Michael Froman: “Mục tiêu là hoàn tất thỏa thuận TPP vào cuối 2015”?
Ông Michael Froman là đại diện đàm phán của Tổng thống Mỹ - Barack Obama cho Hiệp định Hợp tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership - TPP). Ông đã tuyên bố như trên vào tháng 1/2015, cách đây khoảng 1 tháng, trong khi cùng thời điểm đó Bộ trương Thương mại Úc tuyên bố TPP sẽ được ký kết trong vài tuần tới, vào khoảng giữa tháng Hai đến giữa tháng Ba 2015.
Nay đã là cuối tháng Hai rồi mà TPP vẫn im ắng... Vậy M. Froman là ai? M. Froman là người của đảng Cộng hòa, vì đảng này đang chi phối cả hai Viện của Quốc hội lưỡng viện Mỹ. Tình hình đó nói lên điều gì? Ba điều. Rằng TPP sẽ sớm hình thành, vì chính đảng Cộng hòa đang là động lực thúc đẩy điều đó - nhưng cũng không dễ và nhanh được như Bộ trưởng TM Úc nói. Và, TPP sẽ hình thành với nội dung, phong cách và nhất là đội ngũ thành viên “của” đảng Cộng hòa (lựa chọn). Điều thứ ba là, thời hạn “cuối” (deadline) thực sự của TPP là 2016, vì 2015 vẫn chỉ là... mục tiêu, và 2016 mới có nhiều sự kiện quan trọng khiến Mỹ cần TPP xuất hiện đúng lúc đó.
Ba lý do chính để TPP không thể hoàn tất trong 2015:
Tôi xin bình luận về ba điểm trên, chính là ba lý do mà theo tôi, TPP sẽ không được hoàn tất trong 2015 và khi được hoàn tất (2016) TPP sẽ không có Việt Nam.
Thứ nhất, ở thời điểm đầu năm 2015 này, nói TPP sẽ sớm hình thành là so với các mốc thời gian 2010, 2012, 2013... “chắc nịch” mà mấy chục đợt đàm phán TPP của các nước thành viên đã đề ra và... vượt qua, kể từ ngày ý tưởng TPP được Chính phủ Mỹ ủng hộ (2008), tham gia, mở rộng và nâng tầm thành chiến lược kinh tế cho cả Bán cầu Thái Bình Dương (các nước sẽ tham gia TPP nằm từ 90 độ kinh tuyến Đông sang 90 độ kinh Tây, qua TBD). Thế cho nên, cuối 2015 chỉ là mục tiêu tiếp theo mà TPP mới “bị trượt” đến mà thôi.
Tôi không phản đối gì TPP cả, rất ủng hộ nữa, cũng không phản đối ông Obama hay ông Froman, nhưng tôi không tin đàm phán TPP sẽ được hoàn tất trong 2015. TPP rất hay, rất cần, rất nhiều người/nước muốn tham gia, nhưng không ai phải có nó trong 2015 cả, vì bản chất và mục tiêu của nó phải là hiệu quả kinh tế bền vững cho các thành viên.
Thứ hai, để đạt hiệu quả kinh tế bền vững thì phải có đầu óc tỉnh táo và thực dụng cao hơn mơ tưởng để xem xét. Người Mỹ là dân tộc thực dụng, nhưng người Mỹ Cộng hòa mới là đại diện của trường phái thực dụng - tức chỉ xem xét hiệu quả thiết thực của mọi thứ, của nước Mỹ. Nay TPP thực sự nằm trong tay đảng Cộng hòa mà Tổng thống Dân chủ Obama chỉ là một đồng minh “bắt buộc-tự nguyện” vì chính Chính phủ của Obama đã chọn TPP làm chiến lược kinh tế “bán toàn cầu” mới cho nước Mỹ trong giai đoạn “chống Tàu” hiện nay và sắp tới. Vì thế nói nội dung, phong cách và đội ngũ thành viên TPP sẽ được đảng Công hòa xây dựng theo “tiêu chuẩn Cộng hòa” - tức là sao cho hiệu quả thiết thực, không “hơi mơ hồ và lãng mạn” như tổng thống Obama đôi lúc thể hiện.
Thế nào là một nội dung TPP hiệu quả thiết thực? Là ai (mọi thành viên) cũng đều có lợi ích kinh tế toàn diện từ nó (cho mọi tầng lớp, ngành nghề, lĩnh vực...), và điều đó làm nên lợi ích chung - Mục tiêu của TPP là khống chế được 60% nền kinh tế thế giới trong đó không có “nền kinh tế Panda” - gấu Panda sẽ phải đừng ngoài 60% đó, hay Panda sẽ chỉ lũng đoạn được trong 40% kia thôi. Mà trong 40% còn lại và bị “cách ly” ngoài TPP đó vẫn có cả EU và Nga nữa chứ (Ấn độ là một trong nhiều thành viên tiềm năng được mời tham gia TPP).
Thế nào là một TPP “phong cách Cộng hòa”? Hiệu quả thiết thực là một “phong cách cộng hòa” đầu tiên rồi, nhưng luật chơi minh bạch để ít bất ngờ xảy ra nhất là “phong cách cộng hòa” cơ bản. Có nghĩa là, nếu thành viên nào đáp ứng được đủ các điều kiện của TPP thì được tham gia, sẽ không có chuyện ai đó “xin hứa sẽ đáp ứng trong vòng 5-10 năm tới, nhưng hãy cho tôi thời gian ân hạn đó và cho tôi tham gia bây giờ”. “Phong cách Dân chủ” trong chuyện này có thể là như với con tàu WTO, càng đông càng vui, cho gấu Panda nó sợ? Vấn đề là ở chỗ, kinh tế Tàu mới nhìn tưởng như gấu Panda “dễ thương tội nghiệp”, nhưng thực tế nó có hành tung của “con ma rồng Tàu” - một thực thể rất đáng sợ vì “ma rồng” Tàu rất phi nhân tính, nó hút hết máu người Tàu trước làm sức mạnh bành trướng ra ngoài biên giới. Vì là “ma”, nó chỉ có thể tự chết, và cách đối phó với nó hữu hiệu nhất là ngăn nó ra ngoài (bằng TPP) càng nhiều càng tốt, cho đến khi nó tự chết hay tự phân ra thành nhiều Panda con, vì hết máu (đại hán) Tàu.
Từ nội dung và phong cách Cộng hòa của TPP sẽ định hình đội ngũ thành viên TPP. Đội ngũ đó chắc chắc sẽ không chấp nhận một kẻ rất Tàu, còn hèn mạt và yếu kém hơn Tàu nhiều, đứa con hoang của Tàu cộng, chỉ là cái đuôi không giấu được của Tàu, là nhà nước VN cộng sản hiện nay.
Đó là chưa nói đến bản chất Cộng hòa là không bao giờ chấp nhận cộng sản, dù là thỏa hiệp, và không phạm sai lầm thỏa hiệp với cộng sản (Tàu) lần thứ hai (lần đầu là năm 1972 khi Tổng thống Cộng hòa Mỹ Nixon đã đi đêm với Mao...)
Thứ ba, về mốc hạn thời gian - deadline thực sự cho TPP là cuối năm 2015 thực tế không còn ý nghĩa nữa. Nếu đàm phán TPP được hoàn tất trong năm 2012, hay 2013 hay muộn nhất là 2014 thì nó còn được coi là tác phẩm và thành tựu của đảng Dân chủ và Tổng thống Obama, và nó sẽ giúp ích cho đảng Dân chủ trong đợt tranh cử tới 2016 với đảng Cộng hòa. Nếu nó - TPP được hoàn tất vội vã ngay trong thời gian tranh cử của hai đảng thì nó sẽ nhiều khả năng bị ốm yếu hay chết yểu, vì đảng Dân chủ sinh ra chưa kịp thổi hồn cho nó mà đã phải bàn giao cho đảng Cộng hòa nuôi.
Tốt nhất cho nước Mỹ (và các nước sẽ tham gia TPP) là TPP được hoàn tất bởi chính phủ của Tổng thống Mỹ mới sau Obama, bất kể đó là Tổng thống từ đảng Dân chủ hay Cộng hòa. Thế cho nên tôi nói, deadline đích thực của TPP phải là 2016, sau kỳ bầu cử Tổng thống sắp tới của nước Mỹ.
TPP hoàn tất sẽ không thể có Việt Nam
Chỉ xét ba điểm trên đã thấy TPP sắp được hoàn tất (dù cuối 2015 hay trong 2016) không thể có Việt Nam. No way, Việt Nam không có cửa nào hết. Nội dung yêu cầu của TPP với các nước tham gia rất rộng rãi, toàn diện mọi mặt kinh tế xã hội, quá cao với VN và VN thực sự không đủ tiêu chuẩn nào để là đối tượng đàm phán TPP. Việc CSVN tham gia đàm phán TPP chỉ chứng tỏ sự lưu manh tột độ của họ: họ biết là họ không đáp ứng được đa số yêu cầu của TPP và sẽ không muốn đáp ứng chúng nhưng họ vẫn sẽ hứa đáp ứng để được vào TPP như một cú lừa chính trị với dân với trong nước mà thôi, giống như họ đã làm với việc vào WTO và lời hứa bịp bợm “tự do tôn giáo”.
Hơn nữa, có VN trong TPP thì mục đích tối thượng của TPP là cách lý “con ma rồng Tàu” khỏi 60% nền kinh tế thế giới bị sụp đổ, vì VN hiện nay là bóng hình và con hoang tự nhận là con nuôi của Tàu cộng.
Thế nhưng, sao bây giờ các nước thành viên TPP tiềm năng không loại ngay Việt Nam ra khỏi các vòng đàm phán TPP? Bớt đi một thành viên là ở giai đoạn này bớt đi nhiều vòng đàm phàn song phương với Việt Nam và đàm phán đa phương cũng bớt nhiều vấn đề khác biệt của Việt Nam? Là vì chính phủ Mỹ đang đàm phán TPP vẫn là chính phủ của đảng Dân chủ dù đã bị Lưỡng viện Cộng hòa khống chế. Mà Chính phủ Mỹ cần dùng đàm phán TPP để kéo VN xa quĩ đạo Tàu, gần quĩ đạo Mỹ hơn - một động tác chiến thuật hơn là chiến lược, giống như Mỹ đàm phán về vũ khí sát thương và hợp tác toàn diện với VN vậy. Chính phủ Mỹ làm như đang cố gắng kéo VN về phía xa Tàu cộng hơn, thực ra đó chỉ là một cách để quan sát cộng sản Việt Nam và quan hệ của chúng với Tàu cộng gần hơn, thật gần, để xem từ nay đến đầu 2016 chuyện gì sẽ xảy ra ở VN và có cơ hội nào cho dân chủ, nhân quyền thực sự cho VN không? Bởi vì, đầu năm 2016 CSVN sẽ có Đại hội 12 là sự kiện có thể khiến Mỹ cần thay đổi cả chiến lược và chiến thuật với VN. Đó mới là thời điểm mà Mỹ cần và nên có quyết định quan trọng về chiến lược và chiến thuật với VN - một phần nhỏ trong chiến lược Xoay trục về Thái Bình dương của họ.
Từ nay đến cuối 2015 đầu 2016 còn nhiều vấn đề mà nước Mỹ cần quan tâm hơn TPP nhiều, đó là chiến tranh ở Ucraine với Nga Putin, đó là chiến tranh với IS ở Irak và Libia, đó là củng cố các liên minh quân sự với các đối tác của Mỹ trên bờ Thái Bình dương và Ấn Độ dương, và tất nhiên là cả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ thứ 45 nữa chứ.
Vậy, hãy để cộng sản VN mơ giấc mơ TPP không tưởng và bịp bợm của họ, và quan sát cuộc cạnh tranh tàn sát nhau của CSVN trước ĐH12 tới... rồi hãy nói: “Thôi, các anh quá tàn tệ với nhau thế, chúng tôi không chơi với các anh được đâu! Sorry, next time nhé! Hope so... ” cũng chưa muộn mà.
Phan Châu Thành
Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015
Cách Trung Quốc khai thác kẽ hở trong luật quốc tế để hùng bá ở Đông Á
James Kraska, FPRI (1/2015)
Phan Văn Song dịch
Lê Vĩnh Trương hiệu đính
James Kraska là một Thành viên Cao cấp trong Chương trình về An ninh Quốc gia của FPRI. Ông là Giáo sư Luật và Chính sách Đại dương tại Trung tâm Nghiên cứu về Luật quốc tế Stockton tại US Naval War College; Nghiên cứu viên ưu tú tại Viện Luật Biển, trường Luật Berkeley Đại học California; Thành viên Cao cấp Trung tâm Luật và Chính sách Đại dương tại trường Luật Đại học Virginia; và Thành viên Cao cấp tại Trung tâm Luật và An ninh Quốc gia tại trường Luật Đại học Virginia.
Ai "quan tâm tới kẽ hở" ở Biển Đông? Kẽ hở, được tạo ra trong luật pháp quốc tế liên quan đến việc dùng vũ lực hay cưỡng ép và quyền tự vệ của các quốc gia nạn nhân. Trung Quốc khai thác lỗ hổng này trong luật pháp quốc tế khi sử dụng vũ lực để buộc các nước láng giềng chấp nhận quyền bá chủ của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Với việc sử dụng các lực lượng trên biển không đối xứng (chủ yếu là các tàu cá và tàu hải cảnh), Trung Quốc thôn tính Biển Đông và Biển Hoa Đông một cách chậm và chắc. Bằng cách khai thác kẽ hở trong luật pháp quốc tế do Tòa án Quốc tế (ICJ) tạo ra, họ đã tiến hành việc này khiến các quốc gia trong khu vực khó có thể phản ứng một cách hiệu quả. Phương diện pháp lí này của chính trị quốc tế về các tranh chấp biển ở Đông Á không được nhiều người hiểu biết, nhưng đó là cốt lõi của chiến lược của Trung Quốc trong khu vực.
Chiến lược của Trung Quốc
Trong mưu đồ lớn này, Trung Quốc phải vượt qua kháng cự từ ba nhóm đối kháng. Thứ nhất, Trung Quốc phải áp đảo Nhật Bản và Hàn Quốc ở Biển Hoa Đông và Hoàng Hải. Kế hoạch: chia để chinh phục. Phải chắc chắn rằng Nhật Bản và Hàn Quốc ghét nhau nhiều hơn là họ ghét Trung Quốc. Chừng nào mà Nhật và Hàn còn ấp ủ nỗi đau lịch sử thì Trung Quốc còn thủ lợi.
Thứ hai, Bắc Kinh phải “Phần Lan hoá” các quốc gia xung quanh Biển Đông bằng cách đưa vùng biển nửa kín này vào quỹ đạo của nó. Kế hoạch: sử dụng một bộ cà rốt và gậy để đưa các “bạn ngoài mặt” (frenemies) yếu hơn nhiều – như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei – vào vòng thần phục. Tương tự như vậy, sự chia rẽ trong nhà ASEAN làm lợi cho Trung Quốc. Chiến lược này tự thân là một cách tiếp cận mạnh mẽ, và 150 năm đầu Mỹ gieo rắc thống trị và chia rẽ ở Nam Mĩ đã mở ra một con đường tuyệt vời cho một đế quốc đang hình thành tiếp bước.
Cuối cùng, Bắc Kinh phải thủ thế để ngăn ngừa khả năng can thiệp và ngăn trở của hai cường quốc biển lớn bên ngoài khu vực. Chỉ có Hoa Kì và Ấn Độ là ở trong vị thế cản phá tham vọng của Trung Quốc. Kế hoạch: gây sức ép trong khu vực mà không liều tới mức biến thành chiến tranh trên biển giữa các cường quốc. Đặc biệt, tránh né sự cố dễ kích hoạt các thỏa thuận an ninh của Mĩ với Nhật Bản, Hàn Quốc, hoặc Philippines.[1] Trong mưu đồ ba kế hoạch này, Trung Quốc gây sức ép qua hết các thang bậc của cưỡng ép mức thấp, song cẩn thận không đến mức bị xem là “tấn công vũ trang” trong luật pháp quốc tế, và do đó mở đường cho quyền tự vệ của cá nhân và tập thể.
Ví dụ, bắt đầu vào năm 1999, Trung Quốc tuyên bố “lệnh cấm đánh bắt cá” theo mùa khắp Biển Đông, dù họ không có thẩm quyền pháp lí để quy định việc đánh cá ngoài vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lí (EEZ) của mình. Chỗ xa nhất mà lệnh cấm của Trung Quốc vươn tới cách mũi phía nam của đảo Hải Nam hơn 1000 hải lí. Lệnh cấm đánh bắt cá nhằm quản lí nguồn cá trong vùng EEZ của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, và Brunei. Hãy tưởng tượng điều tương tự nếu như Hoa Kì bắt đầu kiểm soát các tàu đánh cá và các giàn khoan dầu trong EEZ của Mexico.
Trung Quốc cũng đã không ngơi nghỉ đề cao quyền lịch sử đối với các đảo và các thể địa lí, và hầu như tất cả các vùng biển, của toàn bộ Biển Đông. Thế giới đều mất kiên nhẫn với yêu sách lạnh lùng và ngang ngược của Trung Quốc về “vùng nước lịch sử” ở Biển Đông. Yêu sách biển được dựa trên các nguyên tắc được quy định trong Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (LOSC) mà Trung Quốc tham gia năm 1996. Tuy nhiên, yêu sách quá mức của Bắc Kinh là dựa trên đường 9 (bây giờ 10) đoạn vốn được Trung Hoa Dân Quốc công bố năm 1947. Dù một quy tắc cơ bản của các nguồn của pháp luật quốc tế là cái “mới nhất chiếm ưu thế” Trung Quốc vẫn trắng trợn nêu ra yêu sách đường nhiều đoạn như con át chủ bài để bỏ qua nghĩa vụ pháp lí trong Công ước Luật biển.[2] Trung Quốc cũng đã làm mới yêu sách lịch sử ở Biển Hoa Đông đối với quần đảo Senkaku, và ở Hoàng Hải. Yêu sách biển tạo thành “lỗi tự gây ra” [unforced error] lớn nhất của Trung Quốc trong khi mạo nhận rằng mình là nước lớn “đang trỗi dậy một cách hoà bình”.
Chiến thuật của Trung Quốc
Bắc Kinh triển khai nhiều loại ở số lượng đáng kinh ngạc các tàu và máy bay chấp pháp dân sự và thương mại nhằm áp đặt yêu sách của mình và hù dọa nước khác. Tàu đánh cá và ngư chính là đội tiên phong của chính sách này, dẫn đến các cuộc đụng độ thường xuyên với tàu tuần tra an ninh biển trong EEZ của các nước láng giềng.[3] Defense News gọi đoàn tàu đánh cá của Trung Quốc là những “kẻ thực thi chân gỗ” (proxy enforcer) hoạt động phối hợp với Cảnh sát biển và Hải quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) để “khoanh vùng một khu vực tranh chấp tranh giành hoặc tạo ra một hàng rào phong tỏa” đối với lực lượng hải quân của các đối thủ. Chẳng hạn, tàu Hải giám Trung Quốc đã đóng kín hoàn toàn lối vào đầm phá rộng lớn của bãi ngầm Scarborough, nằm bên trong EEZ của Philippines và cách Tây Philippines 125 hải lí. Đôi khi, những sự cố này biến thành chết người. Ví dụ như trong tháng 12 năm 2011, một ngư dân Trung Quốc giết chết một cảnh sát biển Hàn Quốc khi anh này cố tìm cách bắt giữ tàu Trung Quốc vì đánh cá bất hợp pháp.
Đoàn tàu đánh cá là “đám được thuê phản đối” (rent-a-mobs) trên biển, tuy nhiên chúng đặt ra một tình thế lưỡng nan nhạy cảm đối với các nước trong khu vực. Nếu tàu đánh cá bị lực lượng thực thi pháp luật biển của các nước láng giềng hạch hỏi đuổi đi thì có vẻ như ngư dân Trung Quốc đang bị đối xử nặng tay. Yếu tố chính trị này cũng hâm nóng chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc. Mặt khác, nếu các quốc gia ven biển im lặng đối với những hoạt động của các tàu đánh cá thì có nghĩa họ nhường thẩm quyền và quyền chủ quyền trong EEZ của mình cho Trung Quốc.
Trung Quốc bắt đầu sử dụng tàu cá làm lực lượng không chính quy lần đầu tiên vào đầu thập niên 1990 cho hai đảo Mã Tổ [Matsu] và Kim Môn [Jinmen] để tạo sức ép lên Đài Loan trong những lúc có căng thẳng chính trị.[4] Hiện nay Trung Quốc sử dụng chiến thuật này chống Nhật ở Biển Hoa Đông và chống lại Philippines, Việt Nam và Malaysia ở Biển Đông. Trung Quốc cũng sử dụng các đoàn tàu cá đối với Hàn Quốc ở Hoàng Hải. Năm 2009, lúc đối đầu với tàu đặc nhiệm USNS Impeccable khi tàu này tiến hành khảo sát quân sự cách Đảo Hải Nam 75 hải lí, Trung Quốc đã sử dụng một đội tàu gồm một tàu tình báo hải quân, một tàu ngư chính, một tàu hải dương học và hai tàu chở hàng nhỏ hoặc tàu đánh cá. Một số tàu có vẻ được bố trí với người thuộc lực lượng đặc biệt Trung Quốc.[5]
Để thống nhất các nỗ lực mạnh mẽ hơn trong chính phủ, Bắc Kinh nhập năm cơ quan riêng biệt thành một lực lượng Hải Cảnh duy nhất hồi tháng 3 năm 2013. “Năm con rồng” đó là Tuần duyên Trung Quốc thuộc Công an Biên phòng, Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc thuộc Bộ Giao thông vận tải, Hải giám Trung Quốc thuộc Cục Quản lí Đại dương Quốc gia, Lực lượng Ngư chính Trung Quốc thuộc Bộ Nông nghiệp và lực lượng thuế trên biển thuộc Tổng cục Hải quan.
Năm ngoái, Trung Quốc nhét thêm giàn khoan dầu vào rọ các lực lượng bán quân sự trên biển khi giàn khoan HD 981 thuộc Tổng công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đặt gần quần đảo Hoàng Sa trong EEZ của Việt Nam. Giàn khoan này đã được bảo vệ với một đoàn khoảng 30 tàu đánh cá, tàu bán quân sự, tàu chiến của PLAN cho đến khi rút đi một tháng sau đó. Sự cố giàn khoan dầu đưa quan hệ Trung-Việt xuống điểm thấp nhất tính từ năm 1979. Lực lượng Việt Nam bị thủy quân lục chiến Trung Quốc đẩy khỏi quần đảo Hoàng Sa trong cuộc xâm lược đẫm máu năm 1974.
Khi khu vực này đang chờ phán quyết của trọng tài theo đơn kiện của Philippines để bảo tồn quyền chủ quyền trong EEZ của mình, việc Trung Quốc phiêu lưu trên biển trong khu vực xeo một lỗ hổng trong luật nhân đạo quốc tế do một số luật gia hàng đầu thế giới soạn thảo trong vụ kiện trước ICJ 1986 về các hoạt động quân sự và bán quân sự chống lại Nicaragua (Nicaragua kiện Hoa Kì).
Trung Quốc “lưu tâm đến kẽ hở” trong Luật quốc tế
Để cho chiến lược của mình có tác động, Trung Quốc phải ép buộc dần các nước láng giềng chấp nhận bá quyền của Bắc Kinh, nhưng tránh đối đầu quân sự. Trung Quốc sử dụng vũ lực thông qua các tàu hải cảnh, tàu đánh cá, và bây giờ cả giàn khoan để thay đổi cảnh quan chính trị và pháp lí trên biển ở Đông Á, nhưng họ vẫn có ý giữ tàu hải quân xa ngoài chân trời để tránh nguy cơ kích động chiến tranh.
Hiến chương của Liên Hiệp Quốc điều chỉnh luật về việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Mục tiêu của Liên Hiệp Quốc là nhằm ngăn chặn “các hành vi xâm lược và vi phạm hoà bình khác.”[6] Trong khi Hiệp ước Kellogg-Briand 1928 nổi tiếng đặt ngoài vòng pháp luật các hành vi “chiến tranh”, và thỏa thuận này bây giờ được coi là đỉnh cao của sự ngây thơ giữa hai cuộc chiến, việc ngăn cấm vũ lực trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc thậm chí còn rộng hơn. Theo Điều 2 (4) của Hiến chương, “tấn công vũ trang” (hay chính xác hơn, xâm lược vũ trang hoặc aggression armée trong bản dịch tiếng Pháp chính thức) là trái pháp luật. Điều 2 (4) cũng nói rằng đe dọa sử dụng vũ lực cũng là vi phạm như chính việc sử dụng vũ lực.
Các quốc gia có thể làm gì nếu họ bị tấn công vũ trang hoặc xâm lược vũ trang? Điều 51 của Điều lệ công nhận quyền tự thân về tự vệ cá nhân và tập thể của tất cả các nước để đối phó với một cuộc tấn công. Cho đến nay điều này vẫn ổn – bất kì việc sử dụng vũ lực bất hợp pháp nào đều được coi là tấn công vũ trang, và tấn công vũ trang kích hoạt quyền tự vệ của nước nạn nhân, đúng thế không? Sai, ít nhất là theo Tòa án Công lí Quốc tế. Phán quyết trong vụ Nicaragua kiện ở toà ICJ năm 1985 mở ra một “kẽ hở” giữa việc tấn công vũ trang của một nước và quyền tự vệ của nước nạn nhân.
Vụ kiện phát sinh từ các cuộc chiến tranh ở Trung Mĩ trong thập niên 1980. Chế độ Sandinista ở Nicaragua nắm quyền vào năm 1979, và bắt tay vào một chiến dịch Marxist “giải phóng” Honduras, El Salvador và Costa Rica. Nicaragua yểm trợ phong trào kháng chiến manh mún ở El Salvador với vũ khí, đạn dược, tiền bạc, đào tạo, tình báo, chỉ huy và kiểm soát, cũng như cung cấp nơi trú ẩn ngoài biên giới. Với sự trợ giúp này, lực lượng du kích làm tê liệt nền kinh tế El Salvador và biến bất mãn của thiểu số thành một cuộc nổi dậy toàn diện. Dân chúng trong vùng gánh chịu đau khổ, và cả hai bên đều phạm các hành vi tàn bạo.
Để ổn định El Salvador, Tổng thống Ronald Reagan đã kí Chỉ thị Quyết nghị an ninh quốc gia 17 (NSSD 17) vào ngày 23 tháng 11, 1981. NSSD 17 cho phép CIA xây dựng lực lượng phiến quân Contra tiến hành hành động bí mật để lật đổ chế độ Sandinista ở Nicaragua. Viện trợ quân sự đổ vào Honduras và El Salvador để giúp họ chống lại phiến quân cộng sản. Quyết định này phản ánh một trong những chương trình đầu tiên của chủ thuyết Reagan đối lại việc mở rộng ảnh hưởng của Liên Xô.
Năm 1984, Chính phủ Nicaragua đã khởi kiện Hoa Kì trước ICJ, lập luận rằng các hoạt động bí mật của Mĩ chống Nicaragua, bao gồm việc trang bị vũ khí cho phiến quân Contra và thả mìn các cảng của Nicaragua, là vi phạm chủ quyền của Nicaragua. Hoa Kì phản biện rằng các hoạt động của Mĩ là thực hành quyền tự vệ cố hữu của cá nhân và tập thể theo theo Điều 51 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Tổng thống Duarte của El Salvador nói với giới truyền thông vào ngày 27 tháng 7 năm 1984:
“Như tôi đã tuyên bố, theo quan điểm của Salvador, là chúng tôi đứng trước vấn đề bị xâm lược bởi một nước tên là Nicaragua bên trong El Salvador, rằng bọn họ đang đưa vũ khí, huấn luyện, con người, đạn dược và và bao nhiêu thứ nữa vào El Salvador. Xin khẳng định, ngay vào giờ phút này họ đang sử dụng tàu đánh cá ngụy trang, đưa vũ khí vào El Salvador vào ban đêm.
Trước tình hình này, El Salvador phải tìm cách ngăn chặn. Phe Contra ... đang tạo ra một loại rào cản ngăn chặn không để Nicaragua tiếp tục đưa những thứ đó vào El Salvador qua đường bộ
Họ thay thế bằng cách chuyển hàng vào bằng đường biển, và thâm nhập được qua ngã Monte Cristo, El Coco, và El Bepino.”[7]
Tòa đã bác bỏ lập luận của Mĩ và El Salvador về tự vệ chống lại tấn công vũ trang của Nicaragua. Trong một quyết định tạm thời về vụ kiện này, ICJ phán quyết với số phiếu 15-0 rằng Hoa Kì phải “ngay lập tức ngừng và từ bỏ mọi hành động hạn chế, phong tỏa, hoặc gây nguy hiểm cho việc ra vào các cảng của Nicaragua ....”. Trong phán quyết cuối cùng dựa trên chứng lí [ruling on Merits], qua một cuộc bỏ phiếu 14-1 ICJ khẳng định rằng quyền chủ quyền của Nicaragua không bị các hoạt động bán quân sự của Mĩ hủy hoại. Huấn luyện, cung cấp vũ khí, trang thiết bị, và tiếp tế cho lực lượng Contra là vi phạm luật pháp quốc tế, và không phải là một biện pháp tự vệ tập thể hợp pháp mà Hoa Kì và các đồng minh thực hiện trong khu vực của mình để đối phó với sự xâm lăng của Nicaragua.
ICJ phán rằng cưỡng ép mức thấp hoặc can thiệp, như “việc đưa các nhóm/toán vũ trang, không chính quy, hoặc lính đánh thuê thay mặt cho hoặc từ một nước” vào một nước khác cấu thành một “cuộc tấn công vũ trang”, nhưng quyền tự vệ chỉ được kích hoạt khi sự can thiệp như thế đạt tới “quy mô và hậu quả” hay có “trọng lựợng” tới mức như một cuộc xâm lược. Không thể dùng quyền tự vệ chống lại xâm hại hoặc tấn công vũ trang mức thấp bằng quân chính quy hay quân nổi dậy khi mức xâm hại chưa tăng đến mức quan trọng hoặc ở quy mô và hậu quả nào đó.
Trong khi cả Nicaragua lẫn Hoa Kì đều đã tài trợ cho quân du kích và tham gia vào các hành vi làm mất ổn định khu vực, sự phân biệt của ICJ mở ra khái niệm “kiểm soát hiệu quả”. Nicaragua được Toà xác định là chưa có “kiểm soát hiệu quả” đối với những người nổi dậy lật đổ chính phủ ở El Salvador và Honduras, trong khi Hoa Kì được coi là thực hiện “kiểm soát hiệu quả” đối với việc thả mìn các cảng Nicaragua và quân Contra.
Tòa án không cho El Salvador cơ hội can thiệp vào vụ kiện, đảm bảo chuyện ông Thiện đối đầu với ông Ác [nguyên văn: David chống Goliath]. ICJ cũng chấp nhận phiên bản của Sandinista về các sự kiện và bỏ qua việc Nicaragua xâm lược vũ trang chống các nước láng giềng.[8] Thẩm phán Schwebel, một người Mĩ trong Tòa án, đưa ra phát biểu bất đồng duy nhất: “Nói vắn tắt Tòa có vẻ cung cấp – gần như cho không – một đơn thuốc để các chính phủ hung bạo lật đổ các chính phủ yếu trong khi từ chối không cho các nạn nhân tiềm năng... một hi vọng duy nhất để tồn tại.” Vụ kiện tiêu biểu cho một trong những mảng sơ suất lớn nhất của luật pháp quốc tế trong lịch sử và không đáng ngạc nhiên rằng phán quyết này bây giờ hậu thuẫn việc xâm lấn trên biển của Trung Quốc (cũng như các hành vi tai quái của Nga tại các nước láng giềng từ Georgia đến Ukraine đến vùng Baltic – nhưng đó là một câu chuyện khác).
Dù vụ kiện của Nicaragua có là nỗ lực nhằm đánh bại Mỹ về tố tụng, hoặc một nỗ lực trí tuệ cao nhưng định hướng yếu về mặt công bằng trong cộng đồng quốc tế (như tôi đã gợi ra ở đây) hay không, kết quả là một lỗ hổng mở ra giữa xâm lược vũ trang và quyền tự vệ. Bằng cách sử dụng sự xâm phạm ở mức thấp thông qua nhiều hành vi nhỏ nhưng không có hành vi nào trong đó đủ để kích hoạt quyền tự vệ, những kẻ xâm lược chơi trên cơ. Nhận thức rõ về mặt pháp lí và mặt chính trị vụ Nicaragua, Trung Quốc đang kiếm được nhiều điều lợi chiến lược trên biển với cái giá các nước láng giềng phải trả mà không tạo nguy cơ làm nổ ra chiến tranh.
Hơn nữa, việc Trung Quốc sử dụng có tính chiến lược đội tàu đánh cá như là một thành phần của “chiến tranh pháp lí” vượt khỏi việc khai thác lỗ hổng giữa sử dụng vũ lực và tự vệ trong luật về sử dụng vũ lực (jus ad bellum); điều đó cũng ảnh hưởng đến luật trong chiến tranh (jus in bello). Tàu cá có khả năng sẽ được sử dụng làm các tàu chiến trong bất kì cuộc chiến tranh khu vực nào. Một số người nghi ngờ Trung Quốc đang trang bị máy dò sonar cho hàng ngàn tàu đánh cá để tích hợp chúng vào các hoạt động tác chiến chống tàu ngầm của hải quân vốn có nhiệm vụ tìm và đánh chìm tàu ngầm của Mĩ và đồng minh.
Kể từ vụ kiện cột mốc Paquette Habana 1990, phát sinh từ việc Hoa Kì bắt giữ tàu đánh cá Cuba trong cuộc chiến Mĩ-Tây Ban Nha, tàu đánh cá ven biển và ngư dân được loại ra khỏi mục tiêu tấn công hoặc miễn bị bắt giữ trong xung đột vũ trang. Với việc đặt máy dò sonar trên tàu đánh cá như một phép nhân tăng lực lượng cho các hoạt động chống tàu ngầm, Bắc Kinh ngay lập tức có nguy cơ làm các tàu này bị coi là mục tiêu hợp pháp trong các sự cố xung đột. Nhưng cáp quang của Hải quân Mĩ làm chìm tàu đánh cá Trung Quốc là tuyên truyền thực hiện theo đơn đặt hàng. Trong mọi sự cố, Sam Tangredi, một chiến lược gia có tiếng, tự nhủ Hải quân Mĩ sẽ dám xài bao nhiêu ngư lôi trong số có hạn khi mà số lượng tàu đánh cá là vô thiên lủng.
Vậy phản ứng đối với tất cả điều này có thể là gì? Nhiều nước từ lâu đã sử dụng các cuộc tấn công không đối xứng như cách không lực bay dưới tầm radar. Cái khác biệt hiện nay là chiến tranh không chính quy được dùng như một công cụ của kẻ mạnh chứ không phải kẻ yếu để thay đổi hệ thống an ninh khu vực. Hơn nữa, các khía cạnh pháp lí quốc tế của tình thế hiện tại phải quen với lợi thế của Trung Quốc. Do đó, rủi ro hệ thống là lớn tới mức đó và chỉ có thể so sánh với chiến dịch Liên Xô gây bất ổn định các nước thời Chiến tranh Lạnh. Ai nói luật pháp quốc tế là chẳng có gì quan trọng?
J. K.
FPRI, 1528 Walnut Street, Suite 610, Philadelphia, PA 19102-3684 Để biết thêm thông tin, liên hệ với Eli Gilman tại 215-732-3774, ext. 103, email fpri@fpri.org, hoặc ghé thăm chúng tôi tại www.fpri.org
Dịch giả gửi BVN.
[1] Hoa Kì có thoả thuận quốc phòng với 5 nước ASEAN: Thailand, Philippines, Japan, South Korea, và Australia. Một số trong các thoả thuận này và Đạo luật về quan hệ với Đài Loan là chủ đề của một pod cast của FPRI năm ngoái, có thể truy cập ở đây: http://www.fpri.org/multimedia/2014/06/us-security-commitments-asias-changing-strategicenvironment-look-japan-taiwan-korea-and-philippines-audio.
[2] Những nước có yêu sách đánh cá lịch sử thể tìm kiếm quyền truy cập từ các quốc gia ven biển quản lí những khu vực đó theo Điều 62 của Công ước Luật Biển.
[3] Lyle J. Goldstein, “Chinese fisheries enforcement: Environmental and strategic implications,” 40 Marine Policy 187 (2013).
[4] Wendell Minnick, Fishing Vessels in China Serve as Proxy Enforcers, Defense News, August 18, 2014, p. 15.
[5] Một số “ngư dân” có vẻ không là ngư dân làm ăn chân chính- trẻ, ăn mặc đàng hoàng, thể thao, liên tục trên biển trong khu vực Đông Nam Á mà da không bị rám nắng, và không thể vận hành thiết bị đánh cá (!). Quan sát này đã được một cựu đô đốc 2 sao ở Đông Nam Á và một trưởng Hải quân đã nghỉ hưu của một trong những quốc gia xung quanh Biển Đông cho tôi biết.
[6] Điều 1(1), Hiến chương LHQ.
[7] Họp báo của Tổng thống Duarte, Sam Salvador Radio Cadena YSKL (tiếng Tây Ban Nha) 1735 GMT 27 July 1984 in San Salvador (July 27, 1984) reprinted in FBIS Daily Reports Latin America, 1, 4 (July 30, 1984). 8 See, e.g. John Norton Moore, The Secret War in Central America – Sandinista Assault on World Order (1987).
[8] Xem, chẳng hạn. John Norton Moore, The Secret War in Central America – Sandinista Assault on World Order (1987). John Norton Moore từng là Phó Đại diện của Hoa Kì vào giai đoạn pháp lí của vụ án. Hoa Kì đã không tham gia trong giai đoạn đối chứng (Merits phase) của vụ kiện. Toàn văn tiết lộ: Tôi thực hiện nghiên cứu tiến sĩ dưới hướng dẫn của John Norton Moore tại School of Law Đại học Virginia, ở đó tôi cũng làm việc với tư cách Nghiên cứu viên cao cấp. Giáo sư Moore đã viết rất nhiều về những thiếu sót của pháp luật trong vụ này trong John Norton Moore, Jus Ad Bellum before the International Court of Justice, 52 Virginia Tạp chí Luật quốc tế 903, 919-935 (Hè 2012).
Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015
Đại gia Việt âm thầm mua đứt ông lớn nhà nước
Đầu năm đọc được tin đẩy mạnh thực hiện chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.
- Hàng loạt đại gia tư nhân đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để được làm chủ DNNN sau cổ phần hóa với tư cách đối tác chiến lược. Điều này cho thấy, các doanh nhân trong nước không chỉ mạnh hơn về tiền mà đã lớn hẳn về vị thế.
Tư nhân tăng tốc thâu tóm
Đầu 2015, Tập đoàn T&T của ông Đỗ Quang Hiển cho biết, sẵn sàng chi hơn 490 tỷ đồng để mua lại 98,02% cổ phần mà Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) tại Cảng Quảng Ninh.
Đầu tháng 2/2014, Cảng Đà Nẵng cũng đã bất ngờ bán hết toàn bộ 13,2 triệu cổ phần cho 5 nhà đầu tư cá nhân với giá khá cao sau lần IPO không mấy thành công trước đó.
Tháng 8/2014, Công ty Cổ phần Vinpearl - thuộc Tập đoàn Vingroup cũng đã mua đứt lại số cổ phần trị giá 85 tỷ đồng của cảng Nha Trang. Vinpearl đang phối hợp với Công ty Cổ phần Cảng Nha Trang phát triển cảng Nha Trang theo hướng chuyên phục vụ du lịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Nhìn theo những chuyển động trong bán vốn nhà nước tại Vinalines nhằm tái cơ cấu tổng công ty này cho thấy rõ sự thâm nhập mạnh mẽ của các đại gia trong nước vào các DNNN lớn trong quá trình CPH. Việc đẩy mạnh tái cơ cấu, CPH hàng loạt DNNN lớn kéo theo sự xuất hiện liên tiếp những thương vụ ngàn tỷ mua bán vốn, cổ phần DN. Tuy nhiên, đó không phải là các ông lớn nước ngoài mà giờ đây phần lớn lại là các đại gia trong nước.
Hàng loạt đại gia tư nhân đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để được làm chủ DNNN sau cổ phần hóa với tư cách đối tác chiến lược
Trước đó, Vingroup đã trở thành NĐT chiến lược của Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) - một động thái được đánh giá sẽ có lợi cho cả hai bên. Hay Vietcombank và Techcombank đã trở thành hai tổ chức đầu tư tài chính lớn vào Vietnam Airlines.
Trong lĩnh vực giao thông, hàng loạt Cienco sau khi cổ phần hóa đều rơi vào tay các cá nhân hay DN lớn trong nước. Cho đến giờ, Nhà nước đã không còn nắm cổ phần nào tại Cienco 4. Một doanh nghiệp dân doanh tại TP.HCM: Đầu tư xây dựng Tuấn Lộc, do ông Trần Tuấn Lộc - 8X đã giành được quyền chi phối. DN này cũng đang xem xét mua cổ phần chi phối cảng Cửa Lò, Nghệ An.
Không chỉ các DNNN lớn có hiệu quả mới đắt khách mà cả những DN làm ăn bết bát khác cũng đang được các NĐT trong nước quan tâm khi mà có chủ trương Nhà nước không cần nắm cổ phần chi phối. Sức hấp dẫn từ tiềm năng các DNNN khi có cơ hội thực sự làm chủ đã nội ồ ạt rút hầu bao, dân thân vào các cuộc chơi mới.
Nâng tầm ông chủ Việt
Việc NĐT trong nước ồ ạt đổ hàng ngàn tỷ mua các DNNN là một sự thay đổi lớn trong quá trình CPH. Nếu như trước đây, những nguồn vốn lớn, nhà đầu tư chiến lược đều trông chờ khối ngoại thì bây giờ đại gia trong nước đang là tâm điểm CPH các DNNN. Và chính họ đang tạo nên sinh khí mới cho CPH.
Lịch sử đổi mới DNNN cho thấy, sự tham gia của các NĐT tư nhân thường mang lại sức sống mạnh mẽ cho nhiều DNNN.
Vinamilk là một ví dụ điển hình thành công sau CPH. Chỉ sau 10 năm CPH, quy mô vốn của DN này tăng gần 30 lần và Vinamilk trở thành DN sữa lớn nhất trong nước và vươn ra nước ngoài mạnh mẽ. Dược Hậu Giang (DHG) dưới bàn tay của bà Phạm Thị Việt Nga liên tục vươn lên mạnh mẽ sau CPH. Không ít các DN thành công nổi bật sau CPH với sự góp vốn của các cổ đông cá nhân trong và ngoài nước như Cơ điện lạnh REE của bà Nguyễn Thị Mai Thành, FPT của ông Trương Gia Bình, Nhựa Bình Minh, Nhựa Tiền Phong...
Sự tham gia của các NĐT tư nhân thường mang lại sức sống mạnh mẽ cho nhiều DNNN.
Sau khi được tư nhân đổ vốn, tái cơ cấu: Giống cây trồng Trung ương (NSC), Nông dược HAI, Giống cây trồng Miền Nam... đã ăn nê làm ra, cổ phiếu tăng 5-7 lần.
Giờ đây, nhiều DNNN trong không ít lĩnh vực đang được phép bán cổ phần chi phối cho các NĐT bên ngoài. Đây là chính sách cởi mở, cho phép các NĐT có quyền quyết định lớn hơn trong việc tái cấu trúc và vực dậy các DN yếu kém.
Sau hàng chục năm mở cửa, khối dân doanh sản sinh ra rất nhiều doanh nhân có tích lũy tư bản lớn, có khả năng quản trị hiện đại ngang tầm quốc tế và kinh doanh có chiến lược rõ ràng như: ông Phạm Nhật Vượng, Đoàn Nguyên Đức, Trần Đình Long, Lê Phước Vũ, Đỗ Quang Hiển, Trương Gia Bình... Và tầng lớp này đang sức mạnh và luôn khát vọng tìm kiếm những cơ hội MA& để lớn lên nhanh chong và CPH đang là cơ hội lớ cho họ
Có thể thấy, quá trình CPH các DNNN tại Việt Nam đã đi được một chặng đường dài với hàng loạt những thành công thần kỳ. Trong đó không thể bỏ qua những thay đổi mang tính bản chất khi tư nhân tham gia điều hành quản trị các DNNN được CPH
Tại diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam (VDPF) đối thoại với các nhà tài trợ diễn ra cuối năm ngoái, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định sẽ tập trung phát triển kinh tế tư nhân. Cũng tại đây, một bản "kế hoạch hành động" về chính sách trong ba năm 2015-2017 để phát triển khu vực tư nhân đã được công bố.
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh khi nhấn mạnh đến vai trò của doanh nghiệp tư nhân cũng cho rằng, đã đến thời của DN tư nhân và đây là sẽ là động lực quan trọng bậc nhất đóng góp vào tăng trưởng của Việt Nam.
Đầu năm mới, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng - một bộ đi đầu trong công cuộc CPH - cũng đã chỉ đạo rộng cửa đón tư nhân đầu tư kết cấu hạ tầng lĩnh vực hàng hải. Cục hàng hải cũng công bố 41 dự án kêu gọi các nguồn vốn xã hội đầu tư hạ tầng lĩnh vực này trong giai đoạn 2015-2020 với tổng vốn 43 nghìn tỷ đồng.
2015 tiếp tục là năm trọng điểm để thúc đẩy CPH. Gần 300 DN sẽ được chuyển đổi trong năm nay, gần gấp đôi so với con số thực hiện trong giai đoạn 2011-2013 cũng như trong năm 2014.
Những cơ hội lớn đang mở ra và các đại gia tư nhân trong nước đang có cơ hội hơn bao giờ hết khi họ tích lũy đươc sức mạnh tài chính, được nâng tầm khi được thừa nhận vị thế vào trao cho những cơ hội lớn.
Hàng loạt các chính sách đang hướng tới việc khơi dậy và tạo niềm tin để khu vực tư nhân bỏ vốn làm ăn, đầu tư vào các DNNN nước CPH để thay đổi quản trị, thổi một luồng sinh khí mới vào khu vực này.
Mạnh Hà
- Hàng loạt đại gia tư nhân đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để được làm chủ DNNN sau cổ phần hóa với tư cách đối tác chiến lược. Điều này cho thấy, các doanh nhân trong nước không chỉ mạnh hơn về tiền mà đã lớn hẳn về vị thế.
Tư nhân tăng tốc thâu tóm
Đầu 2015, Tập đoàn T&T của ông Đỗ Quang Hiển cho biết, sẵn sàng chi hơn 490 tỷ đồng để mua lại 98,02% cổ phần mà Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) tại Cảng Quảng Ninh.
Đầu tháng 2/2014, Cảng Đà Nẵng cũng đã bất ngờ bán hết toàn bộ 13,2 triệu cổ phần cho 5 nhà đầu tư cá nhân với giá khá cao sau lần IPO không mấy thành công trước đó.
Tháng 8/2014, Công ty Cổ phần Vinpearl - thuộc Tập đoàn Vingroup cũng đã mua đứt lại số cổ phần trị giá 85 tỷ đồng của cảng Nha Trang. Vinpearl đang phối hợp với Công ty Cổ phần Cảng Nha Trang phát triển cảng Nha Trang theo hướng chuyên phục vụ du lịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Nhìn theo những chuyển động trong bán vốn nhà nước tại Vinalines nhằm tái cơ cấu tổng công ty này cho thấy rõ sự thâm nhập mạnh mẽ của các đại gia trong nước vào các DNNN lớn trong quá trình CPH. Việc đẩy mạnh tái cơ cấu, CPH hàng loạt DNNN lớn kéo theo sự xuất hiện liên tiếp những thương vụ ngàn tỷ mua bán vốn, cổ phần DN. Tuy nhiên, đó không phải là các ông lớn nước ngoài mà giờ đây phần lớn lại là các đại gia trong nước.
Hàng loạt đại gia tư nhân đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để được làm chủ DNNN sau cổ phần hóa với tư cách đối tác chiến lược
Trước đó, Vingroup đã trở thành NĐT chiến lược của Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) - một động thái được đánh giá sẽ có lợi cho cả hai bên. Hay Vietcombank và Techcombank đã trở thành hai tổ chức đầu tư tài chính lớn vào Vietnam Airlines.
Trong lĩnh vực giao thông, hàng loạt Cienco sau khi cổ phần hóa đều rơi vào tay các cá nhân hay DN lớn trong nước. Cho đến giờ, Nhà nước đã không còn nắm cổ phần nào tại Cienco 4. Một doanh nghiệp dân doanh tại TP.HCM: Đầu tư xây dựng Tuấn Lộc, do ông Trần Tuấn Lộc - 8X đã giành được quyền chi phối. DN này cũng đang xem xét mua cổ phần chi phối cảng Cửa Lò, Nghệ An.
Không chỉ các DNNN lớn có hiệu quả mới đắt khách mà cả những DN làm ăn bết bát khác cũng đang được các NĐT trong nước quan tâm khi mà có chủ trương Nhà nước không cần nắm cổ phần chi phối. Sức hấp dẫn từ tiềm năng các DNNN khi có cơ hội thực sự làm chủ đã nội ồ ạt rút hầu bao, dân thân vào các cuộc chơi mới.
Nâng tầm ông chủ Việt
Việc NĐT trong nước ồ ạt đổ hàng ngàn tỷ mua các DNNN là một sự thay đổi lớn trong quá trình CPH. Nếu như trước đây, những nguồn vốn lớn, nhà đầu tư chiến lược đều trông chờ khối ngoại thì bây giờ đại gia trong nước đang là tâm điểm CPH các DNNN. Và chính họ đang tạo nên sinh khí mới cho CPH.
Lịch sử đổi mới DNNN cho thấy, sự tham gia của các NĐT tư nhân thường mang lại sức sống mạnh mẽ cho nhiều DNNN.
Vinamilk là một ví dụ điển hình thành công sau CPH. Chỉ sau 10 năm CPH, quy mô vốn của DN này tăng gần 30 lần và Vinamilk trở thành DN sữa lớn nhất trong nước và vươn ra nước ngoài mạnh mẽ. Dược Hậu Giang (DHG) dưới bàn tay của bà Phạm Thị Việt Nga liên tục vươn lên mạnh mẽ sau CPH. Không ít các DN thành công nổi bật sau CPH với sự góp vốn của các cổ đông cá nhân trong và ngoài nước như Cơ điện lạnh REE của bà Nguyễn Thị Mai Thành, FPT của ông Trương Gia Bình, Nhựa Bình Minh, Nhựa Tiền Phong...
Sự tham gia của các NĐT tư nhân thường mang lại sức sống mạnh mẽ cho nhiều DNNN.
Sau khi được tư nhân đổ vốn, tái cơ cấu: Giống cây trồng Trung ương (NSC), Nông dược HAI, Giống cây trồng Miền Nam... đã ăn nê làm ra, cổ phiếu tăng 5-7 lần.
Giờ đây, nhiều DNNN trong không ít lĩnh vực đang được phép bán cổ phần chi phối cho các NĐT bên ngoài. Đây là chính sách cởi mở, cho phép các NĐT có quyền quyết định lớn hơn trong việc tái cấu trúc và vực dậy các DN yếu kém.
Sau hàng chục năm mở cửa, khối dân doanh sản sinh ra rất nhiều doanh nhân có tích lũy tư bản lớn, có khả năng quản trị hiện đại ngang tầm quốc tế và kinh doanh có chiến lược rõ ràng như: ông Phạm Nhật Vượng, Đoàn Nguyên Đức, Trần Đình Long, Lê Phước Vũ, Đỗ Quang Hiển, Trương Gia Bình... Và tầng lớp này đang sức mạnh và luôn khát vọng tìm kiếm những cơ hội MA& để lớn lên nhanh chong và CPH đang là cơ hội lớ cho họ
Có thể thấy, quá trình CPH các DNNN tại Việt Nam đã đi được một chặng đường dài với hàng loạt những thành công thần kỳ. Trong đó không thể bỏ qua những thay đổi mang tính bản chất khi tư nhân tham gia điều hành quản trị các DNNN được CPH
Tại diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam (VDPF) đối thoại với các nhà tài trợ diễn ra cuối năm ngoái, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định sẽ tập trung phát triển kinh tế tư nhân. Cũng tại đây, một bản "kế hoạch hành động" về chính sách trong ba năm 2015-2017 để phát triển khu vực tư nhân đã được công bố.
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh khi nhấn mạnh đến vai trò của doanh nghiệp tư nhân cũng cho rằng, đã đến thời của DN tư nhân và đây là sẽ là động lực quan trọng bậc nhất đóng góp vào tăng trưởng của Việt Nam.
Đầu năm mới, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng - một bộ đi đầu trong công cuộc CPH - cũng đã chỉ đạo rộng cửa đón tư nhân đầu tư kết cấu hạ tầng lĩnh vực hàng hải. Cục hàng hải cũng công bố 41 dự án kêu gọi các nguồn vốn xã hội đầu tư hạ tầng lĩnh vực này trong giai đoạn 2015-2020 với tổng vốn 43 nghìn tỷ đồng.
2015 tiếp tục là năm trọng điểm để thúc đẩy CPH. Gần 300 DN sẽ được chuyển đổi trong năm nay, gần gấp đôi so với con số thực hiện trong giai đoạn 2011-2013 cũng như trong năm 2014.
Những cơ hội lớn đang mở ra và các đại gia tư nhân trong nước đang có cơ hội hơn bao giờ hết khi họ tích lũy đươc sức mạnh tài chính, được nâng tầm khi được thừa nhận vị thế vào trao cho những cơ hội lớn.
Hàng loạt các chính sách đang hướng tới việc khơi dậy và tạo niềm tin để khu vực tư nhân bỏ vốn làm ăn, đầu tư vào các DNNN nước CPH để thay đổi quản trị, thổi một luồng sinh khí mới vào khu vực này.
Mạnh Hà
TQ biến bãi ngầm ở Trường Sa lớn hơn 200 lần
Tuần báo quốc phòng Jane's tại Anh cho biết, các hoạt động cải tạo của TQ đã khiến bãi Đá Tư Nghĩa ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam lớn hơn 200 lần kích cỡ cũ.
TQ đã cải tạo trên 6 bãi ngầm mà họ chiếm giữ trái phép ở quần đảo Trường Sa.Ảnh: wantchinatimes
Tờ Wantchinatimes ngày 24/2 dẫn tin từ tuần báo trên rằng, các hình ảnh vệ tinh ngày 14/1 của Airbus Defence & Space cho thấy, hòn đảo được cải tạo rộng 75.000 mét vuông và một cơ sở lớn đang được xây dựng tại bãi đá.
Diện tích đã cải tạo khiến bãi đá lớn xấp xỉ hơn 200 lần so với 10 năm trước đây (so với hình ảnh của DigitalGlobe cung cấp ngày 1/2/2004 cho thấy nền bê tông rộng 380 mét vuông trước khi hoạt động xây dựng bắt đầu).
Nhiều bãi ngầm khác cũng đang được cải tạo nhanh chóng. Hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy hoạt động xây dựng quy mô lớn đang diễn ra ở bãi Gạc Ma cách phía tây nam bãi Đá Tư Nghĩa khoảng 30km. Một hình ảnh vệ tinh khác chụp bãi Gaven cho thấy cả một con đường đã được xây dựng để kết nối những cơ sở ban đầu với một bãi đáp trực thăng.
Tuần báo Jane's bình luận, việc bố trí xây dựng ở bãi Tư Nghĩa và Gaven gần như giống hệt nhau cho thấy, TQ đã tiêu chuẩn hóa các thiết kế của mình cho những cơ sở trên các bãi ngầm cải tạo.
Hình ảnh vệ tinh ngày 14/1 còn cho thấy, bãi Chữ Thập được cải tạo đủ lớn để chứa cả một đường băng và sân đỗ máy bay.
Đầu tháng này, Philippines đã cáo buộc TQ tiến hành hoạt động xây dựng ở bãi Mischief. Nếu được xác nhận thì đây là địa điểm gần Philippines nhất mà TQ tiến hành công việc cải tạo. TQ chiếm giữ bãi ngầm này năm 1995, sau đó xây dựng một số nơi trú ẩn tạm thời mà Bắc Kinh nói là dành cho ngư dân trong mùa mưa. Nhưng rồi TQ đã xây dựng một đơn vị đồn trú ở đây, thậm chí còn triển khai cả tàu khu trục, tàu phòng vệ bờ biển.
Lãnh đạo TQ luôn cố trấn an các nước Đông Nam Á về các tham vọng khu vực của mình nhưng hoạt động cải tạo đảo của Bắc Kinh tại các vùng tranh chấp ở Biển Đông lại chứng minh điều ngược lại. TQ đã tiến hành hoạt động cải tạo trên 6 bãi ngầm mà họ chiếm giữ trái phép ở quần đảo Trường Sa. Nhiều hình ảnh giám sát không gian cho thấy, các bãi ngầm dần trở thành đảo nhân tạo lớn.
Thái An (theo Wantchinatimes)
Thứ Hai, 9 tháng 2, 2015
Ý kiến về hai phát biểu của quan chức cao cấp nhân 85 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Nguyễn Khắc Mai
Đọc những bài phát biểu trên báo Tuổi Trẻ của một số quan chức cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam, tôi chú ý hai luận điểm sau. Xin có đôi lời trò chuyện. (Sở dĩ tôi gọi họ là quan chức là vì ông F. Ăngghen đã dùng từ quan chức của đảng để chỉ những người mà sau này được gọi là lãnh đạo. Tôi nhớ nguyên văn câu ấy, và đã chép vào sổ tay từ 30 năm trước. Ăngghen viết: “Phải chấm dứt ngay một tình hình tế nhị, cớ sao các đảng viên thường, thay cho coi những quan chức của mình là đầy tớ để bảo ban, phê bình, thì lại quay ra coi họ như một đám quan liêu không bao giờ mắc sai lầm”. Thật thú vị là cái định nghĩa ấy của Ăngghen đã hơn 150 năm nay lạithật chính xác!).
1. Luận điểm thứ nhất là của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư: “Ở Việt Nam không có một lực lượng chính trị nào khác ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam, có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách cam go để đưa dân tộc đến bến bờ vinh quang.”
Nhìn bề ngoài thì có vẽ đúng là như vậy. Hiện nay Đảng Cộng sản Việt Nam đang một mình một chợ, tha hồ “buôn bán”, người ta còn cho là đã có lúc bán rẻ non sông, một mình ra giá. Đúng như Lênin từng chủ trương, phải xây dựng chế độ độc quyền – độc quyền chính trị, độc quyền kinh tế, độc quyền văn hóa, tư tưởng… Vào năm 1960, Hồ Chí Minh tuyên bố “Tôi từ chủ nghĩa yêu nước sang chủ nghĩa Lênin” nhằm khẳng định về mặt tư tưởng cáí chủ trương xóa bỏ Hiến Pháp 1946, một hiến pháp dân tộc, dân chủ, đa nguyên chính trị, để xây dựng Hiến pháp 1959 “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”.
Bây giờ thì tôi hiểu là ông Hồ nói rất thâm là đã bỏ tư tưởng dân tộc để sang chủ nghĩa quốc tế, đấu tranh giai cấp. Từ đó cho đến nay Đảng Cộng sản đã một mình cầm quyền đất nước. Rồi đến nay thì lai đưa vào Hiến pháp 2013 điều 4, để khẳng định sự độc quyền này. Tuy đã có một điều hiến định, nhưng tổ chức và hoạt động của Đảng vẫn là bất hợp pháp. Vì kể cả với Hiến pháp 2013 thì mọi thiết chế xã hội, từ cá nhân cho đến cộng đồng, đều phải tồn tại và hoạt động với hai điều: Hiến định và Luật định. Ngay đứa trẻ con trong bụng mẹ, ra đời, đi học, đi lính, đi buôn, đi làm công chức, thậm chí đi tu đều có hiến định và luật định. Riêng Đảng Cộng sản Việt Nam là chỉ có một điều hiến định mà thôi. Như thế, Đảng Cộng sản đang hoạt động cũng ngoài luật pháp, chẳng khác gì các tổ chức bị gán cho là đối lập. Quan niệm tư pháp của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định rằng bất cứ tổ chức chính trị xã hội nào hoạt động không theo luật định đều bị coi là phi pháp. Thành ra Đảng Cộng sản Việt Nam đang đứng trước một vấn đề tư pháp lớn, thách đố tính hợp pháp của mình.
Vì sao không có lực lượng chính trị nào ở Việt Nam có thể tham gia chính trường? Đó không phải vì một lẽ đương nhiên là họ không tồn tại, mà chính là vì hoặc bị thủ tiêu như hai đảng Dân Chủ và Xã hội (có người biện hộ là do họ tự nguyện giải tán; thực tế là do có một chỉ thị không cho kết nạp mới, các cụ Nghiêm Xuân Yêm và Nguyễn Xiển mới dỗi, đòi giải thể), hoặc bị cấm hoạt động, bị truy lùng với tội danh phản động. Nếu Việt Nam có tự do và công bằng để cho các đảng dân tộc, dân chủ đăng ký hoạt động, qua thử thách trong thực tiễn chính trị dân chủ, cớ chi lại không có ai đáng mặt anh tài. Điều này càng chứng tỏ ban lãnh đạo của Đảng kể cả Hồ Chí Minh đều rập khuôn mô hình xô viết toàn trị, với học thuyết Lênin, nay đã phá sản ở Nga. Bởi chính Mác và Ăngghen trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (năm 1848), đã khẳng định: “Các đảng cộng sản phải phấn đấu để đoàn kết và hợp tác với các đảng dân tộc dân chủ ở tất cả các nước”. Ít ra về lĩnh vực xây nền dân chủ, với cách nói “lập quyền dân, tiến lên Việt Nam”, như trong bài hát năm xưa, Đảng Cộng sản đã không thành tâm và tròn trách nhiệm với Dân Nước.
Dẫu quá muộn, nhưng còn hơn không. Tại Đại hội XII này, Đảng Cộng sản nên bỏ tên “cộng sản” và đưa ra tuyên bố nói như Mác là phấn đấu xây dựng nền dân chủ đa nguyên cho dân tộc. Nói như Mác, phấn đấu, đoàn kết, hợp tác để cùng nhau chấn hưng đất nước có phải là đạo lý, văn minh hơn không? Ở đời này mà cứ duy trì phương thức “quân chủ chuyên chế” thì có gì trớ trêu và phản động bằng.
2. Ông Vũ Ngọc Hoàng, theo tôi nghĩ, cũng có những tư tưởng cấp tiến, cũng muốn đổi mới hơn nữa, và tôi cũng đoan chắc là anh “kẹt”, nên nói nước đôi, lấp lửng, nữa chừng.
Vấn đề tôi quan tâm là ý kiến “kiểm soát quyền lực”. Anh nói: “Tôi rất mong Đảng ta có một nghị quyết chuyên đề kiểm soát quyền lực”. Về nghị quyết, thật sự tôi chẳng mấy tin sẽ có một nghị quyết kiểm soát quyền lực đúng nghĩa, nếu không từ bỏ mô hình toàn trị và cái “chủ nghĩa Mác Lênin”.
Thứ nhất là phải tuân thủ thành tâm nguyên lý cơ bản của nền Dân quyền hiện đại là “quyền tối thượng của Dân” (La suprématie du peuple). Thử hỏi đã bao giờ các ban lãnh đạo của Đảng đã chịu trưng cầu ý dân về những vấn đề then chốt, như thể chế chính trị, tên nước, kể cả quyền phúc quyết Hiến pháp 2013? Cùng với nguyên lý này, phải thật sự tôn trọng xã hội dân sự. Không có nó làm sao nhân dân có thể giám sát được Nhà nước? Như Mác nói “dân chủ nghĩa là Chính phủ được đặt dưới sự kiểm soát hoàn toàn của xã hội dân sự”, mà trong cái hệ thống chính trị này, Đảng là thành tố lãnh đạo. Như thế để thực sự kiểm soát quyền lực, việc đầu tiên là có cho Dân kiểm soát Đảng hay không, hay Đảng vẫn cứ đứng ngoài vòng pháp luật không cho ai thậm chí được bày tỏ sự phê phán nghiêm túc. Hiện nay dù không có một đạo luật nào quy định chức năng nhà nước và của Đảng, nhưng Đảng đang mặc nhiên lãnh đạo nhà nước. Thế mà Đại hội Đảng không để cho dân bàn. Nếu không có vai trò lãnh đạo nhà nước thì chính cương, đường lối, cương lĩnh sẽ chỉ là việc riêng của Đảng, ai quan tâm thì góp ý. Đằng này một tổ chức xưng là lãnh đạo quốc gia nhưng lại không công khai mời gọi sự tham gia góp ý của nhân dân. Ban lãnh đạo của Đảng thực chất là ban lãnh đạo quốc gia, nhưng bầu bán, nhân sự thế nào chỉ là bí mật riêng của nhũng người lãnh đạo với nhau mà thôi, thậm chí cũng không cho toàn Đảng được cùng bàn bạc thảo luận.
Thứ hai, là muốn cho kiểm soát quyền lực thực chất, đúng nghĩa với với bộ máy nhà nước theo cái nghĩa là hệ thống quản trị đất nước và xã hội, thì phải nghiêm túc tuân thủ nguyên lý “tam quyền phân lập”. Đằng này, ban lãnh đạo Đảng quan niệm một cách đơn giản, vì thế mà sai, coi nó “chỉ là sự phân công, phối hợp, và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (nguyên văn phát biểu của ông Vũ Ngọc Hoàng). Giữa “tam quyền phân lập” với cái quan niệm “chỉ là sự phân công…” thì ý nghĩa đã vênh nhau như trời với vực. Không có sự đánh tráo khái niệm nào “tinh xảo” như vậy. Không có tam quyền phân lập, chỉ có đánh tráo khái niệm, thì chỉ có trời mới biết kiểm soát thế nào.
Lâu nay các ban lãnh đạo của Đảng vẫn coi “tam quyền phân lập” là pháp quyền tư sản, nên đưa ra khái niệm “pháp quyền xã hội chủ nghĩa”. Xin lưu ý chính Mác đã nói vấn đề này rất hay như sau: “Khi chưa có con người phát triển toàn diện, chưa có nền sản xuất hàng hóa, vật phẩm dồi dào, trên cơ sở kỹ thuật cao, thì pháp quyền tư sản dẫu hạn hẹp, cúng không thể vượt qua”. Kỹ thuật cao cũng chỉ là “high tech”, ngày nay dẫu khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất, công nghệ mới ra đời, nhưng vẫn chưa có con người toàn diện, hàng hóa cũng chưa dồi dào… lại có thể đánh tráo khái niệm để bỏ qua những nguyên lý cơ bản của pháp quyền tư sản, túc là của thời đại đương đại, thử hỏi làm sao mà không ông chẳng, bà chuộc. Cũng xin lưu ý là lâu nay, người ta vẫn giải thích tư sản là bọn nhà giàu bóc lột. Thật ra nghĩa tư sản là những con người của văn minh công nghiệp và đô thị! (Bourg trong từ bourgeois “tư sản” nghĩa là thành thị).
Phải trả lại quyền của dân, thực sự và chân thành thi hành tam quyền phân lập, nói như người xưa “cha ra cha, con ra con, vua ra vua” và nay thì Đảng ra Đảng, Chính phủ ra Chính phủ, Quốc hội ra Quốc hội, Tư pháp ra Tư pháp. Khi đó, hẵng nói đến kiểm soát quyền lực trong thế giới văn minh.
Ông Các Mác cũng có câu rất hay: “Nếu sám hối thành tâm thì có cơ cứu rỗi”. Liệu có dám hối lỗi và từ bỏ “sai lầm hệ thống “như cách nói Việt Nam, hay nói kiểu Cuba là “lỗi cấu trúc” hay không? Voilà la question!
N. K. M.
Việt Nam: Nỗ lực giữ quyền kiểm soát quá khứ
Thomas A. Bass
Nguồn: Vietnam’s concerted effort to keep control of its past
Washington Post 01 tháng 2, 2015
Thomas A. Bass là một phóng viên điều tra và là giảng viên Anh ngữ tại State University of New York, thành phố Albany.
Thomas A. Bass
Năm năm trước đây, tôi bắt đầu một cuộc thí nghiệm – không phải do chính mình thực hiện – để nghiên cứu tình hình kiểm duyệt ở Việt Nam. Vào năm 2009, tôi đã ký hợp đồng xuất bản một trong những cuốn sách của tôi ở Hà Nội. Được gọi là "The Spy Who Loved Us," cuốn sách nói về Phạm Xuân Ẩn, nhà báo Việt Nam danh tiếng nhất trong chiến tranh Việt Nam. (Ông kết thúc sự nghiệp báo chí của mình với chức vụ trưởng phòng của tạp chí Time ở Sài Gòn). Chỉ sau chiến tranh chúng ta mới biết được rằng Ẩn là một điệp viên Cộng Sản đã nhận được hàng chục huy chương quân sự và đã phục vụ chế độ Bắc Việt như là một vũ khí bí mật chết người!
Người ta có thể nghĩ rằng một cuốn sách nói về một "Anh hùng Quân đội Nhân dân" sẽ không gặp phải khó khăn nào khi xuất bản tại Việt Nam, nhưng sự thật là không có gì xuất bản tại Việt Nam mà không bị kiểm duyệt. Trong vòng năm năm qua, tôi đã chứng kiến việc người ta cắt xén cuốn sách của mình. Sau cùng, khi bản dịch được công bố vào năm 2014, tôi đã bay ra Hà Nội để gặp gỡ những người đã kiểm duyệt [sách của] tôi – hoặc ít nhất nửa tá người trong số họ chịu nói chuyện với tôi. Đây là những người tốt, những người dũng cảm, những người sẵn sàng thừa nhận hiện trạng [kiểm duyệt]. Đứng đằng sau họ là đạo quân vô hình hoạt động bao trùm xã hội Việt Nam.
Các nhà kiểm duyệt [sách] của tôi, nhiều người trong số họ đồng thời giữ vai trò biên tập viên và nhà xuất bản, tạ lỗi vì những gì họ đã phải thực hiện. Họ hy vọng mọi việc sẽ được cải thiện trong tương lai, nhưng khi mà Việt Nam và Trung Quốc đang ném vào tù ngày càng nhiều các nhà báo, blogger, và các nhà văn khác, ngọn triều đang chảy ngược! Đây chính là lý do tại sao tôi đã quyết định cho thực hiện một bản dịch chính xác của cuốn sách và xuất bản song song cả hai phiên bản kiểm duyệt [của Việt Nam] và bản không kiểm duyệt [trên liên mạng]. Những văn bản liên hệ đã được phát hành trực tuyến vào tháng 11 năm 2014 (trên mạng Pro & Contra), cùng với các tài liệu bổ túc do tổ chức quốc tế Chỉ số về Kiểm Duyệt (Index on Censorship) phát hành trong tuần này.
Các nhà kiểm duyệt cắt xén những gì từ sách của tôi? Phạm Xuân Ẩn không được phép “yêu” Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ hoặc quãng thời gian ông theo học ngành báo chí ở California. Ông chỉ được phép "hiểu" Hoa Kỳ. Tên tuổi và ý kiến của những người Việt lưu vong bị loại bỏ. Bất cứ những chỉ trích nhắm vào Trung Quốc hay đề cập đến các hành động hối lộ, tham nhũng hoặc phi pháp của viên chức nhà nước cũng bị cắt bỏ. Thậm chí Võ Nguyên Giáp, vị tướng vĩ đại đã đưa Việt Nam đến chiến thắng ở Điện Biên Phủ năm 1954 và đã bị thất sủng trước khi ông qua đời vào năm 2013, cũng bị loại bỏ khỏi nội dung cuốn sách.
Những sự kiện phổ biến đã bị cắt ra khỏi lịch sử Việt Nam: “Chiến dịch vàng” năm 1946 (1), khi Hồ Chí Minh trả một khoản hối lộ lớn cho Trung Quốc để họ rút lui khỏi miền Bắc Việt Nam; chiến dịch cải cách ruộng đất thất bại trong thập niên 1950; cuộc di tản của các "thuyền nhân" sau năm 1975; chiến tranh năm 1978 tại Campuchia; chiến tranh biên giới chống Trung Quốc năm 1979. Nam tiến, hành trình lịch sử về phía Nam của người Việt, trong đó họ phấn đấu dọc dãy Trường Sơn, xâm chiếm các lãnh thổ của người Thượng, người Chăm, người Khmer và của các "dân tộc thiểu số," cũng đã bị cắt. Ước muốn cuối cùng của Ẩn, là được hỏa táng và tro cốt của ông rải trên sông Đồng Nai, đã biến mất. Chúng được thay thế bởi một đoạn mô tả khung cảnh lễ quốc táng với bài điếu văn do người cầm đầu ngành quân báo đọc.
Ngoài ra còn có một danh sách dài các "lỗi" trong bản dịch của Hà Nội, trong đó các nhà biên tập người Việt của tôi hoặc đã một cách thành thật hoặc cố ý hiểu lầm, chẳng hạn như "người viết mướn," "phản bội," "hối lộ," "phản quốc," "khủng bố," "tra tấn," "các tổ chức bình phong," "dân tộc thiểu số" và "những trại cải tạo." Người Pháp không được phép dạy dỗ người Việt bất cứ điều gì. Người Mỹ cũng không. Việt Nam chưa bao giờ sản xuất dân tị nạn; nó chỉ tạo ra người định cư. Những qui chiếu xem chủ nghĩa cộng sản như một "thần tượng sụp đổ" đều bị cắt. Việc Ẩn mô tả mình như một trí óc Mỹ ghép vào cơ thể Việt đã bị cắt. Thật ra, tất cả các lời đùa cợt của ông đều bị cắt, đó là chưa kể đến những phân tích của ông về cách người cộng sản thay thế nhà nước cảnh sát trị của Ngô Đình Diệm với một nhà nước công an trị của chính họ. Cho tới phần cuối cuốn sách, toàn bộ các trang ghi chú và các nguồn dẫn cũng biến mất.
Trong thực tế, những thay đổi quỉ quyệt nhất đã xảy ra ở cấp độ ngôn ngữ. Ẩn được sinh ra ở vùng ngoại ô Sài Gòn. Ông ta là người miền Nam. Nhưng ngôn ngữ miền Nam và các đặc ngữ văn hóa khác đã bị cắt tỉa ra khỏi văn bản và thay thế bởi ngôn ngữ của những người miền Bắc lấn chiếm Sài Gòn vào năm 1975. Chế độ kiểm duyệt liên quan đến việc kiểm soát chính trị và khẳng định quyền lực, nhưng trong trường hợp này, nó đồng thời liên quan đến việc kiểm soát ký ức, lịch sử, và ngôn ngữ [của một dân tộc].
Bằng cách ghi nhận những sự kiện này, tôi không có ý phàn nàn là mình đã gặp phải những khó khăn đặc biệt nào. Các tác giả Việt Nam bị đẩy vào im lặng và lưu vong đã phải chịu đựng thống khổ gấp bội phần. Tôi chỉ tô đậm những thực tế của một chế độ kiên quyết bảo vệ đặc quyền của mình. Ở Việt Nam, quá khứ và cung cách bạn đề cập đến nó đều là tài sản của nhà cầm quyền.
T. M.
(1) Có lẽ tác giả Thomas Bass lầm với Tuần lễ Vàng do Hồ Chí Minh phát động vào năm 1945? (chú thích của người dịch)
Nguồn: http://damau.org/archives/35482
Thứ Bảy, 7 tháng 2, 2015
Từ Chân Dung Quyền Lực đến Chân Dung Bạo Lực
Vào khoảng tháng 5/2012, lúc Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 6 khoá XI (HN TW6 ĐCSVN) sắp diễn ra, trang mạng "Quan Làm Báo" xuất hiện thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận trong và ngoài nước và của báo chí nước ngoài vì nó bất ngờ chĩa mũi tấn công vào các âm mưu lũng đoạn xảy ra trong hàng ngũ đảng và nhà nước CSVN, đặc biệt là nạn tham nhũng liên quan tới Nguyễn Tấn Dũng và phe nhóm lợi ích của ông ta. Do vậy, trong văn bản số 7169/VPCP ngày 12/9/2012 của Văn phòng Chánh phủ CSVN, và trên truyền hình cùng nhiều cơ quan truyền thông của đảng và nhà nước, Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ thị cho Bộ Công an và các ngành liên quan "triệt hạ" những trang trang mạng "phản động" bôi xấu đảng và nhà nước, khiến chỉ trong một thời gian ngắn "Quan Làm Báo" đã bị đánh sập.
Đề cập đến vấn đề nầy ông Lê Diễn Đức trong bài viết “Chân Dung Quyền Lực, cuộc chiến trên mạng không có ý nghĩa thực tế”, đăng trên blog rfavietnam, ngày 30/1/2015, có đoạn, xin trích nguyên văn:
“Vào lúc Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI khoá 11 (HN TW6 ĐCSVN) sắp diễn ra, tờ "Quan Làm Báo" xuất hiện (khoảng tháng 5/2012), đã thu hút sự quan tâm rất lớn của bạn đọc trong, ngoài nước và của báo chí nước ngoài.
Tính đến 10 tháng 9 năm 2012 đã có hơn 37 luợt triệu người truy cập, được Alexa Traffic Ranks xếp hạng 82 tại Việt Nam.
"Quan Làm báo" chĩa mũi nhọn vào các âm mưu lũng đoạn và nạn tham nhũng liên quan tới Nguyễn Tấn Dũng và phe nhóm lợi ích của ông ta. Đặc biệt, trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng, tờ báo đặt ra những nghi ngờ về mối quan hệ thân hữu giữa giới đầu sỏ ngân hàng với gia đình Nguyễn Tấn Dũng.
Trong văn bản số 7169/VPCP ngày 12/9/2012 của Văn phòng Chính phủ CSVN, và tiếp theo, trên truyền hình HTV và trên nhiều tờ báo lề đảng, tờ "Quan Làm Báo" bị nêu đích danh.
Bằng văn bản trên, ông Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ thị cho Bộ Công an và các ngành liên quan "xử lý" những trang trang mạng "phản động" bôi xấu, xuyên tạc chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong một thời gian ngắn "Quan Làm Báo" đã bị đánh sụp, còn người trong nước gặp khó khăn truy cập vào trang này. Lúc bấy giờ khi vào địa chỉ "http://www.quanlambao.info" hiện ra dòng chữ:
"Yêu cầu bà Đặng Thị Hoàng Yến dừng ngay các hành vi bôi nhọ, bịa đặt, vu khống nhằm đẩy đất nước Việt Nam vào nguy cơ nội chiến một lần nữa. Những hành động của bà vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, trong đó có luật pháp Hoa Kỳ, nơi bà đang tị nạn".
Tuy nhiên, cuộc tấn công khá toàn diện của "Quan Làm Báo" vào ông Nguyễn Tấn Dũng và phe cánh đã không đạt kết quả như sự mong chờ của dư luận. Từ Nguyễn Tấn Dũng, đến tướng Công an Nguyễn Văn Hưởng, cố vấn của ông Dũng, hay Nguyễn Văn Bình, Thống đốc ngân hàng, v.v... chẳng ai bị trầy da tróc vảy gì.
Với lý thuyết "đánh chuột không để vỡ bình", "để giữ gìn uy tín, hình ảnh thiêng liêng của Đảng", "kiên quyết bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ", Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN đã bỏ phiếu "quyết định không kỷ luật Bộ Chính Trị và một đồng chí trong Bộ Chính Trị". "Một đồng chí trong Bộ Chính Trị" ở đây có biệt danh "X", mà ai cũng biết chính là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.”
Sau đó, trong hai năm 2013-2014, do nội bộ Đảng có nhiều mâu thuẫn và bất đồng nên Hội nghị Trung ương (TƯ) 10 chưa thể triệu tập vào tháng 8/2014 như dự trù. Nó bị hoản đến tháng 10/2014 cũng không tiến hành được. Trước vấn nạn này ông Nguyễn Vũ Bình khẳng định: “Sẽ không có đại hội XII, vì năm 2016 không còn Đảng CSVN để tổ chức đại hội... Nếu có đại hội thì đại hội này ở các dạng khác hẳn các đại hội trước”; và mới đây, trước câu hỏi “Đảng Cộng sản tới đây sẽ có tương lai ra sao”, nhạc sỹ trẻ người Sài Gòn đang tu nghiệp tại Oklahoma Hoa Kỳ, Rapper Nah Nguyễn Vũ Sơn, nêu quan điểm với tọa đàm Bàn tròn Thứ Năm http://bit.ly/1CVSslF tuần này của BBC Việt ngữ [5 tháng 2, 2015], nói: “Tôi nghĩ trong vòng 2 năm tới là Đảng Cộng sản sẽ phải giải thể, đó không phải là lời của tôi mà là lời của một số đảng viên lâu năm rồi...”
Chưa biết các tiên đoán này có đúng không, nhưng đến ngày 5/1/2015 Hội nghị TƯ 10 cũng được chính thức khai mạc, sau khi giải tỏa được một số vướng mắc liên quan đến yếu tố nhân sự, được coi như những “con gà” của Trung cộng, được minh định qua một số dữ kiện rõ nét như:
- Ngày 21/7/2014, Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, đến thăm Hoa Kỳ như là một cuộc “ra mắt” chính giới Mỹ của một nhân vật sẽ còn lên cao sau Đại hội Đảng XII;
- Ngày 27/8/2014, CSVN cử Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ chính trị, Thường trực Ban Bí thư làm đặc phái viên của TBT Nguyễn Phú Trọng đến gặp Tập Cận Bình, sau khi TBT Nguyễn Phú Trọng đã 5, 6 lần xin gặp họ Tập đều bị từ chối;
- Từ ngày 16 đến 18/10/2014, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng CSVN, đến thăm Trung cộng. Dịp này, theo tường thuật của báo chí TC: “Hai bên đã đồng thuận ba điểm: Một là dựa trên phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt; Hai là quân đội hai nước tăng cường đoàn kết, cung cấp bảo đảm vững chắc cho sự củng cố vị thế cầm quyền của Đảng CS hai nước, bảo vệ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; và Ba là tuân thủ đồng thuận đạt được giữa lãnh đạo hai Đảng, hai nước Trung-Việt, để xử lý thích đáng vấn đề trên biển, bảo vệ cục diện hòa bình, ổn định”;
- Ngày 26/10/2014 Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang thăm Trung cộng để cùng chủ trì Hội nghị hợp tác phòng chống tội phạm lần thứ tư;
- Mười ngày trước khi Hội nghị TƯ 10 khai mạc, Bắc Kinh cử Du Chính Thanh, Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị kiêm Chủ tịch Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân TQ, viếng thăm VN. Trong 3 ngày ở Hà Nội, từ 25 đến 27/12/2014, ông Du có những tuyên bố hòa dịu, kêu gọi CSVN “Duy trì đại cục quan hệ Việt Trung và hòa bình, ổn định trên Biển Đông”...
Có điểm đặc biệt cần lưu ý là trước và trong thời gian Hội nghị TƯ 10 đang họp, trang mạng Chân dung Quyền lực (CDQL) xuất hiện nhiều bài viết công kích thậm tệ các lãnh đạo hàng đầu CSVN, làm chấn động dư luận trong và ngoài nước, phơi bày sự đấu đá không nương tay của một số kẻ được coi là đối thủ của nhau trong việc tranh ghế, từ Tổng Bí thư đến Thủ tướng, Chủ tịch nước...
Trong số các nhân vật đột ngột xuất hiện, người theo dõi đặt biệt lưu ý trước hết là Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh, Đại tướng Phùng Quang Thanh.
Nhiều bài viết cho rằng ông Nguyễn Bá Thanh bị người đồng hương miền Trung là Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hãm hại. Bài viết đưa ra nhiều lý do, nào là ông Thanh với vai trò Trưởng ban Nội chính TƯ đã điều tra tài sản tham nhũng của ông Phúc, nên bị ông Phúc hãm hại. Sau đó, trang mạng liệt kê nhà cửa của ông Phúc ở trong nước và bên Mỹ với đầy đủ chi tiết. Một tin còn gây chấn động là ông Nguyễn Xuân Phúc đã âm mưu với TC hãm hại ông Nguyễn Bá Thanh bằng chất phóng xạ, khiến ông Thanh phải đi Singapore rồi sang Mỹ cũng không chữa trị được, chở về VN, đang chờ chết. Cũng có dư luận cho rằng Nguyễn Tấn Dũng đã rất hận Nguyễn Bá Thanh vì trong những ngày chưa chính thức nhậm chức trưởng Ban Nội Chính, Nguyễn Bá Thanh đã hăng hái “nổ nhiều phát súng” nhắm về hướng của phe nhóm thủ tướng, với những câu hăm dọa, điển hình như: "Sắp tới tôi sẽ rà vô một số cái, cho hốt liền, không nói nhiều", hay "Một số ông giờ đang ngồi run", hay "Bắt liền chứ không cần phải đợi có bằng chứng chung chi gì hết..."
Đó là lý do khiến Nguyễn Tấn Dũng phản công Thanh trên cả hai mặt thủ và công:
- Về mặt thủ, ông Dũng cho xuất hiện ngày 17/1/2013 “hồ sơ mật” của thanh tra nói rằng thành phố Đà Nẵng mà ông Thanh vẫn đang nắm ghế bí thư thành ủy đã "gây thất thu ngân sách hơn 3,400 tỷ đồng do định giá đất đai không chính xác hay giảm giá đất không theo quy định của nhà nước.” Ngay sau đó Dũng nhanh chóng cho Bộ Công an nhập cuộc điều tra "làm rõ dấu hiệu cố ý làm trái";
- Về mặt công, ngày 21/1/13, tức là chỉ 3 ngày sau khi tung ra “hồ sơ mật” nêu trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Phòng Chống Tội Phạm trực thuộc Văn phòng Thủ tướng do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đứng đầu và Bộ trưởng Công an, tướng Trần Đại Quang, giữ vai trò Phó ban thường trực.
Bên cạnh đó, CDQL cũng tấn công Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sau khi ông Thanh đòi trấn áp, ngăn chận thông tin của CDQL, cho đó là những thông tin xuyên tạc bịa đặt. Đòi hỏi này mau chóng được CDQL trả lời:
“Thời gian qua chúng tôi chỉ mới bắt đầu vẽ chân dung quyền lực của PTT Nguyễn Xuân Phúc với đầy đủ thông tin xác thực, dễ dàng kiểm chứng về khối tài sản lên đến hàng ngàn tỷ đục khoét của dân. Thưa ông PQT, ông có thể cho dư luận biết chúng tôi xuyên tạc điểm nào? Theo tiêu chí của CDQL, chúng tôi sẽ không chừa một ai thiếu đức, thiếu tài mà lại cho mình cái quyền quyết định vận mệnh dân tộc, trong đó bao gồm cả ông nữa. Vì không thể chấp nhận các lời xuyên tạc, xem thường Nhân Dân của ông trên báo http://www.qdnd.vn và cả trên http://www.vtv.vn nên chúng tôi xin phép ông được thống kê một chút về tài sản của Phùng Quang Hải, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty 319, người đang thay mặt ông mượn danh nghĩa Bộ Quốc phòng, vơ vét tài sản Nhân dân để xây dựng mạng lưới kinh tài cho dòng họ Phùng… Đây có phải là thông tin xuyên tạc, bịa đặt không? Chúng tôi sẽ tiếp tục có loạt phóng sự điều tra, thống kê và công bố chi tiết toàn bộ khối tài sản bất minh khổng lồ của gia đình ông, trên thực tế gấp nhiều lần ông PTT Nguyễn Xuân Phúc”.
Bài trả lời cũng kèm theo hình ảnh 6 biệt thự, căn nhà hạng sang cực kỳ xa hoa của con trai đại tướng Phùng Quang Thanh là đại tá Phùng Quang Hải, cùng hình ảnh xe Rolls-Royce Phantom và du thuyền lộng lẫy của vợ Phùng Quang Hải. Sau đó là hai bài viết tựa đề: “Đại tướng Phùng Quang Thanh, Đại tá Phùng Quang Hải đã dùng Tổng công ty 319 để lũng đoạn kinh tế quân đội, vơ vét tài sản Nhân dân như thế nào?” Và “Liên minh đen tối hút máu Quân đội và Nhân dân: Tổng giám đốc Cityland Bùi Mạnh Hùng, Bộ trưởng QP Phùng Quang Thanh và Đại tá Phùng Quang Hải”.
CDQL đánh Phùng Quang Thanh cũng là để chặn đường Phùng Quang Thanh trở thành Chủ tịch nước. Cũng vậy, khi CDQL đánh Nguyễn Sinh Hùng, cho rằng: “Cô em gái Nguyễn Hồng Phương của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chỉ trong thời gian 11 năm, khởi đầu từ 1 cửa hàng sao chép đĩa lậu đã làm nên khối tài sản nổi khổng lồ 3,400 tỷ với 27 doanh nghiệp, trở thành bà hoàng trong lĩnh vực bất động sản tại TPHCM và nhiều tỉnh thành. Thằng em Hà Văn Thắm cũng từ hai bàn tay trắng, chỉ trong vòng 5 năm đã có 5,000 tỷ với hơn 40 công ty, trở thành ông trùm trong giới mafia tài chính” là để chặn đường Nguyễn Sinh Hùng trở thành Chủ tịch nước.
CDQL đánh Nguyễn Xuân Phúc là để ngăn đường ông này trở thành Thủ tướng... Theo dõi CDQL, khiến toàn thể Ủy viên TƯ Đảng khóa XI đang tham dự Hội nghị TƯ 10 hoang mang tột độ; nhiều người không biết khi nào thì lộ ra tên mình, khi mưu đồ tranh giành quyền lực vẫn tiếp tục, có nhiều khả năng nhiều kẻ bị các đồng chí đồng nhiệm mưu hại. Nhưng cho dầu thế nào, đến sáng 15/1, mạng CDQL công bố đầy đủ kết quả cuộc lấy phiếu tín nhiệm ngày 10/1 tại cuộc họp Trung ương 10 và nhìn chung dự đoán vị trí của từng người không thể không đề cập tới yếu tố áp lực của Trung cộng.
Còn nhớ, trước Đại Hội Đảng X, năm 2008, sứ giả Trung cộng là Giả Khánh Lâm đến Việt Nam cho biết là “Hồ Cẩm Đào muốn Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng”; sau đó Nguyễn Tấn Dũng trở thành thủ tướng.
Đến nay trên blog Nguyentandung.org trích dẫn từ Hoàn Cầu Thời báo nói rằng: “Đại hội XII có thể là cơ hội duy nhất cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên nắm quyền lực tối cao, trở thành Tổng bí thư...” theo ý muốn của TC, vì mọi người đều biết chính Nguyễn Tấn Dũng đã:
- Chủ trương cho Trung cộng thuê 300 ngàn héc-ta rừng đầu nguồn;
- Để hơn 90% tổng thầu EPC các dự án đầu tư quan trọng nhất lọt vào tay Trung cộng;
- Dung dưỡng người gốc Hoa Hoàng Trung Hải làm Phó thủ tướng có quá nhiều đặc quyền đặc lợi về kinh tế;
- Cho Trung cộng thuê Vũng Áng dài hạn với đặc khu Formasa;
- Chủ trương cho Trung cộng thuê đèo Hải Vân;
- Để Trung cộng khai thác Bauxite Tây Nguyên và hơn 60% các mỏ tài nguyên phía Bắc;
- Để hàng hoá Trung cộng tràn ngập lãnh thổ VN;
- Cho hàng chục ngàn nguời Trung cộng sang Việt Nam lao động bất hợp pháp khắp nước;
- Đẩy nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào Trung cộng;
- An ninh quốc phòng và chủ quyền lãnh thổ bị đe doạ;
- Tiếp tay cho cuộc xâm thực mềm của Bắc Kinh, đặc biệt là cho thành lập Viện Khổng Tử trong đại học Hà Nội, trong khi nhiều quốc gia trên thế giới đã ra lịnh dẹp bỏ.
Mặt khác, nhìn vào mạng Chân Dung Quyền Lực, người ta cũng dễ thấy sự ca ngợi dành cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, kẻ đã làm thủ tướng hai nhiệm kỳ rồi, chắc chắn chiếc ghế duy nhất mà ông có thể nhắm tới là chức Tổng bí thư đảng thay thế cho Nguyễn Phú Trọng, người, năm tới, đã 71 tuổi, lứa tuổi hầu như bắt buộc phải về hưu.
Với tham vọng quyền lực càng lúc càng nhiều hơn, và với sự ủng hộ của tay chân áp đảo trong Trung ương Đảng, những kẻ từng được Dũng ban phát ân huệ từ quyền lực và tham nhũng, Dũng có thể vận dụng cho được vị trí Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước như Tập Cận Bình ở Trung cộng.
Tham vọng có thể theo thời gian tiến xa hơn, khi, có thể vào cuối nhiệm kỳ, Dũng tìm cách sửa Hiến Pháp, dọn đường cho mình trở thành trở thành Tổng Thống của nước “Việt Nam mới” theo gương Putin ở Nga... Nếu thời cơ của Dũng chưa tới thì áp lực của Trung cộng khiến Dũng đành để Phùng Quang Thanh trở thành Chủ tịch nước.
Về vị trí Thủ tướng thì cũng không ngoại lệ, khi Du Chính Thanh, ủy viên thường trực Bộ Chính trị đảng CSTQ, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc “Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc”, ngày 26-12-2014, trước khi Hội Nghị TƯ 10 khai diễn, đã đến Việt Nam cho biết “Tập Cận Bình muốn Nguyễn Thiện Nhân làm thủ tướng”.
Về Chủ tịch Quốc hội, con “gà mái” Nguyễn Thị Kim Ngân, được Dũng đưa vào Bộ Chính trị sẽ từ vị trí phó Chủ tịch bước lên làm Chủ tịch Quốc hội, coi như chuyện đương nhiên.
Khi Phùng Quang Thanh bị hạ bệ thì người lên thay làm Bộ trưởng Quốc phòng chỉ có thể là Nguyễn Chí Vịnh. Do đó đã có người nghĩ chống lưng cho CDQL có thể là Tổng Cục II của Nguyễn Chí Vịnh, vì chỉ có người của tổng cục II mới đủ khả năng để có được các bí mật riêng tư của các nhân vật; và dưới bàn tay của Nguyễn Chí Vịnh chắc chắn tổng cục II sẽ còn nhiều trò hay nữa để trình làng. Các vụ án mà tổng cục II đạo diễn vẫn còn rành rành ra đó.
Tướng Nguyễn Chí Vịnh không bị lộ trong CDQL là vì TC muốn dành chỗ để cho Vịnh làm Bộ trưởng Quốc phòng thay Phùng Quang Thanh; và tương lai Dũng rất cần có Vịnh để kềm chế không cho quân đội có thể tiến hành một cuộc đảo chánh, dù dưới dạng thức nào; hay để quân đội đứng ngoài sự yểm trợ một cuộc nổi dậy của quần chúng bất mãn.
Riêng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an cũng không bị CDQL động tới, cho dù lý lịch không trong sạch, tay cũng dính đầy chàm; và công an là nơi được xem là cái ổ của tham nhũng, đang là lực lượng tận dụng bạo lực trực tiếp khống chế các cuộc biểu tình; đồng thời hỗ trợ côn đồ trấn áp các thành phần chống đối, vừa trực tiếp chỉ đạo, vừa mượn danh “quần chúng tự phát”, vừa khiến “quần chúng” sợ hãi vừa lừa bịp được dư luận quốc tế.
Chính vì vậy mà CDQL tránh né Nguyễn Chí Vịnh và Trần Đại Quang để Dũng mạnh tay tiến hành “Chân Dung Bạo Lực” cho dầu mới đây, ngày 28/1/2015 tại Thủ đô Washington, tổ chức Freedom House cho ra mắt báo cáo về tình trạng dân chủ và tự do trên thế giới năm 2014 cùng với việc cảnh báo những thách thức cho dân chủ và tự do trên thế giới vào năm 2015; trong đó có nêu trường hợp của Việt Nam, nói rằng:
“Mặc dù sự đàn áp dân chủ tự do ở Việt Nam không gây những chú ý lớn trên thế giới, nó cũng giống như Trung Quốc, duy trì chế độ độc đảng, bắt giữ những người bất đồng chính kiến, cấm các tổ chức nhân quyền hoạt động. Việt Nam được xếp loại không có tự do trong bảng phân loại gồm ba hạng là Tự do, Tự do một phần, và Không có tự do...”
Trước đó, ngày 21/1/2015, tin được Trà Mi đưa lên đài VOA cho biết: “Một nhóm gồm hơn chục nhà hoạt động và bất đồng chính kiến tố cáo bị công an kết hợp với côn đồ đánh đập dã man, sáng ngày 21/1, khi họ đến thăm một tù nhân lương tâm mới được phóng thích. Đơn khiếu nại khẩn cấp của 12 người trong nhóm gửi Bộ Trưởng Công an nêu rõ vụ hành hung xảy ra lúc 10 giờ sáng tại phường Trần Hưng Đạo, thành phố Thái Bình, sau khi nhóm này vừa rời tư gia của ông Trần Anh Kim, cựu Trung tá quân đội Nhân dân Việt Nam, từng giữ chức Chỉ huy phó Chính trị, Ban Quân sự thị xã Thái Bình. Hôm 7/1, ông Kim vừa mãn hạn 5 năm rưỡi tù giam về tội danh ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’ vì tham gia cổ xúy dân chủ, nhân quyền trong nước. Trong số những nạn nhân bị hành hung có hai người cao tuổi là nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Thị Kim Chi nay đã ngoài 70 và nhà khoa học địa vật lý Nguyễn Thanh Giang, trên 80 tuổi.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, một nhà bất đồng chính kiến ở Hà Nội, được nhiều người biết đến, thuật lại với VOA Việt ngữ:
“Chúng tôi đi xuống thăm trung tá Trần Anh Kim. Vừa ra về, công an mặc thường phục lẫn quân phục đến gây sự và đánh đập anh em rất tàn nhẫn. Họ kéo cả đến 4,5 chục người vây chúng tôi và cho một số công an giả danh thường dân vào đánh đập chúng tôi rất dã man. Những người bị thương nặng có Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Tường Thụy, Trương Văn Dũng, Trần Thị Nga. Những người già như cô nghệ sĩ ưu tú Kim Chi cũng bị giằng xé, xô ngã hay như tôi cũng bị họ đánh loạn xạ, đấm bật cả kính mắt. Đây là việc làm vô pháp luật và vô đạo đức. Không chỉ ở ngoài đường, vào trong đồn công an rồi họ vẫn tiếp tục đánh anh em rất tàn bạo. Một phóng viên của Việt Nam thông tấn xã đi qua thấy tình cảnh này đã vào để quay lấy tư liệu cũng bị họ kéo vào đánh dã man. Người phóng viên ấy tên Tuấn...”
Được biết vụ việc xảy ra 2 ngày sau cuộc Đối thoại Nhân quyền giữa Việt Nam với EU hôm 19/1 tại Bỉ, qua đó Liên minh Châu Âu một lần nữa bày tỏ quan ngại về tình trạng đàn áp những tiếng nói đối lập tại Việt Nam và kêu gọi Hà Nội tôn trọng các tiêu chuẩn quốc tế về pháp luật và nhân quyền.
Đó là chuyện công an và côn đồ hành hung dân; trong khi trước đó 2 ngày, tức ngày 19/1/2015, “Một nhóm anh chị em Hà Nội đã đến vườn hoa Lý Thái Tổ dâng hoa tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh trong trận chiến với giặc Tàu cộng xâm lược để bảo vệ Hoàng Sa. Tại đây đã xuất hiện một tên côn đồ tự xưng là quần chúng tự phát, xông vào quấy phá, giật các dải băng trên các vòng hoa và đe dọa hành hung nhiều người. Chính tên này đã thô bạo chụp và bấm huyệt vào tay một phụ nữ tay yếu chân mềm [xem hình] khi chị nầy đến can ngăn giải thích cho hắn biết việc dâng hoa là hành động bày tỏ lòng kính trọng đến những người đã hy sinh vì tổ quốc và nhắc nhở mọi người luôn nhớ về Hoàng Sa là một phần tổ quốc đang bị giặc xâm lược chiếm đóng. Sáng nay, trên mạng xã hội xuất hiện hàng loạt ảnh và bài viết của cư dân mạng chứng minh rằng tên côn đồ đó chính là một thiếu úy quân đội.”
Với Chân Dung Quyền Lực Nguyễn Tấn Dũng có thể trèo lên ghế Tổng bí thư, hay xa hơn là ghế Tổng thống, để đẩy mạnh hơn nữa tiến trình “Hán hoá” Việt Nam và với “Chân Dung Bạo Lực” của công an và côn đồ hắn tưởng rằng con đường “Hán hóa” sẽ được hanh thông; nhưng biết đâu thời gian không còn thuận lợi cho CSVN nữa; vì đã có nhiều chỉ dấu cho thấy nó chưa kịp thành hình đã bị tan rả, như tiên đoán của Nguyễn Vũ Bình là “Sẽ không có đại hội XII, vì năm 2016 không còn Đảng CSVN để tổ chức đại hội...”; vì thực tế cho thấy có nhiều diễn biến bất lợi cho CSVN ít nhứt cũng trên 3 bình diện:
- Một là các đại gia đỏ đang tìm đường tháo chạy; nhiều kẻ đã tháo chạy, chúng đang theo gót các du sinh tháo chạy, lẩn trốn trong các trường đại học, bám chặt các hôn phu hôn thê, ôm cứng những đồng tiền đỏ, tiền đen được rửa sạch; hoặc tháo chạy theo những số vốn đầu tư theo luật định của chánh quyền sở tại; chúng đang có mặt lủ khủ; và trà trộn trong các cộng đồng người Việt hải ngoại. Mặt khác, trên facebook xuất hiện nhiều tin đồn cho rằng con gái Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Phượng, một đại gia đỏ, vừa có “quốc tịch Mỹ” (tuy có thể đây chỉ là tin vịt vì chưa kiểm chứng được) như một cách “cắm sào, bỏ neo” khi gia đình tháo chạy. Cũng cần biết thêm là chồng của Phượng là Nguyễn Bảo Hoàng (con trai của ông Nguyễn Bang, một viên chức cao cấp dưới thời Việt Nam Cộng Hòa), công dân Mỹ, một đại gia giàu có và nhiều thế lực tại Việt Nam, 'có công' đưa thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng McDonald’s vào Việt Nam, đã được khai trương vào sáng ngày 8/2, yếu tố cần thiết cho cuộc tháo chạy khi cần.
- Hai là người dân ngày càng hết sợ bạo lực Việt cộng nữa. Số cán bộ phản tỉnh ngày càng đông. Nhiều đảng viên đã theo nhau bỏ đảng. “Diễn biến hòa bình” ngày càng như nước lũ tràn lan.
- Ba là lớp người trẻ trong hàng ngũ trí thức dấn thân trên đường chống độc đảng độc tài ngày càng đông; họ có mặt trong các tổ chức xã hội dân sự được thành lập càng lúc càng nhiều hơn, hoạt động tích cực hơn, hữu hiệu hơn; điển hình là Mạng Lưới Blogger Việt Nam đã và đang gặt hái những thành tựu ngoạn mục, trên lãnh vực đấu tranh cho nhân quyền, và vận động quốc tế yểm trợ tự do dân chủ cho Việt Nam; trường hợp điển hình của sự dấn thân là Blogger và nhà báo tự do Phạm Đoan Trang, sau khi hoàn tất chương trình học về Chính sách Công bằng học bổng tại Đại học Nam California, Hoa Kỳ, đã quyết định về Việt Nam để “có những trải nghiệm trong thời điểm xã hội Việt Nam có nhiều biến động” như lời cô nói với BBC một ngày sau khi về đến Saigon, mặc dầu “Em cũng có thể ở lại Mỹ được. Em có cơ hội gia hạn visa, có thể ở lại lâu dài cũng được...”
Từ đó nỗ lực “Chống Tàu Diệt Việt Cộng” của toàn dân, từ hải ngoại về quốc nội càng lúc càng khởi sắc, để “Mùa Xuân Việt Nam” sớm hoàn mãn một đất nước Việt Nam độc lập, tự do, dân chủ, pháp trị.
Giáo Già
danlambaovn.blogspot.com
Kết quả vòng đàm phán thứ 7 về chính trị, an ninh, quốc phòng Việt-Mỹ
Hoa Kỳ và Việt Nam vừa kết thúc vòng đàm phán thứ 7 về chính trị, an ninh và quốc phòng tại Hà Nội từ ngày 22 đến 23 tháng giêng vừa qua. Nhân dịp này, Trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề chính trị và quân sự, ông Puneet Talwar, người dẫn đầu đoàn đàm phán của Mỹ, đã dành cho Việt Hà của Đài Á Châu Tự Do RFA một phỏng vấn ngắn về đối thoại lần này.
Trợ lý ngoại trưởng Puneet Talwar trả lời phỏng vấn Việt Hà tại Trung tâm Báo chí của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ hôm 4/2/2015.
Kết quả đàm phán
Việt Hà: Xin chào ông Puneet Talwar. Xin ông cho biết qua vòng đàm phán vừa rồi hai bên đã đạt được những gì và có gì đặc biệt khác so với các vòng đàm phán trước đó?
Puneet Talwar: Đối thoại này rất hiệu quả. Chúng tôi thảo luận một dải rộng các vấn đề bao gồm gìn giữ hòa bình, các vấn đề về nhân đạo như gỡ bỏ những bom đạn còn sót lại sau chiến tranh, lính Mỹ mất tích, vấn đề về an ninh hàng hải, thực thi pháp luật.
Cho nên chúng tôi đã có rất nhiều thảo luận với nhiều đại diện từ cả hai phía. Bên phía Việt Nam có đại diện 3 bộ tham gia, về phía Mỹ chúng tôi mang nhiều đại diện đến đối thoại bao gồm Bộ tư lệnh Mỹ ở Thái Bình Dương, Bộ Quốc Phòng, Bộ Tư Pháp, Bộ Nội An, Bộ Ngoại Giao.
Điều này cho thấy sự phát triển về chiều sâu trong mối quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước và nó cũng rất quan trọng đối với năm nay vì năm nay là năm kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ hai nước giữa hai nước. Cho nên đối thoại này rất quan trọng về mặt biểu tượng.
Việt Hà: Theo ông, đâu là những vấn đề còn tồn đọng giữa hai bên sau đối thoại lần này?
Puneet Talwar: Theo tôi, sau đối thoại này, hai bên cần làm sâu thêm các thảo luận, tăng cường thêm những trao đổi. Theo tôi những thảo luận là rất tốt, điều mà chúng ta cần làm bây giờ là phải biến một số những thảo luận thành những hành động cụ thể và tiếp tục làm sâu thêm các thảo luận đó và tìm kiếm những khu vực hợp tác khác tốt giữa hai nước.
Vấn đề Biển Đông
Việt Hà: Vấn đề Biển Đông được đề cập ra sao trong đối thoại lần này giữa hai phía nhất là khi Trung Quốc tăng cường các hoạt động đòi chủ quyền tại biển Đông bất chấp lời kêu gọi đóng băng các hoạt động trong khu vực của Hoa Kỳ?
Puneet Talwar: Chính sách của chúng tôi đối với vấn đề Biển Đông là rất rõ ràng. Hoa Kỳ không đứng về bên nào trong những đòi hỏi về chủ quyền, tuy nhiên chúng tôi kiên trì kêu gọi các bên giải quyết những đòi hỏi này theo cách hòa bình theo Luật biển quốc tế, bao gồm công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc.
Việt Hà: Ông có nói đến việc hai bên có thể tìm kiếm những khu vực hợp tác khác nữa, theo ông đâu là những khu vực hợp tác tiềm năng giữa hai phía trong tương lai gần, ví dụ như khả năng Việt Nam cho phép tàu chiến của hải quân Mỹ được bảo hành tại cảng Cam Ranh hoặc Việt Nam tham gia tập trận với Mỹ chẳng hạn?
Puneet Talwar: Chúng tôi có những thảo luận rất tốt về vấn đề an ninh với Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng làm sâu thêm các thảo luận này. Điều mà chúng tôi cần làm là thực hiện ở mức không đẩy Việt Nam vào thế khó xử.
Có nhiều lựa chọn sẵn có cho chúng tôi. Chúng tôi rất vui với những hợp tác mà hai bên đang có vào lúc này. Việt Nam cũng sẵn sàng làm sâu thêm các hợp tác đó nhưng tất nhiên là trong bối cảnh cải thiện rộng hơn nữa quan hệ hai nước, nhưng chúng tôi cũng thấy vẫn còn những tiềm năng phát triển.
Việt Nam trong chiến lược Á Châu của Mỹ
Việt Hà: Việt Nam đóng vai trò thế nào trong việc duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, trong chiến lược của Mỹ tại khu vực này?
Puneet Talwar: Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong khu vực. Việt Nam có nền kinh tế đang phát triển và là một người chơi tích cực trong ASEAN và đặc biệt khu vực Đông nam Á.
Việc làm sâu thêm mối quan hệ với Việt Nam là rất quan trọng đối với Hoa Kỳ và cũng quan trọng trong chiến lược tái cân bằng về khu vực châu Á Thái Bình Dương của Mỹ.
Chiến lược tái cân bằng của Mỹ về khu vực châu Á Thái Bình Dương bao gồm nhiều mức. Chúng tôi làm sâu thêm quan hệ an ninh với các nước trong khu vực, chúng tôi cũng có mối quan hệ sâu hơn về kinh tế và hy vọng là hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ được hoàn tất vào năm nay.
Chúng tôi cũng có quan hệ sâu hơn về văn hóa giữa người dân các nước. Ví dụ Việt Nam có 17,000 sinh viên học tại Mỹ, và đứng thứ 8 trong số những nước gửi nhiều sinh viên đến du học tại Mỹ. Điều này cho thấy mức rộng trong quan hệ giữa hai nước.
Việt Hà: Sắp tới Mỹ sẽ tham gia thế nào trong việc đưa các nước thành viên ASEAN lại cùng nhau để giải quyết các vấn đề trong khu vực bao gồm vấn đề căng thẳng tại biển Đông?
Puneet Talwar: Chúng tôi ủng hộ ASEAN trong việc duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực Đông Nam Á và chúng tôi trông đợi ASEAN đóng vai trò dẫn đầu trong vấn đề này và từng nước cụ thể.
Cho nên trong vài tháng tới Hoa Kỳ sẽ tích cực tham gia, và theo tôi chúng ta sẽ thấy Hoa Kỳ sẽ làm việc cùng ASEAN để đề cập những vấn đề khu vực và làm sâu hơn quan hệ hai bên trên nhiều lĩnh vực.
Rất nhiều những thảo luận của chúng tôi ở Việt Nam, Singapore và các nước thành viên khác của ASEAN cũng nhấn mạnh điểm này, rằng ASEAN đóng vai trò trung tâm và các bạn sẽ thấy Hoa Kỳ sẽ là một đối tác tốt.
20 năm bang giao Mỹ-Việt
Việt Hà: Thưa ông, năm nay Việt Nam và Hoa Kỳ kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ, ông đánh giá thế nào về những tiến bộ trong quan hệ hai nước?
Puneet Talwar: Việc nhìn lại những tiến bộ đã đạt được giữa hai nước trong vòng 20 năm qua là rất quan trọng.
Thực tế là chúng tôi có thể mang đoàn đại diện từ nhiều ngành đến nói chuyện với nhiều đại diện của chính phủ Việt Nam cho thấy mức độ quan hệ phát triển sâu thế nào giữa hai nước chỉ sau 20 năm.
Cho nên đó thực sự là một tuyên bố đáng kể của lãnh đạo của cả hai phía và về quyền lợi chung mà hai bên cùng chia sẻ.
Việt Hà: Ông đánh giá thế nào về khả năng nâng tầm quan hệ hai nước lên đối tác chiến lược thay về đối tác toàn diện như hiện nay và khi quan hệ hai nước phát triển sâu rộng như vậy thì nó có ảnh hưởng thế nào với quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc?
Puneet Talwar: Theo tôi quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam không nên được nhìn nhận như là một mối đe dọa với bất kỳ nước nào, nó không nhằm vào bất cứ nước nào. Trước hết nó nhằm vào hạnh phúc của người dân hai nước và vì quyền lợi chung trong khu vực.
Điều mà cả Mỹ và Việt nam hướng tới và theo tôi cũng là điều mà các nước khác muốn đó là sự ổn định, thịnh vượng và hòa bình trong khu vực. Và đó là điều chúng tôi hướng tới trong quan hệ hai nước.
Việt Hà: Cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn này!
Mỹ đã bàn giao cho Việt Nam 5 tàu tuần tra tăng cường cho Biển Đông
Chúng tôi đã triển khai rất nhiều hoạt động hợp tác hỗ trợ sự phát triển của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Chúng tôi rất tự hào về công việc đó.
Ông Puneet Talwar (trái) nói rằng phía Mỹ “tự hào” vì đã giúp đỡ lực lượng tuần duyên Việt Nam.
Đài VOA Hoa Kỳ ngày 5/2 đưa tin, một nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ xác nhận rằng Washington đã chuyển giao 5 tàu tuần tra cao tốc để giúp Việt Nam cải thiện năng lực tuần tra, kiểm soát trên Biển Đông. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề chính trị và quân sự Puneet Talwar nói với VOA tuần này sau một chuyến thăm tới Việt Nam, nơi ông tham dự một cuộc đối thoại về một loạt vấn đề hợp tác song phương.
“Chúng tôi đã triển khai rất nhiều hoạt động hợp tác hỗ trợ sự phát triển của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Chúng tôi rất tự hào về công việc đó, và chúng tôi hy vọng rằng nó cũng được đánh giá cao bởi các đối tác Việt Nam. Vâng, chúng tôi đã và đang cung cấp tàu, chúng tôi sẽ tiếp tục làm điều đó để giúp Việt Nam nâng cao năng lực cho lực lượng Cảnh sát biển”, Puneet Talwar cho biết.
Việc cung cấp 18 triệu USD và 5 tàu tuần tra được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry công bố lần đầu tiên trong chuyến thăm Việt Nam của ông diễn ra năm 2013. Các nhà phân tích cho rằng, sự hỗ trợ này của Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam tăng cường đáng kể năng lực phòng thủ trong bối cảnh Trung Quốc đang mở rộng tuyên bố chủ quyền (vô lý và phi pháp) trên Biển Đông. Quan hệ giữa 2 nước đã trở nên căng thẳng sau vụ Trung Quốc hạ đặt (bất hợp pháp) giàn khoan 981 (trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam – PV).
Theo các nhà quan sát, căng thẳng giàn khoan 981 đã làm quan hệ Việt – Trung giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Vụ việc này cho thấy sự cần thiết đối với Việt Nam để nâng cao năng lực cho lực lượng Cảnh sát biển nhằm đối phó với các sự cố tương tự trong tương lai. Việc dỡ bở một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương của Mỹ đối với Việt Nam vào năm ngoái khiến dư luận tin rằng người Việt sẽ nắm bắt cơ hội để có được các thiết bị quân sự tiên tiến của Mỹ dùng để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Khi được hỏi liệu Việt Nam có đề cập đến bất cứ điều gì liên quan đến kế hoạch mua sắm thiết bị quân sự, Puneet Talwar cho biết chuyến thăm của phái đoàn Mỹ sang Việt Nam lần này “không phải để bán bất kỳ hệ thống vũ khí đặc biệt hay giao dịch đặc biệt” nào. “Đó thực sự là chiều sâu phát triển của mối quan hệ đối tác Việt Nam – Hoa Kỳ. Chúng tôi trao đổi một loạt các vấn đề, từ an ninh hàng hải đến gìn giữ hòa bình, không phổ biến vũ khí hạt nhân. Những điều đó được đưa vào chương trình nghị sự thực sự cho thấy sự mở rộng của mối quan hệ song phương.”
Talwar cho biết, trong các cuộc đối thoại hàng năm Việt Nam và Hoa Kỳ cũng trao đổi quan điểm về tình hình Biển Đông và khẳng định mối quan tâm chung trong việc duy trì hòa bình, ổn định, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Theo Giáo Dục Việt Nam
Thứ Năm, 5 tháng 2, 2015
Ông Nguyễn Tấn Dũng: Hành Trình Danh Vọng và Quyền Lợi Dân Tộc
TS Nguyễn Ngọc Sẵng (VNTB) -
Đại hội 12 đảng cộng sản Việt Nam còn hơn một năm nữa mới khai mạc..
4.2.15
A+ A-
Share on emailEmail Share on printPrint
http://www.ijavn.org/2015/02/ong-nguyen-tan-dung-hanh-trinh-danh.html
(VNTB) - Đại hội 12 đảng cộng sản Việt Nam còn hơn một năm nữa mới khai mạc, nhưng trên các phương tiện truyền thông đã xuất hiện nhiều bi kịch với kẻ chết bất thường, kẻ bị đầu độc, kẻ treo cổ tự tử, kẻ tìm đường trốn ra nước ngoài, bao nhiêu dinh cơ của một số tham quan được công bố, những tay trùm ngân hàng xộ khám và có thể còn nhiều sự kiện làm ngẩn ngơ người dân nghèo trong nước sẽ được lôi ra trong những ngày tới.
Có thể đây là bước một trong chặng đua, cũng là bước quan trọng để được “chốt” trong danh sách 22 người được “huy hoạch” cho Bộ Chính Trị và Ban Bí Thư, cùng với khoảng 220 trung ương ủy viên đảng cho khoá tới.
Trong đợt bỏ phiếu tín nhiệm tại quốc hội vừa qua, ông Nguyễn Tấn Dũng là người có số phiếu cao nhất, theo tin từ Chân Dung Quyền Lực. Nếu điều nầy đúng, thì ông Dũng có nhiều cơ hội trở thành Tổng Bí Thư đảng cộng sản Việt Nam trong đại hội 12. Và với vị thế đó ông là người chịu trách nhiệm cao nhất trong chánh sách đối nội lẫn đối ngoại mà Việt Nam đang là con bài chiến lược trong chánh sách của Mỹ lẫn Trung Quốc về vấn đề Biển Đông và chiến lược xoay trục sang Châu Á của Mỹ.
Trước tiên xin điểm qua ba lá bài chủ là Mỹ, Trung Quốc và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam mà nhân vật được nhắc nhở nhiều nhất là đương kiêm Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, người được coi là có xu hướng thân Tây phương và những gì ông cần và phải làm để bảo vệ quyền lợi cho Việt Nam trong ván cờ Mỹ Trung ở châu Á.
Chánh sách của Mỹ
Trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 21-23/1/2015, tại Học Viện Ngoại Giao Việt Nam hôm 23/1/2015, trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề chính trị, quân sự, ông Puneet Talwar, cho biết: “Việc mở rộng và củng cố quan hệ với Việt Nam là yếu tố mang tính quyết định cho nỗ lực xoay trục sang Châu Á của Hoa Kỳ”.
Ông tuyên bố thêm: “Việc mở rộng và củng cố quan hệ với Việt Nam là một yếu tố mang tính quyết định trong nỗ lực tái cân bằng đó”.
Ông Ted Osius, được cử làm đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam với mục tiêu rõ ràng được trình bày tại cuộc hội thảo “Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ: 20 năm thành công hơn nữa” do Học Viện Ngoại Giao Việt Nam, Ðại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, Trung tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế của Hoa Kỳ (CSIS) và Ðại Học Portland của Hoa Kỳ phối hợp tổ chức.
Trong cuộc hội thảo nầy ông Ted Osius tuyên bố: “Hoa Kỳ muốn giúp Việt Nam trở thành một quốc gia lớn mạnh, giàu có và độc lập, tôn trọng luật pháp và nhân quyền”.
Hoa Kỳ cũng bày tỏ mong muốn sẽ trở thành quốc gia dẫn đầu về đầu tư vào Việt Nam. Ông Hà Kim Ngọc, thứ trưởng của Bộ Ngoại Giao Việt Nam, có cùng nhận định là sự can thiệp sâu hơn của Hoa Kỳ sẽ có lợi cho toàn khu vực trong những năm sắp tới.
Trả lời BBC ngày 28/1, ông Kevin Snowball, Giám đốc điều hành quỹ tài sản PXP tại Việt Nam, cho rằng dù đang có một số khó khăn về ngắn hạn, nền kinh tế Việt Nam đã sẵn sàng để phát huy những lợi ích của TPP về dài hạn.
Với chiến thuật “củ cà rốt”, Hoa Kỳ muốn giúp Việt Nam phát triển kinh tế để tránh xa dần Trung Quốc, và có thể trở thành một mắc xích trong chiến lược kiềm chế Trung Quốc. Khi Việt Nam đạt được lợi ích kinh tế trong sự gắn bó với Hoa Kỳ, thì họ sẽ đưa Việt Nam vào luật chơi quốc tế. Điều đó thể hiện rõ ràng trong câu nói của Đại sứ Osius “Hoa Kỳ muốn giúp Việt Nam trở thành một quốc gia lớn mạnh, giàu có và độc lập, tôn trọng luật pháp và nhân quyền”.
Nếu Hoa Kỳ thực hiện được mục tiêu nầy thì Trung Quốc sẽ ở vào thế vô cùng khó khăn. Việt nam từ vai trò phên dậu, sẽ trở thành người “chăn gối với kẻ thù”.
Quyền lợi cốt lõi của Trung Quốc.
Cũng trong thời gian này, tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc đăng bài “Ðòn bẫy thương mại có thể ngăn chặn Việt Nam quay sang với Mỹ.” Theo phân tích của ông Chu Phương Ngân, làm việc tại Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế Quảng Ðông, thì Hoa Kỳ sẽ có một số nhượng bộ trong vòng đàm phán mới về Hiệp Định Tự Do Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Việt Nam. Để hoàn tất thương lượng vào tháng 3 và trình Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua vào tháng năm. Đó là một tính toán chiến lược để tác động đến toàn cảnh chính trị khu vực Đông Nam Á.
Cũng theo ông Chu Phương Ngân, Việt Nam hy vọng vào TPP sẽ tạo tăng trưởng bền vững kinh tế và từ đó sẽ giảm bớt sự lệ thuộc vào nhập cảng từ Trung Quốc. Thêm vào đó sự căng thẳng tại biển Ðông giữa hai quốc gia cũng là lý do quan trọng thúc đẩy Việt Nam lựa chọn đối tác chiến lược mà Hoa Kỳ là quốc gia có tiềm năng cao nhất hiện nay. Nếu Hoa Kỳ mở rộng và củng cố quan hệ vững chắc với Việt Nam đó sẽ là yếu tố mang tính trụ cột cho nỗ lực xoay trục sang châu Á của Hoa Kỳ.
Điều đó cho thấy lý do tại sao cựu ngoại trưởng Clinton đã nhiều lần viếng Việt Nam trong nhiệm kỳ của bà. Việc nầy cũng góp phần tạo thêm sự vững chắc cho an ninh trong khu vực, đồng thời đó cũng là nguy cơ cho sự an ninh và phát triển của Trung Quốc.
Trong cuộc trao đổi với Bàn Tròn Trực Tuyến của BBC tuần này nhân dịp Việt Nam và Mỹ đang đánh dấu tròn 20 năm hai nước cựu thù bình thường hóa quan hệ ngoại giao, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Cù Chí Lợi, Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Châu Mỹ nói: “Trung Quốc có một số quan ngại của họ mà vì thế quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ có cải thiện, thì có thể họ cũng có ý kiến, lo ngại về mối quan hệ này, rằng nó có thể ảnh hưởng đến vấn đề bao vây rồi hạn chế sự phát triển của Trung Quốc”.
Trước vấn nạn đó Hoàn Cầu Thời Báo đưa ra phương thức cũng với tinh thần Đại Hán. Một mặt chiêu dụ, sử dụng các biện pháp kinh tế đa dạng, tăng cường đầu tư, giúp phát triển hạ tầng cơ sở và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam.
Trung Quốc sẽ tỏ ra mềm mỏng hơn để xoa dịu căng thẳng ở biển Ðông, chắc họ sẽ không quên triệt để khai thác các lợi thế truyền thống, tình hữu nghị giữa hai đảng cộng sản anh em, dùng lá bùa bốn tốt và mười sáu chữ vàng để ru ngủ những người còn lú lẩn tại Ba Đình vẫn một lòng tin tưởng vào giặc Hán. Thậm chí họ có thể tìm cách đe nẹt, gây ảnh hưởng để có người lãnh đạo cao cấp nhất theo lập trường Trung Quốc. Một mặt họ doạ nạt nếu Việt Nam đứng về phía Hoa Kỳ, Trung Quốc sẽ có những biện pháp trừng phạt. Đồng thời họ không quên lên án Hoa Kỳ, với giọng cũ rích của kẻ côn đồ khu vực, là không được can thiệp vào việc nội bộ khu vực.
Quyền lợi của dân tộc Việt Nam
Lựa chọn hợp tác với ai, sẽ làm gì và làm như thế nào, đó là quyết định của giới lãnh đạo Việt Nam mà một số dư luận trong nước, khu vực Đông Nam Á và có thể cả Hoa Kỳ, đều nhắm vào đương kim Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, người có nhiều cơ hội sẽ trở thành lãnh đạo cao nhất của đảng cộng sản Việt Nam trong năm 2016.
Nếu suy đoán nầy đúng thì ông Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu từ thời điểm nầy cần suy nghĩ kỷ những vấn đề sau đây:
– Ông nên nhớ rằng Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất để Hoa Kỳ có thể xử dụng cho chiến lược xoay trục sang châu Á nầy. Ấn Độ với 1, 25 tỉ dân trong một nước dân chủ, có tiềm năng cao trong việc xử dụng để làm lực đối trọng với Trung Quốc. Bên cạnh đó, nếu không thành công trong việc tìm đồng minh có khả năng và vị trí địa lý thích hợp, Hoa Kỳ có thể tìm một giải pháp hoà hoản để cùng chia xẻ lợi ích trên Biển Đông với Trung Quốc. Lúc đó Việt Nam chỉ là thừa thãi và nếu muốn trở lại hợp tác với Mỹ cũng không còn kịp nữa.
– Đây là thời điểm quyết định để đưa đất nước đến phát triển, để chia phần thịnh vượng trong vùng Đông Nam Á. Bỏ lở cơ hội nầy là một trọng tội với đất nước, với dân tộc.
– Ông cũng cần nhớ lại bài học lịch sử là sau Thế Chiến thứ hai, Mỹ dùng kế hoạch Marshall để giúp những đồng minh Âu Châu tham chiến với họ, kết quả là những nước đồng minh Tây Đức, Anh, Pháp đều thịnh vượng nhờ kế hoạch nầy.
Hiện tại, đầu thế kỷ 21, Mỹ áp dụng chiến lược chuyển trục sang châu Á, Mỹ đang cần đồng minh thân cận để thực hiện chiến lược nầy. Và Việt Nam được Mỹ chọn với vị thế địa chính trị. Đây là cơ hội ngàn năm một thuở để vực dây kinh tế, dân chủ hoá đất nước. Dĩ nhiên những quốc gia đi với Mỹ trong chiến lược nầy sẽ được hưởng lợi nhuận kinh tế từ TPP mà Mỹ là nước đóng vai trò quan trọng, quyết định. Phải nắm cho bằng được cơ hội nầy để phát triển đất nước. Có được điều nầy chúng ta mới hy vọng được rằng trong vòng từ 10 đến 20 năm tới Việt Nam sẽ đuổi theo Hàn Quốc, Nhựt Bổn và có thể vượt qua được Mã Lai, Nam Dương, và Thái Lan. Vận hội không chờ bất cứ ai. Bỏ qua vận hội là mang trọng tội với dân tộc.
Lịch sử sẽ không bỏ sót những tên phản bội, những kẻ phản quốc, nhưng lịch sử cũng không hẹp hòi với bất cứ ai làm điều có lợi cho đất nước, nhất là lúc đất nước đang lâm nguy trước kẻ thù truyền kiếp của dân tộc.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)