Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Hãy trả tự do cho LS Lê Quốc Quân!

Thư ngỏ gửi các vị lãnh đạo đảng nhà nước, cơ quan pháp luật VN
Kính gửi:

Nhà báo Nguyễn Đình Ấm
Nhà báo Nguyễn Đình Ấm

Tôi là Nguyễn Đình Ấm, trú tại số nhà 60 ngõ 109 Nguyễn Sơn, P. Gia Thụy, Q.Long Biên Hà Nội. Nay tôi có thư thỉnh cầu đến quý ông và cơ quan việc sau đây:

Sau nhiều lần bị bắt giam, sách nhiễu, “côn đồ” vô cớ hành hung…ngày 27/12/2012 luật sư Lê Quốc Quân (LQQ) lại bị bắt giam về tội trốn thuế.

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

ĐÃ TÌM THẤY TRẦN DÂN TIÊN

Nguyễn Khôi
Nguyễn Khôi
THÁI DOÃN HIỂU  

Theo Nguyễn Khôi – 75 tuổi nguyên chuyên viên cao cấp – phó vụ trưởng Văn phòng Quốc Hội, có thời gian  làm Bí thư chi bộ có các bác Trường Chinh, Lê Thanh Nghị, Nguyễn Hữu Thọ cùng sinh hoạt, là  Nhà văn Hà Nội, tác giả bộ Cổ pháp cố sự, Chuyện làng Đình Bảng xưa, 4 tập- 920 trang viết về cội nguồn nhà Lý, giải thưởng VHNT Thủ Đô 2008- (xem Nguyễn Khôi- Wikipedia tiếng Việt).

Cuốn ” Những mẩu chuyện hoạt động của Hồ Chủ tịch” ra đời là do lúc đó (1945-1946) kể cả trong và ngoài nước, địch – ta …ít ai biết về Hồ Chí Minh, mà chỉ biết có Nguyễn Ái Quốc, vì thế theo sáng kiến của ông Hoàng Quốc Việt (thường vụ Trung ương Đảng) gợi ý cho Trần Huy Liệu (Bộ trưởng bộ Tuyên truyền) viết giới thiệu về Bác, Trần Huy Liệu không viết mà giao cho Vũ Đình Huỳnh, thư ký trợ lý của Bác chấp bút, xong khởi thảo thì Trần Huy Liệu sửa, viết bổ sung (thêm bớt) rồi qua Hoàng Quốc Việt, Trường Chinh đọc “duyệt” cho ý kiến để hoàn thiện  đem xuất bản. Ở thời điểm ấy bận trăm công nghìn việc, thù trong giặc ngoài như thế  thì Bác làm sao mà ngồi chấp bút viết về mình được ? Hơn nữa, Hồ Chủ tịch là người bình sinh khiêm tốn không khi nào nói về mình. 

Bà Nhung kể chuyện Nguyễn Phương Uyên bị tấn công và bị áp giải

Bình Thuận – Bà Nguyễn Thị Nhung cho biết quyết định thi hành án dành cho sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên có hiệu lực từ ngày 25.09.2013. Bà và Phương Uyên có kế hoạch trở về Bình Thuận đúng tối 25.09.2013, nên hoàn toàn không có gì sai luật.

Như tin chúng tôi đã loan, tối hôm qua, khi anh Phạm Bá Hải, bà Dương Thị Tân, bà NGuyễn Thị Nhung, nữ sinh Nguyễn Phương Uyên, anh Lê Quốc Quyết và một vài người khác đang ở trong nhà blogger, cựu chiến binh, Nguyễn Tường Thụy thì công an đã đập cửa và xông vào bắt mọi người đi.

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Lý Quang Diệu: VIỆT NAM - BỊ NHỐT TRONG Ý THỨC HỆ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Lý Quang Diệu

Nhiều người đặt nhiều kỳ vọng vào Việt Nam khi nước này quyết định cải cách theo hướng thị trường tự do vào những năm 1980s, tức là chỉ vài năm sau khi Trung Quốc thực hiện bước đi tương tự. Đổi Mới, hay “thay đổi để chuyển sang cái mới” theo cách nói của người Việt Nam, lúc đầu có triển vọng. Một trong những hành động đầu tiên là nước này giao đất sở hữu tập thể theo thuyết xã hội chủ nghĩa đến cá nhân người nông dân. Việc này dẫn đến sản lượng nông nghiệp tăng vượt trội chỉ trong vài năm. Nhiều người cả trong nước lẫn ngoài nước đã nghĩ rằng nước này đang đi đúng hướng.

Hồ Thiên Nga


Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

UẨN KHÚC TRONG ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP


cũng chỉ là con dân
mà xưng là thiên tử
Có lẽ không điều khoản nào của Hiến pháp 1992  Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 lại được bàn cãi nhiều bằng Điều 4. Một bên thì cương quyết bảo lưu, bên kia lại muốn loại bỏ nó ra khỏi Hiến pháp. Nội dung mà hai bên thường đề cập làduy trì hay không việc hiến định quyền lãnh đạo đương nhiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Nhưng đấy mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Để tìm hiểu thêm phần tiềm ẩn, ta hãy đọc lại Điều 4 Hiến pháp 1992 và cùng nhau suy ngẫm:

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Diễn biến hòa bình" hay "bạo lực cách mạng?

Nhà văn Hoàng Lại Giang

“Tôi muốn gởi những dòng cuối này đến anh Nguyễn Phú Trọng, với tư cách là đồng môn – tôi học trước anh hai khoá. Tuy là học một trường, nhưng tôi và anh có hai cách tiếp cận khác về CNXH. Tôi nghiêng về CNXH dân chủ của Lassall, còn anh theo CNXH bạo lực của Lénin.” “Bạn bè chúng ta thời đại học nói với tôi rằng kể từ khi anh lên chức TBT đã có hơn 50 người yêu nước bị làm khó dễ, bị bắt, bị giam cầm vì nhiều lý do vu vơ.” 

Dấu ấn của những cuộc “Bạo lực cánh mạng”

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Đường đến Hội đồng Nhân quyền 2014-2016 của Việt Nam

Nghiêm Hoa 

Cuộc bầu cử để chọn ra các thành viên mới nhiệm kỳ 2014 - 2016 trong số 47 thành viên của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) sẽ diễn ra theo dự kiến vào ngày 12/11/2013 tại Đại hội đồng LHQ. Ngày 25/02/2013, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tuyên bố trước Đại hội đồng Liên Hợp quốc về việc Việt Nam lần đầu tiên ứng cử vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ) nhiệm kỳ này. Như vậy, Việt Nam đã chính thức cạnh tranh với Trung Quốc, Maldives, Jordan và Arập Saudi với tỉ lệ 5 chọn 4 cho vùng Châu Á – Thái Bình Dương.

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Đảng và Nhân dân – Vị thế bị tráo

Tiến sỹ Hoàng Xuân Phú
Con xưng bố của ba
ấy là nhà vô phúc

“Đảng… vĩ đại… tài tình… sáng suốt… lãnh đạo Nhân dân… giáo dục Nhân dân…”
Nói mãi, nghe mãi thành quen, nên bao người coi đó là chân lý. Hễ nghe nói khác, lại cho là nghịch nhĩ.

Điệp khúc ngân vang hơn nửa thế kỷ, khiến giới cầm quyền càng thêm tin rằng quyền lãnh đạo của họ là một thứ đương nhiên – như thể được Tạo hóa ban cho; là một vị thế độc tôn – có thể thừa kế nội bộ từ thế hệ này sang thế hệ khác, theo kiểu “cha truyền con nối” như thời vua chúa phong kiến. Dưới con mắt cường quyền, Nhân dân hiện ra như bầy cừu chỉ có khả năng biểu cảm bằng tiếng “be be”, suốt đời cần được bề trên “chăn dắt”; hay như đám học trò thiểu năng, “giáo dục” suốt mấy chục năm mà vẫn không khá lên được, thành thử mãi vẫn chưa đủ tầm dân trí, để xứng đáng hưởng những quyền tự do dân chủ, mà thế giới vẫn coi là quyền tối thiểu…

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

“NGHỆ THUẬT THỨ BẢY” - NGUỒN GỐC CỦA TÊN GỌI

Người yêu thích điện ảnh ở Việt Nam lâu nay ít khi để ý đến nguồn gốc tên gọi “Nghệ thuật thứ bảy” dành cho Điện ảnh, mặc dù thỉnh thoảng vẫn gặp trên báo chí tên gọi này. Mươi năm lại đây lác đác xuất hiện một số tài liệu giải thích rằng: “Sở dĩ gọi điện ảnh là nghệ thuật thứ bảy vì nó ra đời sau 6 nghệ thuật có trước nó”. Nhưng 6 nghệ thuật có trước nó là những nghệ thuật gì, thì mỗi người liệt kê ra những tên khác nhau. Có người liệt kê 6 nghệ thuật đó là: Văn học, Múa, Âm nhạc, Hội họa, Kiến trúc và Sân khấu. Có người lại liệt kê ra: “Văn học, Kiến trúc, Nghệ thuật tạo hình (trong đó có điêu khắc, hội họa, đồ họa, trang trí mỹ nghệ ) Sân khấu, Múa, Âm nhạc.” Các liệt kê trên không có sự thống nhất khi nêu tên những nghệ thuật ra đời trước Điện ảnh. Hơn nữa trong số các nghệ thuật trên không ai nêu ra “Nhiếp ảnh” cả. Không rõ vì lý do gì, vì Nhiếp ảnh không phải là một nghệ thuật hay vì nó ra đời sau Điện ảnh? Đặc biệt không ai cho biết xuất xứ của tên gọi “Nghệ thuật thứ bảy”.Người đầu tiên dùng cụm từ “Nghệ thuật thứ bảy” là Ricciotto Canudo (1879 – 1923). Ông là người Pháp gốc Ý, là nhà văn, nhà thơ, nhà biên kịch, nhà nghiên cứu văn học và nghệ thuật. Cụm từ “Nghệ thuật thứ bảy” được ông dùng không phải để đặt tên cho Điện ảnh mà dùng nó khi viết về Điện ảnh trong quá trình nghiên cứu tính chất và mối quan hệ của các loại hình nghệ thuật. Lúc đầu ông còn chưa dùng cụm từ “nghệ thuật thứ bảy” mà dùng cụm từ “nghệ thuật thứ sáu” để chỉ Điện ảnh.

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

"TRƯỜNG CHÚNG MÌNH" - Thơ và Lời bình

Ngày 30 tháng 8 năm 2013 các thày cô giáo, các học sinh Trường thiếu nhi Lư Sơn – Quế Lâm đã kỷ niệm 60 năm thành lập. Trường tồn tại có mấy năm, nhưng ký ức về trường thân yêu cứ theo đuổi mãi với từng người. Nhiều hoạt động kỷ niệm đã diễn ra liên tục đều đặn hàng năm, nhiều bài hồi ký, nhiều bài thơ đã được viết. Nhưng ấn tượng nhất, đối với tôi, là bài thơ “ Trường chúng mình” của Vũ Quang Trung sáng tác trong dịp bạn thăm lại Trường cũ. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Trường và cũng là nhân dịp mở lại Blog của một thành viên Lư Sơn – Quế Lâm, tôi xin đăng lại bài thơ cùng những lời bình lấy từ Blog “NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC" tại link http://songdaohoa.blogspot.com/2013/8-truong-chung-minh-vu-quang-trung-e-m.html Tôi tự coi như một dấu ấn đậm trong những ký ức về Trường.

********

TRƯỜNG CHÚNG MÌNH
                                                 Vũ Quang Trung

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

BLOG MỚI

Hôm nay tôi lập blog để tiếp tục giao lưu chia sẻ cùng các bạn cũ mới gần xa.
Mời các bạn vào thăm blog của VŨ ĐĂNG SINH..


Kể thêm về bạn Đức Tấn

Tiếp theo bài của PK tôi xin kể thêm vài nét về Đức Tấn:
(Ảnh bên là Đức Tấn ngày nay).
Không biết tôi về ở khu tập thể Trung Tự trước hay Đức Tấn về ở khu tập thể Khương Thượng trước. Chỉ nhớ trong một lần gặp mặt lớp Nga văn Bắc Kinh thì mới biết tôi và Đức Tấn ở gần nhau. Vì thế chúng tôi có điều kiện qua lại thăm hỏi nhau và tôi cũng có điều kiện tiếp cận cuộc sống của Đức Tấn hơn.