Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017

18 bức ảnh hiếm về Việt Nam cách đây hơn 100 năm

Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đến với những bức ảnh cổ còn được lưu lại dưới đây để có một cái nhìn rõ hơn về cuộc sống của cha ông ta hơn 100 năm về trước.
▼ Khách sạn Metropole (là khách sạn 5 sao đầu tiên ở Hà Nội), ảnh chụp năm 1901.
20722-aff6f710c3576687e9867b60d296a956-ohaytv
▼ Một cô gái đi bắt cua ở Bắc Kỳ, ảnh chụp đầu thế kỷ 20.
20722-9b297486059f64016ab46d9bb53a092e-ohaytv
▼  Các nhà sư của chùa Quang Minh, Bắc Ninh, ảnh chụp năm 1897
20722-11a53f205879fafb1f803639fdc90c50-ohaytv
▼ Hệ thống guồng quay dẫn nước sông vào ruộng ở sông Trà Khúc – Quảng Ngãi, ảnh chụp năm 1926.
20722-01cbdba8057aebdec937c8459176b6da-ohaytv
▼  Những người phụ nữ đang phụ đúc bê tông ở Nha Trang – Khánh Hòa, ảnh chụp năm 1926.
20722-f3f6217855e3eea6020779136556ff65-ohaytv
▼ Một chiếc tàu chạy bằng hơi nước ở bến tàu Việt Trì, ảnh chụp năm 1930.
20722-db8111c1d0bf0fac61eb2ee730852f88-ohaytv
▼ Một người đàn ông đánh trống, ảnh chụp năm 1920.
20722-1cb26d41a2219db817ffc4b85a1731bf-ohaytv
▼ Một cụ bà 82 tuổi ở Trung Kỳ, ảnh chụp đầu thế kỷ 20.
20722-a14e5f725b50955dcac581d85929a00b-ohaytv
▼ Một nam thiếu niên 15 tuổi điển hình ở Nam Kỳ, ảnh chụp đầu thế kỷ 20.
20722-caddd8af9c19d7c2d770b648d0567596-ohaytv
▼ Hai cha con bán cỏ khô ở Nam Kỳ, ảnh chụp năm 1904.
20722-3217a0c8b86df9ca8555fe4e710e36ed-ohaytv
▼ Thảo Cầm Viên ở Sài Gòn, ảnh chụp năm 1911.
20722-6f33adb47680e2ca184465f1a1b9b367-ohaytv
▼ Săn cọp ở Nam Kỳ, ảnh chụp đầu thế kỷ 20.
20722-30b9fa7be3844c4bdb7b7891f123cb6b-ohaytv
▼ Một hình ảnh săn cọp khác, ảnh chụp năm 1904.
20722-49c8b0fd22afdb2496803b0cc75499ea-ohaytv
▼ Một gánh hàng rong ở Sài Gòn, ảnh chụp năm 1920.
20722-a65eaf8d1f9752adbeb2ac4353bbf1db-ohaytv
▼ Những người gánh nước thuê ở Sài Gòn, ảnh chụp năm 1920.
20722-77617c26c3a92d5ef39f4add86a825f1-ohaytv
▼ Một góc phong cảnh ở Lái Thiêu, Bình Dương, ảnh chụp đầu thế kỷ 20.
20722-6842f6de97f02c6ecd0ba69e12df221a-ohaytv
▼ Chợ Hóc Môn, Sài Gòn, ảnh chụp khoảng 1890 đến 1910.
20722-9dff3c432497fe74453ba2e24cb9dca9-ohaytv
▼ Chợ Bến Thành, ảnh chụp năm 1938.
20722-d76db3cb297f29ee7306d29455a14058-ohaytv
Ảnh: Sưu tầmQuy Tâm (TH)

Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017

Ai đã biến Hãng phim truyện Việt Nam thành ‘làng Vũ Đại ngày ấy’?



Lỗ suốt 20 năm, nợ tiền thuê đất 21 tỷ đồng, Hãng phim truyện Việt Nam với quá khứ hiển vinh đã trở thành tay trắng.


Trụ sở rộng 5.500 m2 nằm bên Hồ Tây của Hãng phim truyện Việt Nam hiện hữu trong tình trạng ẩm mốc, xập xệ. Những dãy nhà cũ kỹ, chỉ còn một vài phòng có thể sử dụng. Những thước phim và đạo cụ nằm lăn lóc trên nền nhà tróc lở.

Chiếc xe của đoàn làm phim nằm im trong thời gian dài, chưa rõ còn sử dụng được không. Hàng quán mọc lên trong ngoài khuôn viên hãng. Phòng truyền thống hay còn gọi là Nhà phủy phi cơ nằm sát Hồ Tây hiện cũng bị bỏ hoang tầng một và đóng kín ở tầng 2. Căn nhà bị xuống cấp nghiêm trọng và từng bị một số đối tượng đập phá vào năm 2016.

Hãng phim truyện Việt Nam đang xuống cấp trầm trọng.


Hãng phim truyện Việt Nam đã tồn tại như vậy nhiều năm trước khi bị cổ phần hóa và thuộc về tay đại gia Nguyễn Thủy Nguyên. “Làng Vũ Đại ngày ấy” có thể xem như cách nói hình ảnh về một xã hội thu nhỏ, mà ở đó sự túng thiếu, bế tắc đã biến hành trình tồn tại trở nên “sống mòn”.
Sống mòn

Năm 2011, người viết có cuộc trò chuyện với đạo diễn - NSƯT Phạm Nhuệ Giang, khi đó đang tập trung cho dự án phim Tâm hồn mẹ. Đạo diễn Phạm Nhuệ Giang chia sẻ về quá trình đằng đẵng 20 năm theo đuổi dự án, từ những ngày thai nghén kịch bản, trình duyệt kịch bản lên Cục Điện ảnh, đợi rót vốn sản xuất… với muôn vàn vất vả.

Sau nhiều năm chờ đợi, cuối cùng nhà nước cũng cấp 70% vốn cho dự án Tâm hồn mẹ, khoảng gần 1 tỷ đồng. Với số tiền này, đạo diễn Phạm Nhuệ Giang cho biết chỉ chi phí đi lại tìm bối cảnh, casting diễn viên đã hết phân nửa.

Để tiếp tục thực hiện được dự án phim của mình, nữ đạo diễn đã phải gửi kịch bản đến nhiều tổ chức quốc tế, chạy vạy nhiều nơi để “giật gấu vá vai”, kiếm tiền làm phim.

Khi dự án phim hoàn tất, Tâm hồn mẹ lại rơi vào một bi kịch khác, đó là không có đơn vị nào chịu đứng ra phát hành giúp. Ở thị trường phim Việt Nam, phát hành một bộ phim nghệ thuật (không thuộc dòng giải trí), kinh phí quá thấp, chất lượng chưa rõ ràng là một điều quá ư mạo hiểm.

Cũng giống như Tâm hồn mẹ, có rất nhiều dự án phim được rót 70% vốn của Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất trong điêu đứng.

Một cảnh trong phim Tâm hồn mẹ của đạo diễn - NSƯT Phạm Nhuệ Giang.


Dự án Mùi cỏ cháy (đạo diễn Hữu Mười) ban đầu có ý định mời Lưu Trọng Ninh làm đạo diễn. Nhưng với số tiền quá eo hẹp, dự án phim đã bị từ chối. Trung úy của đạo diễn Hà Sơn quay cuồng trong suốt nhiều năm ròng không thể hoàn tất vì cứ đang quay lại… hết tiền.

Hãng phim truyện Việt Nam đã tồn tại trong nhiều thập niên mà không có nguồn thu. Trải qua các đời giám đốc từ thời ông Nguyễn Nam, ông Lê Đức Tiến, đến đạo diễn Vương Đức, hãng “vật vã” trong số tiền được rót ngày một ít đi, và xoay vần kiếm thêm từ các dự án phim truyền hình.

Trả lời Zing.vn, đạo diễn Vương Đức - giám đốc cuối cùng của Hãng phim truyện Việt Nam - từng cho biết: “Khi tôi lên giữ chức giám đốc hãng năm 2009, hãng đã gặp muôn vàn khó khăn. Cơ sở vật chất tồi tàn. Những thiết bị chúng tôi được nhà nước cấp vốn cho thay thế lần gần nhất cách đây đã 10 năm. Ở hãng gần như không có tài sản gì đáng kể”.

Mang theo mình một quá khứ hiển vinh với 400 bộ phim điện ảnh, với niềm kiêu hãnh vô tận về những giá trị kinh điển, nhưng như một “đứa trẻ bị bỏ rơi”, rời khỏi “bầu sữa” tiền nhà nước, Hãng phim truyện Việt Nam đã hoàn toàn tê liệt trước cơn lốc kinh tế thị trường.

Các nghệ sĩ lý luận rằng “chúng tôi làm phim nhà nước đặt hàng, không phải để kiếm lãi”, rằng “những phim bán vé ngoài kia là nhố nhăng, phim của chúng tôi mới là nghệ thuật”..

Nhưng điều đó chỉ càng chứng minh rằng họ đã bị thời đại của những bài toán kinh tế hóc búa bỏ rơi lại phía sau hoàn toàn.

Vĩ tuyến 17 ngày và đêm - một bộ phim kinh điển của đạo diễn - NSND Hải Ninh do Hãng phim truyện VN sản xuất.


“Khi định giá, giá trị doanh nghiệp của hãng là 20 tỷ đồng. Giá trị thương hiệu bằng 0. Cũng cần phải nói cho rõ, giá trị thương hiệu ở đây không tính bằng phim, mà tính theo luật doanh nghiệp, chỉ những doanh nghiệp có lãi mới được tính giá trị thương hiệu. Hãng phim truyện Việt Nam chưa bao giờ có lãi. Chúng tôi thua lỗ triền miên”, ông Vương Đức nói.

Sự trì trệ đã đẩy hãng phim đến bờ vực tuyệt vọng. Lỗ triền miên suốt 20 năm, nợ tiền thuê đất 21 tỷ đồng, chính những số nợ ấy đã đẩy hãng phim bước vào bi kịch cổ phần hóa.

Ngày 29/ 6/2010, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định số 2238/QĐ-BVHTTDL phê duyệt phương án chuyển đổi Hãng phim truyện Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phim truyện Việt Nam.

Năm 2016, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phim truyện Việt Nam tiến hành cổ phẩn hóa, chuyển giao sở hữu cho Tổng công ty vận tải thủy.

Công cuộc cổ phần khiến đông đảo nghệ sĩ của hãng bật khóc. Nhưng theo nhà quay phim Nguyễn Hữu Tuấn, “các nghệ sĩ khóc nhiều quá. Chỉ khóc mà không đưa ra được phương án giải quyết nào”.

Thực tế, lẽ ra các nghệ sĩ đã phải khóc sớm hơn, khóc từ những ngày hãng thua lỗ triền miên và rơi vào tiêu điều, đổ nát.

Bộ phim Bao giờ cho đến tháng 10 - một trong những bộ phim xuất sắc nhất của điện ảnh Việt Nam. Phim do đạo diễn - NSND Đặng Nhật Minh thực hiện, Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất.

Vàng son một thuở

Thành lập năm 1953, với hơn 60 năm tồn tại, nhắc đến Hãng phim truyện Việt Nam khán giả vẫn nhớ tới hàng loạt tác phẩm kinh điển: Con chim Vành Khuyên, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Chị Tư Hậu, Đến hẹn lại lên, Làng Vũ Đại ngày ấy, Bao giờ cho đến tháng 10, Thương nhớ đồng quê…

Rất nhiều năm về sau, những bộ phim ấy vẫn giữ nguyên giá trị. Quá khứ đã để lại cái bóng quá lớn, để những thế hệ sau này không thể vượt qua. Dĩ vãng vàng son đã trở thành mảnh đất màu mỡ bị khai thác quá lâu, để đến khi, chỉ một sự cựa mình của thời thế cũng khiến hãng phim kiệt quệ.

Trong khi quá khứ ru ngủ hãng, khán giả đã thay đổi, thị hiếu đã thay đổi và cuộc sống đã thay đổi. Nói như đạo diễn Charlie Nguyễn: “Tôi làm phim, điều đầu tiên tôi phải có trách nhiệm với đồng tiền nhà sản xuất đã bỏ ra".

"Nếu bây giờ tôi mang một kịch bản đến trước nhà sản xuất và nói, đây là tâm huyết của tôi, đây là một bộ phim giàu tính nghệ thuật của tôi thì sẽ chẳng ai quan tâm. Điều mà tôi phải đảm bảo với họ chỉ là, phim sẽ bán được vé”, ông nhấn mạnh.

Khi bị chất vấn về những bộ phim làm ra để xếp kho, ông Vương Đức từng nói: “Chúng tôi ý thức được việc mình làm phim bằng tiền thuế của dân, nên mọi chi phí trong đoàn phim phải tính rất kỹ”.

Thế nhưng, không ít trong số những bộ phim được sản xuất bằng tiền thuế ấy, mỗi khi ra mắt vẫn bị chê về sự khô cứng, về sự thiếu sáng tạo, và cả lối tư duy làm phim đã cũ.

Đời cát - bộ phim được đánh giá xuất sắc nhất của đạo diễn - NSND Thanh Vân.


Trao đổi với Zing.vn, Tiến sĩ Kinh tế Bùi Quang Tín (Đại học Ngân hàng TP.HCM) nói: "Cổ phần hóa những đơn vị như Hãng phim truyện Việt Nam là tất yếu, đó là tín hiệu của kinh tế thị trường. Trong thị trường, chỉ có sự sòng phẳng của việc mua bán. Kinh tế không thể tồn tại bằng những giá trị hoài niệm quá khứ".

Theo Tiến sỹ Bùi Quang Tín, trong quá trình cổ phần hóa, bức xúc là khó tránh. Nhưng ở góc độ chuyên môn, doanh nghiệp có Luật Doanh nghiệp, Luật Lao động. Tất cả các bên đều phải làm đúng pháp luật. Và điều quan trọng nhất, cả hai bên phải có sự bình tĩnh, tôn trọng, thấu hiểu.

Những giá trị kinh điển là vô giá, sẽ không gì có thể bôi xóa, không ai có thể phủ nhận. Quá khứ hiển vinh sẽ mãi hiển vinh. Nhưng, vẫn phải nhớ rằng đó là sự hiển vinh của quá khứ.




Quá trình thâu tóm Hãng phim truyện VN của đại gia Nguyễn Thủy Nguyên Chỉ phải chi số tiền khoảng 33 tỷ đồng, doanh nghiệp Vivaso của đại gia Nguyễn Thủy Nguyên đã nắm quyền chi phối hoạt động của VFS cùng với quản lý 4 khu đất vàng của công ty.




NSND Trà Giang khóc khi nói về vụ cổ phần hóa hãng phim truyện Lần lượt NSND Trà Giang, NSND Đoàn Dũng, NSND Thế Anh và NSƯT Minh Đức chia sẻ quan điểm phản đối về những khuất tất trong vụ cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam, số 4 Thụy Khuê.


Hào Hoa - Quang Đức
Chia sẻ Zalo
Facebook
Đánh giá:

Hãng phim truyện Việt Nam cổ phần Hãng phim truyện Việt Nam Làng Vũ Đại ngày ấy


Quang Chinh Vũđổi tên hiển thịthoát


Gửi bình luận



Ý KIẾN BẠN ĐỌC (32)
Nổi bật


Hoa Thủy


Mới đây, con tôi được học lớp kỷ năng sống. Trường chiếu cho các em bộ phim " Giỏ cá và cần câu". Truyện kể về chuyện 2 anh em đói khát được Bụt cho 2 thứ: 1 giỏ cá và 1 cần câu. Người anh nhào vào lấy giỏ...+

Trả lời33 Thích11:11 23/09


hehe


VFS cũng có cái khó, trước kia họ là 1 hãng phim Nhà nước, không phải cứ thích là sản xuất phim thị trường. Còn giờ đây khi cổ phần hóa thì lại được chuyển giao cho không đúng đối tượng.

Trả lời7 Thích15:34 23/09


Phong


Hãng phim Việt Nam hoàn toàn có thể tạo ra những phim sinh lời cao, mấy chục năm qua lỗ là do họ chỉ chú trọng những phim nghệ thuật vị nghệ thuật. Còn muốn làm nghệ thuật vị nhân sinh chẳng thì không có gì quá khó. Thậm chí hãng phim có thể làm tốt với cơ chế hợp lý. Hãy nhìn vào "Ngươi phán xử", những con người ấy cũng từ điện ảnh hàn lâm mà ra, cũng như những người của hãng phim.

Trả lời32 Thích07:41 23/09


Lê Nam


Ông không hiểu biết gì! Phim nhà nước mà ông nói : "chỉ chú trọng nghệ thuật vị nghệ thuât "! Ai cho phép? Ông có biết, mọi nghệ thuật đều phải phục vụ nhân sinh, là "luật" đấy ông ạ!

Trả lời1 Thích12 giờ trước


Đỗ Xuân Nguyên


TP Hà Nội nên thu hồi lại miếng đất đấy làm công viên kiểu như Đại Lộ Các Ngôi Sao của làng giải trí Việt Nam. Tôt nhất cho đấu giá công khai kể cả việc cho nước ngoài đầu tư, riêng quỹ đất của hãng phim không được chuyển...+

Trả lời2 Thích14 giờ trướcXem thêm bình luận
TIN TỨC MỚI NHẤT GIẢI TRÍ




'Doanh nghiệp chỉ mượn danh cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam'

17:21 21/09/2017 0 21



Dàn MC xinh đẹp của VTV lần đầu diễn thời trang

23:13 22/09/2017 11 1967



Phó thủ tướng: Thanh tra quá trình cổ phần hóa Hãng phim truyện VN

18:03 21/09/2017 14 231



Phó thủ tướng Vũ Đức Đam thị sát Hãng phim truyện Việt Nam

17:09 20/09/2017 12 433



Bộ trưởng Văn hóa yêu cầu minh bạch trong vụ Hãng phim truyện VN

21:37 20/09/2017 4 37


Sai lầm của người bệnh gout khiến acid uric mãi không hạ


Bộ Văn hóa: Hãng phim lỗ 20 năm, đang nợ 21 tỷ đồng thuê đất
11:15 21/09/2017
SAO VIỆT



5

Trong buổi làm việc sáng 21/9, thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái cho biết Bộ VHTTDL có chủ trương cổ phần hóa hãng phim từ năm 2006, tuy nhiên, gặp nhiều khó khăn và lúng túng.


Sáng 21/9, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái đã có buổi làm việc với báo chí về vấn đề cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam đang gây bức xúc dư luận những ngày qua.

Trước đó, nhiều nghệ sĩ làm việc tại Hãng phim truyện Việt Nam đã lên tiếng việc không được trả lương, cơ sở xuống cấp, đạo cụ bị hỏng hóc… sau quá trình cổ phần hóa.




Quá trình thâu tóm Hãng phim truyện VN của đại gia Nguyễn Thủy Nguyên Chỉ phải chi số tiền khoảng 33 tỷ đồng, doanh nghiệp Vivaso của đại gia Nguyễn Thủy Nguyên đã nắm quyền chi phối hoạt động của VFS cùng với quản lý 4 khu đất vàng của công ty.

Thậm chí, trong buổi họp mặt báo chí của Hội Điện Ảnh Việt Nam cũng diễn ra sáng 21/9, nghệ sĩ Quốc Tuấn là người chủ trì đã thẳng thắn cho rằng, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch về việc nắm bắt và giải quyết tình hình quá chậm trễ, dẫn đến Hãng phim truyện ngày càng xuống cấp.

Liên quan đến những vấn đề gây bức xúc, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái trả : "Hãng phim mới cổ phần hóa 2 tháng, chưa thể đánh giá hết được. Nhưng sự việc đáng tiếc xảy ra, cổ phần chiến lược Vivaso đã nhận khuyết điểm về lương, cơ sở vật chất, và hứa sẽ sửa chữa.

Bộ trưởng yêu cầu hãng phim phải thực hiện tốt việc xây dựng quy chế làm việc, phân công cán bộ rõ ràng, sắp xếp phòng ban hợp lý, tu sửa nơi làm việc. Đề nghị không được cho thuê bất cứ thứ gì ở hãng phim…".

"Trước mắt trả lương tháng 6, tháng 7 cho cán bộ như trước khi cổ phần. Sau này sẽ tính toán lại để có phương án trả lương sau cổ phần. Nhà đầu tư chiến lược đã hứa sẽ đưa ra các biện pháp, ổn định tình hình để sản xuất phim sau khi cổ phần hóa. Hãng phim cũng hứa làm phim tốt để đưa ra rạp chào mừng ngày thành lập", ông Huỳnh Vĩnh Ái nói.

Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái trong buổi làm việc sáng 21/9.


Theo Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái, Bộ trưởng Bộ VHTTDL yêu cầu hai đại diện cổ phần Nhà nước ở lại hãng phim, giám sát việc thực hiện chủ trương. Có vấn đề gì xảy ra thì kiến nghị lại Bộ để đưa ra giải pháp.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng cung cấp nhiều thông tin xoay quanh quá trình cổ phần hóa hãng phim. Cụ thể, Bộ có chủ trương cổ phần hóa từ năm 2006 và có 30 đơn vị nằm trong danh sách phải cổ phần, bao gồm hãng phim truyện Việt Nam.

Tuy nhiên, trong quá trình cổ phần hóa hãng phim quan trọng và có nhiều di sản văn hóa, lãnh đạo bộ gặp nhiều vấn đề dẫn đến lúng túng, cần thêm thời gian để nghiên cứu.

Đứng trước thực trạng nợ tiền thuê đất lên tới 21 tỷ đồng, hãng phim buộc phải cổ phần hóa để giải quyết vấn đề. Và lãnh đạo Bộ tiến hành cổ phần từ năm 2014, nhưng đến 2016 hãng mới thực sự trở thành công ty cổ phần.

Theo Thứ trưởng, hãng phim nợ trong suốt 20 năm, trong đó tiền thuê đất là 21 tỷ đồng. Hãng phim có nhiều mảnh đất tại Hoàng Hoa Thám, Đông Anh, Thụy Khuê (Hà Nội) hay TP.HCM, tuy nhiên, tất cả đều là đất thuê. Do đó, nhà đầu tư phải lập tức trả số nợ, nếu không, cơ quan chức năng sẽ thu hồi các giấy tờ.

Tuy nhiên, sau quá trình cổ phần hóa, Bộ không thể điều chỉnh hãng phim như trước. Thay vào đó, sẽ có hai đại diện Nhà nước ở lại hãng phim và xem xét các hoạt động có đúng mục đích làm phim hay không. Nếu không đúng thì đề nghị Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội rút giấy phép thi công.




'Giá 5.000 m2 đất vàng của hãng phim không bằng một căn hộ cao cấp'

NSND Trà Giang, NSND Thế Anh, đạo diễn Quốc Tuấn... đều rơi nước mắt khi nói về tình hình hiện tại của Hãng phim truyện Việt Nam.

Hãng phim truyện Việt Nam: được cổ phần hoá rồi bị... thanh tra

Hãng phim truyện Việt Nam: được cổ phần hoá rồi bị... thanh tra

25/09/2017 13:23 GMT+7
Các nghệ sĩ đã bức xúc phản ứng mạnh mẽ đến mức Chính phủ đã phải vào cuộc

TTO - Nghệ sĩ đang khấp khởi mừng sau tuyên bố của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam rằng sẽ thanh tra toàn bộ quá trình cổ phần hoá Hãng phim truyện Việt Nam. Cùng Tuổi Trẻ online nhìn lại những dấu mốc quan trọng của sự việc này...

Hãng phim truyện Việt Nam: được cổ phần hoá rồi bị... thanh tra - Ảnh 1.

Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

“Có những người bán rẻ Tổ quốc vì quyền lợi cá nhân”

"Có những người lúc đầu khi chưa có quyền lực thì tốt, nhưng sau đó, khi đã có quyền lực trong tay thì dần dần trở nên hư hỏng, thành người xấu; thậm chí đến mức có thể phản bội nhân dân, bán rẻ Tổ quốc vì ngai vàng của cá nhân".
LTS: Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết mới nhất của Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, nguyên phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, xung quanh một vấn đề mà ông luôn trăn trở - quyền lực và kiểm soát quyền lực.
Quyền lực như “con ngựa” bất kham, người không đủ nhân cách mà giao cho họ cầm cương thì nó sẽ tung phá, gây đổ ngã và làm chết cả người ngồi trên yên ngựa. Quyền lực là "con dao" hai lưỡi, có thể phục vụ cho đời và cũng có thể làm hại đất nước nếu rơi vào tay những kẻ bất tài, tham lam.
Năm 2011, Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề cập, dù là mới thoáng qua, việc kiểm soát quyền lực. Rất tiếc là chủ trương đó chưa được triển khai thực hiện cụ thể. Trước và trong Đại hội XII, Tổng Bí thư của Đảng ít nhất đã hai lần nhấn mạnh phải kiểm soát quyền lực.
Gần hai năm trước, trong bài “Tham vọng quyền lực và sự tha hóa”, tôi có viết ý kiến về kiểm soát quyền lực và trả lời phỏng vấn của báo chí về việc này. Thời gian gần đây một số tờ báo có đặt vấn đề phỏng vấn tôi yêu cầu nói tiếp ý kiến về kiểm soát quyền lực. Đó là lý do khiến tôi viết tiếp bài này trao đổi thêm để bạn đọc tham khảo.
Kiểm soát quyền lực, Vũ Ngọc Hoàng, Liên Xô sụp đổ, Diễn biến hòa bình, Tham nhũng, Lợi ích nhóm
TS Vũ Ngọc Hoàng. Ảnh: Lê Anh Dũng
Câu hỏi trước tiên cần nói thêm là vì sao phải kiểm soát quyền lực? nếu không kiểm soát quyền lực thì sẽ thế nào?
Mặt tiêu cực của quyền lực
Quyền lực vốn là của cộng đồng nhân dân, khởi đầu là thế, và mãi mãi cũng là thế, không phải của thần linh, không phải của bất kỳ cá nhân ai, của một gia đình trị hoặc một tộc họ nào; cũng không phải của bất kỳ một tổ chức nào khác.
Từ lâu Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức được và đã nhiều lần khẳng định trong các Nghị quyết rằng quyền lực thuộc về nhân dân. Nhân dân không trực tiếp nắm giữ tất cả, mà chỉ nắm giữ một số vấn đề then chốt (sẽ nói sau), còn lại là ủy quyền cho nhà nước quản lý và sử dụng quyền lực để bảo vệ và phục vụ nhân dân, kiến tạo một quốc gia phát triển.
Tuy nhiên, trong lịch sử, đã từng có không ít trường hợp những người (hoặc nhóm người) bằng các thủ đoạn chính trị đã cướp đoạt quyền lực của nhân dân, biến nhân dân thành đối tượng bị cai trị. Nhân dân sau khi ủy quyền thì mất quyền, còn người được ủy quyền thì dần dần bị quyền lực làm tha hóa. Họ sử dụng quyền lực không phải để bảo vệ và phục vụ nhân dân như mục đích ban đầu, mà để phục vụ lợi ích của cá nhân, gia đình, dòng họ, cho một nhóm người, họ quay lại ức hiếp nhân dân, biến nhân dân từ chủ nhân của quyền lực thành đối tượng bị chèn ép, bị ức hiếp, bị tước đoạt.
Ở bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào, quyền lực cũng luôn có hai mặt. Mặt tích cực, nó là công cụ hữu hiệu bậc nhất để tập hợp lực lượng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng một xã hội tốt đẹp, nếu như quyền lực ấy được trao cho những con người có nhân cách tốt.
Mặt tiêu cực, nó luôn làm tha hóa những con người và bộ máy sử dụng quyền lực nhưng lại yếu kém về nhân cách và không có cơ chế tốt để kiểm soát quyền lực. Sự tha hóa như vậy có từ trong bản chất tự nhiên của con người và quyền lực. Có những người lúc đầu (khi chưa có quyền lực) thì tốt, nhưng sau đó, khi đã có quyền lực trong tay thì dần dần trở nên hư hỏng, thành người xấu; thậm chí đến mức có thể phản bội nhân dân, bán rẻ Tổ quốc vì ngai vàng của cá nhân.
Cá biệt có những người thay đổi bản chất rất nhanh, chỉ sau một lần bỏ phiếu, họ gần như trở thành một người khác hẳn, từ dáng đi, cách nói, cách bắt tay. Họ khệnh khạng hơn, có vẻ "oai vệ" hơn, "bề trên" hơn. Khi người ta đến được đỉnh cao của "chiến thắng" trong quyền lực thì đấy là lúc người ta bắt đầu thua, mà trước tiên là thua chính mình.
Trên đỉnh cao của quyền lực ít ai nhìn thấy tai họa ẩn chứa vốn có từ bên trong quyền lực ấy, nếu không phải là người lãnh đạo có nhân cách lớn, minh triết uyên thâm, có khả năng vượt qua chính mình và ma lực cám dỗ của quyền lực, để tịnh tâm nhìn xa trông rộng. Khi đã có trong tay tất cả thì đấy cũng là lúc tự mình bắt đầu đánh mất dần.
Tha hóa quyền lực dẫn đến sụp đổ chế độ  
Việc kiểm soát quyền lực trước tiên là để bảo đảm cho quyền lực luôn thuộc về đúng chủ nhân của nó, tức là thuộc về nhân dân, được sử dụng đúng mục đích, không bị lợi dụng, lạm quyền. Khi quyền lực bị lạm dụng thì tất yếu sẽ tha hóa bộ máy cầm quyền, và cũng là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tha hóa đạo đức xã hội.
Sự tha hóa quyền lực tất yếu sẽ dẫn đến sụp đổ chế độ chính trị. Nếu sự tha hóa ấy không dừng lại và lành mạnh hóa thì sụp đổ là không thể khác, chỉ còn là vấn đề thời gian. Sự sụp đổ ấy chính là tự đổ, không phải do ai phá và cũng không ai cản nổi.
Có những suy nghĩ rất ấu trĩ sai lầm khi cho rằng nắm cho chắc lực lượng vũ trang là có thể đẩy lùi sự sụp đổ. Không đâu! Liên Xô ngày trước cả quân đội và lực lượng an ninh KGB còn rất mạnh, bậc nhất thế giới, vậy mà đến một lúc, khi sự tha hóa đã đến ngưỡng, thì cả một chế độ được cho là thành trì ấy bỗng chốc đổ ào, đến mức không tưởng tượng được, không hiểu nổi.
Nhiều người đã giải thích rằng do địch phá bằng “diễn biến hòa bình”... Không phải như thế đâu! Đấy là cách giải thích miễn cưỡng, không có cơ sở khoa học, tự trấn an mình. Địch thì lúc nào mà chả phá ta? Do phá ta nên nó mới là địch. Địch mà không phá ta mới là chuyện lạ.
Phá là việc của địch, còn ngã đổ là chuyện của ta. Nếu cử đổ lỗi cho địch thì rồi chẳng biết cách nào mà sửa. Địch phá Liên Xô ư? Phá sao bằng thời kỳ trước đó, khi 14 nước đế quốc tập trung bao vây nhà nước nhân dân còn non trẻ, rồi nội chiến, rồi chủ nghĩa phát-xít đã tập trung cao độ lực lượng với nửa nghìn sư đoàn thiện chiến trong đại chiến thế giới lần thứ 2 để tiêu diệt Liên Xô, nhưng không tiêu diệt được.
Ngược lại, Liên Xô đã lớn mạnh thành một cường quốc hàng đầu thế giới. Sao bây giờ địch giỏi vậy, tài tình vậy, chẳng tốn một viên đạn mà Liên Xô vẫn đổ ào không cứu vãn được, cứ như một cơn đột quỵ dữ dội và bất ngờ. Địch mà giỏi như vậy thì thật đáng kính phục?
Những nhà tuyên truyền “ngây thơ” đã vô tình tâng bốc địch, vậy mà cứ tưởng thế mới là có lập trường địch - ta. Bản chất của vấn đề Liên Xô đổ là tự đổ, do tha hóa quyền lực mà đổ, do không thể tự đứng được nữa mà đổ, do thối nát mà đổ, chứ chẳng phải ai xô ngã được.
Kiểm soát quyền lực, Vũ Ngọc Hoàng, Liên Xô sụp đổ, Diễn biến hòa bình, Tham nhũng, Lợi ích nhóm
Có những người có quyền lực trong tay trở nên tha hóa. Ảnh minh họa: Shutterstock/Thanh niên
Tham nhũng, lợi ích nhóm lan cả vào chốn thiêng liêng
Đặc điểm chính trị quan trọng nhất của xã hội xã hội chủ nghĩa (XHCN) chân chính là quyền lực thật  sự và luôn luôn thuộc về nhân dân. Chỉ khi ấy mới có một nền chính trị thật sự tốt đẹp và bền vững.
Thực tế lịch sử nhân loại đã cho thấy: nhà nước của chủ nô, của vua và các tập đoàn phong kiến, nhà nước của quan lại tha hóa (như Liên Xô giai đoạn sau chẳng hạn) và nhà nước của tài phiệt (tư bản hoang dã thời kỳ đầu) cuối cùng đều phải ngã đổ và kết thúc. Chỉ có nhà nước của dân, thật sự của dân, thì mới bền vững lâu dài, vì dân là vạn đại.
Vì vậy, việc kiểm soát quyền lực vừa là giá trị nhân văn của một xã hội tiến bộ, phòng chống sự tha hóa của Nhà nước và xã hội, đồng thời là để thực hiện mục tiêu XHCN chân chính, để có được một nhà nước bền vững lâu dài phục vụ nhân dân.
Khi quyền lực không được kiểm soát thì mặt trái của nó chính là tác nhân quan trọng nhất làm tha hóa cán bộ, tha hóa những con người được trao quyền lực, rồi tha hóa cả bộ máy, làm cho bộ máy bị biến chất, không còn là nhà nước của dân, mà dần dần thành nhà nước phản bội nhân dân.
Trong bất kỳ điều kiện nào, sự tha hóa quyền lực ở cán bộ và các cơ quan lãnh đạo quản lý, đều là nguyên nhân lớn nhất làm cho đạo đức xã hội xuống cấp, văn hóa suy đồi, dân tộc bị mất dần sức mạnh nội sinh, xã hội trì trệ và quốc gia không thể hưng thịnh, không có đủ sức mạnh để bảo vệ Tổ quốc, mục tiêu XHCN tốt đẹp mà nhiều người đã từng mong ước cũng trở nên xa vời và mơ hồ.
Lịch sử nước ta đã từng có nhiều lần do tha hóa quyền lực mà dẫn đến mất nước. Hầu hết các triều đại phong kiến Việt Nam đã từng bị sụp đổ vì tha hóa quyền lực. Triều đại sau được dân chúng ủng hộ lên thay, rồi cũng tha hóa tương tự, lặp lại như cũ. Ngay cả những triều đại đã một thời rất huy hoàng, có công lao to lớn bậc nhất với lịch sử dân tộc nhưng sau đó cũng tha hóa và sụp đổ (như nhà Lý, nhà Trần, Hậu Lê và Tây Sơn chẳng hạn).
Nhiều năm qua lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đã rất nhiều lần đề ra chủ trương và kêu gọi phải chống tham nhũng, chống “lợi ích nhóm” tiêu cực, cũng đã mất nhiều công sức cho công việc khó khăn và vất vả này, nhưng kết quả vẫn còn rất hạn chế. Tình hình tham nhũng, “lợi ích nhóm” chẳng những không dừng lại, mà đang còn khá phổ biến và phức tạp, gây nhức nhối xã hội, đau đầu các cơ quan lãnh đạo đất nước. 
Nó cứ lan rộng dần vào tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, của công việc quản lý và quản trị quốc gia, vào ngay trong các lĩnh vực mà trước đến nay thường được cho là trong sạch, thiêng liêng (như lĩnh vực dạy người, cứu người, an ninh quốc gia, nắm cán cân công lý để bảo vệ sự nghiêm minh, kể cả cơ quan ở cấp cao, cả nhà thờ, chùa chiền, cả lĩnh vực làm từ thiện, nhân đạo, chính sách đền ơn đáp nghĩa…).
Điều đó có nguyên nhân trực tiếp quan trọng nhất là chưa làm tốt việc kiểm soát quyền lực, nói thẳng và mạnh hơn là quyền lực về cơ bản chưa được kiểm soát, từ đó dẫn đến tha hóa cán bộ và các tổ chức trong bộ máy lãnh đạo quản lý.
Vũ Ngọc Hoàng
*Tiêu đề, các tiêu đề phụ của bài viết do Tuần Việt Nam đặt.
Kiểm soát quyền lực như thế nào, bằng cách nào? Mời độc giả đón đọc trong Phần 2.

Thứ Tư, 20 tháng 9, 2017

HỒI KÝ CỦA TRƯƠNG ĐỨC DUY

(Trích, người dịch Quốc Thanh)

“….Vào 1 giờ chiều, chiếc chuyên cơ hạ cánh đúng giờ xuống Sân bay Thành Đô. Khi đoàn đại biểu tới Nhà khách Tỉnh ủy Tứ Xuyên, Tổng bí thư Giang [Trạch Dân] và Thủ tướng Lý [Bằng] đứng trước cửa nhà khách đón khách. Sau khi chủ và khách đã ngồi cả trong nhà khách, hai bên hỏi han lẫn nhau đồng thời tiến hành trao đổi đơn giản.



Tổng bí thư Giang [Trạch Dân] giải thích: “Đồng chí Đặng Tiểu Bình đi nghỉ ở xa, nên lần này không gặp các vị được”. Cuộc gặp mặt đơn giản kết thúc xong thì nghỉ ngơi một lúc, đến 3 giờ chiều, hai bên bắt đầu tiến hành hội đàm chính thức vòng đầu. Tổng bí thư Giang [Trạch Dân] bắt đầu bằng một phát biểu ngắn, tiếp theo Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đọc lời mở đầu theo một bản đã chuẩn bị sẵn. Sau đó, Tổng bí thư Giang [Trạch Dân] trình bày một cách có hệ thống về giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia và mối quan hệ Trung-Việt.



Thủ tướng Lý [Bằng] phát biểu kĩ hơn về giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia. Sau khi nghỉ 15 phút, Nguyễn Văn Linh làm một bài phát biểu dài, nhấn mạnh trước đây Trung Quốc đã dành sự ủng hộ và giúp đỡ hết sức to lớn cho cách mạng Việt Nam và các cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, Đảng, chính phủ và nhân dân Việt Nam mãi mãi không bao giờ quên; ông bày tỏ bây giờ nguyện sẽ cùng với phía Trung Quốc nỗ lực giải quyết tốt vấn đề Campuchia, sớm thực hiện bình thường hóa quan hệ hai nước, khôi phục lại mối quan hệ truyền thống tốt đẹp Việt-Trung.



Chủ tịch Đỗ Mười cũng có bài phát biểu tương ứng, bày tỏ phía Việt Nam nguyện cùng với phía Trung Quốc giải quyết thật tốt vấn đề Campuchia, sẽ tiến hành nghiên cứu kĩ lưỡng phương án giải pháp do phía chúng ta đề xuất. Hội đàm vòng đầu chủ yếu xoay quanh việc Việt Nam rút quân triệt để khỏi Campuchia và vấn đề thành lập bộ máy quyền lực lâm thời – Hội đồng tối cao Campuchia (tức phương án phân bổ quyền lực) sau khi rút quân.

Sau tiệc chiêu đãi tối, các ban làm việc của hai bên đã tiến hành bàn bạc căng thẳng từng chi tiết trong Phương án giải pháp cho vấn đề Campuchia, theo chỉ đạo cụ thể của lãnh đạo từng bên, nhằm chuẩn bị tốt cho cuộc hội đàm chính thức vào ngày hôm sau, đồng thời bên phía ta đề nghị soạn thâu đêm luôn một bản dự thảo văn kiện chung.

Sáng ngày hôm sau tổ chức hội đàm vòng hai, trọng điểm là vấn đề Campuchia. Qua nỗ lực suốt cả một đêm của các ban làm việc hai bên, cả hai bên đã dần đi đến nhất trí đối với Phương án giải pháp cho vấn đề Campuchia. Nhưng trong hội đàm vòng hai vẫn còn xuất hiện một điểm bất đồng, đó là việc lập ra Hội đồng tối cao Campuchia gồm 13 đại biểu do phía ta đề xuất, phân bổ cụ thể là: 6+2+2+2+1 (tức phái Hun Sen 6 người, phái Campuchia dân chủ 2 người, phái Sihanouk 2 người và phái Son Sann 2 người + đích danh Sihanouk làm Chủ tịch).

Đỗ Mười bày tỏ tán thành để Sihanouk làm Chủ tịch Hội đồng tối cao Campuchia, nhưng cho rằng nên gộp Sihanouk vào trong danh mục phái Sihanouk, hai bên mỗi bên một nửa đã là thiệt cho Phnom Penh rồi, nếu như bên phái đối lập lại còn nhiều hơn 1 người, thì như vậy là không công bằng. Phía ta trình bày theo lý chủ trương và đòi hỏi rộng rãi của cộng đồng quốc tế, chứng tỏ phương án này là thích hợp nhất. Trong giờ nghỉ, Nguyễn Văn Linh đã có cuộc hội ý lại với Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng.

Trong buổi tiệc, Nguyễn Văn Linh thay mặt phía Việt Nam bày tỏ sự nhất trí toàn bộ với phương án do phía ta đề xuất, đồng thời nói sau khi về nước sẽ làm việc ngay với Phnom Penh, đồng thời cũng mong Trung Quốc thúc đẩy thực hiện việc hòa giải thực sự giữa Khơme Đỏ với Phnom Penh. Đến đây, vấn đề Campuchia đã được bàn bạc ổn thỏa, trở ngại lớn nhất trong quan hệ Trung-Việt đã được loại bỏ.

Tiếp đến, vấn đề khôi phục lại quan hệ giữa hai nước hai Đảng được bàn bạc trao đổi một cách khá thuận lợi, không gợi lại quá nhiều nợ nần cũ. Sau khi hai vấn đề lớn trong cuộc hội đàm lần này đã được trao đổi ổn thỏa, Tổng bí thư Giang Trạch Dân bày tỏ, giữa hai nước chúng ta từ đây có thể “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”, đồng thời dùng hai câu thơ của Lỗ Tấn [2] “Độ tận kiếp ba huynh đệ tại/ Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu”[3] làm lời kết cho cuộc hội đàm nội bộ lần này.

Phía Việt Nam bày tỏ hết sức mĩ mãn và phấn khởi trước thành quả của cuộc hội đàm lần này. Cuối cùng, Tổng bí thư Giang Trạch Dân đề nghị, hai bên cần kí vào một bản kỷ yếu về thành quả của cuộc hội đàm lần này, Nguyễn Văn Linh vui vẻ đồng ý. Chiều hôm đó, trước khi Đoàn đại biểu Việt Nam rời Thành Đô, Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng và Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười đã cùng nhau kí vào bản “Kỷ yếu hội đàm Thành Đô” mang ý nghĩa lịch sử.

Sau khi đoàn Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng nói lời tạm biệt với Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng và các đồng chí Tằng Khánh Hồng, Tề Hoài Viễn, Chu Thiện Khanh…, đã đáp lên chiếc chuyên cơ của phía ta rời Thành Đô bay tới Nam Ninh, dừng ở Nam Ninh rồi đổi ngay sang chuyên cơ của phía Việt Nam bay về Hà Nội. Tôi cũng ngẫu nhiên đi theo Đoàn đại biểu Việt Nam quay về Hà Nội.

Trên đường về, không khí trong khoang máy bay khác hẳn với lúc đến. Các vị lãnh đạo trao đổi bàn bạc nhiều, những người khác cũng nói cười vui vẻ. Chủ nhiệm Văn Phòng Trung ương Đảng Hồng Hà phấn khởi nói với tôi: “Cuộc gặp lần này rất thành công, quá tốt!” Trưởng Ban đối ngoại Trung ương Hoàng Bích Sơn cũng tràn đầy phấn khởi nói, về đến Hà Nội tôi sẽ mở tiệc mời đồng chí Đại sứ thưởng thức toàn những món ăn có tiếng của Việt Nam.

Một lúc sau, Chủ tịch Đỗ Mười đi lại phía tôi hỏi: “Nguyên văn hai câu thơ mà đồng chí Giang Trạch Dân trích dẫn đọc thế nào ấy nhỉ?” Tôi dùng ngay âm đọc Hán Việt (chú thích: Trong Nho học Việt Nam có một phép đọc cố định đối với chữ Hán) đọc lại một lượt cho ông ấy nghe, ông ấy còn bắt tôi viết nguyên văn ra, rồi nhờ tôi dịch ra tiếng Việt.

Đỗ Mười xem cả nguyên văn lẫn phần dịch ra tiếng Việt hai lần rồi bảo: “Đồng chí Giang Trạch Dân dẫn hai câu thơ này vào lúc kết thúc hội đàm là quá xác đáng!”. Về Hà Nội được ít ngày, tôi lại đọc được một bài thơ do Nguyễn Văn Linh viết thể hiện tâm trạng cảm khái cùa mình sau thành công của cuộc “Hội đàm Thành Đô”: “Huynh đệ chi giao sổ đại truyền/ Oán hận khuynh khắc hóa vân yên/ Tái tương phùng thời tiếu nhan triển/ Thiên niên tình nghị hựu trùng kiến” [4]

Nguồn: 中越高层成都会晤的前前后后 – Mạng Báo buổi sáng Liên hợp.

[1] Quảng Đông – Quảng Tây –ND
[2] Chỗ này tác giả nhầm. Đây là hai câu thơ của nhà thơ đời Thanh Giang Vĩnh. – ND
[3] Tạm dịch: Trải qua cơn sóng gió/ tình anh em vẫn còn/ Gặp nhau cười một cái quên hết oán thù . – ND
[4] Tạm dịch: Anh em chơi với nhau đã mấy thế hệ/ Oán hận trong khoảnh khắc đã biến thành mây khói/ Khi gặp lại nhau cười rạng rỡ/ Tình nghĩa ngàn năm xây dựng lại -ND.

Video tham khảo: 中越高层成都秘密会晤 一年后关系正常化 – Cuộc gặp mật cấp cao Trung-Việt ở Thành Đô – Một năm sau, bình thường hóa quan hệ.

Trương Đức Duy“

Nguồn: Facebook Dân Choa

Nhật ký Lý Bằng viết về Hội nghị Thành Đô

Tác giả: Lý Bằng | Biên dịch : Nguyên Hải
 [Năm 1986]
Ngày 26 tháng 12, Thứ Sáu, trời âm u, có mưa
Tại Đại hội VI Đảng Cộng Sản Việt Nam [ĐCSVN], Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư Đảng, thay cho nguyên Tổng Bí thư Lê Duẩn qua đời hồi tháng 7.
[Năm 1989]
Ngày 26 tháng 8, Thứ Bảy, trời âm u, có mưa
Hôm nay Việt Nam tuyên bố đã “rút toàn bộ quân đội” từ Campuchia. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết vấn đề Campuchia, cũng quét sạch trở ngại cho việc bình thường hóa mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam.
Bước ngoặt trong mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam —Hội nghị Thành Đô
[Năm 1990]
Ngày 6 tháng 6, Thứ Tư, trời hửng.
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh hội kiến Đại sứ Trương Đức Duy tại Bộ Quốc phòng Việt Nam. Nguyễn hy vọng thực hiện bình thường hóa quan hệ hai nước, hai đảng và mong muốn sớm đi thăm Trung Quốc.
Ngày 26 tháng 8, Chủ Nhật, trời âm u có mưa.
Tôi nói với đồng chí Giang Trạch Dân về việc Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam [ĐCSVN] Nguyễn Văn Linh và những người lãnh đạo chủ yếu phía Việt Nam đến thăm Trung Quốc với tính chất nội bộ, đồng chí Giang Trạch Dân tỏ ý hoàn toàn tán thành.
Ngày 27 tháng 8, Thứ Hai, trời mưa.
Tôi đã báo cáo đồng chí Đặng Tiểu Bình về việc đồng chí Giang Trạch Dân và tôi sẽ hội kiến Nguyễn Văn Linh. Xét thấy Á Vận Hội sắp cử hành tại Bắc Kinh, mà lần gặp gỡ này bàn đến việc bình thường hóa quan hệ hai nước Trung-Việt, là chuyện trọng đại, để tiện giữ bí mật, địa điểm hội đàm thu xếp tại Thành Đô.
Ngày 30 tháng 8, Thứ Năm, trời hửng.
Việc đồng chí Giang Trạch Dân và tôi đi Thành Đô hội đàm với Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, đã gửi lời mời cho phía Việt Nam. Giờ đây hãy xem Việt Nam trả lời thế nào.
Ngày 2 tháng 9, Chủ Nhật, trời hửng.
Ba giờ rưỡi chiều, tôi đáp chuyên cơ cất cánh từ sân bay Tây Giao Bắc Kinh, khoảng 6 giờ đến sân bay Thành Đô. Chúng tôi đi ô tô, sau 20 phút đến Nhà khách Kim Ngưu, Bí thư Tỉnh ủy Dương Nhữ Đại đang chờ. Đồng chí Giang Trạch Dân đáp một chuyên cơ khác đến Thành Đô sau tôi nửa giờ. Buổi tối từ 8 giờ rưỡi đến 11 giờ, tôi và đồng chí Giang Trạch Dân trao đổi ý kiến về phương châm hội đàm với phía Việt Nam ngày mai.
Ngày 3 tháng 9, Thứ Hai, Thành Đô, trời hửng.
Buổi sáng, tôi đến chỗ đồng chí Giang Trạch Dân cùng đồng chí tiếp tục nghiên cứu phương châm hội đàm với phía Việt Nam chiều nay.
Buổi chiều khoảng 2 giờ, Tổng Bí thư Trung ương ĐCSVN Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười và Cố vấn TƯ ĐCSVN Phạm Văn Đồng đến Nhà khách Kim Ngưu. Giang Trạch Dân và tôi đón họ tại nhà trệt số 1. Nguyễn Văn Linh mặc âu phục màu cà phê, có phong thái học giả. Đỗ Mười còn khỏe mạnh, tóc bạc phơ, mặc âu phục màu lam. Hai người này đều ở độ tuổi 73-74, còn Phạm Văn Đồng hai mắt bị đục thủy tinh thể, thị lực rất kém, mặc bộ đại cán màu lam, giống cán bộ lão thành Trung Quốc.
Buổi chiều, hội đàm bắt đầu, trước tiên Nguyễn Văn Linh phát biểu một bài dài. Tuy đã tỏ ý muốn giải quyết thật nhanh vấn đề Campuchia và nói thành lập Hội đồng Tối cao Campuchia là nhiệm vụ cấp bách trước mắt, không nên loại bỏ bất cứ bên nào, nhưng lại tỏ ý không muốn can thiệp vào việc nội bộ của Campuchia. Xem ra trên vấn đề Campuchia, Nguyễn Văn Linh chỉ muốn tỏ thái độ về nguyên tắc, mà đặt trọng điểm vào mặt bình thường hóa quan hệ Trung-Việt.
Hội đàm kéo dài một mạch đến 8 giờ tối. 8 giờ rưỡi mới bắt đầu tiệc chiêu đãi tối. Trên bàn ăn, tôi và đồng chí Giang Trạch Dân từng người làm việc với Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười.
Ngày 4 tháng 9, Thứ Ba, trời âm u.
Buổi sáng, chúng tôi tiếp tục họp với các đồng chí lãnh đạo Việt Nam. Đến giờ này, nên nói là các vấn đề hội nghị nêu ra đã đạt được sự đồng thuận tương đối trọn vẹn, quyết định dự thảo biên bản hội nghị.
Hai giờ rưỡi chiều, hai bên Trung Quốc-Việt Nam làm lễ ký biên bản ở nhà trệt số Một nhà khách Kim Ngưu, Tổng Bí thư và Thủ tướng mỗi bên đều ký. Đây là bước ngoặt có tính lịch sử trong mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam. Ngay tại lễ ký, đồng chí Giang Trạch Dân tặng các đồng chí Việt Nam câu thơ “Độ tận kiếp ba huynh đệ tại, tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu[Tạm dịch : Qua hoạn nạn, anh em còn đó. Gặp nhau cười, hết sạch ơn thù] ”. Đây là câu thơ của Lỗ Tấn.[1] Các đồng chí Việt Nam tỏ ý vui mừng với việc tặng thơ này.
4 giờ chiều, chuyên cơ cất cánh về Bắc Kinh, Khoảng 6 giờ 10 đến nơi.
Đảng Cộng sản Việt Nam họp Đại hội VII
[Năm 1991]
Ngày 29 tháng 6, Thứ Bảy.
Đại hội VII ĐCSVN bế mạc, Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư, Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng là Cố vấn. Tinh thần cơ bản của Đại hội VII ĐCSVN là kiên trì chủ nghĩa xã hội, cải cách kinh tế, chủ trương hữu nghị Việt Nam-Liên Xô, Việt Nam-Trung Quốc. Tinh thần này có lợi cho việc cải thiện quan hệ Trung-Việt.
Ngày 30 tháng 7, Thứ Ba, Bắc Kinh, trời hửng.
Buổi chiều tôi hội kiến với Đại biểu đặc biệt Trung ương ĐCSVN Lê Đức Anh và Hồng Hà. Họ yêu cầu tổ chức cuộc gặp cấp cao Trung-Việt. Tôi nói là để cho nhân dân hai nước có chuẩn bị, để các nước khác trong ASEAN không đến nỗi có lo ngại, Trung Quốc-Việt Nam trước tiên nên tiến hành gặp gỡ cấp Thứ trưởng và Bộ trưởng Ngoại giao. Còn nói về  gặp gỡ cấp cao, phía Trung Quốc cho rằng trên nguyên tắc không có vấn đề gì. Ngày mai Tổng Bí thư Giang Trạch Dân sẽ chính thức trả lời họ. Về việc bình thường hóa quan hệ kinh tế Trung-Việt, có thể trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, các đơn vị đối tác của hai bên sẽ bàn bạc giải quyết, Trung Quốc đều có thái độ tích cực đối với các vấn đề nối lại thương mại, bưu chính, hàng không, quyết toán ngân hàng, khôi phục giao thông trên bộ.
Thực hiện bình thường hóa mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam
Ngày 5 tháng 11, Thứ Ba, trời hửng.
5 giờ chiều, đồng chí Giang Trạch Dân và tôi làm nghi thức đón Tổng Bí thư ĐCSVN Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt thăm Trung Quốc tại quảng trường Đông Môn bên ngoài Đại lễ đường Nhân dân. Tiếp đó chúng tôi hội đàm. Trên vấn đề Đài Loan, Đỗ Mười có thái độ rõ ràng. Đồng chí Giang Trạch Dân nói, sau khi mối quan hệ hai nước trải qua một khúc quanh co, hôm nay người lãnh đạo hai nước Trung-Việt có thể ngồi với nhau làm cuộc gặp gỡ cấp cao, điều này có ý nghĩa quan trọng. Đây là cuộc gặp kết thúc quá khứ, mở ra tương lai, đánh dấu sự bình thường hóa mối quan hệ hai nước, nó ắt sẽ có ảnh hưởng sâu xa đối với sự phát triển mối quan hệ giữa hai nước. Đỗ Mười nói, việc bình thường hóa mối quan hệ Việt-Trung phù hợp nguyện vọng và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, cũng có lợi cho hòa bình và ổn định khu vực này và thế giới. Tiếp đó vào tiệc chiêu đãi.
Ngày 6 tháng 11, Thứ Tư, trời hửng.
Buổi chiều, tôi hội đàm với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt, không khí hội đàm rất tốt. Trước hết tôi nói, sáng nay Tổng Bí thư Giang Trạch Dân và Tổng Bí thư Đỗ Mười đã tiến hành cuộc hội đàm rất tốt, hai bên đã gắng sức trao đổi mọi ý kiến. Võ Văn Kiệt có thái độ đúng trên vấn đề Đài Loan. Trong hội đàm, tôi đã nêu ra các vấn đề nợ, biên giới, nạn dân v.v… Hai bên đồng ý sau này sẽ bàn lại. Về việc Việt Nam đề xuất vay tiền cho các dự án mới, tôi nhận lời trước hết sẽ khảo sát các dự án của Việt Nam. Về vấn đề Campuchia, tôi nói hiệp định giải quyết chính trị toàn diện vấn đề Campuchia đã ký tại Paris, việc thi hành hiệp định này còn cần tới sự tiếp tục cố gắng của các bên.
Ngày 7 tháng 11, Thứ Năm, trời hửng.
Buổi chiều, hiệp định thương mại Trung-Việt và hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc ở biên giới hai nước được ký tại Nhà khách quốc tế ở Điếu Ngư Đài. Lãnh đạo Đảng và Chính phủ hai nước dự lễ ký kết. Sau đó tôi và đồng chí Giang Trạch Dân nói lời tạm biệt với Đỗ Mười và Võ Văn Kiệt. Họ sẽ đi thăm Quảng Châu, Thâm Quyến.
—————
Bài viết trích từ nhật ký của cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng. Nhật ký của Lý Bằng được in thành sách dưới tên “Hòa bình Phát triển Hợp tác  Lý Bằng ngoại sự nhật ký”, Tân Hoa xuất bản xã.
Nguồn:   李鹏日记披露1990年代中越关系正常化始末   2012年05月03日   人民网   李鹏
Đọc thêm:
————————
[1] Giang Trạch Dân nói câu thơ này là của Giang Vĩnh (1681-1762), nhà thơ đời Thanh. Giang Trạch Dân quê ở Giang Loan, Vụ Nguyên (nay thuộc Giang Tây), mà Giang Vĩnh là danh nhân lịch sử vùng này, chắc hẳn ông biết rõ về Giang Vĩnh. Như vậy có thể Lỗ Tấn đã mượn câu thơ ấy của Giang Vĩnh đưa vào bài thơ “Đề Tam Nghĩa Tháp ” Lỗ Tấn làm năm 1933. Ông Cổ Tiểu Tùng Phó Viện trưởng Viện Khoa học xã hội Quảng Tây cũng nói như Giang Trạch Dân (ND).