Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016
Vì sao Chủ tịch Trần Đại Quang đột ngột được tăng quyền trên cả Tổng Bí thư?
Ông Trần Đại Quang đã được thống lĩnh toàn bộ Lực Lượng Vũ Trang là bao gồm cả quân đội, công an, dân quân tự vệ, dân phòng..., nghĩa là bao gồm tất cả những ai cầm súng. Việc ông Nguyễn Phú Trọng hôm 19/12/2016 đã thăm Tổng cục Tình báo Bộ Quốc Phòng (Tổng cục 2), đã cho thấy sự hoảng hốt và lo sợ của ông Tổng Bí thư trước thanh thế đang lên quá nhanh của Chủ tịch Nước Trần Đại Quang.
Sáng 21/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng – An ninh, người Thống lĩnh toàn bộ các Lực lượng vũ trang đã có buổi gặp mặt đoàn đại biểu các thế hệ cán bộ Cục Tác chiến (Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Quốc phòng) nhân kỷ niệm 22/12/2016
Điểm mới của thông tin này là chức danh Chủ Tịch Nước đã được giới thiệu thêm, rõ nghĩa hơn, đi kèm với các chức danh Chủ Tịch Hội Đồng Quốc Phòng An Ninh, Thống Lĩnh Lực Lượng Vũ Trang. Lâu nay các chức danh này vẫn có, nhưng ít được xem trọng và đề cập
Từ khi nhậm chức Chủ tịch Nước từ sau Đại Hội Đảng 12, ông Trần Đại Quang đã có nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy đảng-nhà nước mở rộng và gia tăng thẩm quyền và thực quyền cho chức danh chủ tịch nước, trước đây vốn bị chia sẽ nhiều cho vị trí tổng bí thư đảng và thủ tướng.
Qua đó chúng ta có thể thấy sự chuyển dịch chức năng đối ngoại quốc phòng từ vị trí thủ tướng trước đây đã chuyển sang cho vị trí chủ tịch nước nhiều hơn.
Các nhà bình luận thấy rằng, Chủ tịch Nước Trần Đại Quang một nhân vật được phía Mỹ tin tưởng hơn, do các hoạt động thời gian gần đây đã có nhiều biểu hiện chống sức ép từ phía Trung Quốc.
Vì sao lại nói như vậy?
Trước hết là chuyến thăm Mỹ trong thời gian gần 1 tháng vào đầu năm 2015, ông Trần Đại Quang đã có nhiều hoạt động tiếp xúc với các cơ quan tình báo, phản gián cũng như Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ . Cũng như các động thái mới đây nhất của Chủ tịch Nước Trần Đại Quang trong việc Việt Nam đưa tên lửa ra bảo vệ Trường Sa. Hay tại Đối thoại Singapore lần thứ 38 do ISEAS tổ chức hôm 30/8/2016, tại diễn dàn này Chủ tịch Nước Trần Đại Quang đã cảnh báo rằng những diễn biến gần đây trong khu vực và trên Biển Đông đã “tác động tiêu cực đến môi trường an ninh khu vực, nhất là tự do, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không”. Cũng phải kể đến việc ông Quang đã tiến hành như, mua tên lửa Brahmos của Ấn Độ ( 500 triệu USD) bằng tín dụng của Ấn Độ cấp, liên kết với Pháp-Anh cùng lên tiếng về an ninh hàng hải. Đó chính là các hành động kế thừa con đường ngoại giao quốc phòng của ông Nguyễn Tấn Dũng. Đây là những điều điều khiến Trung Quốc hết sức căm tức.
Tổng số chuyến công du nước ngoài của ông Trần Đại Quang nhiều hơn hẳn ông Nguyễn Xuân Phúc, chỉ trừ Trung Quốc là ông Quang chưa đi dù ông Phúc đã đi. Điều này có cái tốt là chuyên môn hóa chức danh quản trị quốc gia, nhưng cái xấu là thủ tướng không đi đối ngoại thì chẳng ai cho Việt Nam vay tiền trong khi ngân sách đang cực kỳ khó khăn.
Trong bối cảnh chính sách của Trump đang gây căng thẳng cho Trung Quốc và có nguy cơ lôi Việt Nam kẹt vào khi trâu bò húc nhau, ông Quang càng khó đi Trung Quốc để tránh câu hỏi khó chịu nhất "Việt Nam sẽ đứng ở đâu trong bàn cờ Trung-Mỹ".
Tuy nhiên ông Quang không tiến hành chuyến công du thăm Trung quốc, với lý do Trung Quốc sẽ không bao giờ hoan nghênh ông Trần Đại Quang, đó là lý do chính ngoài việc ông Quang đã từng thăm Mỹ dài ngày cách đây hơn 1 năm. Bởi vì một trong những nguyên tắc bất di bất dịch trong công tác quan hệ đối ngoại của lãnh đạo Việt Nam là, không được qua thăm Mỹ trước khi sang thăm Trung Quốc. Nghĩa là muốn thực hiện chuyến công du sang Hoa Kỳ thì phải được sự cho phép của Bắc Kinh. Qua đó để thấy, Chủ tịch Nước Trần Đại Quang có muốn cũng không dám sang thăm Trung Quốc, với lý do vì chắc gì đã bảo toàn được tính mạng. Trong quá khứ, bài học mà một số nhân vật lãnh đạo Việt Nam từng bị Trung quốc đặt chất phóng xạ trong phòng ngủ, như ông Lê Duẩn đã luôn luôn phải đổi phòng ngủ trong các chuyến đến Bắc Kinh, vì hàm lượng phóng xạ trong phòng ngủ luôn được lực lượng bảo vệ lãnh đạo xác định là cao bất thường.
Trước đây, người ta cũng nói nhiều đến hợp nhất chức danh Tổng Bí Thư và Chủ Tịch Nước cho tiện đối ngoại, nhưng trong tình hình đảng đang đối phó với tự diễn biến-tự chuyển hóa, đảng CSTQ đã từng khuyên đảng CSVN không nên bắt chước mình.
Dĩ nhiên là với bề dày kinh nghiệm chính trị, đảng CSVN không bao giờ làm việc bỏ hết trứng vào một giỏ. Sự chồng chéo quyền lực trong thượng tầng quốc gia tuy nó làm chậm đi năng lực quản trị và làm đất nước chậm tiến nhưng có lợi cho đảng là không một cá nhân nào đủ sức chuyển hướng-chuyển hóa đảng CSVN.
Việc các phe nhóm ban lãnh đạo Đảng CSVN phân hóa về quan điểm thân Trung Quốc hay Mỹ là điều có thật, không cần phải bàn cãi. Nhất là vào thời điểm hiện nay, vai trò của Việt Nam trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong vấn đề Biển Đông, nhất là sự thất bại của Hoa kỳ trong vấn đề khu vực này ngày càng rỗ ràng, khác hăn với sự thao túng bằng tiền bạc của Trung Quốc đã lôi kéo được đa số các quốc gia Asean trở cờ, quay lưng lại với Hoa kỳ.
Trong lúc phe đảng của ông Nguyễn Phú Trọng luôn giương cao lá cờ Chủ nghĩa Xã hội để lấy cớ xác định phải dựa tuyệt đối vào TQ để giữ Đảng, giữ chế độ. Thì phe Ba Dũng với những kẻ có đầu óc thực tế, với chiêu bài cải cách nhằm mục đích vay càng nhiều càng tốt cho các dự án đầu tư để kiếm chác, hốt cú chót bất kể nợ công đã ở mức hết sức đáng báo động. Chính vì thế, 2 phe chính trong đảng luôn gầm ghè để tranh giành quyền lực và quyền lợi, mà đằng sau đó là các nhóm lợi ích không lồ của các quan chức mỗi phe. Nhất là vào thời điểm ở Việt Nam đang tiến hành công việc cổ phần hóa các Doanh nghiệp nhà nước như hiện nay là cơ hội Vàng. Tài sản nhà nước với giá bán rẻ như cho, thậm chí là cho không, nên chuyện chúng nó đánh nhau, thậm chí là giết nhau cũng là việc hết sức bình thường.
Dầu sao, nhân ngày 22/12/2016, cũng xin được chúc mừng ông Trần Đại Quang đã được truyền thông giới thiệu đầy đủ chức danh tư pháp hơn các chủ tịch nước trước đây.
Thống Lĩnh Lực Lượng Vũ Trang là bao gồm cả quân đội, công an (an ninh, cảnh sát, tình báo), dân quân tự vệ, dân phòng...nghĩa là bao gồm tất cả những ai cầm súng và cầm gậy. Ông Quang cần lưu ý họ bớt quay gậy và súng về phía nhân dân (đang thường xảy ra) mà hãy chăm chú nhìn về phương Bắc.
Mười tháng trước đây trong quá trình chuẩn bị Đại hội XII, sau những xung đột gay gắt với phe ông Nguyễn Tấn Dũng ông Nguyễn Phú Trọng đã giành được thắng lợi trong việc nắm chiếc ghế Tổng Bí thư thêm một thời gian, song trên thực tế, trận chiến quyền lực vẫn chưa hề chấm dứt. Tình hình nội bộ đảng CSVN ngày càng suy thoái trầm trọng, tranh chấp quyền lực ngày một gia tăng. Trong khi uy tín của ông Trọng đã xuống quá thấp ở mức chưa từng có, chính vì thế, việc phải thay thế ông Trọng trong năm 2017, sớm hơn kế hoạch là điều không có gì là hoàn toàn bất ngờ.
Sau 9 tháng nắm chức vụ Tổng Bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng, cũng là lúc các hậu quả của các quyết định sai lầm bộc phát. Điển hình là kết quả của Hội nghị TW4 đã cho thấy, chiến dịch “chỉnh đốn Đảng” của Tổng Bí thư Trọng phát động nhằm thanh trừng nội bộ đã thất bại thì có lẽ ông Trọng khó có thể còn có khả năng ngồi chiếc ghế Tổng bí thư. Không chỉ thế, với sự khủng hoảng lòng tin, một khi uy tín của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ở mức không thể thấp hơn", vì có "sơ suất" có nhận một món quà biếu của ban lãnh đạo Formosa, điều mà dư luận xã hội rộ lên rằng đó là bức tượng Hồ Chí Minh bằng vàng ròng (24K) nặng 50 kg. Vấn đề này đã được Bộ Công An đề nghị thành lập một chuyên án để làm rõ, tuy nhiên tập thể Bộ Chính trị với đa số phiếu biểu quyết không tán thành.
Nghĩa là đã đến lúc ông Nguyễn Phú Trọng phải ra đi và nhường lại ghế Tổng bí thư cho những người khác là chuyện đương nhiên. Còn nhớ, trong Đại hội Đảng 12, theo thỏa thuận giữa các phe phái trong đảng, thì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ tiếp tục nắm chức vụ Tổng Bí thư thêm nửa nhiệm kỳ là 2 năm và sau đó sẽ nghỉ hưu để nhường lại vị trí này cho Chủ tịch Nước Trần Đại Quang. Ông Quang sẽ là người đầu tiên sẽ đảm trách luôn 2 chức vụ cao nhất là Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước theo mô hình nhất thể hóa theo kiểu Trung Quốc.
Tuy vậy, việc ông Trần Đại Quang, ngoài việc dính líu đến tội trạng "cải lão hoàn đồng" trong việc thay đổi năm sinh để tiếp kéo dài sự nghiệp chính trị, thì ông Quang còn vướng vết chàm vì đã có bằng chứng cho thấy đã nhận hối lộ 1 triệu USD do tử tù Dương Chí Dũng, Nguyên TGĐ Vinashinlines. Hơn nữa, Trần Đại Quang lại là một đại tướng Bộ trưởng Công an, nếu như để một ông công an làm Tổng bí thư sẽ cho tháy hình ảnh chế độ công an trị ở Việt Nam ngày càng rõ nét. Đó là những điểm yếu của ông Trần Đại Quang phải vượt qua khi chính thức bước vào cuộc đua giành chiếc ghế cao nhất trong đảng.
Tới nay, ông Trần Đại Quang đã được truyền thông giới thiệu đầy đủ chức danh tư pháp hơn các chủ tịch nước trước đây. Đó là việc thống lĩnh toàn bộ Lực Lượng Vũ Trang là bao gồm cả quân đội, công an (an ninh, cảnh sát, tình báo), dân quân tự vệ, dân phòng...nghĩa là bao gồm tất cả những ai cầm súng và cầm gậy. Việc truyền thông Việt Nam đưa tin người đứng đầu Ðảng Cộng sản, ông Nguyễn Phú Trọng hôm 19/12/2016 đã thăm Tổng cục Tình báo Bộ Quốc Phòng(còn gọi là Tổng cục 2). Tại đây, ông Trọng nói: “Tình báo quốc phòng là lực lượng tình báo chuyên trách, chiến lược, toàn diện của Đảng, Nhà nước. Tình báo quốc phòng càng phải tuyệt đối trung thành với Đảng và quân đội.” đã cho thấy sự hoảng hốt và lo sợ của ông Tổng Bí thư trước thanh thế đang lên quá nhanh của Chủ tịch Nước Trần Đại Quang.
Tuy nhiên, các nhà phân tích chính trị thì cho rằng, ông Trần Đại Quang cần lưu ý các lực lượng vũ trang dưới quyền thông lĩnh của ông hãy bớt quay gậy và súng về phía nhân dân, điều vẫn đang thường xảy ra. Mà điều quan trọng nhất là hãy chăm chú nhìn về phương Bắc. Lời tuyên thệ nhậm chức của ông mang hàm ý "Tổ Quốc Trên Hết", (nghĩa là trên cả đảng) mong ông hãy nhớ và thực thi cho đúng khi tổ quốc và dân tộc cần.
Sơn Hà tổng hợp
TTHN
Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2016
Hồi ký Nguyễn Mạnh Tường
...........................
Ngày 10 tháng 10 năm 1954 đúng 10 giờ sáng, lực lượng Kháng Chiến trọng thể tiến vào Thủ Đô. Dẫn đầu là đoàn quân với những lá cờ tung bay với tiếng trống liên hồi. Những cán bộ đứng trên những chiếc xe tải vẫy tay chào đồng bào đứng đầy hai bên đường đang hô to những tiếng vui mừng, phất phất những lá cờ nhỏ. Tất cả hai bên nhà phố đều trang trí và niềm vui không tả trên ánh mắt của từng người dân. Từng chặp, đoàn quân phải ngừng lại để nhận những vòng hoa của từng đoàn thiếu nữ mang tặng. Sự nồng nhiệt của dân chúng đã lên đến cao độ, thật chân thành và nồng hậu. Kể cả những người mà con tim còn đang nhịp nhẹ những tiếc nuối với người chủ hôm qua, tất cả đều chuẩn bị đầy đủ cho một cuộc găp gỡ dễ thương bằng sự rộng rãi và lịch sự, họ vỗ tay hoan hô những người đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ: chiến công của họ khơi động lại niềm hãnh diện của người dân Việt và phục hồi lại danh tiếng cho nước nhà.
Trong hai tuần đầu, tất cả cán bộ đều được lệnh không ra khỏi nơi đang cư ngụ. Chúng tôi không biết được lý do tại sao. Có phải đây là vì vấn đề an ninh? Không kể những viên đạn bọc đường mà mọi người cho rằng có thể phá vỡ sự trong sáng của những con người kháng chiến sau nhiều năm được cải tạo, thì có phải chăng vì sợ súng đạn của những kẻ quá khích hay gián điệp có thể mang đến những cái chết vô nghĩa cho những người mà Đảng đã mất hàng chục năm để đào tạo và đã biến họ thành những người Cộng Sản trung kiên? Hay đã có những ý nghĩ kỳ quặc đang manh nha trong đầu của vài lãnh đạo đang nắm quyền và họ chỉ muốn thuộc quyền tuân phục một cách mù quáng? Mặc kệ lý do gì! Có chuyện lo bảo vệ an toàn hay chỉ là một nhắc nhở là chúng tôi chỉ là những con chốt tầm thường trong tay của những người lãnh đạo, chúng tôi đều cúi đầu phục tùng cho bạo chúa phán lệnh lúc nào phải hành động y những con rô bốt mà chẳng biết bận tâm suy nghĩ tại sao. Trong khi chúng tôi có thể về thăm nhà ở Hà Nội để có chỗ nơi ăn ở đàng hoàng, giường êm nệm ấm thì chúng tôi phải nằm trên sàn trần, cuốn mình trong những tấm chiếu không khác gì những tử tù đang chớ ngày đút đầu vào máy chém… Chúng tôi tiếp tục sống đời kham khổ kỷ luật như những người Spartan như những năm bí mật kháng chiến; khi bữa ăn kết thúc, chúng tôi lại xếp hàng rửa bát bên vòi nước. Thật ra đâu cần thiết phải đối xử bất nhân kéo dài thêm hai tuần xa cách cho những người đi kháng chiến đã hơn mười năm chưa gặp lại gia đình? Chỉ còn thêm vài trăm bước đường nữa là mọi người trở về đã có thể ôm lại cha mẹ anh em và trao cho nhau những giọt nước mắt mừng tủi sau những năm xa cách mà tưởng như thiên thu. Có phải chăng người Cộng Sản là những anh hùng mà mắt đã không còn lệ, mà trong tim tình cảm gia đình đã biến mất, linh hồn đã bị huỷ diệt bởi một niềm tin điên cuồng vào một học thuyết chủ nghĩa hay một tôn giáo?
Về phần mình, một mặt lòng tôi rộn rã vui sướng được đặt chân trở lại thành phố nơi tôi sinh ra, nơi mà những kỷ niệm đầy nhớ mong đã bám chặt lấy tôi suốt những năm xa cách; một mặt khác, lòng tôi lại héo buồn vì không được quay về nhà trong giờ phút đầu tiên để gặp lại cha mẹ già đang khắc khoải chờ mong gặp lại đứa con trai lớn đang ra vào hiểm nguy mà không cần tranh cãi chi đến đến chuyện nó ra đi là có cần thiết hay chính đáng không.
Điều không vui của tôi kết thúc khi tôi được phân công về nhận trường Luật. Ngay sau khi buổi lễ bàn giao chấm dứt là tôi chạy bay về nhà gặp lại mẹ cha chảy những giòng nước mắt khi thấy con mình còn sống trở về.
Ngày kế, tôi tập họp toàn thể nhân viên trong phòng giám đốc, một căn phòng lớn mênh mông ở phía phải đầu trên cái thang lầu to tướng, đối diện với cái giảng đường to mà hơn mười năm trước tôi vẫn hay đứng giảng bài cho sinh viên hay thuyết trình trong những buổi hội nghị cho mọi người.
Tất cả ban giảng huấn đều biến mất ngoại trừ ông Đào Bá Cường, tất cả đã chọn con đường ra nước ngoài hay quay ra hành nghề luật sư. Tôi chỉ còn lại ba cô thư ký và một lái xe hãnh diện là đã giấu và giữ lại được một chiếc xe thoát khỏi tay cảnh sát của Thực Dân. Trong khi chờ đợi quyết định tổ chức lại hay giải tán trường Luật, chúng tôi chẳng có nhiều việc để làm, nhất là sau khi đã xếp lại thứ tự cho Thư Viện, xếp vào kệ bộ sách Luật Dalloz-Sirey toàn tập mà khối lượng sách đã từng nhiều lần làm tròn xoe mắt của dân không chuyên ngành. [1]
Tôi đã phải mất công kéo giờ có mặt của các cô thư ký xuống hai giờ mỗi ngày, bởi “tập thể” – tên mới mà những người cộng sản dùng – không thể ngồi đó lâu hơn vì chả lẽ cứ ngồi đó mà ngáp và không làm gì cả cho hết ngày? Vì vậy, để tránh khỏi sinh ra ức chế vì cả ngày không việc gì làm, những ngưởi cộng tác với tôi yêu cầu tôi khai tâm cho họ về chủ nghĩa Maxist. Không có gì làm họ khó chịu bằng phải nghe những điều đần độn về chủ nghĩa Maxist vả những cái ngạo mạn chỉ đáng cho cái tát vào mặt. Tôi bảo đảm cho những người nghe là nhiều kẻ nói về Marx nhưng chưa lần nào đọc về Marx, hoặc nếu có cơ may đọc được vài đoạn trong cuốn Tư Bản Luận thì họ cũng chả hiểu chi. Chứng cớ là những người Marxist dày dạn đã phạm những sai lầm ghê gớm gây khổ đau cho dân tộc, kéo theo sự nghi ngờ về sự hiểu biết của họ về cái học thuyết mà họ đang theo.
Khi mà tôi không có một mảnh bằng hay đạt một trình độ nào về học thuyết Marxist, tôi cảm thấy không thoải mái khi can thiệp vào lãnh vực chuyên môn của các Tiến Sĩ về chủ nghĩa Marx. Tôi cố gắng giới hạn trong việc thoả mãn trí tò mò của mấy người cộng tác. Tôi trình bày vấn đề bằng cách đặt ra những câu hỏi mà họ có thể dễ dàng trả lời. Nhờ đó qua cách gợi ý tôi đã chuyền cho họ một chút hiểu biết về chủ nghĩa Maxist qua hơn mười năm trong kháng chiến. Tôi nói rõ ràng với họ là hiểu biết về chủ nghĩa Marx của tôi chỉ là một tẹo nhưng cũng đủ để lật mặt nạ những kẻ dốt hay nói chữ như Trissolin [2] hay tháo gỡ những sai lầm do những người Marxist có bằng cấp.
Thời gian trôi qua. Đảng vẫn chần chừ trì hoãn quyết định đóng hay mở Trường Luật. Tôi hiểu những ngập ngừng này. Trong nhiều năm làm việc ở các cấp Toà Án và làm luật sư chỉ định của Chính Quyền, và nhờ việc phải theo dõi tiếp xúc thường xuyên với những cán bộ có trách nhiệm, tôi có dịp quan sát thấy sau cung mê tiềm thức của họ là một sự hãi sợ tột đỉnh về Luật Pháp. Xưa kia, trong thời hoạt động bí mật, những người đi làm cách mạng đã có những ngày đen tối với chế độ xử án của Thực Dân và những quan toà của nó. Vì vậy, họ kết bè với nhau với những ngày hy sinh và cực khổ trong hệ thống xét xử mà họ cho rằng đó là công cụ kềm kẹp trong tay của bọn tư bản. Tuy nhiên nếu họ chịu đào sâu tìm hiểu về hệ thống pháp lý và các bộ Luật của Liên Xô, thì họ sẽ thấy những công cụ trấn áp quần chúng lao động cũng hoàn toàn có thể biến thành những phương tiện bảo vệ Nhà Nước và Cách Mạng chống lại giới tư sản phản động. Họ chỉ cần thay người và mục tiêu.
Nhưng theo tôi, người cộng sản ghét pháp luật có một lý do sâu xa hơn. Có nhiều quan điểm thật khác nhau giữa những con người làm chính trị và những con người chăm lo Luật Pháp, họ khác nhau về thói quen tâm lý và khác nhau cả về tư duy.
Chính trị là một lãnh vực mà mọi biên giới đều mờ nhạt mà một người có thể vượt ngang qua không chiếu khán và thường khi không biết luôn cả việc có biên giới hay không. Đó là một vùng đất đầy những đồi cát mà gió có thể làm biến dạng tuỳ thích, có những đầm lầy cần phải tránh để khỏi một cái chết bị ngập lún. Đây là nơi mà sự nhập nhằng là kẻ chiến thắng. Cái không chính xác về hành động và ngôn ngữ đã tạo cơ hội cho những diễn dịch khác nhau, nhiều khi mâu thuẫn lẫn nhau. Kẻ phải phiêu lưu vào đó phải tránh chuyện logic, sự sáng sủa và chính xác, chỉ phải nghĩ đến những việc ở thời hiện tại mà quên đi những gì liên hệ đến quá khứ hay tương lai, phải gạt bỏ những chuẩn mực đạo đức hay tình cảm và trên hết thảy, phải hành xử với một thái độ cơ hội chủ nghĩa sắc bén và linh động.
Vùng đất của Luật Pháp, ngược lại, được bao bọc bởi núi và sông như những đường ranh giới tự nhiên. Ở đây chỉ có cái chặt chẽ của hình học, của logic thuần lý, sự chính xác của phép tính theo tinh thần Descartes và của một sự rõ ràng minh bạch. Giữa sự hợp pháp và bất hợp pháp là một đường phân rõ ràng như giữa trắng và đen. Ngôn ngữ của Luật thể hiện những ý niệm, ý kiến, định nghĩa từng nội dung và không chấp nhận những vùng khuất trượt lướt chung quanh, những lập lờ chữ nghĩa, những giải thích đầy phù phép và lừa gạt đưa ra. Những tranh luận về Luật kéo theo những đụng độ về ý kiến nhưng phần thắng luôn đến từ những lý luận đặt cơ sở trên nguyên tắc của Luật Pháp, trong những bài viết không còn những từ ngữ rỗng tuếch và còn tranh chấp đúng sai trong cái sự thanh thản của biện chứng, dưới ánh nắng lạnh lùng của lý trí.
Vì thế, sự đối kháng giữa chính trị và luật pháp là không thể nào giải quyết được. Trong khi nhà chính trị muốn khẳng định chủ nghĩa duy ý chí thì nhà Luật học lại chiếm ưu thế về sự hợp lý. Một phe thì luôn đặt vấn đề một cách cụ thể, phân tích từng yếu tố của sự việc, xem xét những tương quan và những tác động qua lại, tìm chọn tất cả những giải pháp để rốt cuộc chọn lấy giải pháp tối ưu và có lợi nhất, và dùng tất cả quyền hành trong tay để thực hiện nó. Loại người đó không hề bị ràng buộc bởi bất cứ nguyên tắc, nghĩa vụ hay niềm tin nào. Họ tự do như những con ngựa hoang trên cánh đồng cỏ mênh mông, tàn phá như những cơn bảo hung tàn đang giật tung những mái ngói và nhận chìm những con tàu chìm sâu vào lòng biển khơi. Dựa vào hoàn cảnh thuận lợi, nhà chính trị đã chơi xả láng con chủ bài của mình và biểu thị một lòng ham muốn vô giới hạn. Nhưng cơ hội của họ lại va chạm đến tính cứng nhắc của hệ thống tư pháp và những qui điều trong Luật. Vì thế họ muốn quét bỏ hệ thống tư pháp và nhảy xổm lên trên Luật Pháp; nhưng dầu thế nào họ cũng đã có một nền tư pháp đang ngủ yên và quên lãng trong Kháng Chiến, nơi mà chính phủ chỉ nói chuyện với cỏ cây thú rừng khi mà những người theo kháng chiến với tấm lòng yêu nước và chỉ lo thi hành bổn phận, không dám quấy rầy giấc ngủ của lãnh đạo.
Nhưng tất cả đều trở nên xáo trộn sau ngày trở về Hà Nội. Ở đây là thái độ một thành phố thu mình không còn nhộn nhịp và ngay sự yên tĩnh cũng gây khó chịu cho chính quyền mới. Thái độ như thế biểu dương một tinh thần tôn trọng Luật Lệ. Bất cứ khi nào quyền lợi của họ bị xâm phạm, lập tức người dân đến gõ cửa Luật Sư và Luật Sư Đoàn như những thành trì của công bằng và Công Lý. Để chứng tỏ thiện chí, chính quyền cộng sản đã không thấy gì trở ngại để giữ lại Luật Sư Đoàn khi mà những Thẩm Phán xử án đã được thay thế bằng những người do Đảng đào tạo và giáo dục, và chính những người này là những người quyết định kết quả của mọi vụ án. Sau ngày tiến vào Hà Nội, trong khi những chuyện có tính nội bộ như thế có thể giải quyết dễ dàng, thì ngoài những nước anh em, Việt Nam còn phải nối quan hệ với các nước tư bản. Những nước này là những nước thượng tôn Pháp Luật và chỉ chịu ký kết những hiệp định phù hợp với khung pháp lý. Bên cạnh đó, những định chế quốc tế hay những tổ chức nghiên cứu rất kỷ về Việt Nam, họ có khả năng giúp Việt Nam hưởng những trợ giúp của họ và đồng thời cũng quy trách được nếu Việt Nam phạm những sai lầm. Bằng con đường quốc tế, những quy điều của Luật đã mạnh mẽ đi vào Việt Nam và nhà cầm quyền bắt buộc phải quan tâm đến.
Sau Điện Biên Phủ, ai cũng biết rằng Hiệp Định (Genève) chia đôi Việt Nam ra thành hai phần: phía Bắc do Nhà Nước Cộng Sản nắm, phía Nam do chính quyền thân Mỹ Ngô Đình Diệm nắm. Mặc dù rất đúng Luật về mặt hình thức, Hiệp Định Genève đã xâm phạm quyền của một dân tộc từ ngàn xưa đã luôn luôn sống trên một Đất Nước duy nhất. Từ rất sớm, khởi nghĩa vũ trang đã được tổ chức trên cả vùng chống lại nhà cầm quyền, khởi đầu cho những bước thống nhất Đất Nước. Để phản công, nhà cầm quyền phía Nam đã bắt cầm tù một số trí thức như Luật Sư Nguyễn Hữu Thọ và giáo sư Phạm Huy Thông, kết án họ là những người cầm đầu cuộc nổi dậy, và tiến hành việc đàn áp đẫm máu những người mà họ cho rằng nuôi dưỡng những khuynh hướng nhằm thống nhất Tổ Quốc.
Chính nghĩa thống nhất Đất Nước phải được biện hộ trước diễn đàn quốc tế; dư luận quốc tế phải được thông tỏ chuyện gì đang xảy ra ở miền Nam Việt Nam. Năm 1956, Hiệp Hội Luật Gia Dân Chủ triệu tập hội nghị thế giới ở Thủ Đô Bruxelle của Bỉ. Trước cơ hội thật lớn lao đó, nhà cầm quyền (phía Bắc) liền tổ chức một đoàn đại diện để đi tuyên truyền cho chính nghĩa của mình. Trong cương vị là Chủ Tịch Luật Sư Đoàn và là Phó Chủ Tịch Hội Luật Gia Việt Nam tôi được giao phó làm trường đoàn, cùng với Luật Sư người Công Giáo Nguyễn Huy Mân là Hội Thẩm, đồng thời là Chủ Tịch Toà Án Quân Sự và cũng là một quan chức cao cấp của Đảng. Nhiệm vụ của chúng tôi là làm sao được Hội Nghị đưa ra nghị quyết ủng hộ Dân Tộc quyền đấu tranh để thống nhất Đất Nước.
Khi chiếc máy bay Sabrina (Tây Ban Nha) đáp xuống phi trường cũng vừa lúc hoàng hôn. Một thư ký Hôi Nghị đón và đưa chúng tôi về khách sạn. Sau khi tắm rửa và thay quần áo, chúng tôi xuống phòng ăn rộng mênh mông và lộng lẫy sáng chói. Tất cả những chiếc bàn tròn được phủ những chiếc khăn không một vết nhơ trang trí với những bình hoa đều có khách ngồi. Chúng tôi là những kẻ đến sau cùng để chiếm cái bàn duy nhất còn lại. Sau bữa ăn, chúng tôi vào phòng khách và được một đoàn tiến gần tiếp cận: đó là đoàn của Bắc Triều Tiên. Chúng tôi làm quen thật nhanh chóng, hai đất nước chúng tôi có số phận giống nhau.
Đoàn chúng tôi chia nhau mỗi người đi gặp một đoàn bạn để tranh thủ cảm tình cho chính nghĩa của mình. Cá nhân tôi, tôi đã tìm gặp ông Chủ Tịch Luật Sư Đoàn Bruxelles và thảo luận với Chủ Tịch Đoàn của Đại Hội nhằm đưa vào nghị trình vấn đề của chúng tôi. Họ từ chối một cách rất lễ độ là chương trình đã đầy không còn thời gian trống, và hơn nữa Hội Nghị đã định cho mình sứ mạng gìn giữ Hoà Bình và không ủng hộ bất cứ một cuộc khởi nghĩa võ trang nào, dù là có chính nghĩa. Tôi vẫn không mất can đảm, vẫn tiếp tục tranh thủ những trưởng đoàn các nước, những người mà tôi cho rằng là có trình độ trí thức cao, những người mà tôi cho rằng có một ảnh hưởng nhất định, là việc đưa vấn đề cực kỳ thiết thân của chúng tôi vào nghị trình là một việc cần thiết. Những cố gắng ấy cuối cùng cũng được đền đáp bằng một thành công thật may mắn: vấn đề của Việt Nam được đưa vào nghị trình nhưng được sắp vào lúc cuối cùng của Hội Nghị. Chúng tôi thật nản lòng. Kinh nghiệm những hôi nghị quốc tế như thế này, càng lúc vào phút cuối, phần lớn các đoàn là đã tranh thủ lo vé máy bay, sửa soạn hành lý đề đi về. Quả thật chúng tôi thật nặng lòng và buồn phiền chờ buổi kết thúc hội nghị. Chắc chúng tôi tham dự Hội Nghị lần này là mất công toi. Chúng tôi phải ăn nói ra sao với lãnh đạo đây?
Một bất ngờ đã xảy ra. Sau khi bài tham luận chót được đọc thì đoàn Việt Nam được mời lên điễn đàn. Chúng tôi thật tình không chờ đợi một cử chỉ lịch sự như thế vào lúc chót. Tôi liền lên bục ngay sau khi Chủ Toạ Đoàn loan báo hội nghị được kéo dài thêm mười lăm phút. Lòng tôi thật vui sường và tim tôi đập loạn xạ… Bằng giọng nói đầy xúc cảm, tôi bắt đầu trình bày luận đề.
Đấu tranh, dù là có vũ trang, với mục tiêu loại bỏ sai quấy hay trừ bỏ bất công, đàn áp, hành động man rợ, hay để loại bỏ những chướng ngại ngăn cản sự tiến bộ của hoà bình là cái mở đầu, là giai đoạn đầu tiên cho một ngày kiến tạo và gìn giữ hoà bình. Danh ngôn của Hy Lạp đã nói muốn có hoà bình phải chuẩn bị chiến tranh. Phải chăng là không có mâu thuẫn giữa chiến tranh và hoà bình, khi mà chiến tranh xâm lược đã giết chết hoà bình, mặt khác, chiến tranh có chính nghĩa là để giành được hoà bình, gìn giữ và bảo vệ nó. Chỉ có kẻ ngây thơ và trẻ con mới tin rằng chiến tranh là đối ngược với hoà bình, là hai mặt đối kháng lẫn nhau không thể nhân nhượng như thể giữa đêm và ngày. Ai có thể chấp nhận một quan điểm mơ hồ như thế? Tôi đã mang hết những lý lẽ tình cảm, chủng tộc, lịch sử, ngôn ngữ, kinh tế và xã hội để vận động cho chính nghĩa của Dân Tộc Việt Nam.
Trong phần kết, tôi trình bày với người nghe bằng những ý như sau: “Thưa các bạn Ba Lan và Hung Gia Lợi, mới ngày hôm qua, các bạn đã đau khổ nhìn quê hương bị chia năm xẻ bảy; thưa các bạn người Hàn và người Đức, các bạn cũng đau đớn chịu nỗi bất hạnh như thế. Nhưng các bạn may mắn hơn chúng tôi là không phải thấy với chính mắt mình những nét mặt đau đớn, được nghe tận tai tiếng thét của những người, có cùng dòng máu chảy trong huyết quản, có con tim cùng chia sẽ những buồn vui với bạn, phải quằn mình đau đớn dưới bàn tay của những kẻ đao phủ.”
“Tôi không biết, trong số những người đang nghe tôi ngày hôm nay, có ai đã, vì bó buộc của nghề nghiệp, phải tận mắt chứng kiến cảnh thân chủ của mình bị hành hình. Đó là thời Thực Dân chiếm đóng. Toà Án Hà Nội đã chỉ định tôi làm Luật Sư bào chữa cho một tên cướp biển người Hoa bị án tử hình, ngưởi này ở vịnh Hạ Long đã giết hơn mười hành khách trên một chiếc tàu. Tôi được chỉ định bào chữa cho hắn và phải có mặt khi hắn bị hành hình. Bản mặt hung ác của nó không làm ai cảm tình, nhưng ánh mắt cuối cùng khi hắn đút đầu vào máy chém làm tôi thấy tôi nghiệp. Tôi nhìn nơi khác khi lưỡi dao rớt xuống cắt gọn ngang cổ hắn. Một dòng máu phụt ra, cái đầu rớt một bên, cái thân một bên rớt vào cái hòm với đầy mạt cưa”.
“Thưa các bạn, cái máy chém đó, có từ thế kỷ trước. Nó chẳng những được dùng để chém đầu những kẻ phạm tội ác, mà còn dùng để chém đầu những người con yêu nước đang đấu tranh để thống nhất Tổ Quốc, để khủng bố dân lành và để trấn áp lòng yêu nước của họ.”
“Và cầu Hiền Lương với tên gọi mang âm hưởng tử tế như thế lại là cây cầu chia cắt Việt Nam thành hai miền, phải chăng đó là lưỡi dao nhọn đâm thẳng vào da thịt của người dân, chia tách gia đình ở hai bên bờ không thể nhìn nhau với con mắt đầy lệ. Giòng sông không còn là nước chảy mà mang trong lòng nó những giòng nước mắt của phân ly, những giòng máu của những người can đảm vượt sông để rồi ngã xuống bởi những viên đạn bắn từ những con Tàu tuần cao tốc.
Các bạn đồng nghiệp thân mến, trong suốt thời gian hành nghề, chúng ta ít nhất đã một lần chứng kiến cảnh chia tay của một cặp vợ chồng. Trong buổi hoà giải đầu tiên ở Toà, chắc các bạn đã không bao giờ quên nét căng thẳng của hai cha mẹ, và hơn thế nữa ánh mắt sợ hãi và đầy nước mắt của những đứa con hết nhìn cha rồi lại nhìn mẹ, hết nhìn mẹ rồi lại nhìn cha, chúng cảm thấy đau đớn trước thảm cảnh chia lìa của mẹ cha, trước sự sụp đổ của hạnh phúc gia đình, bi kịch của một sự đau khổ đã quét đi một gia đình mà chỉ mới hôm trước đây chung sức xây đắp một gia đình đầy ắp tiếng cười vui, nhưng ngày mai đây, mỗi người sẽ ngồi khóc trầm lặng trong một góc của mình trước nỗi bất hạnh không thể nào cứu vãn. Làm thế nào người thầy cãi chúng ta lại có thể dửng dưng trước một gia đình tan vỡ, nhất là khi cái gánh nặng buồn đau lại đổ trên vai của những đứa con?”
“Hơn thế nữa, các đồng nghiệp thân mến, không phải chỉ có một gia đình bị tan vỡ mà hàng triệu gia đình đang kêu than và khổ não. Vĩ tuyến 17 không chỉ là một đường biên vô hình hay một đường chia tự nhiên của địa hình, mà là một làn sóng phóng đi những tiếng kêu van, trách móc và than khóc của hàng triệu người bị buộc phải xa lìa nhau mà không hề biết tại sao, sự tàn ác của những người đã bắt họ phải chịu đọa đầy vì cách chia và cô quạnh. Làn sóng đó cũng phát đi những tiếng uất hờn và hận thù của hàng chục ngàn người con yêu nước đã phải chết gục dưới làn đạn hay máy chém, duy nhất chỉ vì họ muốn sống trong một đất nước thống nhất, cho họ và cho người khác!”
“Tôi vừa phát âm lên một từ ngữ thiêng liêng: Hoà Bình. Chúng ta tập trung với nhau ngày hôm nay ở đây là để gìn giữ Luật Pháp và Hoà Bình. Nhưng ở Hội nghị này, người ta đã nhân danh Hoà Bình đó để từ chối ghi chuyện của Việt Nam vào chương trình nghị sự. Một vài đồng nghiệp, chắc chắn là rất thiện chí, lại quan tâm đến chữ nghĩa hơn là ý nghĩa sâu thẳm của hai chữ Hoà Bình, đã cho rằng mọi đấu tranh có vũ trang không thể được Hội Nghị ủng hộ vì chúng ta phải bảo vệ Hoà Bình. May mắn thay họ đã nghĩ lại đúng lúc và lương tri đã thắng: chúng tôi đã đứng đây, trên diễn đàn này để mong mọi người quan tâm sâu sắc và ủng hộ những cố gắng của Việt Nam chúng tôi nhằm kiến tạo Hoà Bình và thống nhất lại Tổ Quốc.”
“Chúng tôi thấu hiểu rõ ràng rằng, qua quá nhiều hy sinh mất mát trong Thế Chiến Thứ II, chịu đựng tàn phá cùa bom nguyên tử, sống những ngày như sắp tận thế, nhân loại trở nên tê liệt vì sợ hải, lại càng cảm thấy nhu cầu khẩn thiết được sống trong Hoà Binh và lại càng muốn gìn giữ nó! Nhưng sợ hãi đã trờ thành nổi ám ảnh, mâu thuẫn giữa Chiến Tranh và Hoà Bình đã được đơn giản hoá, bình dân hoá và càng trở nên mù mờ, từ đó cái định kiến Chiến Tranh và Hoà Bình là hai mặt đối kháng lại càng được củng cố. Cách suy nghĩ đó đã cản trở lối suy nghĩ biện chứng cho thấy quan hệ qua lại hai chiều của chúng. Người bình dân thường hay bám vào vào những suy nghĩ hời hợt của vấn đế, họ cũng thường hay lập nên những rào ngăn không thể vượt giữa ngôn từ, chữ này chối bỏ chữ kia. Bổn phận của chúng ta là phải vượt qua cách suy nghĩ chỉ nặng phần ngữ âm và cú pháp, để đào sâu từng ý nghĩa sinh động trong nội dung từng câu chữ, nhận thức chúng qua thực tế cụ thể và sinh động. Chúng tôi lúc nảy có nói đến câu danh ngôn Hy Lạp “Si vis pacem, para bellum” [Muốn có hoà bình phải chuẩn bị chiến tranh], chúng ta không nên hiểu nó như cái gì gây hại, mà phải hiểu là không có lằn ranh giữa chiến tranh và hoà bình.”
“Chúng ta nhớ rằng năm 1938, ông Neville Chamberlain đã ký kết Hiệp Uớc Munich và tuyên bố rằng hoà bình đã được cứu vản! Sai lầm: hiệp ước đó chỉ là là một báo trước cho cuộc chiến xảy ra một năm sau đó! Ngược lại, một cuộc chiến với chính nghĩa và hợp pháp chống lại kẻ xâm lăng dành lại độc lập cho Tổ Quốc và tự do cho Nhân Dân, chấm dứt sự chia cắt hai miền, biến nước mắt vì khổ đau thành nước mắt của mừng vui là có phải chăng là một cuộc chiến báo hiệu cho một nền hoà bình công bằng, vững bền và thật sự, nó đoàn tụ những gia đình ly tán, chấm dứt việc khóc than của những kẻ vô tội, làm những nụ cười khô héo nở hoa trở lại trên môi, mang lại hạnh phúc và hy vọng cho trái tim, tìm được niềm vui của cuộc sống, được tái sinh trở lại như một con người. Trong ngôn ngữ của nhân loại, hay ít nhất là của chúng tôi, cuộc chiến đó tên gọi là Hoà Bình.”
“Không phải bổn phận của chúng ta, những Luật Sư Dân Chủ, là làm dễ dàng cho việc thiết lập nền hoà bình như thế trên thế giới bằng cách ủng hộ những cuộc đấu tranh để có một kết thúc thực mỹ mãn. Cho phép tôi được nêu vấn đề để mong quí vị quan tâm. Tôi hy vọng rằng khát vọng của dân tộc tôi sẽ không bị biến thành thất vọng và tôi hy vọng nhận được những giúp đỡ động viên của quí vị để giúp dân tộc tôi cống hiến nhiều hơn nữa”.
Những cố gắng đã mang lại thành công mỹ mãn và chúng tôi đã đạt được những gì mà dân tộc mong đợi.
Trên đường về nước chúng tôi đã được đoàn Sec mời ghé thủ đô Prague để dự vài buổi làm việc chung. Chúng tôi nhận lời.
(Còn tiếp)
Ngày 10 tháng 10 năm 1954 đúng 10 giờ sáng, lực lượng Kháng Chiến trọng thể tiến vào Thủ Đô. Dẫn đầu là đoàn quân với những lá cờ tung bay với tiếng trống liên hồi. Những cán bộ đứng trên những chiếc xe tải vẫy tay chào đồng bào đứng đầy hai bên đường đang hô to những tiếng vui mừng, phất phất những lá cờ nhỏ. Tất cả hai bên nhà phố đều trang trí và niềm vui không tả trên ánh mắt của từng người dân. Từng chặp, đoàn quân phải ngừng lại để nhận những vòng hoa của từng đoàn thiếu nữ mang tặng. Sự nồng nhiệt của dân chúng đã lên đến cao độ, thật chân thành và nồng hậu. Kể cả những người mà con tim còn đang nhịp nhẹ những tiếc nuối với người chủ hôm qua, tất cả đều chuẩn bị đầy đủ cho một cuộc găp gỡ dễ thương bằng sự rộng rãi và lịch sự, họ vỗ tay hoan hô những người đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ: chiến công của họ khơi động lại niềm hãnh diện của người dân Việt và phục hồi lại danh tiếng cho nước nhà.
Trong hai tuần đầu, tất cả cán bộ đều được lệnh không ra khỏi nơi đang cư ngụ. Chúng tôi không biết được lý do tại sao. Có phải đây là vì vấn đề an ninh? Không kể những viên đạn bọc đường mà mọi người cho rằng có thể phá vỡ sự trong sáng của những con người kháng chiến sau nhiều năm được cải tạo, thì có phải chăng vì sợ súng đạn của những kẻ quá khích hay gián điệp có thể mang đến những cái chết vô nghĩa cho những người mà Đảng đã mất hàng chục năm để đào tạo và đã biến họ thành những người Cộng Sản trung kiên? Hay đã có những ý nghĩ kỳ quặc đang manh nha trong đầu của vài lãnh đạo đang nắm quyền và họ chỉ muốn thuộc quyền tuân phục một cách mù quáng? Mặc kệ lý do gì! Có chuyện lo bảo vệ an toàn hay chỉ là một nhắc nhở là chúng tôi chỉ là những con chốt tầm thường trong tay của những người lãnh đạo, chúng tôi đều cúi đầu phục tùng cho bạo chúa phán lệnh lúc nào phải hành động y những con rô bốt mà chẳng biết bận tâm suy nghĩ tại sao. Trong khi chúng tôi có thể về thăm nhà ở Hà Nội để có chỗ nơi ăn ở đàng hoàng, giường êm nệm ấm thì chúng tôi phải nằm trên sàn trần, cuốn mình trong những tấm chiếu không khác gì những tử tù đang chớ ngày đút đầu vào máy chém… Chúng tôi tiếp tục sống đời kham khổ kỷ luật như những người Spartan như những năm bí mật kháng chiến; khi bữa ăn kết thúc, chúng tôi lại xếp hàng rửa bát bên vòi nước. Thật ra đâu cần thiết phải đối xử bất nhân kéo dài thêm hai tuần xa cách cho những người đi kháng chiến đã hơn mười năm chưa gặp lại gia đình? Chỉ còn thêm vài trăm bước đường nữa là mọi người trở về đã có thể ôm lại cha mẹ anh em và trao cho nhau những giọt nước mắt mừng tủi sau những năm xa cách mà tưởng như thiên thu. Có phải chăng người Cộng Sản là những anh hùng mà mắt đã không còn lệ, mà trong tim tình cảm gia đình đã biến mất, linh hồn đã bị huỷ diệt bởi một niềm tin điên cuồng vào một học thuyết chủ nghĩa hay một tôn giáo?
Về phần mình, một mặt lòng tôi rộn rã vui sướng được đặt chân trở lại thành phố nơi tôi sinh ra, nơi mà những kỷ niệm đầy nhớ mong đã bám chặt lấy tôi suốt những năm xa cách; một mặt khác, lòng tôi lại héo buồn vì không được quay về nhà trong giờ phút đầu tiên để gặp lại cha mẹ già đang khắc khoải chờ mong gặp lại đứa con trai lớn đang ra vào hiểm nguy mà không cần tranh cãi chi đến đến chuyện nó ra đi là có cần thiết hay chính đáng không.
Điều không vui của tôi kết thúc khi tôi được phân công về nhận trường Luật. Ngay sau khi buổi lễ bàn giao chấm dứt là tôi chạy bay về nhà gặp lại mẹ cha chảy những giòng nước mắt khi thấy con mình còn sống trở về.
Ngày kế, tôi tập họp toàn thể nhân viên trong phòng giám đốc, một căn phòng lớn mênh mông ở phía phải đầu trên cái thang lầu to tướng, đối diện với cái giảng đường to mà hơn mười năm trước tôi vẫn hay đứng giảng bài cho sinh viên hay thuyết trình trong những buổi hội nghị cho mọi người.
Tất cả ban giảng huấn đều biến mất ngoại trừ ông Đào Bá Cường, tất cả đã chọn con đường ra nước ngoài hay quay ra hành nghề luật sư. Tôi chỉ còn lại ba cô thư ký và một lái xe hãnh diện là đã giấu và giữ lại được một chiếc xe thoát khỏi tay cảnh sát của Thực Dân. Trong khi chờ đợi quyết định tổ chức lại hay giải tán trường Luật, chúng tôi chẳng có nhiều việc để làm, nhất là sau khi đã xếp lại thứ tự cho Thư Viện, xếp vào kệ bộ sách Luật Dalloz-Sirey toàn tập mà khối lượng sách đã từng nhiều lần làm tròn xoe mắt của dân không chuyên ngành. [1]
Tôi đã phải mất công kéo giờ có mặt của các cô thư ký xuống hai giờ mỗi ngày, bởi “tập thể” – tên mới mà những người cộng sản dùng – không thể ngồi đó lâu hơn vì chả lẽ cứ ngồi đó mà ngáp và không làm gì cả cho hết ngày? Vì vậy, để tránh khỏi sinh ra ức chế vì cả ngày không việc gì làm, những ngưởi cộng tác với tôi yêu cầu tôi khai tâm cho họ về chủ nghĩa Maxist. Không có gì làm họ khó chịu bằng phải nghe những điều đần độn về chủ nghĩa Maxist vả những cái ngạo mạn chỉ đáng cho cái tát vào mặt. Tôi bảo đảm cho những người nghe là nhiều kẻ nói về Marx nhưng chưa lần nào đọc về Marx, hoặc nếu có cơ may đọc được vài đoạn trong cuốn Tư Bản Luận thì họ cũng chả hiểu chi. Chứng cớ là những người Marxist dày dạn đã phạm những sai lầm ghê gớm gây khổ đau cho dân tộc, kéo theo sự nghi ngờ về sự hiểu biết của họ về cái học thuyết mà họ đang theo.
Khi mà tôi không có một mảnh bằng hay đạt một trình độ nào về học thuyết Marxist, tôi cảm thấy không thoải mái khi can thiệp vào lãnh vực chuyên môn của các Tiến Sĩ về chủ nghĩa Marx. Tôi cố gắng giới hạn trong việc thoả mãn trí tò mò của mấy người cộng tác. Tôi trình bày vấn đề bằng cách đặt ra những câu hỏi mà họ có thể dễ dàng trả lời. Nhờ đó qua cách gợi ý tôi đã chuyền cho họ một chút hiểu biết về chủ nghĩa Maxist qua hơn mười năm trong kháng chiến. Tôi nói rõ ràng với họ là hiểu biết về chủ nghĩa Marx của tôi chỉ là một tẹo nhưng cũng đủ để lật mặt nạ những kẻ dốt hay nói chữ như Trissolin [2] hay tháo gỡ những sai lầm do những người Marxist có bằng cấp.
Thời gian trôi qua. Đảng vẫn chần chừ trì hoãn quyết định đóng hay mở Trường Luật. Tôi hiểu những ngập ngừng này. Trong nhiều năm làm việc ở các cấp Toà Án và làm luật sư chỉ định của Chính Quyền, và nhờ việc phải theo dõi tiếp xúc thường xuyên với những cán bộ có trách nhiệm, tôi có dịp quan sát thấy sau cung mê tiềm thức của họ là một sự hãi sợ tột đỉnh về Luật Pháp. Xưa kia, trong thời hoạt động bí mật, những người đi làm cách mạng đã có những ngày đen tối với chế độ xử án của Thực Dân và những quan toà của nó. Vì vậy, họ kết bè với nhau với những ngày hy sinh và cực khổ trong hệ thống xét xử mà họ cho rằng đó là công cụ kềm kẹp trong tay của bọn tư bản. Tuy nhiên nếu họ chịu đào sâu tìm hiểu về hệ thống pháp lý và các bộ Luật của Liên Xô, thì họ sẽ thấy những công cụ trấn áp quần chúng lao động cũng hoàn toàn có thể biến thành những phương tiện bảo vệ Nhà Nước và Cách Mạng chống lại giới tư sản phản động. Họ chỉ cần thay người và mục tiêu.
Nhưng theo tôi, người cộng sản ghét pháp luật có một lý do sâu xa hơn. Có nhiều quan điểm thật khác nhau giữa những con người làm chính trị và những con người chăm lo Luật Pháp, họ khác nhau về thói quen tâm lý và khác nhau cả về tư duy.
Chính trị là một lãnh vực mà mọi biên giới đều mờ nhạt mà một người có thể vượt ngang qua không chiếu khán và thường khi không biết luôn cả việc có biên giới hay không. Đó là một vùng đất đầy những đồi cát mà gió có thể làm biến dạng tuỳ thích, có những đầm lầy cần phải tránh để khỏi một cái chết bị ngập lún. Đây là nơi mà sự nhập nhằng là kẻ chiến thắng. Cái không chính xác về hành động và ngôn ngữ đã tạo cơ hội cho những diễn dịch khác nhau, nhiều khi mâu thuẫn lẫn nhau. Kẻ phải phiêu lưu vào đó phải tránh chuyện logic, sự sáng sủa và chính xác, chỉ phải nghĩ đến những việc ở thời hiện tại mà quên đi những gì liên hệ đến quá khứ hay tương lai, phải gạt bỏ những chuẩn mực đạo đức hay tình cảm và trên hết thảy, phải hành xử với một thái độ cơ hội chủ nghĩa sắc bén và linh động.
Vùng đất của Luật Pháp, ngược lại, được bao bọc bởi núi và sông như những đường ranh giới tự nhiên. Ở đây chỉ có cái chặt chẽ của hình học, của logic thuần lý, sự chính xác của phép tính theo tinh thần Descartes và của một sự rõ ràng minh bạch. Giữa sự hợp pháp và bất hợp pháp là một đường phân rõ ràng như giữa trắng và đen. Ngôn ngữ của Luật thể hiện những ý niệm, ý kiến, định nghĩa từng nội dung và không chấp nhận những vùng khuất trượt lướt chung quanh, những lập lờ chữ nghĩa, những giải thích đầy phù phép và lừa gạt đưa ra. Những tranh luận về Luật kéo theo những đụng độ về ý kiến nhưng phần thắng luôn đến từ những lý luận đặt cơ sở trên nguyên tắc của Luật Pháp, trong những bài viết không còn những từ ngữ rỗng tuếch và còn tranh chấp đúng sai trong cái sự thanh thản của biện chứng, dưới ánh nắng lạnh lùng của lý trí.
Vì thế, sự đối kháng giữa chính trị và luật pháp là không thể nào giải quyết được. Trong khi nhà chính trị muốn khẳng định chủ nghĩa duy ý chí thì nhà Luật học lại chiếm ưu thế về sự hợp lý. Một phe thì luôn đặt vấn đề một cách cụ thể, phân tích từng yếu tố của sự việc, xem xét những tương quan và những tác động qua lại, tìm chọn tất cả những giải pháp để rốt cuộc chọn lấy giải pháp tối ưu và có lợi nhất, và dùng tất cả quyền hành trong tay để thực hiện nó. Loại người đó không hề bị ràng buộc bởi bất cứ nguyên tắc, nghĩa vụ hay niềm tin nào. Họ tự do như những con ngựa hoang trên cánh đồng cỏ mênh mông, tàn phá như những cơn bảo hung tàn đang giật tung những mái ngói và nhận chìm những con tàu chìm sâu vào lòng biển khơi. Dựa vào hoàn cảnh thuận lợi, nhà chính trị đã chơi xả láng con chủ bài của mình và biểu thị một lòng ham muốn vô giới hạn. Nhưng cơ hội của họ lại va chạm đến tính cứng nhắc của hệ thống tư pháp và những qui điều trong Luật. Vì thế họ muốn quét bỏ hệ thống tư pháp và nhảy xổm lên trên Luật Pháp; nhưng dầu thế nào họ cũng đã có một nền tư pháp đang ngủ yên và quên lãng trong Kháng Chiến, nơi mà chính phủ chỉ nói chuyện với cỏ cây thú rừng khi mà những người theo kháng chiến với tấm lòng yêu nước và chỉ lo thi hành bổn phận, không dám quấy rầy giấc ngủ của lãnh đạo.
Nhưng tất cả đều trở nên xáo trộn sau ngày trở về Hà Nội. Ở đây là thái độ một thành phố thu mình không còn nhộn nhịp và ngay sự yên tĩnh cũng gây khó chịu cho chính quyền mới. Thái độ như thế biểu dương một tinh thần tôn trọng Luật Lệ. Bất cứ khi nào quyền lợi của họ bị xâm phạm, lập tức người dân đến gõ cửa Luật Sư và Luật Sư Đoàn như những thành trì của công bằng và Công Lý. Để chứng tỏ thiện chí, chính quyền cộng sản đã không thấy gì trở ngại để giữ lại Luật Sư Đoàn khi mà những Thẩm Phán xử án đã được thay thế bằng những người do Đảng đào tạo và giáo dục, và chính những người này là những người quyết định kết quả của mọi vụ án. Sau ngày tiến vào Hà Nội, trong khi những chuyện có tính nội bộ như thế có thể giải quyết dễ dàng, thì ngoài những nước anh em, Việt Nam còn phải nối quan hệ với các nước tư bản. Những nước này là những nước thượng tôn Pháp Luật và chỉ chịu ký kết những hiệp định phù hợp với khung pháp lý. Bên cạnh đó, những định chế quốc tế hay những tổ chức nghiên cứu rất kỷ về Việt Nam, họ có khả năng giúp Việt Nam hưởng những trợ giúp của họ và đồng thời cũng quy trách được nếu Việt Nam phạm những sai lầm. Bằng con đường quốc tế, những quy điều của Luật đã mạnh mẽ đi vào Việt Nam và nhà cầm quyền bắt buộc phải quan tâm đến.
Sau Điện Biên Phủ, ai cũng biết rằng Hiệp Định (Genève) chia đôi Việt Nam ra thành hai phần: phía Bắc do Nhà Nước Cộng Sản nắm, phía Nam do chính quyền thân Mỹ Ngô Đình Diệm nắm. Mặc dù rất đúng Luật về mặt hình thức, Hiệp Định Genève đã xâm phạm quyền của một dân tộc từ ngàn xưa đã luôn luôn sống trên một Đất Nước duy nhất. Từ rất sớm, khởi nghĩa vũ trang đã được tổ chức trên cả vùng chống lại nhà cầm quyền, khởi đầu cho những bước thống nhất Đất Nước. Để phản công, nhà cầm quyền phía Nam đã bắt cầm tù một số trí thức như Luật Sư Nguyễn Hữu Thọ và giáo sư Phạm Huy Thông, kết án họ là những người cầm đầu cuộc nổi dậy, và tiến hành việc đàn áp đẫm máu những người mà họ cho rằng nuôi dưỡng những khuynh hướng nhằm thống nhất Tổ Quốc.
Chính nghĩa thống nhất Đất Nước phải được biện hộ trước diễn đàn quốc tế; dư luận quốc tế phải được thông tỏ chuyện gì đang xảy ra ở miền Nam Việt Nam. Năm 1956, Hiệp Hội Luật Gia Dân Chủ triệu tập hội nghị thế giới ở Thủ Đô Bruxelle của Bỉ. Trước cơ hội thật lớn lao đó, nhà cầm quyền (phía Bắc) liền tổ chức một đoàn đại diện để đi tuyên truyền cho chính nghĩa của mình. Trong cương vị là Chủ Tịch Luật Sư Đoàn và là Phó Chủ Tịch Hội Luật Gia Việt Nam tôi được giao phó làm trường đoàn, cùng với Luật Sư người Công Giáo Nguyễn Huy Mân là Hội Thẩm, đồng thời là Chủ Tịch Toà Án Quân Sự và cũng là một quan chức cao cấp của Đảng. Nhiệm vụ của chúng tôi là làm sao được Hội Nghị đưa ra nghị quyết ủng hộ Dân Tộc quyền đấu tranh để thống nhất Đất Nước.
Khi chiếc máy bay Sabrina (Tây Ban Nha) đáp xuống phi trường cũng vừa lúc hoàng hôn. Một thư ký Hôi Nghị đón và đưa chúng tôi về khách sạn. Sau khi tắm rửa và thay quần áo, chúng tôi xuống phòng ăn rộng mênh mông và lộng lẫy sáng chói. Tất cả những chiếc bàn tròn được phủ những chiếc khăn không một vết nhơ trang trí với những bình hoa đều có khách ngồi. Chúng tôi là những kẻ đến sau cùng để chiếm cái bàn duy nhất còn lại. Sau bữa ăn, chúng tôi vào phòng khách và được một đoàn tiến gần tiếp cận: đó là đoàn của Bắc Triều Tiên. Chúng tôi làm quen thật nhanh chóng, hai đất nước chúng tôi có số phận giống nhau.
Đoàn chúng tôi chia nhau mỗi người đi gặp một đoàn bạn để tranh thủ cảm tình cho chính nghĩa của mình. Cá nhân tôi, tôi đã tìm gặp ông Chủ Tịch Luật Sư Đoàn Bruxelles và thảo luận với Chủ Tịch Đoàn của Đại Hội nhằm đưa vào nghị trình vấn đề của chúng tôi. Họ từ chối một cách rất lễ độ là chương trình đã đầy không còn thời gian trống, và hơn nữa Hội Nghị đã định cho mình sứ mạng gìn giữ Hoà Bình và không ủng hộ bất cứ một cuộc khởi nghĩa võ trang nào, dù là có chính nghĩa. Tôi vẫn không mất can đảm, vẫn tiếp tục tranh thủ những trưởng đoàn các nước, những người mà tôi cho rằng là có trình độ trí thức cao, những người mà tôi cho rằng có một ảnh hưởng nhất định, là việc đưa vấn đề cực kỳ thiết thân của chúng tôi vào nghị trình là một việc cần thiết. Những cố gắng ấy cuối cùng cũng được đền đáp bằng một thành công thật may mắn: vấn đề của Việt Nam được đưa vào nghị trình nhưng được sắp vào lúc cuối cùng của Hội Nghị. Chúng tôi thật nản lòng. Kinh nghiệm những hôi nghị quốc tế như thế này, càng lúc vào phút cuối, phần lớn các đoàn là đã tranh thủ lo vé máy bay, sửa soạn hành lý đề đi về. Quả thật chúng tôi thật nặng lòng và buồn phiền chờ buổi kết thúc hội nghị. Chắc chúng tôi tham dự Hội Nghị lần này là mất công toi. Chúng tôi phải ăn nói ra sao với lãnh đạo đây?
Một bất ngờ đã xảy ra. Sau khi bài tham luận chót được đọc thì đoàn Việt Nam được mời lên điễn đàn. Chúng tôi thật tình không chờ đợi một cử chỉ lịch sự như thế vào lúc chót. Tôi liền lên bục ngay sau khi Chủ Toạ Đoàn loan báo hội nghị được kéo dài thêm mười lăm phút. Lòng tôi thật vui sường và tim tôi đập loạn xạ… Bằng giọng nói đầy xúc cảm, tôi bắt đầu trình bày luận đề.
Đấu tranh, dù là có vũ trang, với mục tiêu loại bỏ sai quấy hay trừ bỏ bất công, đàn áp, hành động man rợ, hay để loại bỏ những chướng ngại ngăn cản sự tiến bộ của hoà bình là cái mở đầu, là giai đoạn đầu tiên cho một ngày kiến tạo và gìn giữ hoà bình. Danh ngôn của Hy Lạp đã nói muốn có hoà bình phải chuẩn bị chiến tranh. Phải chăng là không có mâu thuẫn giữa chiến tranh và hoà bình, khi mà chiến tranh xâm lược đã giết chết hoà bình, mặt khác, chiến tranh có chính nghĩa là để giành được hoà bình, gìn giữ và bảo vệ nó. Chỉ có kẻ ngây thơ và trẻ con mới tin rằng chiến tranh là đối ngược với hoà bình, là hai mặt đối kháng lẫn nhau không thể nhân nhượng như thể giữa đêm và ngày. Ai có thể chấp nhận một quan điểm mơ hồ như thế? Tôi đã mang hết những lý lẽ tình cảm, chủng tộc, lịch sử, ngôn ngữ, kinh tế và xã hội để vận động cho chính nghĩa của Dân Tộc Việt Nam.
Trong phần kết, tôi trình bày với người nghe bằng những ý như sau: “Thưa các bạn Ba Lan và Hung Gia Lợi, mới ngày hôm qua, các bạn đã đau khổ nhìn quê hương bị chia năm xẻ bảy; thưa các bạn người Hàn và người Đức, các bạn cũng đau đớn chịu nỗi bất hạnh như thế. Nhưng các bạn may mắn hơn chúng tôi là không phải thấy với chính mắt mình những nét mặt đau đớn, được nghe tận tai tiếng thét của những người, có cùng dòng máu chảy trong huyết quản, có con tim cùng chia sẽ những buồn vui với bạn, phải quằn mình đau đớn dưới bàn tay của những kẻ đao phủ.”
“Tôi không biết, trong số những người đang nghe tôi ngày hôm nay, có ai đã, vì bó buộc của nghề nghiệp, phải tận mắt chứng kiến cảnh thân chủ của mình bị hành hình. Đó là thời Thực Dân chiếm đóng. Toà Án Hà Nội đã chỉ định tôi làm Luật Sư bào chữa cho một tên cướp biển người Hoa bị án tử hình, ngưởi này ở vịnh Hạ Long đã giết hơn mười hành khách trên một chiếc tàu. Tôi được chỉ định bào chữa cho hắn và phải có mặt khi hắn bị hành hình. Bản mặt hung ác của nó không làm ai cảm tình, nhưng ánh mắt cuối cùng khi hắn đút đầu vào máy chém làm tôi thấy tôi nghiệp. Tôi nhìn nơi khác khi lưỡi dao rớt xuống cắt gọn ngang cổ hắn. Một dòng máu phụt ra, cái đầu rớt một bên, cái thân một bên rớt vào cái hòm với đầy mạt cưa”.
“Thưa các bạn, cái máy chém đó, có từ thế kỷ trước. Nó chẳng những được dùng để chém đầu những kẻ phạm tội ác, mà còn dùng để chém đầu những người con yêu nước đang đấu tranh để thống nhất Tổ Quốc, để khủng bố dân lành và để trấn áp lòng yêu nước của họ.”
“Và cầu Hiền Lương với tên gọi mang âm hưởng tử tế như thế lại là cây cầu chia cắt Việt Nam thành hai miền, phải chăng đó là lưỡi dao nhọn đâm thẳng vào da thịt của người dân, chia tách gia đình ở hai bên bờ không thể nhìn nhau với con mắt đầy lệ. Giòng sông không còn là nước chảy mà mang trong lòng nó những giòng nước mắt của phân ly, những giòng máu của những người can đảm vượt sông để rồi ngã xuống bởi những viên đạn bắn từ những con Tàu tuần cao tốc.
Các bạn đồng nghiệp thân mến, trong suốt thời gian hành nghề, chúng ta ít nhất đã một lần chứng kiến cảnh chia tay của một cặp vợ chồng. Trong buổi hoà giải đầu tiên ở Toà, chắc các bạn đã không bao giờ quên nét căng thẳng của hai cha mẹ, và hơn thế nữa ánh mắt sợ hãi và đầy nước mắt của những đứa con hết nhìn cha rồi lại nhìn mẹ, hết nhìn mẹ rồi lại nhìn cha, chúng cảm thấy đau đớn trước thảm cảnh chia lìa của mẹ cha, trước sự sụp đổ của hạnh phúc gia đình, bi kịch của một sự đau khổ đã quét đi một gia đình mà chỉ mới hôm trước đây chung sức xây đắp một gia đình đầy ắp tiếng cười vui, nhưng ngày mai đây, mỗi người sẽ ngồi khóc trầm lặng trong một góc của mình trước nỗi bất hạnh không thể nào cứu vãn. Làm thế nào người thầy cãi chúng ta lại có thể dửng dưng trước một gia đình tan vỡ, nhất là khi cái gánh nặng buồn đau lại đổ trên vai của những đứa con?”
“Hơn thế nữa, các đồng nghiệp thân mến, không phải chỉ có một gia đình bị tan vỡ mà hàng triệu gia đình đang kêu than và khổ não. Vĩ tuyến 17 không chỉ là một đường biên vô hình hay một đường chia tự nhiên của địa hình, mà là một làn sóng phóng đi những tiếng kêu van, trách móc và than khóc của hàng triệu người bị buộc phải xa lìa nhau mà không hề biết tại sao, sự tàn ác của những người đã bắt họ phải chịu đọa đầy vì cách chia và cô quạnh. Làn sóng đó cũng phát đi những tiếng uất hờn và hận thù của hàng chục ngàn người con yêu nước đã phải chết gục dưới làn đạn hay máy chém, duy nhất chỉ vì họ muốn sống trong một đất nước thống nhất, cho họ và cho người khác!”
“Tôi vừa phát âm lên một từ ngữ thiêng liêng: Hoà Bình. Chúng ta tập trung với nhau ngày hôm nay ở đây là để gìn giữ Luật Pháp và Hoà Bình. Nhưng ở Hội nghị này, người ta đã nhân danh Hoà Bình đó để từ chối ghi chuyện của Việt Nam vào chương trình nghị sự. Một vài đồng nghiệp, chắc chắn là rất thiện chí, lại quan tâm đến chữ nghĩa hơn là ý nghĩa sâu thẳm của hai chữ Hoà Bình, đã cho rằng mọi đấu tranh có vũ trang không thể được Hội Nghị ủng hộ vì chúng ta phải bảo vệ Hoà Bình. May mắn thay họ đã nghĩ lại đúng lúc và lương tri đã thắng: chúng tôi đã đứng đây, trên diễn đàn này để mong mọi người quan tâm sâu sắc và ủng hộ những cố gắng của Việt Nam chúng tôi nhằm kiến tạo Hoà Bình và thống nhất lại Tổ Quốc.”
“Chúng tôi thấu hiểu rõ ràng rằng, qua quá nhiều hy sinh mất mát trong Thế Chiến Thứ II, chịu đựng tàn phá cùa bom nguyên tử, sống những ngày như sắp tận thế, nhân loại trở nên tê liệt vì sợ hải, lại càng cảm thấy nhu cầu khẩn thiết được sống trong Hoà Binh và lại càng muốn gìn giữ nó! Nhưng sợ hãi đã trờ thành nổi ám ảnh, mâu thuẫn giữa Chiến Tranh và Hoà Bình đã được đơn giản hoá, bình dân hoá và càng trở nên mù mờ, từ đó cái định kiến Chiến Tranh và Hoà Bình là hai mặt đối kháng lại càng được củng cố. Cách suy nghĩ đó đã cản trở lối suy nghĩ biện chứng cho thấy quan hệ qua lại hai chiều của chúng. Người bình dân thường hay bám vào vào những suy nghĩ hời hợt của vấn đế, họ cũng thường hay lập nên những rào ngăn không thể vượt giữa ngôn từ, chữ này chối bỏ chữ kia. Bổn phận của chúng ta là phải vượt qua cách suy nghĩ chỉ nặng phần ngữ âm và cú pháp, để đào sâu từng ý nghĩa sinh động trong nội dung từng câu chữ, nhận thức chúng qua thực tế cụ thể và sinh động. Chúng tôi lúc nảy có nói đến câu danh ngôn Hy Lạp “Si vis pacem, para bellum” [Muốn có hoà bình phải chuẩn bị chiến tranh], chúng ta không nên hiểu nó như cái gì gây hại, mà phải hiểu là không có lằn ranh giữa chiến tranh và hoà bình.”
“Chúng ta nhớ rằng năm 1938, ông Neville Chamberlain đã ký kết Hiệp Uớc Munich và tuyên bố rằng hoà bình đã được cứu vản! Sai lầm: hiệp ước đó chỉ là là một báo trước cho cuộc chiến xảy ra một năm sau đó! Ngược lại, một cuộc chiến với chính nghĩa và hợp pháp chống lại kẻ xâm lăng dành lại độc lập cho Tổ Quốc và tự do cho Nhân Dân, chấm dứt sự chia cắt hai miền, biến nước mắt vì khổ đau thành nước mắt của mừng vui là có phải chăng là một cuộc chiến báo hiệu cho một nền hoà bình công bằng, vững bền và thật sự, nó đoàn tụ những gia đình ly tán, chấm dứt việc khóc than của những kẻ vô tội, làm những nụ cười khô héo nở hoa trở lại trên môi, mang lại hạnh phúc và hy vọng cho trái tim, tìm được niềm vui của cuộc sống, được tái sinh trở lại như một con người. Trong ngôn ngữ của nhân loại, hay ít nhất là của chúng tôi, cuộc chiến đó tên gọi là Hoà Bình.”
“Không phải bổn phận của chúng ta, những Luật Sư Dân Chủ, là làm dễ dàng cho việc thiết lập nền hoà bình như thế trên thế giới bằng cách ủng hộ những cuộc đấu tranh để có một kết thúc thực mỹ mãn. Cho phép tôi được nêu vấn đề để mong quí vị quan tâm. Tôi hy vọng rằng khát vọng của dân tộc tôi sẽ không bị biến thành thất vọng và tôi hy vọng nhận được những giúp đỡ động viên của quí vị để giúp dân tộc tôi cống hiến nhiều hơn nữa”.
Những cố gắng đã mang lại thành công mỹ mãn và chúng tôi đã đạt được những gì mà dân tộc mong đợi.
Trên đường về nước chúng tôi đã được đoàn Sec mời ghé thủ đô Prague để dự vài buổi làm việc chung. Chúng tôi nhận lời.
(Còn tiếp)
Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016
Trưởng Ban Kinh tế TW Nguyễn Văn Bình bị yêu cầu giải trình việc đứng sau tin đồn đổi tiền
Trưởng Ban Kinh tế TW Nguyễn Văn Bình vốn là một kẻ ma mãnh đã định lợi dụng việc đổi tiền để trục lợi cho nhóm lợi ích của mình, bằng cách Bình đã cho tay chân chuẩn bị một số tiền tới 16.500 tỷ để mua gom vàng và ngoại tệ trước đó. Sau khi gom đủ, thì lập tức Nguyễn Văn Bình cho tung tin đổi tiền trước thời điểm cuộc đổi tiền chính thứ tiến hành vào giữa tháng 2/2017. Theo đánh giá của Bộ CA và các chuyên gia tài chính tiền tệ cho biết, chỉ bằng cú tung tin đổi tiền vừa qua, trong vòng hơn 10 ngày thì nhóm lợi ích Tài chính – Tiền tệ sân sau của một số quan chức đã thu lợi không dưới 3.500 tỷ đồng.
Ai là kẻ chủ mưu và việc cố ý lộ tin đổi tiền nhằm mục đích gì?
Như tin đã đưa, ngày 10/12/2016, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can với một số lãnh đạo của Ngân hàng Đông Á, trong đó có Tổng GĐ Đông Á Bank Trần Phương Bình bị cùng với 3 nhân viên của ngân hàng này bắt giữ và khởi tố do vi phạm pháp luật trong hoạt động tiền tệ ngân hàng. Với lý do chính là người để lọt tin đổi tiền tuyệt mật ra ngoài. Điều đó đã khiến cho toàn bộ KH đổi tiền của chính phủ bị vỡ lở, không thực hiện được.
Tuy nhiên, Tổng GĐ Đông Á Bank Trần Phương Bình hay bà Nguyễn Thị Ngọc Vân Phó TGĐ cùng với 3 nhân viên của ngân hang Dong A Bank chỉ là những con tốt trong một âm mưu trục lợi thông qua việc lũng đoạn tiền tệ của các nhóm lợi ích. Mà Phó Thủ tướng Nguyễn Văn Bình vốn là một kẻ ma mãnh đã định lợi dụng việc đổi tiền để trục lợi cho nhóm lợi ích của mình là chủ trò, bằng cách Nguyễn Văn Bình đã cho tay chân chuẩn bị một số tiền tới 16.500 tỷ đồng để mua gom vàng và ngoại tệ trước đó. Sau khi gom đủ, thì lập tức Nguyễn Văn Bình cho tung tin đổi tiền trước thời điểm cuộc đổi tiền chính thứ tiến hành vào giữa tháng 2/2017.
Trước khi bị đình chỉ chức danh Tổng giám đốc, ông Trần Phương Bình từng đảm nhiệm vị trí Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đông Á - DongABank.
Ông Trần Phương Bình sinh năm 1959, là cử nhân Kinh tế. Ông là một trong số những nhân vật gắn bó với DongABank từ những ngày đầu ngân hàng thành lập. Trước khi trở thành Tổng giám đốc vào năm 1998, ông chưa từng có kinh nghiệm hay chuyên môn về lĩnh vực ngân hàng. Công việc trước đó của ông là giảng dạy lĩnh vực kinh tế.
Trong quá trình công tác tại DongABank, ông cũng từng đảm nhiệm vị trí Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc ngân hàng. Tính đến ngày 30/6/2014, ông Trần Phương Bình nắm giữ 15 triệu cổ phiếu tại DongABank, tương đương tỷ lệ sở hữu 3% vốn ngân hàng.
Ông cũng chính là cầu nối quan trọng giữa DongABank với các cổ đông của ngân hàng. Hầu hết những người thân của ông đều là cổ đông lớn của DongABank.
Theo thống kê, vợ chồng ông Bình và các con nắm giữ tới 16,24% cổ phần tại PNJ (nơi bà Cao Thị Ngọc Dung, vợ ông Trần Phương Bình làm Chủ tịch HĐQT) và 9,62% tại DongABank. Trong đó, PNJ nắm giữ 7,7% vốn điều lệ tại DongABank tại năm 2015.
Ngoài ông Trần Phương Bình, một nhân vật khác cũng bị cơ quan điều tra bắt tạm giam là bà Nguyễn Thị Ngọc Vân. Bà Vân sinh năm 1970, là cử nhân kinh tế Đại học Kinh tế TP.HCM.
Trước khi bị đình chỉ công tác cùng thời điểm với ông Bình, bà Vân là Phó tổng giám đốc thường trực tại DongABank. Bà từng nhận được bằng khen của Thống đốc NHNN cùng nhiều giải thưởng khác trong quá trình công tác tại Ngân hàng Đông Á.
Xét về quan hệ, bà Vân chính là em dâu của vợ ông Bình. Tính đến 30/6/2014, bà nắm giữ hơn 712.000 cổ phiếu tại DongABank tương đương tỷ lệ 0,14%.
Tuy nhiên giới thạo tin trong lĩnh vực tài chính Ngân hàng tại VN cho biết, trong những năm 2010-2012, DongABank rơi vào tình trạng khó khăn, khủng hoảng, lợi nhuận xuống thấp, tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao… Khi đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phải vào cuộc thanh tra toàn diện về hoạt động của Đông Á từ năm 2012 trở về trước. Theo kết luận thanh tra, DongABank đã có nhiều vi phạm pháp luật về quản lý tài chính, cấp tín dụng và hoạt động kinh doanh khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính và hoạt động. NHNN đã quyết định kiểm soát đặc biệt với ngân hàng này từ ngày 13/8/2015 và miễn nhiệm nhiều chức danh lãnh đạo chủ chốt của DongABank, trong đó có ông Trần Phương Bình. Tuy nhiên giữa ông Trần Phương Bình và Thống đốc NHNN lúc đó là ông Nguyễn Văn Bình, nay là Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế có mối quan hệ đặc biệt, nên NHNN đã dung nhiều biện pháp hỗ trợ để Dong A Bank vượt qua các khó khăn để hồi phục và phát triển. Sau đó Ngân hang Đông Á là một ngân hàng mạnh về bán lẻ và là ngân hàng hàng đầu về các sản phẩm thẻ, đồng thời Đông Á cũng là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam tự chế tạo ra được máy ATM bán vàng tự động, đưa vào hoạt động máy ATM lưu động, các buồng Auto Banking thế hệ mới, có chức năng nhận tiền mặt trực tiếp lớn nhất Việt Nam.
Một nguồn tin từ quan chức Ngân hang Nhà nước cho biết, Thống đốc Nguyễn Văn Bình trước đây từng nắm giữ tới 11,6 % cổ phần của Đông Á Bank, chính vì vậy Đông Á Bank mới có điều kiện tồn tại và phát triển cho đến ngày hôm nay. Nguồn tin cũng cho biết thêm, cách đây hơn 4 năm sau vụ tai tiếng in tiền polymer từ Úc, thống đống Nguyễn Văn Bình đã đưa ra một dự án, đổi các động bạc VN hiện đang lưu hành với quá nhiều con số 0, bằng các đồng tiền có mệnh giá nhỏ song có giá trị lớn. Dự án nói trên đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lúc đó chấp thuận và được tập thể Bộ Chính trị thông qua tháng 4 năm 2014. Theo kế hoạch, việc đổi tiền sẽ được triển khai trong tháng 10/2016 khi ông Nguyễn Tấn Dũng còn giữ chức Thủ tướng.
Tuy nhiên việc triển khai gặp một số trục trặc trong việc thuê in tiền, nên cuối cùng phương án chọn đối tác thực hiện việc in tiền là Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã được chấp thuận. Và đến tháng 8/2016 toàn bộ số lượng tiền mới mới được giao nhận đầy đủ.
Câu chuyện đổi tiền không dừng lại ở đó, mà Trưởng Ban Kinh tế TW Nguyễn Văn Bình vốn là một kẻ ma mãnh đã định lợi dụng việc đổi tiền để trục lợi cho nhóm lợi ích của mình, bằng cách Bình đã cho tay chân chuẩn bị một số tiền tới 16.500 tỷ để mua gom vàng và ngoại tệ trước đó. Sau khi gom đủ, thì lập tức Nguyễn Văn Bình cho tung tin đổi tiền trước thời điểm cuộc đổi tiền chính thứ tiến hành vào giữa tháng 2/2017. Chính vì thế, giới kinh doanh tiền tệ ở Việt Nam mà chúng tôi có điều kiện tiếp xúc tất cả đều khẳng định thủ phạm đứng đằng sau các tin đồn ác ý này không ai khác, đó thủ phạm cao nhất và chính là kẻ thực sự khuynh đảo và làm khánh kiệt đất nước này hơn nữa chính là Trưởng Ban Kinh tế TW - cựu Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Bình.
Đây là một âm mưu nằm trong một kế hoạch không thể hoàn hảo hơn cho việc tư nhân hóa tài sản công, cộng với quá trình thâu tóm các nhân hàng thương mại tư nhân khác. Nên nhớ, việc vơ vét tài sản của nhà nước trước kia và bây giờ không ai khác, đó là Trưởng Ban Kinh tế TW Nguyễn Văn Bình thực sự mới là bố già của đất nước này. Có thể đâu đó đã điểm qua những gì xảy ra với hệ thống tài chính tiền tệ của Việt Nam, tuy nhiên, chúng tôi cũng muốn điểm lại để độc giả có cái nhìn toàn diện hơn về Nguyễn Văn Bình và thủ đoạn lũng đoạn tài chính của Bình Ruồi
TRước hết nên biết, Trưởng Ban Kinh tế TW Nguyễn Văn Bình là con ông Nguyễn Văn Chuẩn. Bình tốt nghiệp ngành Toán ở Liên Xô chứ không phải là ngân hàng tài chính. Bố ông Bình từng là Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Quốc Gia, tức tương đương chức Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước bây giờ đó là ông Nguyễn Văn Chuẩn.
Vì thế mà mọi người vẫn gọi Bình là Bình Chuẩn. Bình có nốt ruồi ở giữa mặt nên sau này dân chúng tự gọi là Bình Ruồi. Cả hai cái tên Bình Chuẩn hay Bình Ruồi, Bình đều không thích. Nên cấp dưới hay gọi chệch đi là Bình Đúng. Anh ruột Bình là Nguyễn Văn Thành, lấy Nguyễn Nguyệt Tĩnh, con gái ông Lê Quang Đạo. Tức anh rể Thiếu Tướng Nguyễn Quang Bắc. Vì thế dắt dây quan hệ lằng nhằng với nhóm tướng lĩnh quân đội. Vợ trước không cưới nhưng có con. Khi có con với vợ sau, Bình mới chính thức ly dị với vợ trước. Chính vì không phải là người có chuyên môn về ngân hàng tài chính nên Bình điều hành ngân hàng như một thằng mafia thực thụ.
Với Nguyễn Văn Bình, về lý thuyết, tiền như máu của nền kinh tế. Cần đầy đủ để bơm vào các bộ phận và cũng cần hệ thống tốt có thể dẫn đưa cũng như các bộ phận không bị hỏng hóc.
Trưởng Ban Kinh tế TW Nguyễn Văn Bình là một kẻ mafia lọc lõi trong nghành tài chính ngân hàng. Nguyễn Văn Bình lúc còn giữ chức Thông đốc Ngân hang Nhà nước đã từng tuyên bố “Tao thích lấy ngân hang nào và mang cái đó cho ai thì không quá 3 ngày”
CHính vì thế mới có hiện tượng thị trường mua bán ngoại tệ bỗng nóng lên bất thường vào cuối tháng 11 và đầu tháng 12. Điều này được giới mua bán giải thích nguyên nhân: vì có tin đồn nhau rằng Ngân hàng nhà nước Việt Nam sắp tung ra nhiều loại giấy bạc mới, với các mệnh giá khách nhau với tỷ giá 1 đồng, tương đương 1 đôla Mỹ.
Lần theo dấu vết từ nguồn tin cho biết, đã có một quan chức Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước là người đã phát biểu cho rằng, việc đổi tiền để sử dụng đồng bạc mới mệnh giá thấp nhưng giá trị cao có sức mua tương đương với đồng đô la Mỹ là chủ trương của Ngân hàng Nhà nước đã được Bộ Chính trị thống nhất từ lâu và đã được triển khai trong nhiều năm qua. Các trinh sát của Bộ CA bằng các phương pháp nghiệp vụ đã nhanh chóng khoanh lọc toàn bộ những cán bộ lãnh đạo nắm được nguồn tin tuyệt mật này, nhưng vẫn không tìm ra manh mối.
Tuy nhiên từ thông tin, mô tả về hình thức loại tiền mới sắp phát hành đã được in bằng chất liệu polymer, kiểu mẫu đẹp với số lượng lớn đủ để đáp ứng cho công tác đổi tiền. Toàn bộ số tiền này được đặt in từ Trung Quốc theo tiêu chuẩn quốc tế và đã được chuyển toàn bộ về Việt nam từ trước tháng 8/2016. Thì các trinh sát nhanh chóng các định được thủ phạm của tin đồn, đó là ông Nguyễn Xuân H. nguyên một lãnh đạo cấp phó công tác tại Cục Phát hành và kho quỹ Ngân hàng Nhà nước VN – đại diện phía Nam. Hiện nay đang đảm trách chức vụ trợ lý cho ông Trần Phương Bình - nguyên Tổng giám đốc DongA Bank.
Qua khai thác ban đầu, đối tượng Nguyễn Xuân H đã khai nhận rằng, ông là người đã tung tin đổi tiền, mà theo ông đây là thực hiện việc tung tin đồn theo yêu cầu của một lãnh đạo trong ngành Ngân hàng. Cụ thể là Ngân hàng Đông Á, tuy nhiên danh tính của nhân vật này chưa được phép công bố.
Khi tin đồn được tung ra tại khu vực Quận 5, Quân 10 là địa bàn kinh doanh của các thương nhân người Hoa, lập tức một số người trong giới kinh doanh và người giàu có “nháo nhào” tuôn tiền đồng Việt Nam ra mua đô la ở thị trường chợ đen dự trữ, khiến giá đô la vọt lên nhanh chóng. Sau đó do hiệu ứng của tin này khiến thị trường vàng và ngoại tệ đã có những bất thường chưa từng thấy.
Thời báo Kinh tế VN VnEconomy cho biết, đỉnh điểm là ngày 08/12/2016, giá đô la có những lúc lên đến 23,900 đồng/đôla. Trong lúc Ngân Hàng Nhà Nước VN vẫn công bố hối suất chính thức trong ngày là 22,820/1 đô la Mỹ (mua vào) và bán ra là 22,920/1 đô la Mỹ. Tuy nhiên chỉ sau đó ít lâu, giá vàng và đô la lại tụt giá theo phương thẳng đứng trở về nức 22.600đồng/1 đô la.
Đến đây đã thấy, câu chuyện tung tin đổi tiền nhằm để lợi dụng thực hiện việc thông qua việc điều khiển tỷ giá vàng và đô la lên xuống nhằm thâu tóm, mà thực chất là chiến dịch cướp vàng, cướp ngoại tệ thông qua chênh lệch giá.
Ngày 10/12/2016, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) đã khởi tố vụ án và khởi tố bị can với một số cựu lãnh đạo của Ngân hàng Đông Á vì vi phạm các quy định hoạt động tiền tệ ngân hàng, trong đó có ông Trần Phương Bình - nguyên Tổng giám đốc DongA Bank, bà Nguyễn Thị Ngọc Vân - nguyên Phó tổng giám đốc và 3 nhân viên khác.
Tuy nhiên, nguồn tin từ nội bộ cho biết, lý do Tổng GĐ Đông Á Bank Trần Phương Bình bị bắt vì chính là người cố ý để lọt tin đổi tiền tuyệt mật, với hy vọng sẽ trục lợi một khoản lớn trong việc biến động tỷ giá vàng và ngoại tệ. Đây là một sự tính toán không chỉ của riêng ông Trần Phương Bình và Ban lãnh đạo Ngân hang Đông á, mà còn là sự phối hợp giữa các nhà tài phiệt, giới kinh doanh người Hoa trong Chợ Lớn dưới sự chỉ huy của một quan chức hàm Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế.
Điều đó đã khiến cho KH đổi tiền của nhà nước đã chuẩn bị sẵn bị vỡ lở. Tin này trùng với báo cáo của Cơ quan CS Điều tra của Bộ CA, đã xác định được tin đồn đổi tiền bắt nguồn từ một rò rỉ từ khu vực phía Nam khẳng định rằng, Ngân hàng Nhà nước sẽ đổi tiền bằng cách giảm giá trị mệnh giá quá lớn của đồng Việt Nam hiện đang lưu hành trên thị trường, bằng các đồng tiền mệnh giá thấp nhưng giá trị cao, có sức mua tương đương với đồng đô la Mỹ… là chủ trương của Ngân hàng Nhà nước đã được Bộ Chính trị thống nhất từ lâu và đã được triển khai trong nhiều năm qua.
Âm mưu gì khi tung tin đổi tiền (!?)
Trich : Câu chuyện đổi tiền không dừng lại ở đó, mà Trưởng Ban Kinh tế TW Nguyễn Văn Bình vốn là một kẻ ma mãnh đã định lợi dụng việc đổi tiền để trục lợi cho nhóm lợi ích của mình, bằng cách Bình đã cho tay chân chuẩn bị một số tiền tới 16.500 tỷ để mua gom vàng và ngoại tệ trước đó.
Sau khi gom đủ, thì lập tức Nguyễn Văn Bình cho tung tin đổi tiền trước thời điểm cuộc đổi tiền chính thứ tiến hành vào giữa tháng 2/2017. Chính vì thế, giới kinh doanh tiền tệ ở Việt Nam mà chúng tôi có điều kiện tiếp xúc tất cả đều khẳng định thủ phạm đứng đằng sau các tin đồn ác ý này không ai khác, đó thủ phạm cao nhất và chính là kẻ thực sự khuynh đảo và làm khánh kiệt đất nước này hơn nữa chính là Trưởng Ban Kinh tế TW - cựu Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Bình.
Đây là một âm mưu nằm trong một kế hoạch không thể hoàn hảo hơn cho việc tư nhân hóa tài sản công, cộng với quá trình thâu tóm các nhân hàng thương mại tư nhân khác.
Nên nhớ, việc vơ vét tài sản của nhà nước trước kia và bây giờ không ai khác, đó là Trưởng Ban Kinh tế TW Nguyễn Văn Bình thực sự mới là bố già của đất nước này. Có thể đâu đó đã điểm qua những gì xảy ra với hệ thống tài chính tiền tệ của Việt Nam, tuy nhiên, chúng tôi cũng muốn điểm lại để độc giả có cái nhìn toàn diện hơn về Nguyễn Văn Bình và thủ đoạn lũng đoạn tài chính của Bình
Trưởng Ban Kinh tế TW Nguyễn Văn Bình là một kẻ mafia lọc lõi trong nghành tài chính ngân hàng. Nguyễn Văn Bình lúc còn giữ chức Thông đốc Ngân hang Nhà nước đã từng tuyên bố “Tao thích lấy ngân hang nào và mang cái đó cho ai thì không quá 3 ngày”
CHính vì thế mới có hiện tượng thị trường mua bán ngoại tệ bỗng nóng lên bất thường vào cuối tháng 11 và đầu tháng 12. Điều này được giới mua bán giải thích nguyên nhân: vì có tin đồn nhau rằng Ngân hàng nhà nước Việt Nam sắp tung ra nhiều loại giấy bạc mới, với các mệnh giá khách nhau với tỷ giá 1 đồng, tương đương 1 đôla Mỹ.
Lần theo dấu vết từ nguồn tin cho biết, đã có một quan chức Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước là người đã phát biểu cho rằng, việc đổi tiền để sử dụng đồng bạc mới mệnh giá thấp nhưng giá trị cao có sức mua tương đương với đồng đô la Mỹ là chủ trương của Ngân hàng Nhà nước đã được Bộ Chính trị thống nhất từ lâu và đã được triển khai trong nhiều năm qua. Các trinh sát của Bộ CA bằng các phương pháp nghiệp vụ đã nhanh chóng khoanh lọc toàn bộ những cán bộ lãnh đạo nắm được nguồn tin tuyệt mật này, nhưng vẫn không tìm ra manh mối.
Tuy nhiên từ thông tin, mô tả về hình thức loại tiền mới sắp phát hành đã được in bằng chất liệu polymer, kiểu mẫu đẹp với số lượng lớn đủ để đáp ứng cho công tác đổi tiền. Toàn bộ số tiền này được đặt in từ Trung Quốc theo tiêu chuẩn quốc tế và đã được chuyển toàn bộ về Việt nam từ trước tháng 8/2016. Thì các trinh sát nhanh chóng các định được thủ phạm của tin đồn, đó là ông Nguyễn Xuân H. nguyên một lãnh đạo cấp phó công tác tại Cục Phát hành và kho quỹ Ngân hàng Nhà nước VN – đại diện phía Nam. Hiện nay đang đảm trách chức vụ trợ lý cho ông Trần Phương Bình - nguyên Tổng giám đốc DongA Bank.
Qua khai thác ban đầu, đối tượng Nguyễn Xuân H đã khai nhận rằng, ông là người đã tung tin đổi tiền, mà theo ông đây là thực hiện việc tung tin đồn theo yêu cầu của một lãnh đạo trong ngành Ngân hàng. Cụ thể là Ngân hàng Đông Á, tuy nhiên danh tính của nhân vật này chưa được phép công bố.
Tuy nhiên, nguồn tin từ nội bộ cho biết, lý do Tổng GĐ Đông Á Bank Trần Phương Bình bị bắt vì chính là người cố ý để lọt tin đổi tiền tuyệt mật, với hy vọng sẽ trục lợi một khoản lớn trong việc biến động tỷ giá vàng và ngoại tệ. Đây là một sự tính toán không chỉ của riêng ông Trần Phương Bình và Ban lãnh đạo Ngân hang Đông á, mà còn là sự phối hợp giữa các nhà tài phiệt, giới kinh doanh người Hoa trong Chợ Lớn dưới sự chỉ huy của một quan chức hàm Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế.
Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2016
KHÔNG THỂ LÀ EMAIL CUỐI CÙNG
PHẠM ĐÌNH TRỌNG
Ở Hà Nội tôi có hai người anh thân yêu: anh Phạm Quế Dương và anh Nguyễn Thanh Giang. Anh Phạm Quế Dương là một nhân cách văn hóa mặc áo lính. Trước khi nghỉ hưu anh là Tổng biên tập tạp chí Lịch sử Quân sự. Anh Nguyễn Thanh Giang là nhà khoa học địa chất và là một nhà tư tưởng, nhà lí luận chính trị sắc sảo.
Những năm 80 thế kỉ trước, nhà anh Phạm Quế Dương và nơi tôi làm việc cùng trên phố nhà binh Lý Nam Đế và chỉ cách nhau vài khối nhà. Ngày đó, anh Phạm Quế Dương thường xuyên tìm đến tôi để đưa tận tay tôi những bản photo những bài viết chọc thủng sự tuyên truyền dối trá cộng sản và sự bưng bít sự thật. Loại bài đó ngày nay dễ dàng tìm thấy trên những trang web Basam, Boxitvn, Danlambao, Danchimviet . . . nhưng ngày đó internet còn quá hiếm hoi, những trang báo mạng chưa có và những bài viết như vậy cũng vô cùng hiếm.
Những năm 80 thế kỉ trước, anh Phạm Quế Dương đã mang đến cho tôi ánh sáng dân chủ xé toang bóng tối độc tài như những năm 30 những người cộng sản mang đốm lửa cách mạng vô sản đến với những người nông dân đói khổ. Chỉ khác là ngày nay trong tăm tối độc tài, chúng tôi khao khát tự do dân chủ và anh Phạm Quế Dương đã mang đến ánh sáng dân chủ còn những nông dân đói khổ hơn nửa thế kỉ trước chỉ có khao khát tột cùng là cơm áo thì những người cộng sản chỉ mang đến cái bánh vẽ “người cày có ruộng” và mang đến cái có thật là hận thù và máu lửa đấu tranh giai cấp rồi đẩy những người nông dân đói khổ thiếu học, thiếu hiểu biết vào cuộc thanh toán giai cấp vô nghĩa, mất tính người nhưng đẫm máu và kéo dài triền miên không có điểm dừng.
Qua anh Phạm Quế Dương tôi biết anh Nguyễn Thanh Giang và mhững bài viết đầu tiên của tôi về dân chủ đều do anh Nguyễn Thanh Giang đặt hàng viết cho tập san Tổ Quốc. Năm 2007, ra Hà Nội để tham gia đoàn nhà văn Việt Nam sang hội thảo văn chương ở Konkata, tôi đến thăm anh Giang liền được anh Giang đặt tôi viết bài về chuyến đi này.
Từ Ấn Độ về, tôi gửi email ngay cho anh Nguyễn Thanh Giang bài viết Nghĩ Suy Từ Ấn Độ. Cũng bị mất độc lập bởi sự xâm lược của nước Anh, đất nước Ấn Độ lại bị chia rẽ sâu săc bởi tôn giáo và đẳng cấp xã hội, nhưng với tư tưởng bất bạo động, chọn con đường đấu tranh chính trị và đấu tranh nghị trường, Mahatma Gandhi đã giành được độc lập thực sự cho Ấn Độ từ năm 1947. Độc lập thực sự và bền vững đến hôm nay đã đưa Ấn Độ trở thành cường quốc nguyên tử.
Cùng hoàn cảnh lịch sử đó, những người cộng sản Việt Nam chọn con đường bạo lực đã đẩy đất nước Việt Nam vào những cuộc chiến tranh đẫm máu, triền miên suốt ba mươi năm. Gần chục triệu người Việt bị nướng trong lò lửa chiến tranh đó. Cả dãy Trường Sơn hùng vĩ bị đốt cháy và băm nát để chỉ giành được nền độc lập hình thức, mong manh và bị trói buộc vào hệ tư tưởng cộng sản khát máu, không bị trói buộc vào nước Nga Xô viết cũng bị trói buộc vào nước Tàu Cộng Đại Hán. Tôn sùng bạo lực. Nhà nước thành độc tài. Người dân thành nô lệ. Người trung thực thành thù địch. Xã hội tối tăm và tụt lại sau ngày càng xa với thời đại.
So sánh nền độc lập của Ấn Độ và Việt Nam, Nghĩ Suy Từ Ấn Độ đi đến cái kết: Điều nguy hại hơn cả là suốt hơn nửa thế kỉ giành và giữ chính quyền bằng bạo lực cách mạng vô sản, nhà nước cộng sản Việt Nam đã coi chính quyền tồn tại bằng bạo lực như một lẽ đương nhiên, như là điều bình thường. Một xã hội dân sự yên hàn nhưng chính quyền vẫn chuyên chính với dân, vẫn dùng bạo lực trả lời những ý kiến khác biệt thì không thể bình thường. Xài bạo lực quá lâu đã trở thành nghiện, khi ấy bạo lực đã trở thành ma túy của nhà cầm quyền! Quá nghiền, quá ỷ vào bạo lực, làm sao có thể nói đến dân chủ! Đó là một hệ lụy đau đớn do con đường bạo lực cách mạng vô sản mà những người cộng sản Việt Nam rước về cho đân tộc Việt Nam khốn khổ.
Anh Giang email cho tôi khen bài viết và anh cho biết bài viết được nhiều người đọc. Từ ngày đó, email không chỉ là đường dây thông tin mà còn là đường dây tình cảm của anh Giang và tôi. Anh Giang và tôi có bài viết mới đều gửi email cho nhau.
Tối 23.11.2016, tôi gửi cho anh Giang bài viết về ông thầy ở trường đại học Viết Văn Nguyễn Du của tôi. Một ông thầy dạy ngữ văn ở nhiều trường đại học mà khi nghe ông tỉnh ủy viên, trưởng ban tuyên huấn tỉnh ủy than rằng làm tuyên huấn của tỉnh nhưng ông phải chịu thiệt thòi chưa được học lí luận bài bản ở trường đảng Nguyễn Ái Quốc thì ông thầy văn chương liền bất ngờ bật ra câu nói như đã nung nấu từ lâu: Anh không được đi học là may. Học cái sai thì càng học càng ngu. Đất nước mình khốn khổ như hiện nay là vì cái ngu đó.
Gửi bài cho anh Giang tối hôm trước ngay hôm sau, 24.11.2016, tôi nhận được email trả lời của anh Giang
Anh Trọng ơi
Nhận được thư này rất mừng. Đang định gọi điện thoại kiểm tra sức khỏe của anh xem thế nào mà đã vài tuần nay không thấy bài của anh
Anh vẫn khỏe. Thế là mừng rồi
NTG
Nhớ lời anh Giang hẹn, khi nào tôi ra Hà Nội, tôi và anh sẽ tổ chức chuyến đi chơi đâu đó, rất cần gặp anh Giang ở skype để bàn về chuyến đi, tôi liền reply thư anh Giang: Lúc nào có thể được, anh cho em gặp anh ở skype, có việc em muốn nói với anh.
Mọi lần, thư của tôi đều được anh Giang trả lời tức thì. Lần này, ba ngày sau vẫn không có thư trả lời, tôi liền phôn và nhắn tin điện thoại cho anh. Chuông điện thoại đổ dồn mà không có người nhận cuộc gọi. Tin nhắn không hồi âm. Tôi đang nghĩ đến những tình huống bất thường có thể xảy ra thì tối 4.12.2016, nhận được email của anh Lê Anh Hùng:
THÔNG BÁO
TS Nguyễn Thanh Giang, một nhà đấu tranh dân chủ kỳ cựu, thành viên Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, đã bị tai biến mạch máu não từ 10 hôm nay. Hiện ông đang nằm điều trị tại phòng 208, khoa Thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô (Số 1 Trần Khánh Dư, Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Mặc dù năm nay đã 80 tuổi, nhưng ông vẫn luôn đau đáu dõi theo tình hình đất nước, vẫn đều đặn đăng các bài viết chính luận trên các trang mạng trong và ngoài nước, vẫn thường xuyên tiếp xúc, gặp gỡ những người bất đồng chính kiến, những anh em đấu tranh dân chủ trẻ tuổi cũng như bà con dân oan.
Xin thông báo để các thành viên trong Hội được biết. Mong mọi người quan tâm, chia sẻ và cùng cầu nguyện cho ông.
Ý định có từ trước về chuyến đi Hà Nội của tôi liền được thực hiện ngay. Ra Hà Nội tối hôm trước, sáng hôm sau tôi đón xe bus đến bệnh viện Hữu Nghị, vào phòng 208 khoa thần kinh thăm anh Giang thì người cùng phòng nói ông Giang đã chuyển viện về Thái Hà từ chiều hôm trước. Đón xe bus trở về và sau nhiều cuộc điện thoại tôi mới biết nơi người bệnh Nguyễn Thanh Giang chuyển đến là bệnh viện châm cứu trung ương đường Thái Thịnh, quận Đống Đa.
Tôi đến bệnh viện châm cứu. Anh Giang đang ngồi trên xe lăn hướng ra cửa phòng nhưng khi tôi đến trước anh, nét mặt anh vẫn vô cảm. Đứa cháu ngoại và người giúp việc đỡ anh lên giường. Mắt anh hé mở khi tôi cúi xuống sát anh. Dường như lúc này anh mới nhận ra tôi, anh nấc lên, mắt đỏ hoe rưng rưng.
Ngồi lặng bên anh, tôi lại nhớ đến cái email anh lo cho sức khỏe tôi. Nhẩm tính thời gian, tôi biết rằng anh gửi email đó vào buổi sáng thì chỉ hai, ba giờ sau cơn xuất huyết não ập đến anh trong giấc ngủ trưa. Anh Giang ơi, cái email anh gửi cho em sáng 24.11.2016 lại là cái email cuối cùng giữa em và anh ư? Không. Anh phải khỏe lại để những email mong chờ giữa em và anh còn tiếp tục mãi.
Chút riêng tư. Ở trên tôi phải nhắc đến chuyến xe bus đưa tôi đến và đi từ bệnh viện Hữu Nghị vì trên chuyến xe đó tôi trở thành nạn nhân của thời đại rực rỡ mà ông Nguyễn Phú Trọng hãnh diện ca ngợi như là thành quả rực rỡ do đảng của ông tạo ra, thời đại tham nhũng, trộm cắp, cướp của giết người ngang nhiên hoành hành. Trên chuyến xe bus đi từ đầu phố Trần Hưng Đạo về phía Nam Hà Nôi tôi bị những người hùng của thời đại rực rỡ móc túi lấy hết giấy tùy thân và tiền bạc. Tiền mất thôi quên đi cho nhẹ lòng. Chỉ mong được nhận lại những giấy tờ cần thiết, vì sẽ rất mệt mỏi khi phải đi làm lại những giấy tờ đó.
Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016
Hậu Hội nghị TW 4: Tổng Bí thư thất thế, Đinh Thế Huynh gạt nước mắt bỏ Trọng ra đi
Tử huyệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói chung là vấn đề thảm họa môi trường 4 tỉnh miền Trung do Formosa gây ra và vấn đề bức tượng vàng ròng 50 kg, quà tặng của Formosa mà Võ Kim Cự là kẻ môi giới là nói riêng sẽ là chiếc dây thòng lọng sẽ xiết cổ Tổng Bí thư Trong trong một ngày không xa.
Sáng 14/10, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (Hội nghị TW 4) đã kết thúc sau 6 ngày làm việc. Ngoài bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những lời lẽ xáo rỗng, vô hồn thì hầu như dư luận không hề biết kết quả của Hội nghị TW 4 ra sao?; những tuyên bố đao to búa lớn của Tổng Bí thư Trọng được triển khai thế nào? Trong lúc qua các thông tin về Hội nghị TW lần này do truyền thông nhà nước đưa tin về kết quả thì tẻ nhạt như cơm nguội. Điều đó đã tạo ra cho dư luận một sự nghi ngờ không nhỏ.
Tuy vậy, mọi sự hoài nghi của dư luận đã được giải tỏa, sau khi vào sáng 18/10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các ĐBQH đơn vị bầu cử số 1 tiếp xúc cử tri tại quận Tây Hồ, Hà nội để thông báo về kết quả của Hội nghị TW 4 tới các cử tri lão thành cách mạng cũng như các cán bộ cao cấp đã nghỉ hưu trên địa bàn này. Ngoài việc nói nhưng lời nói xáo rỗng, chung chung mang tính đe nẹt, dọa dẫm hòng khuếch trương quyền lực vốn đã được lặp đi lặp lại nhiều lần, ở nhiều nơi trong giai đoạn gần đây. Như kiểu: “Trọng tâm của trọng tâm là phải chống suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống và tự diễn biến, tự chuyển hoá. Người đứng đầu mà tự tung tự tác, quyết định tất, quyết dự án, quyết cán bộ, đề bạt, tranh thủ cuối nhiệm kỳ đưa con cháu mình lên. Cứ thế là hỏng chế độ, quan trọng nhất là mất lòng tin” v.v...
Đáng chú ý, cuối bài phát biểu, trước các ý kiến bức xúc của các cử tri Quận Tây hồ truy vấn một cách quyết liệt, trước việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói quá nhiều nhưng hầu như không làm được cụ thể một việc nào đạt kết quả cho ra hồn. Ông Nguyễn Phú Trọng đã buộc phải thú nhận: "chống tham nhũng bây giờ khó lắm, vì ta tự đánh ta".
Nếu bỏ chúng ta bỏ qua việc ông Tổng Bí thư Trọng tự thừa nhận rằng bản thân ông cũng là kẻ đang (đứng trong đội ngũ) tham nhũng, hay như việc so sánh phát biểu đó của ông Trọng coi kẻ tham nhũng là quân ta, điều này ngược với quan điểm của ông Hồ Chí Minh về việc đấu tranh chống quan liêu tham nhũng coi đó là thứ giặc nội xâm. Đây là điều nhỏ, không đáng quan tâm đối với một người lãnh đạo hàng đầu của đảng CSVN với biệt danh là "Lú" vốn không biết gì ngoài cái mớ lý luận vô hồn của cái thứ tư tưởng thuộc loại cực kỳ phản động đã bị toàn thế giới bài trừ và vứt vào sọt rác.
Thì sẽ thấy phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cho thấy sự thất bại ê chề của cái gọi là cuộc chiến có tên "chống suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống và tự diễn biến, tự chuyển hoá", một mục tiêu trọng tâm của của các vấn đề trọng tâm trong Hội nghị TW 4 - khóa 12 lần này. Nói rõ hơn, đây là một cuộc chiến thanh trừng nội bộ lãnh đạo đảng mang hình thức và màu sắc "Đả Hổ, Diệt Ruồi" của Trung Quốc, do lãnh đạo đảng CSVN phát động dưới sự chỉ đạo sâu sát của chính quyền Bắc Kinh. Việc Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh vội vã bay sang Trung Quốc để báo cáo với ban lãnh đạo Bắc kinh từ ngày 19 đến ngày 21/10/2016 đã cho thấy điều đó.
Phe ông Trọng thất bại toàn tập tại Hội nghị TW 4
Trước khi tiến tới Hội nghị TW 4, truyền thông nhà nước dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo đã dong trống, mở cờ cho chiến dịch chống tự diễn biến, tự chuyển hoá. Mà mục đích không ngoài việc loại bỏ các thành phần tay chân thân tín nhất của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người được cho là có tư tưởng thân Mỹ và bài Tầu.
Trọng tâm nhất của phe ông Trọng trong Hội nghị TW 4 lần này là bằng mọi giá đánh đổ được 2 con "Hổ nhỡ" mang tên Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. HCM và Vũ Huy Hoàng, cựu Bộ trưởng Bộ Công thương để triệt tiêu tận gốc các thành phần có tư tưởng thân Mỹ và bài Tầu. Đồng thời là để tạo đà và kiếm cớ ở lại hết nhiệm kỳ Đại hội khóa 12 (tới năm 2021). Tất nhiên, mưu đồ đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi về mọi mặt của con "Cáo già" Chủ tịch Nước Trần Đại Quang, kẻ đang có tham vọng kiêm 2 chức vụ Tổng Bí thư và Chủ tịch Nước. Việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bất ngờ tham gia Đảng ủy Công An TW và bắt giam Vũ Đức Thuận cũng như một số quan chức của Tổng công ty PVC vốn là tay chân thân tín của Đinh La Thăng và Trần Đại Quang trước khi khai mạc Hội nghị TW 4 đã cho thấy điều đó.
Thực ra, cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cũng bị tai bay vạ gió vì cũng có phần liên quan đến Trịnh Xuân Thanh, đàn em của Đinh La Thăng là điểm đột phá của chiến dịch "chống tự diễn biến, tự chuyển hoá" của ông Trọng. Phải hiểu cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã về hưu rồi thì làm gì được ông ta và chuyện ông Hoàng có trách nhiệm trong việc bổ nhiệm con trai ông Vũ Quang Hải cũng như Trịnh Xuân Thanh thì là chuyện thường ngày, lãnh đạo đảng ở mọi cấp bổ nhiệm con ông, cháu cha thì ông nào không như thế?
Trước tham vọng và mưu đồ của Tổng Trọng, từ sau Đại hội Đảng 12 ông Trần Đại Quang đã nhận thấy Nguyễn Phú Trọng là nhân vật và là nguy cơ có khả năng đe dọa chiếc ghế quyền lực của mình. Chính vì thế nên Quang đã chính thức tuyên bố rằng mình đã tâm phục, khẩu phục về đầu quân chính thức cho phe ông Dũng và thề rằng sẽ bỏ thói lá mặt, lá trái gió chiều nào che chiều ấy như trước đây. Dù rằng trước đó Trần Đại Quang đã bị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vô hiệu hóa qua các bằng chứng cụ thể trong các vụ nhận tiền chạy án với số lượng cực lớn để bỏ lọt các đại án tham nhũng.
Việc Chủ tịch Quang chính thức về đầu quân cho Ba Dũng, được ví như Rồng được chắp cánh, Hổ có thêm nanh vuốt và đã tạo ra cho phe của Nguyễn Tấn Dũng sức mạnh vô địch, chính thức nắm trọn vẹn bộ máy Bộ Công An. Mà bằng chứng là Bộ Công An đã vô hiệu hóa toàn bộ ý đồ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi định xúc tiến vụ việc Trịnh Xuân Thanh hòng tạo ngòi nổ cho chiến dịch thanh trừng trên diện rộng dưới danh nghĩa chỉnh đốn đảng.
Trong vụ việc Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn là điều bất thường với nhiều người kể cả ông Trọng, nhưng không bất ngờ đối với lãnh đạo Bộ Công An và cho đến nay họ biết rất rõ Trịnh Xuân Thanh ở đâu, hàng ngày ăn thức ăn gì, uống bia loại nào và ngồi đánh bài với những ai? Chứ người khôn thì chẳng có ai tin vào mấy tấm hình photoshop của Trịnh Xuân Thanh mà người ta (công an) nhờ đưa lên để trêu tức phe đảng của ông Trọng. Trịnh Xuân Thanh cũng đủ khôn để phạm phải việc không lạy ông tôi ở bụi này. Không hiểu làm sao mà Tập hợp Dân Chủ Đa Nguyên của ông Nguyễn Gia Kiểng ở bên Pháp mà lại có tài nhờ được Bộ Công An cho Trịnh Xuân Thanh chịu chụp hình đang đọc Dự Án Chính trị - Khai sáng kỷ nguyên thứ 2 để quảng bá cho tổ chức của mình?
Khi bước vào Hội nghị TW 4, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hết sức tự tin vì nghĩ rằng việc bắt giam Vũ Đức Thuận cũng như một số quan chức của Tổng công ty PVC vốn là tay chân thân tín của Đinh La Thăng (trong đó có cháu của Trần Đại Quang) mấy ngày trước đó và tiếp theo sẽ sờ tiếp đến Đinh La Thăng sẽ khiến phe ông Dũng lo sợ. Qua khẩu khí của bài diễn văn khai mạc Hội nghị TW 4 của Tổng Bí thư sẽ thấy điều đó, một lần nữa ông Trọng lại nhầm to. Hơn nữa ông Tổng Bí thư Trọng không biết rằng Ban Chấp hành TW đã giăng một cái bẫy lớn mà có thể quật ngã ông Trọng và kể cả việc "bắt sống".
Trong buổi chiều ngày làm việc thứ 2 của Hội nghị TW 4, khi Tổng Bí thư Trọng đang trình bài về cái gọi là "chống suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống và tự diễn biến, tự chuyển hoá", coi đó là một mục tiêu trọng tâm của của các vấn đề trọng tâm trong Hội nghị TW 4 - khóa 12 lần này. Thì lập tức, một Ủy viên Trung ương thuộc tỉnh Kiên Giang đã đứng lên ngắt lời Tổng Bí thư và khẳng định, việc cấp bách nhất là thảm hoạn môi trường do Forrmosa gây ra là điều phải được Hội Nghị TW 4 đặt lên hàng đầu để giải quyết. Một số đông các UVTW vỗ tay đồng tình. Lập tức vấn đề Formosa được đưa ra bàn thảo theo biểu quyết của số đông, trong đó yêu cầu làm rõ trách nhiệm của ông Võ Kim Cự và truất quyền Ủy viên TW trong lúc ông Cự có mặt đang ngồi dự hội nghị.
Ông Trọng và vây cánh hoàn toàn bất ngờ vì chủ quan, chỉ nghĩ rằng mục đích của Hội nghị TW 4 để đánh tham nhũng, cụ thể là các vụ đại án. Mà ông Trong đã quên mất rằng, trước đó ngày 1/8/2016 khi tiếp xúc với cử tri TP. Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã khẳng định rằng, sẽ xử lý nghiêm bất kể ai, tổ chức nào liên quan đến Formosa. Không chỉ thế, việc Công An tỉnh Khánh Hòa bắt blogger Mẹ Nấm ngày 10/10/2016 với các bằng chứng đưa trên truyền hình nhà nước, đó là những khẩu hiệu bảo vệ môi trường, chống Formosa mà bất cứ người yêu nước nào cũng cần phải làm. Điều đó đã gây phản ứng mạnh mẽ của giới ngoại giao phương Tây, cái đó ập vào Hội nghị TW 4 trong bối cảnh sức ép của Trung Quốc đối với Việt Nam hết sức nặng nề càng làm cho không khí tại hội nghị hết sức căng thẳng.
Một số Ủy viên TW thuộc phe của ông Trọng đã có nhiều ý kiến thấy rằng, vấn đề chống tự diễn biến, tự chuyển hoá là nghị quyết đảng buộc phải thực hiện, còn vấn đề Formosa sẽ đưa ra bàn bạc tại một thời điểm thích hợp hơn. Lập tức có ý kiến yêu cầu Ban chấp hành TW phải di sâu làm rõ và thẩm định chất lượng bức tượng màu vàng do ban lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh tặng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có phải là bằng vàng nguyên chất dùng để hối lộ như dư luận đồn đoán hay không?
Đến nước đó thì Tổng Bí thư Trọng lâm vào tình thế “Đi cũng dở mà ở cũng không xong”, phiên làm việc ngày thứ 3 được Ban Thư ký hội nghị yêu cầu nghỉ sớm hơn bình thường 1h30’. Và ngay tối hôm đó, nguồn tin cho biết đã có sự thống nhất trong đảng, tạm dừng việc đấu tranh chống tham nhũng, chỉ tập trung xử lý các vụ đại án đã có từ trước; kể cả vụ PVC cũng chỉ xử lý theo hồ sơ ban đầu và không mở rộng, Đồng thời việc xử lý truất chức vụ Ủy viên TW của ông Võ Kim Cự và việc xử lý các cá nhân có liên quan đến Formosa.
Tuy vậy, sáng ngày làm việc tiếp theo, dù rằng các Ủy viên TW thuộc các phe đã được huấn thị các nghị quyết nêu trên, nhưng đa số không đồng tình với việc tha tội cho ông Võ Kim Cự và tiếp tục yêu cầu xử lý nghiêm khắc.
Tổng Bí thư Trọng chủ quan, khinh địch
Qua đó cho thấy, Tổng Bí thư Trọng không đánh giá hết thực chất năng lực của bản thân, với những gì ông nắm được. Đó là chưa kể đến năng lực lãnh đạo cũng như tuổi tác của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, không cho phép ông có thể gánh vác được trọng trách cao cả như thế. Quan trọng hơn, giữa một đám quan chức tham nhũng, theo nhận xét của PCT Nước Nguyễn Thị Doan là "ăn không chừa thứ gì của dân" như thế, thì một người được coi là thanh liêm (ăn hối lộ ít hơn) như ông Trọng thì liệu các thành viên của băng đảng tham nhũng - những đồng chí của ông Nguyễn Phú Trọng có chịu để cho ông một phần đất "đất" trong Đảng để tồn tại hay không là điều còn khó. Vậy thì còn nói gì đến chuyện tham vọng chính trị?
Thực ra trong lúc này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thực chất không hề có quyền lực. Ông Trọng không nắm được quân đội, người của ông Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Đại tướng Ngô Xuân Lịch đâu có phải là tướng trận mạc, ông Lịch đi lên từ Tổng cục Chính trị là một viên quan văn thì biết gì về điều binh, khiển tướng. Mà chắc chắn các tướng lĩnh thực thụ trong quân đội Việt Nam hiện nay họ không thể chấp nhận một người chỉ huy như thế. Song với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Đại tướng Ngô Xuân Lịch chỉ là một thứ thuốc an thần. Chưa kể đến chuyện đây là một nhóm phò Tầu, điều mà ai cũng ghét.
Quyền bính trong quân đội Việt Nam lúc này nằm trong tay Trung tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tướng Giang là tướng lĩnh trận mạc và là một người trưởng thành từ trận chiến chống Trung Quốc năm 1979, cánh tay phải của Đại tướng Đỗ Bá Tỵ. Quan trọng hơn, người đang nắm chức vụ thống lĩnh tối cao các lực lượng vũ trang (bao gồm công an, quân đội, dân quân tự vệ bán vũ trang…) ở Việt Nam là Chủ tịch Nước Trần Đại Quang, với vai trò là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam về đối nội và đối ngoại, ngoại giao an ninh quốc phòng, và hiện nay ông Ba Dũng đang là liên minh chính trị với ông Trần Đại Quang.
Còn quyền bính của lực lượng "Thanh kiếm lá chắn" - Công An thuộc về ai thì chắc đã rõ không cần phải nhắc đến. Vì ngoài Bộ trưởng Tô Lâm và 5 Thứ trưởng Bộ Công An hiện nay đều do ông Ba Dũng dựng lên trước đây, hơn thế nữa Bộ trưởng Tô Lâm và Bí thư Thành ủy Sài Gòn Đinh La Thăng là hai hạt giống mà Ba Dũng nâng niu nhất.
Kết:
Tóm lại, tử huyệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói chung là vấn đề thảm họa môi trường 4 tỉnh miền Trung do Formosa gây ra và vấn đề bức tượng vàng ròng 50 kg, quà tặng của Formosa mà Võ Kim Cự là kẻ môi giới nói riêng sẽ là chiếc dây thòng lọng sẽ xiết cổ Tổng Bí thư Trong trong một ngày không xa. Ông Trọng đừng có tham vọng giữ chức TBT đủ 4 năm cho tới hết nhiệm kỳ đại hội 12, mà hãy cố mà trụ được cho đủ nửa khóa như đã thỏa thuận. Cứ xem ông Đinh Thế Huynh nhân vật số 2 trong đảng, người thân tín của ông Nguyễn Phú Trọng từng được Bắc kinh ủng hộ để giữ chức Tổng Bí thư ĐH 12 và là người được cho là sẽ kế nhiệm ông Trọng còn bỏ Trung Quốc theo Mỹ thì cũng biết số phận ông Trọng sẽ ra sao.
Bởi ở đời, họ phù thịnh chứ ai dại gì đi phù suy. Đinh Thế Huynh hiểu điều dó hơn ai hết.
Việt Dũng
* Bài của tác giả gửi tới TTHN
Sáng 14/10, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (Hội nghị TW 4) đã kết thúc sau 6 ngày làm việc. Ngoài bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những lời lẽ xáo rỗng, vô hồn thì hầu như dư luận không hề biết kết quả của Hội nghị TW 4 ra sao?; những tuyên bố đao to búa lớn của Tổng Bí thư Trọng được triển khai thế nào? Trong lúc qua các thông tin về Hội nghị TW lần này do truyền thông nhà nước đưa tin về kết quả thì tẻ nhạt như cơm nguội. Điều đó đã tạo ra cho dư luận một sự nghi ngờ không nhỏ.
Tuy vậy, mọi sự hoài nghi của dư luận đã được giải tỏa, sau khi vào sáng 18/10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các ĐBQH đơn vị bầu cử số 1 tiếp xúc cử tri tại quận Tây Hồ, Hà nội để thông báo về kết quả của Hội nghị TW 4 tới các cử tri lão thành cách mạng cũng như các cán bộ cao cấp đã nghỉ hưu trên địa bàn này. Ngoài việc nói nhưng lời nói xáo rỗng, chung chung mang tính đe nẹt, dọa dẫm hòng khuếch trương quyền lực vốn đã được lặp đi lặp lại nhiều lần, ở nhiều nơi trong giai đoạn gần đây. Như kiểu: “Trọng tâm của trọng tâm là phải chống suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống và tự diễn biến, tự chuyển hoá. Người đứng đầu mà tự tung tự tác, quyết định tất, quyết dự án, quyết cán bộ, đề bạt, tranh thủ cuối nhiệm kỳ đưa con cháu mình lên. Cứ thế là hỏng chế độ, quan trọng nhất là mất lòng tin” v.v...
Đáng chú ý, cuối bài phát biểu, trước các ý kiến bức xúc của các cử tri Quận Tây hồ truy vấn một cách quyết liệt, trước việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói quá nhiều nhưng hầu như không làm được cụ thể một việc nào đạt kết quả cho ra hồn. Ông Nguyễn Phú Trọng đã buộc phải thú nhận: "chống tham nhũng bây giờ khó lắm, vì ta tự đánh ta".
Nếu bỏ chúng ta bỏ qua việc ông Tổng Bí thư Trọng tự thừa nhận rằng bản thân ông cũng là kẻ đang (đứng trong đội ngũ) tham nhũng, hay như việc so sánh phát biểu đó của ông Trọng coi kẻ tham nhũng là quân ta, điều này ngược với quan điểm của ông Hồ Chí Minh về việc đấu tranh chống quan liêu tham nhũng coi đó là thứ giặc nội xâm. Đây là điều nhỏ, không đáng quan tâm đối với một người lãnh đạo hàng đầu của đảng CSVN với biệt danh là "Lú" vốn không biết gì ngoài cái mớ lý luận vô hồn của cái thứ tư tưởng thuộc loại cực kỳ phản động đã bị toàn thế giới bài trừ và vứt vào sọt rác.
Thì sẽ thấy phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cho thấy sự thất bại ê chề của cái gọi là cuộc chiến có tên "chống suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống và tự diễn biến, tự chuyển hoá", một mục tiêu trọng tâm của của các vấn đề trọng tâm trong Hội nghị TW 4 - khóa 12 lần này. Nói rõ hơn, đây là một cuộc chiến thanh trừng nội bộ lãnh đạo đảng mang hình thức và màu sắc "Đả Hổ, Diệt Ruồi" của Trung Quốc, do lãnh đạo đảng CSVN phát động dưới sự chỉ đạo sâu sát của chính quyền Bắc Kinh. Việc Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh vội vã bay sang Trung Quốc để báo cáo với ban lãnh đạo Bắc kinh từ ngày 19 đến ngày 21/10/2016 đã cho thấy điều đó.
Phe ông Trọng thất bại toàn tập tại Hội nghị TW 4
Trước khi tiến tới Hội nghị TW 4, truyền thông nhà nước dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo đã dong trống, mở cờ cho chiến dịch chống tự diễn biến, tự chuyển hoá. Mà mục đích không ngoài việc loại bỏ các thành phần tay chân thân tín nhất của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người được cho là có tư tưởng thân Mỹ và bài Tầu.
Trọng tâm nhất của phe ông Trọng trong Hội nghị TW 4 lần này là bằng mọi giá đánh đổ được 2 con "Hổ nhỡ" mang tên Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. HCM và Vũ Huy Hoàng, cựu Bộ trưởng Bộ Công thương để triệt tiêu tận gốc các thành phần có tư tưởng thân Mỹ và bài Tầu. Đồng thời là để tạo đà và kiếm cớ ở lại hết nhiệm kỳ Đại hội khóa 12 (tới năm 2021). Tất nhiên, mưu đồ đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi về mọi mặt của con "Cáo già" Chủ tịch Nước Trần Đại Quang, kẻ đang có tham vọng kiêm 2 chức vụ Tổng Bí thư và Chủ tịch Nước. Việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bất ngờ tham gia Đảng ủy Công An TW và bắt giam Vũ Đức Thuận cũng như một số quan chức của Tổng công ty PVC vốn là tay chân thân tín của Đinh La Thăng và Trần Đại Quang trước khi khai mạc Hội nghị TW 4 đã cho thấy điều đó.
Thực ra, cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cũng bị tai bay vạ gió vì cũng có phần liên quan đến Trịnh Xuân Thanh, đàn em của Đinh La Thăng là điểm đột phá của chiến dịch "chống tự diễn biến, tự chuyển hoá" của ông Trọng. Phải hiểu cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã về hưu rồi thì làm gì được ông ta và chuyện ông Hoàng có trách nhiệm trong việc bổ nhiệm con trai ông Vũ Quang Hải cũng như Trịnh Xuân Thanh thì là chuyện thường ngày, lãnh đạo đảng ở mọi cấp bổ nhiệm con ông, cháu cha thì ông nào không như thế?
Trước tham vọng và mưu đồ của Tổng Trọng, từ sau Đại hội Đảng 12 ông Trần Đại Quang đã nhận thấy Nguyễn Phú Trọng là nhân vật và là nguy cơ có khả năng đe dọa chiếc ghế quyền lực của mình. Chính vì thế nên Quang đã chính thức tuyên bố rằng mình đã tâm phục, khẩu phục về đầu quân chính thức cho phe ông Dũng và thề rằng sẽ bỏ thói lá mặt, lá trái gió chiều nào che chiều ấy như trước đây. Dù rằng trước đó Trần Đại Quang đã bị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vô hiệu hóa qua các bằng chứng cụ thể trong các vụ nhận tiền chạy án với số lượng cực lớn để bỏ lọt các đại án tham nhũng.
Việc Chủ tịch Quang chính thức về đầu quân cho Ba Dũng, được ví như Rồng được chắp cánh, Hổ có thêm nanh vuốt và đã tạo ra cho phe của Nguyễn Tấn Dũng sức mạnh vô địch, chính thức nắm trọn vẹn bộ máy Bộ Công An. Mà bằng chứng là Bộ Công An đã vô hiệu hóa toàn bộ ý đồ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi định xúc tiến vụ việc Trịnh Xuân Thanh hòng tạo ngòi nổ cho chiến dịch thanh trừng trên diện rộng dưới danh nghĩa chỉnh đốn đảng.
Trong vụ việc Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn là điều bất thường với nhiều người kể cả ông Trọng, nhưng không bất ngờ đối với lãnh đạo Bộ Công An và cho đến nay họ biết rất rõ Trịnh Xuân Thanh ở đâu, hàng ngày ăn thức ăn gì, uống bia loại nào và ngồi đánh bài với những ai? Chứ người khôn thì chẳng có ai tin vào mấy tấm hình photoshop của Trịnh Xuân Thanh mà người ta (công an) nhờ đưa lên để trêu tức phe đảng của ông Trọng. Trịnh Xuân Thanh cũng đủ khôn để phạm phải việc không lạy ông tôi ở bụi này. Không hiểu làm sao mà Tập hợp Dân Chủ Đa Nguyên của ông Nguyễn Gia Kiểng ở bên Pháp mà lại có tài nhờ được Bộ Công An cho Trịnh Xuân Thanh chịu chụp hình đang đọc Dự Án Chính trị - Khai sáng kỷ nguyên thứ 2 để quảng bá cho tổ chức của mình?
Khi bước vào Hội nghị TW 4, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hết sức tự tin vì nghĩ rằng việc bắt giam Vũ Đức Thuận cũng như một số quan chức của Tổng công ty PVC vốn là tay chân thân tín của Đinh La Thăng (trong đó có cháu của Trần Đại Quang) mấy ngày trước đó và tiếp theo sẽ sờ tiếp đến Đinh La Thăng sẽ khiến phe ông Dũng lo sợ. Qua khẩu khí của bài diễn văn khai mạc Hội nghị TW 4 của Tổng Bí thư sẽ thấy điều đó, một lần nữa ông Trọng lại nhầm to. Hơn nữa ông Tổng Bí thư Trọng không biết rằng Ban Chấp hành TW đã giăng một cái bẫy lớn mà có thể quật ngã ông Trọng và kể cả việc "bắt sống".
Trong buổi chiều ngày làm việc thứ 2 của Hội nghị TW 4, khi Tổng Bí thư Trọng đang trình bài về cái gọi là "chống suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống và tự diễn biến, tự chuyển hoá", coi đó là một mục tiêu trọng tâm của của các vấn đề trọng tâm trong Hội nghị TW 4 - khóa 12 lần này. Thì lập tức, một Ủy viên Trung ương thuộc tỉnh Kiên Giang đã đứng lên ngắt lời Tổng Bí thư và khẳng định, việc cấp bách nhất là thảm hoạn môi trường do Forrmosa gây ra là điều phải được Hội Nghị TW 4 đặt lên hàng đầu để giải quyết. Một số đông các UVTW vỗ tay đồng tình. Lập tức vấn đề Formosa được đưa ra bàn thảo theo biểu quyết của số đông, trong đó yêu cầu làm rõ trách nhiệm của ông Võ Kim Cự và truất quyền Ủy viên TW trong lúc ông Cự có mặt đang ngồi dự hội nghị.
Ông Trọng và vây cánh hoàn toàn bất ngờ vì chủ quan, chỉ nghĩ rằng mục đích của Hội nghị TW 4 để đánh tham nhũng, cụ thể là các vụ đại án. Mà ông Trong đã quên mất rằng, trước đó ngày 1/8/2016 khi tiếp xúc với cử tri TP. Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã khẳng định rằng, sẽ xử lý nghiêm bất kể ai, tổ chức nào liên quan đến Formosa. Không chỉ thế, việc Công An tỉnh Khánh Hòa bắt blogger Mẹ Nấm ngày 10/10/2016 với các bằng chứng đưa trên truyền hình nhà nước, đó là những khẩu hiệu bảo vệ môi trường, chống Formosa mà bất cứ người yêu nước nào cũng cần phải làm. Điều đó đã gây phản ứng mạnh mẽ của giới ngoại giao phương Tây, cái đó ập vào Hội nghị TW 4 trong bối cảnh sức ép của Trung Quốc đối với Việt Nam hết sức nặng nề càng làm cho không khí tại hội nghị hết sức căng thẳng.
Một số Ủy viên TW thuộc phe của ông Trọng đã có nhiều ý kiến thấy rằng, vấn đề chống tự diễn biến, tự chuyển hoá là nghị quyết đảng buộc phải thực hiện, còn vấn đề Formosa sẽ đưa ra bàn bạc tại một thời điểm thích hợp hơn. Lập tức có ý kiến yêu cầu Ban chấp hành TW phải di sâu làm rõ và thẩm định chất lượng bức tượng màu vàng do ban lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh tặng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có phải là bằng vàng nguyên chất dùng để hối lộ như dư luận đồn đoán hay không?
Đến nước đó thì Tổng Bí thư Trọng lâm vào tình thế “Đi cũng dở mà ở cũng không xong”, phiên làm việc ngày thứ 3 được Ban Thư ký hội nghị yêu cầu nghỉ sớm hơn bình thường 1h30’. Và ngay tối hôm đó, nguồn tin cho biết đã có sự thống nhất trong đảng, tạm dừng việc đấu tranh chống tham nhũng, chỉ tập trung xử lý các vụ đại án đã có từ trước; kể cả vụ PVC cũng chỉ xử lý theo hồ sơ ban đầu và không mở rộng, Đồng thời việc xử lý truất chức vụ Ủy viên TW của ông Võ Kim Cự và việc xử lý các cá nhân có liên quan đến Formosa.
Tuy vậy, sáng ngày làm việc tiếp theo, dù rằng các Ủy viên TW thuộc các phe đã được huấn thị các nghị quyết nêu trên, nhưng đa số không đồng tình với việc tha tội cho ông Võ Kim Cự và tiếp tục yêu cầu xử lý nghiêm khắc.
Tổng Bí thư Trọng chủ quan, khinh địch
Qua đó cho thấy, Tổng Bí thư Trọng không đánh giá hết thực chất năng lực của bản thân, với những gì ông nắm được. Đó là chưa kể đến năng lực lãnh đạo cũng như tuổi tác của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, không cho phép ông có thể gánh vác được trọng trách cao cả như thế. Quan trọng hơn, giữa một đám quan chức tham nhũng, theo nhận xét của PCT Nước Nguyễn Thị Doan là "ăn không chừa thứ gì của dân" như thế, thì một người được coi là thanh liêm (ăn hối lộ ít hơn) như ông Trọng thì liệu các thành viên của băng đảng tham nhũng - những đồng chí của ông Nguyễn Phú Trọng có chịu để cho ông một phần đất "đất" trong Đảng để tồn tại hay không là điều còn khó. Vậy thì còn nói gì đến chuyện tham vọng chính trị?
Thực ra trong lúc này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thực chất không hề có quyền lực. Ông Trọng không nắm được quân đội, người của ông Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Đại tướng Ngô Xuân Lịch đâu có phải là tướng trận mạc, ông Lịch đi lên từ Tổng cục Chính trị là một viên quan văn thì biết gì về điều binh, khiển tướng. Mà chắc chắn các tướng lĩnh thực thụ trong quân đội Việt Nam hiện nay họ không thể chấp nhận một người chỉ huy như thế. Song với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Đại tướng Ngô Xuân Lịch chỉ là một thứ thuốc an thần. Chưa kể đến chuyện đây là một nhóm phò Tầu, điều mà ai cũng ghét.
Quyền bính trong quân đội Việt Nam lúc này nằm trong tay Trung tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tướng Giang là tướng lĩnh trận mạc và là một người trưởng thành từ trận chiến chống Trung Quốc năm 1979, cánh tay phải của Đại tướng Đỗ Bá Tỵ. Quan trọng hơn, người đang nắm chức vụ thống lĩnh tối cao các lực lượng vũ trang (bao gồm công an, quân đội, dân quân tự vệ bán vũ trang…) ở Việt Nam là Chủ tịch Nước Trần Đại Quang, với vai trò là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam về đối nội và đối ngoại, ngoại giao an ninh quốc phòng, và hiện nay ông Ba Dũng đang là liên minh chính trị với ông Trần Đại Quang.
Còn quyền bính của lực lượng "Thanh kiếm lá chắn" - Công An thuộc về ai thì chắc đã rõ không cần phải nhắc đến. Vì ngoài Bộ trưởng Tô Lâm và 5 Thứ trưởng Bộ Công An hiện nay đều do ông Ba Dũng dựng lên trước đây, hơn thế nữa Bộ trưởng Tô Lâm và Bí thư Thành ủy Sài Gòn Đinh La Thăng là hai hạt giống mà Ba Dũng nâng niu nhất.
Kết:
Tóm lại, tử huyệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói chung là vấn đề thảm họa môi trường 4 tỉnh miền Trung do Formosa gây ra và vấn đề bức tượng vàng ròng 50 kg, quà tặng của Formosa mà Võ Kim Cự là kẻ môi giới nói riêng sẽ là chiếc dây thòng lọng sẽ xiết cổ Tổng Bí thư Trong trong một ngày không xa. Ông Trọng đừng có tham vọng giữ chức TBT đủ 4 năm cho tới hết nhiệm kỳ đại hội 12, mà hãy cố mà trụ được cho đủ nửa khóa như đã thỏa thuận. Cứ xem ông Đinh Thế Huynh nhân vật số 2 trong đảng, người thân tín của ông Nguyễn Phú Trọng từng được Bắc kinh ủng hộ để giữ chức Tổng Bí thư ĐH 12 và là người được cho là sẽ kế nhiệm ông Trọng còn bỏ Trung Quốc theo Mỹ thì cũng biết số phận ông Trọng sẽ ra sao.
Bởi ở đời, họ phù thịnh chứ ai dại gì đi phù suy. Đinh Thế Huynh hiểu điều dó hơn ai hết.
Việt Dũng
* Bài của tác giả gửi tới TTHN
Thứ Tư, 26 tháng 10, 2016
Ông Vũ Quốc Hùng: "Phải đuổi những kẻ cơ hội ra khỏi Đảng"
Ông Vũ Quốc Hùng: "Phải đuổi những kẻ cơ hội ra khỏi Đảng"
NGỌC QUANG
(GDVN) - “Có những Đảng viên tự đánh mất mình trước quyền lực, tiền bạc, lợi lộc, tất nhiên họ không xứng đáng với sự tin tưởng của nhân dân", ông Vũ Quốc Hùng
Đừng ngủ quên trên hào quang của quá khứ!Liêm khiết cũng bằng nhau với người xấu và tham nhũng, dân biết tin vào đâu?Hãy nghe dân và đảng viên không chức quyền nói về suy thoái thì sẽ rõ!"Nhà nước của dân, cớ sao không báo cáo đầy đủ cho dân biết?"
Trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam sau kỳ họp Hội nghị Trung ương 4 khóa XII vừa qua, ông Vũ Quốc Hùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương đã bày tỏ quan điểm ủng hộ những nội dung trong kết luận của Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, nhằm xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Hội nghị lần này đã thảo luận về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ”.
Cái mới của lần này là Trung ương đã thẳng thắn chỉ ra một cách có hệ thống những biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".
Trong đó, nguy hiểm nhất là sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, không kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, mơ hồ, dao động, thiếu niềm tin; nói trái, làm trái quan điểm, đường lối của Đảng; thậm chí sa sút ý chí chiến đấu, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, phụ hoạ theo những nhận thức, quan điểm sai trái, lệch lạc; không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân, không làm tròn bổn phận, chức trách được giao; không thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng.
Sự suy thoái về đạo đức, lối sống thể hiện ở chỗ: sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi, hám danh, tham nhũng, ham quyền lực; bè phái cục bộ, mất đoàn kết; quan liêu, xa dân, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của dân.
Ông Hùng nhấn mạnh: “Việc xây dựng chỉnh đốn Đảng để xứng đáng là lực lượng lãnh đạo xã hội, được nhân dân thừa nhận. Đây là ý thức của Đảng nên Đảng đã có nhiều nghị quyết về xây dựng chỉnh đốn Đảng. Nổi bật là Nghị quyết Trung ương 6 lần 2 khóa VIII, tiếp theo là Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI.
Tại các nghị quyết này, Đảng ta đã nhấn mạnh sự cần thiết phải ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, đây là vấn đề hệ trọng, vừa cơ bản, vừa cấp bách.
Điều này có nghĩa Đảng phải đổi mới. Tình hình trong nước, tình hình thế giới đã đổi mới, thì Đảng phải đổi mới. Đổi mới về nhận thức, đổi mới về tư tưởng, đổi mới về hành động.
Đặc biệt, tại hội nghị Trung ương 4 khóa XI, Đảng nhận định, một bộ phận không nhỏ Đảng viên, trong đó có cả cán bộ Đảng viên cao cấp suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống”.
Ông Vũ Quốc Hùng cho rằng, với tình hình hiện nay thì biện pháp cần thiết là phải đuổi cổ những kẻ cơ hội ra khỏi Đảng. ảnh: Ngọc Quang. |
Theo như đánh giá của Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, từ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Trung ương khẳng định sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.
Trung ương thống nhất phải tiến hành đồng bộ nhiều công việc cụ thể, thiết thực, tập trung vào 4 nhóm về: giáo dục chính trị tư tưởng, tự phê bình và phê bình; cơ chế, chính sách; kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; phát huy vai trò của nhân dân và Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội.
Chú trọng nêu gương những người tốt, việc tốt; ngăn ngừa, cảnh báo, phê phán những việc làm sai trái. Đấu tranh mạnh mẽ chống chủ nghĩa cá nhân, thói ích kỷ vụ lợi, "lợi ích nhóm".
Rà soát, hoàn thiện cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực của người có chức, có quyền.
Xử lý nghiêm những hành vi vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật của Nhà nước; kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Phát huy vai trò giám sát của nhân dân, của báo chí, của công luận.Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng; công tác cán bộ, công tác kiểm tra; công tác giáo dục, rèn luyện, quản lý đảng viên.
Trung ương đặc biệt nhấn mạnh, muốn Nghị quyết này đi vào cuộc sống, tạo ra chuyển biến rõ rệt, cả hệ thống chính trị phải vào cuộc.
Từng tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ cấp cao, cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các cấp, các ngành phải nhận thức sâu sắc, đầy đủ trách nhiệm của mình trước nhân dân, trước Đảng để tự giác thực hiện.
Ông Hùng nói: “Có những Đảng viên tự đánh mất mình trước quyền lực, trước tiền bạc, trước lợi lộc và không xứng đáng với sự tin tưởng của nhân dân nữa.
Tư tưởng, đạo đức, lối sống ngày càng suy giảm đi, suy đồi, dẫn đến tự diễn biến. Ngày càng có nhiều người như vậy thì càng khiến cho Đảng phải đối diện thêm với nhiều khó khăn hơn. Đó là một thực tế, nó gắn liền với cuộc chống tham nhũng nhiều năm nay mà không đạt được kết quả như kỳ vọng của nhân dân”.
Phải thấy được sự gương mẫu từ cán bộ cấp cao
Để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, chống suy thoái đạo đức, lối sống... rõ ràng nếu chỉ là sự nỗ lực của một số cá nhân sẽ không thể đi đến kết quả, đi đến cái đích như các nghị quyết đã đề ra.
Kết luận tại Hội nghị Trung ương 4 khóa XII cũng chỉ rõ: "Sự gương mẫu của Trung ương là cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa quyết định.
Từng đồng chí Ủy viên Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, từng đồng chí đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp phải tự giác, gương mẫu thực hiện nghị quyết, nói đi đôi với làm, chỉ đạo quyết liệt với quyết tâm rất cao, sự nỗ lực rất lớn".
Nhìn lại lịch sử Đảng và các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của dân tộc ta thì thấy rằng, muốn chống được cái xấu và nhân rộng những cái tốt thì trong nội bộ Đảng phải đoàn kết.
Đó cũng là điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn trong Di chúc: “Các đồng chí từ trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.
Người cũng chỉ rằng “cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất” là phải giữ vững nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng: “Trong Đảng phải thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình”, là “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”
Với thái độ “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ đúng sự thật” để thấy rõ những khuyết điểm trong xây dựng Đảng là “nguyên nhân của mọi nguyên nhân” những sai lầm khuyết điểm trong lãnh đạo của Đảng, Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) đã xác định: “Phải làm trong sạch Đảng”, trước hết phải loại bỏ ngay những phần tử thoái hóa biến chất” với 6 giải pháp lớn về xây dựng Đảng.
Cương lĩnh 1991 của Đảng cũng xác định, “Đảng “phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, năng lực lãnh đạo. Giữ vững truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng...”.
Cùng với các biện pháp xây dựng Đảng, Đại hội VII đã xác định quyết tâm “khai trừ khỏi Đảng những đảng viên thoái hóa biến chất về chính trị và đạo đức, gây chia rẽ, bè phái, tham ô, hối lộ, ức hiếp quần chúng”.
Tổng kết chặng đường 10 năm đổi mới (1986-1996), Đại hội VIII của Đảng khẳng định: “Đảng phải tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao hơn nữa sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của mình”.
Rồi tới Đại hội lần thứ IX, Đại hội lần thứ X, Đại hội XI, và mới đây nhất là Đại hội XII cũng đều chú trọng tới công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, khắc phục những sai lầm, tuyên chiến với những biểu hiện cơ hội, bè phái, lợi dụng uy tín của Đảng để mưu cầu quyền lực cho bản thân.
Theo phân tích của ông Vũ Quốc Hùng, những nỗ lực của Đảng suốt từ khóa VI đến nay đã mang lại nhiều kết quả thắng lợi, mà biểu hiện rõ nhất là đời sống của nhân dân đã được cải thiện rõ rệt. Uy tín của Việt Nam đối với bạn bè quốc tế ngày càng được nâng cao hơn.
Nhưng bên cạnh đó vẫn còn có nhiều đảng viên thể hiện sự yếu kém về nhận thức chính trị, suy thoái tư tưởng, đạo đức, quan liêu, xa dân, gây ảnh hưởng tới uy tín của Đảng với dân.
Ông Hùng chia sẻ: “Từ Đại hội XI đến nay, chúng ta đã thực hiện xây dựng, chỉnh đốn Đảng với quyết tâm chính trị rất cao, nhưng những tiêu cực về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống của Đảng viên chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà càng lộ ra.
Điều đó thể hiện ở những vụ đại án, tiêu cực đã được phanh phui, do đó nên sau Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, các đồng chí cần thể hiện quyết tâm mạnh mẽ hơn để ngăn chặn hiệu quả lợi ích nhóm như những gì Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng đã nhiều lần đề cập.
Bàn thì đã bàn rất nhiều rồi, nhưng quan trọng bây giờ là giải pháp, làm rõ thế nào là suy thoái về tư tưởng chính trị, về đạo đức? Thế nào là “Tự diễn biến”, thế nào là “tự chuyển hoá” trong nội bộ? Nguyên nhân, tác hại, mức độ hiện nay như thế nào để tìm phương cách giải quyết.
Tôi tin rằng, Đảng ta luôn ý thức được trách nhiệm tự đổi mới, trách nhiệm trước dân tộc, trước Tổ quốc, trước lịch sự để xây dựng, chỉnh đốn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ.
Phê bình và tự phê bình là việc mà Đảng ta làm thường xuyên nhiều năm qua, nhưng chỉ chung chung, xuê xoa thì không giải quyết được gì. Theo tôi, bây giờ những kẻ suy thoái đạo đức, tư tưởng, những kẻ cơ hội phải bị đuổi cổ ra khỏi Đảng".
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)