợp tác với Trung Quốc thì chờ ông khoẻ hẳn, việc này phải đích thân ông đứng ra, không thể điều hành qua điện thoại được.





Ngày 15/7 phía Trung Quốc sốt ruột vì những động thái Việt Nam gia tăng gắn bó quân sự với Hoa Kỳ. Nên đã điều phó thủ tướng Trương Cao Lệ ( con rể của kẻ từng chủ trương dùng quân sự đánh Việt Nam là Đặng Tiểu Bình ) sang hối thúc Việt Nam tiếp tục bày tỏ '' tin cậy chính trị ''.





Câu trả lời của Việt Nam được thể hiện qua những thông tin về ông Thanh những ngày qua. Người phụ trách việc đó đang điều trị, sức khoẻ tiến triển, ông định đi nơi này , nhưng lại đột xuất bận, chưa biết khi nào ông ấy sẽ thực hiện. Xin cứ thư thả chờ đợi dăm bữa nữa.

1 nhận xét: