Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

Trưởng Ban Kinh tế TW Nguyễn Văn Bình bị yêu cầu giải trình việc đứng sau tin đồn đổi tiền


Trưởng Ban Kinh tế TW Nguyễn Văn Bình vốn là một kẻ ma mãnh đã định lợi dụng việc đổi tiền để trục lợi cho nhóm lợi ích của mình, bằng cách Bình đã cho tay chân chuẩn bị một số tiền tới 16.500 tỷ để mua gom vàng và ngoại tệ trước đó. Sau khi gom đủ, thì lập tức Nguyễn Văn Bình cho tung tin đổi tiền trước thời điểm cuộc đổi tiền chính thứ tiến hành vào giữa tháng 2/2017. Theo đánh giá của Bộ CA và các chuyên gia tài chính tiền tệ cho biết, chỉ bằng cú tung tin đổi tiền vừa qua, trong vòng hơn 10 ngày thì nhóm lợi ích Tài chính – Tiền tệ sân sau của một số quan chức đã thu lợi không dưới 3.500 tỷ đồng.





Ai là kẻ chủ mưu và việc cố ý lộ tin đổi tiền nhằm mục đích gì?

Như tin đã đưa, ngày 10/12/2016, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can với một số lãnh đạo của Ngân hàng Đông Á, trong đó có Tổng GĐ Đông Á Bank Trần Phương Bình bị cùng với 3 nhân viên của ngân hàng này bắt giữ và khởi tố do vi phạm pháp luật trong hoạt động tiền tệ ngân hàng. Với lý do chính là người để lọt tin đổi tiền tuyệt mật ra ngoài. Điều đó đã khiến cho toàn bộ KH đổi tiền của chính phủ bị vỡ lở, không thực hiện được.

Tuy nhiên, Tổng GĐ Đông Á Bank Trần Phương Bình hay bà Nguyễn Thị Ngọc Vân Phó TGĐ cùng với 3 nhân viên của ngân hang Dong A Bank chỉ là những con tốt trong một âm mưu trục lợi thông qua việc lũng đoạn tiền tệ của các nhóm lợi ích. Mà Phó Thủ tướng Nguyễn Văn Bình vốn là một kẻ ma mãnh đã định lợi dụng việc đổi tiền để trục lợi cho nhóm lợi ích của mình là chủ trò, bằng cách Nguyễn Văn Bình đã cho tay chân chuẩn bị một số tiền tới 16.500 tỷ đồng để mua gom vàng và ngoại tệ trước đó. Sau khi gom đủ, thì lập tức Nguyễn Văn Bình cho tung tin đổi tiền trước thời điểm cuộc đổi tiền chính thứ tiến hành vào giữa tháng 2/2017.

Trước khi bị đình chỉ chức danh Tổng giám đốc, ông Trần Phương Bình từng đảm nhiệm vị trí Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đông Á - DongABank.

Ông Trần Phương Bình sinh năm 1959, là cử nhân Kinh tế. Ông là một trong số những nhân vật gắn bó với DongABank từ những ngày đầu ngân hàng thành lập. Trước khi trở thành Tổng giám đốc vào năm 1998, ông chưa từng có kinh nghiệm hay chuyên môn về lĩnh vực ngân hàng. Công việc trước đó của ông là giảng dạy lĩnh vực kinh tế.

Trong quá trình công tác tại DongABank, ông cũng từng đảm nhiệm vị trí Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc ngân hàng. Tính đến ngày 30/6/2014, ông Trần Phương Bình nắm giữ 15 triệu cổ phiếu tại DongABank, tương đương tỷ lệ sở hữu 3% vốn ngân hàng.

Ông cũng chính là cầu nối quan trọng giữa DongABank với các cổ đông của ngân hàng. Hầu hết những người thân của ông đều là cổ đông lớn của DongABank.

Theo thống kê, vợ chồng ông Bình và các con nắm giữ tới 16,24% cổ phần tại PNJ (nơi bà Cao Thị Ngọc Dung, vợ ông Trần Phương Bình làm Chủ tịch HĐQT) và 9,62% tại DongABank. Trong đó, PNJ nắm giữ 7,7% vốn điều lệ tại DongABank tại năm 2015.

Ngoài ông Trần Phương Bình, một nhân vật khác cũng bị cơ quan điều tra bắt tạm giam là bà Nguyễn Thị Ngọc Vân. Bà Vân sinh năm 1970, là cử nhân kinh tế Đại học Kinh tế TP.HCM.

Trước khi bị đình chỉ công tác cùng thời điểm với ông Bình, bà Vân là Phó tổng giám đốc thường trực tại DongABank. Bà từng nhận được bằng khen của Thống đốc NHNN cùng nhiều giải thưởng khác trong quá trình công tác tại Ngân hàng Đông Á.

Xét về quan hệ, bà Vân chính là em dâu của vợ ông Bình. Tính đến 30/6/2014, bà nắm giữ hơn 712.000 cổ phiếu tại DongABank tương đương tỷ lệ 0,14%.

Tuy nhiên giới thạo tin trong lĩnh vực tài chính Ngân hàng tại VN cho biết, trong những năm 2010-2012, DongABank rơi vào tình trạng khó khăn, khủng hoảng, lợi nhuận xuống thấp, tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao… Khi đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phải vào cuộc thanh tra toàn diện về hoạt động của Đông Á từ năm 2012 trở về trước. Theo kết luận thanh tra, DongABank đã có nhiều vi phạm pháp luật về quản lý tài chính, cấp tín dụng và hoạt động kinh doanh khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính và hoạt động. NHNN đã quyết định kiểm soát đặc biệt với ngân hàng này từ ngày 13/8/2015 và miễn nhiệm nhiều chức danh lãnh đạo chủ chốt của DongABank, trong đó có ông Trần Phương Bình. Tuy nhiên giữa ông Trần Phương Bình và Thống đốc NHNN lúc đó là ông Nguyễn Văn Bình, nay là Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế có mối quan hệ đặc biệt, nên NHNN đã dung nhiều biện pháp hỗ trợ để Dong A Bank vượt qua các khó khăn để hồi phục và phát triển. Sau đó Ngân hang Đông Á là một ngân hàng mạnh về bán lẻ và là ngân hàng hàng đầu về các sản phẩm thẻ, đồng thời Đông Á cũng là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam tự chế tạo ra được máy ATM bán vàng tự động, đưa vào hoạt động máy ATM lưu động, các buồng Auto Banking thế hệ mới, có chức năng nhận tiền mặt trực tiếp lớn nhất Việt Nam.

Một nguồn tin từ quan chức Ngân hang Nhà nước cho biết, Thống đốc Nguyễn Văn Bình trước đây từng nắm giữ tới 11,6 % cổ phần của Đông Á Bank, chính vì vậy Đông Á Bank mới có điều kiện tồn tại và phát triển cho đến ngày hôm nay. Nguồn tin cũng cho biết thêm, cách đây hơn 4 năm sau vụ tai tiếng in tiền polymer từ Úc, thống đống Nguyễn Văn Bình đã đưa ra một dự án, đổi các động bạc VN hiện đang lưu hành với quá nhiều con số 0, bằng các đồng tiền có mệnh giá nhỏ song có giá trị lớn. Dự án nói trên đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lúc đó chấp thuận và được tập thể Bộ Chính trị thông qua tháng 4 năm 2014. Theo kế hoạch, việc đổi tiền sẽ được triển khai trong tháng 10/2016 khi ông Nguyễn Tấn Dũng còn giữ chức Thủ tướng.

Tuy nhiên việc triển khai gặp một số trục trặc trong việc thuê in tiền, nên cuối cùng phương án chọn đối tác thực hiện việc in tiền là Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã được chấp thuận. Và đến tháng 8/2016 toàn bộ số lượng tiền mới mới được giao nhận đầy đủ.

Câu chuyện đổi tiền không dừng lại ở đó, mà Trưởng Ban Kinh tế TW Nguyễn Văn Bình vốn là một kẻ ma mãnh đã định lợi dụng việc đổi tiền để trục lợi cho nhóm lợi ích của mình, bằng cách Bình đã cho tay chân chuẩn bị một số tiền tới 16.500 tỷ để mua gom vàng và ngoại tệ trước đó. Sau khi gom đủ, thì lập tức Nguyễn Văn Bình cho tung tin đổi tiền trước thời điểm cuộc đổi tiền chính thứ tiến hành vào giữa tháng 2/2017. Chính vì thế, giới kinh doanh tiền tệ ở Việt Nam mà chúng tôi có điều kiện tiếp xúc tất cả đều khẳng định thủ phạm đứng đằng sau các tin đồn ác ý này không ai khác, đó thủ phạm cao nhất và chính là kẻ thực sự khuynh đảo và làm khánh kiệt đất nước này hơn nữa chính là Trưởng Ban Kinh tế TW - cựu Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Bình.

Đây là một âm mưu nằm trong một kế hoạch không thể hoàn hảo hơn cho việc tư nhân hóa tài sản công, cộng với quá trình thâu tóm các nhân hàng thương mại tư nhân khác. Nên nhớ, việc vơ vét tài sản của nhà nước trước kia và bây giờ không ai khác, đó là Trưởng Ban Kinh tế TW Nguyễn Văn Bình thực sự mới là bố già của đất nước này. Có thể đâu đó đã điểm qua những gì xảy ra với hệ thống tài chính tiền tệ của Việt Nam, tuy nhiên, chúng tôi cũng muốn điểm lại để độc giả có cái nhìn toàn diện hơn về Nguyễn Văn Bình và thủ đoạn lũng đoạn tài chính của Bình Ruồi

TRước hết nên biết, Trưởng Ban Kinh tế TW Nguyễn Văn Bình là con ông Nguyễn Văn Chuẩn. Bình tốt nghiệp ngành Toán ở Liên Xô chứ không phải là ngân hàng tài chính. Bố ông Bình từng là Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Quốc Gia, tức tương đương chức Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước bây giờ đó là ông Nguyễn Văn Chuẩn.

Vì thế mà mọi người vẫn gọi Bình là Bình Chuẩn. Bình có nốt ruồi ở giữa mặt nên sau này dân chúng tự gọi là Bình Ruồi. Cả hai cái tên Bình Chuẩn hay Bình Ruồi, Bình đều không thích. Nên cấp dưới hay gọi chệch đi là Bình Đúng. Anh ruột Bình là Nguyễn Văn Thành, lấy Nguyễn Nguyệt Tĩnh, con gái ông Lê Quang Đạo. Tức anh rể Thiếu Tướng Nguyễn Quang Bắc. Vì thế dắt dây quan hệ lằng nhằng với nhóm tướng lĩnh quân đội. Vợ trước không cưới nhưng có con. Khi có con với vợ sau, Bình mới chính thức ly dị với vợ trước. Chính vì không phải là người có chuyên môn về ngân hàng tài chính nên Bình điều hành ngân hàng như một thằng mafia thực thụ.

Với Nguyễn Văn Bình, về lý thuyết, tiền như máu của nền kinh tế. Cần đầy đủ để bơm vào các bộ phận và cũng cần hệ thống tốt có thể dẫn đưa cũng như các bộ phận không bị hỏng hóc.

Trưởng Ban Kinh tế TW Nguyễn Văn Bình là một kẻ mafia lọc lõi trong nghành tài chính ngân hàng. Nguyễn Văn Bình lúc còn giữ chức Thông đốc Ngân hang Nhà nước đã từng tuyên bố “Tao thích lấy ngân hang nào và mang cái đó cho ai thì không quá 3 ngày”

CHính vì thế mới có hiện tượng thị trường mua bán ngoại tệ bỗng nóng lên bất thường vào cuối tháng 11 và đầu tháng 12. Điều này được giới mua bán giải thích nguyên nhân: vì có tin đồn nhau rằng Ngân hàng nhà nước Việt Nam sắp tung ra nhiều loại giấy bạc mới, với các mệnh giá khách nhau với tỷ giá 1 đồng, tương đương 1 đôla Mỹ.

Lần theo dấu vết từ nguồn tin cho biết, đã có một quan chức Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước là người đã phát biểu cho rằng, việc đổi tiền để sử dụng đồng bạc mới mệnh giá thấp nhưng giá trị cao có sức mua tương đương với đồng đô la Mỹ là chủ trương của Ngân hàng Nhà nước đã được Bộ Chính trị thống nhất từ lâu và đã được triển khai trong nhiều năm qua. Các trinh sát của Bộ CA bằng các phương pháp nghiệp vụ đã nhanh chóng khoanh lọc toàn bộ những cán bộ lãnh đạo nắm được nguồn tin tuyệt mật này, nhưng vẫn không tìm ra manh mối.

Tuy nhiên từ thông tin, mô tả về hình thức loại tiền mới sắp phát hành đã được in bằng chất liệu polymer, kiểu mẫu đẹp với số lượng lớn đủ để đáp ứng cho công tác đổi tiền. Toàn bộ số tiền này được đặt in từ Trung Quốc theo tiêu chuẩn quốc tế và đã được chuyển toàn bộ về Việt nam từ trước tháng 8/2016. Thì các trinh sát nhanh chóng các định được thủ phạm của tin đồn, đó là ông Nguyễn Xuân H. nguyên một lãnh đạo cấp phó công tác tại Cục Phát hành và kho quỹ Ngân hàng Nhà nước VN – đại diện phía Nam. Hiện nay đang đảm trách chức vụ trợ lý cho ông Trần Phương Bình - nguyên Tổng giám đốc DongA Bank.

Qua khai thác ban đầu, đối tượng Nguyễn Xuân H đã khai nhận rằng, ông là người đã tung tin đổi tiền, mà theo ông đây là thực hiện việc tung tin đồn theo yêu cầu của một lãnh đạo trong ngành Ngân hàng. Cụ thể là Ngân hàng Đông Á, tuy nhiên danh tính của nhân vật này chưa được phép công bố.

Khi tin đồn được tung ra tại khu vực Quận 5, Quân 10 là địa bàn kinh doanh của các thương nhân người Hoa, lập tức một số người trong giới kinh doanh và người giàu có “nháo nhào” tuôn tiền đồng Việt Nam ra mua đô la ở thị trường chợ đen dự trữ, khiến giá đô la vọt lên nhanh chóng. Sau đó do hiệu ứng của tin này khiến thị trường vàng và ngoại tệ đã có những bất thường chưa từng thấy.

Thời báo Kinh tế VN VnEconomy cho biết, đỉnh điểm là ngày 08/12/2016, giá đô la có những lúc lên đến 23,900 đồng/đôla. Trong lúc Ngân Hàng Nhà Nước VN vẫn công bố hối suất chính thức trong ngày là 22,820/1 đô la Mỹ (mua vào) và bán ra là 22,920/1 đô la Mỹ. Tuy nhiên chỉ sau đó ít lâu, giá vàng và đô la lại tụt giá theo phương thẳng đứng trở về nức 22.600đồng/1 đô la.

Đến đây đã thấy, câu chuyện tung tin đổi tiền nhằm để lợi dụng thực hiện việc thông qua việc điều khiển tỷ giá vàng và đô la lên xuống nhằm thâu tóm, mà thực chất là chiến dịch cướp vàng, cướp ngoại tệ thông qua chênh lệch giá.

Ngày 10/12/2016, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) đã khởi tố vụ án và khởi tố bị can với một số cựu lãnh đạo của Ngân hàng Đông Á vì vi phạm các quy định hoạt động tiền tệ ngân hàng, trong đó có ông Trần Phương Bình - nguyên Tổng giám đốc DongA Bank, bà Nguyễn Thị Ngọc Vân - nguyên Phó tổng giám đốc và 3 nhân viên khác.

Tuy nhiên, nguồn tin từ nội bộ cho biết, lý do Tổng GĐ Đông Á Bank Trần Phương Bình bị bắt vì chính là người cố ý để lọt tin đổi tiền tuyệt mật, với hy vọng sẽ trục lợi một khoản lớn trong việc biến động tỷ giá vàng và ngoại tệ. Đây là một sự tính toán không chỉ của riêng ông Trần Phương Bình và Ban lãnh đạo Ngân hang Đông á, mà còn là sự phối hợp giữa các nhà tài phiệt, giới kinh doanh người Hoa trong Chợ Lớn dưới sự chỉ huy của một quan chức hàm Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế.

Điều đó đã khiến cho KH đổi tiền của nhà nước đã chuẩn bị sẵn bị vỡ lở. Tin này trùng với báo cáo của Cơ quan CS Điều tra của Bộ CA, đã xác định được tin đồn đổi tiền bắt nguồn từ một rò rỉ từ khu vực phía Nam khẳng định rằng, Ngân hàng Nhà nước sẽ đổi tiền bằng cách giảm giá trị mệnh giá quá lớn của đồng Việt Nam hiện đang lưu hành trên thị trường, bằng các đồng tiền mệnh giá thấp nhưng giá trị cao, có sức mua tương đương với đồng đô la Mỹ… là chủ trương của Ngân hàng Nhà nước đã được Bộ Chính trị thống nhất từ lâu và đã được triển khai trong nhiều năm qua.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét