Chiến tranh Việt Nam
Dưới đây là tất cả các bài báo về Chiến tranh Việt Nam đã đăng trên tờ Der Spiegel và Die Zeit do Phan Ba dịch, theo thứ tự thời gian. Sách về Chiến tranh Việt Nam do Phan Ba dịch nằm ở trang Tủ Sách Phan Ba. Sách và tài liệu về lịch sử hiện đại của Việt Nam và cuộc Chiến tranh Việt Nam của các tác giả khác nằm ở trang Tài Liệu.
1967
Chúng tôi không hỏi những viên đạn đó từ đâu tới: phỏng vấn viên bác sĩ trưởng của chiếc tàu bệnh viện Đức “Helgoland” đã sang Việt Nam từ 1966 cho tới 1972.
Đọc thêm về chiếc tàu bệnh viện Helgoland: Chiếc tàu màu trắng của hy vọng
1968
Có thể tải toàn bộ những bài viết về Chiến tranh Việt Nam trên báo Der Spiegel năm 1968 dưới dạng pdf ở trang Tủ sách Phan Ba
Khi mùa mưa đến: Khe Sanh, 1968
Giới hạn của quyền lực: cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968
Những tội phạm dũng cảm (phần 1, phần 2, hết): Cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 và tổng quan về cuộc chiến cho tới thời điểm đó. Đọc trọn bài: Những tội phạm dũng cảm
Sau bảy giờ chỉ còn được phép chết: Phóng sự về Sài Gòn trong Tết Mậu Thân
Chết sau những bồn hoa: Cuộc tấn công vào Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Sài Gòn trong Tết Mậu Thân
Cố gắng cuối cùng: Tường thuật của biên tập viên báo Spiegel từ Huế trong thời gian Tết Mậu Thân
Giết chết lòng nhân đạo: về việc bốn bác sĩ người Đức ở Đại học Huế bị giết chết trong thời gian Tết Mậu Thân
Hai chiếc xe tăng trên nóc hầm: Trận đánh chiếm căn cứ Lang Vei của Mỹ
Một Verdun ở Việt Nam: SPIEGEL phỏng vấn nhà chiến lược của Điện Biên Phủ, tướng Rene Cogny, về Khe Sanh
“Thần Chiến tranh giúp những người Cộng Sản”: Mậu Thân và những tuần sau đó
Tìm Việt Cộng bằng que dò mạch nước: Trận đánh ở Huế, cái vào lúc ban đầu được tiến hành với một đại đội, cuối cùng kéo dài gần bốn tuần và người ta đã phải sử dụng đến tất cả các cỡ hỏa lực có được ở Việt Nam.
Chết ở Việt Nam vì độc giả: về những ký giả đã chết tại Việt Nam
Không đủ lính: “… Tướng Westmoreland, muốn tăng cường cho đội quân viễn chinh Mỹ thêm 206.000 người lên khoảng ba phần tư triệu lính. Nhưng Johnson không có 206.000 người lính…”
Còn phải đổ nhiều máu: Không chỉ những kẻ phá hoại ở cả hai bên, cả những mục đích đàm phán trái ngược nhau của các bên cũng khiến cho người ta lo ngại rằng sẽ còn đổ nhiều máu nữa ở Việt Nam.
Ở bất kỳ nơi nào và không ở đâu cả: Hà Nội liên kết Genève với những hồi tưởng đen tối như người Mỹ với Kaesong: từ lần chia cắt được quyết định ở Genève năm 1954, Hồ Chí Minh có cảm giác bị cuỗm mất lần chiến thắng người Pháp của mình.
Cuộc chiến nhỏ của người Bắc Việt ở Paris: từ hơn hai mươi năm nay, Hồ Chí Minh của Hà Nội đã phải chịu đựng lần chấn thương vì đã thua mất trên bàn đàm phán những gì mà ông ấy đã thắng được trên chiến trường, hay là đã bị các đối thủ chơi xỏ.
Những tiếng hô Hồ Chí Minh: Trong những ngày đầu tiên đến Paris, người Việt Nam đã ngửi hơi cay trong phòng của họ mặc cho mọi sự bảo vệ, nhưng hơi cay không phải là dành cho họ.
Việt Cộng dư thừa vũ khí:Tờ “Figaro” ở Paris tường thuật rằng quân đội Đồng minh đã phát hiện thấy “vũ khí dư thừa” trong tuần vừa rồi vào lúc bắt được lính Việt Cộng – nhiều đến mức ví dụ Biệt Động Quân Nam Việt Nam đã chiến đấu chống lại những người anh em đỏ với vũ khí chiến lợi phẩm đỏ.
Những dấu hiệu nhỏ bé của hòa bình: Từ khi bàn về hòa bình thì cuộc chiến lại càng ác liệt hơn nữa.
Chiến tranh ác liệt hơn trước: Những người lính thủy quân lục chiến mệt mỏi cho nổ tung các công sự mà ở trong đó họ đã sống sót qua được những loạt đạn đại bác bắn liên hồi của quân địch 77 ngày. Họ san phẳng những con hào và phá hủy đường băng, cái nhiều tuần liền là dãy kết nối duy nhất của họ ra thế giới bên ngoài.
Cuộc chiến tranh ném bom của Mỹ: Gần 120.000 lần trong vòng ba năm rưỡi, các “Giôn xơn” (Johnsons) – như nông dân Bắc Việt gọi máy bay chiến đấu Mỹ – đã bay để đánh phá nước cộng hòa của Hồ Chí Minh.
Vào Dinh Độc Lập sau nửa đêm: Đại sứ Hoa Kỳ Ellsworth Bunker đã đến gặp Tổng thống Nam Việt Nam Nguyễn Văn Thiệu trong Dinh Độc Lập ở Sài Gòn mười lần trong vòng hai tuần.
Bốn sự công bằng: Nguyễn Cao Kỳ, phó Tổng Thống cứng rắn của Nam Việt Nam, tỏ ra khiêm tốn. “Chúng tôi không yêu cầu phía bên kia đầu hàng, mà chỉ yêu cầu công bằng và lý trí phải chiến thắng”, ông ấy nói lúc đến Paris.
Chiến tranh và tham nhũng ở Việt Nam (phần 1, phần 2, phần 3, phần 4, hết): Kẻ thù nguy hiểm nhất của Mỹ ở Việt Nam là tham nhũng.
1975
“Cái chết đã bao vây chúng tôi” (phần 1, hết): Các thống kê, dù chúng có không chính xác cho tới đâu, để cho người ta nhận ra được quy mô đáng sợ của cuộc chiến tranh huynh đệ này: theo số liệu chính thức của chính phủ Sài Gòn, kể từ khi tuyên bố ngừng bắn đã có trên 250.000 người chết, bị thương hay được báo là mất tích. Trong đó chỉ riêng ở phía Nam Việt Nam là 28.000 người chết, 113.000 người bị thương và 15.000 người lính mất tích; thêm vào đó là 5600 người dân thường bị giết chết và 16.000 người dân thường bị tàn phế. Đọc trọn bài tại đây: “Cái chết đã bao vây chúng tôi”
Người Bắc Việt muốn toàn thắng: Việt Cộng cũng không hài lòng với Hiệp định Paris như Thiệu. Họ không bao giờ có thể phục hồi lại từ lần đổ máu trong cuộc tổng tấn công dịp Tết, tháng Hai 1968, và bây giờ phải chịu nằm dưới mệnh lệnh của quân đội Bắc Việt mà nếu như không có sự bảo vệ của những người này thì họ đã thua cuộc rồi. Họ chiếm nhiều lắm là một phần tư Nam Việt Nam, phần lớn là những vùng khó đi lại, thưa dân cư mà trong đó chỉ có 500.000 trong số 20 triệu người dân sinh sống.
Lần chìm đắm trong âm thầm và tuyệt vọng của Việt Nam: Không phải động cơ cho lần can thiệp đã lộ ra là không đầy đủ và vô lý, mà chính là các phương tiện và khả năng cùa nó. Cả đến ngày nay, điều này cũng cần phải được đưa ra như là lý lẽ để chống lại tất cả những người thời đó đã biểu diễn những màn nhảy múa chống Mỹ trên đường phố với bọt mép ý thức hệ ở trên miệng. Họ đã muốn có kết cuộc buồn thảm này, cái mà ngày nay thế giới đang trải qua;…
Giữa những người ăn xin, mại dâm và đào ngũ: Cuộc sống ở Sài Gòn diễn tiến dưới một cái chuông mong manh của sự bình thường; nó gần như có thể làm cho người ta quên đi sự tồn tại siêu hiện thực của thành phố. Cứ giống như là các đoàn quân tan rã ở phương bắc hoàn toàn không phải là hiện thực – hay chính thành phố chỉ là một sản phẩm của sự tưởng tượng, được mơ mộng ra để an ủi cho sự hỗn loạn và đau khổ ở khắp xung quanh.
Những ngày cuối cùng của Sài Gòn: Hình chụp những con người với ánh mắt kinh hoàng trong các tờ báo ảnh không được phép đánh lừa rằng đất nước này đã bước tới số phận của nó với một thái độ đường hoàng độc nhất vô nhị. (Phan Ba trích dịch từ Cái chết trên ruộng lúa)
Indochina, mon Amour: Nét lôi cuốn có một không hai, gần như là gây đau đớn của Việt Nam hẳn là nằm trong sự kết hợp đầy mâu thuẫn giữa tính xa lánh cứng rắn và nét xa lạ mang tính quyến rũ, gợi tình, nằm trong một sự khó hiểu nữ tính. (Phan Ba trích dịch từ Cái chết trên ruộng lúa)
Giờ đã điểm cho các tướng lãnh ở Sài Gòn: Thiệu có thể đến với một hàng dài các chính khách của những quốc gia nhỏ đó mà bi kịch của họ là đã mù quáng tin vào những bảo đảm và hứa hẹn hay chỉ là cảm giác danh dự của các nước lớn, đến với Beck và Beneš, Sikorski và Mikolayczik, Nagy và Dubček.
Những ngày cuối cùng ở Sài Gòn: Sau một vài ngày lo âu và hoảng hốt, Sài Gòn lại có hy vọng vào ngày thứ Ba, rằng màn cuối đẫm máu của cuộc chiến, nhát đâm kết liễu vào thủ đô, là có thể tránh khỏi được.
Đông Dương: Vài giây trước mười hai giờ: Sốc vì những thành công quân sự của Việt Cộng và Khmer Đỏ, mệt mỏi vì Thượng Viện từ chối không cung cấp thêm vũ khí, lần đầu tiên dường như chính phủ Hoa Kỳ đã sẵn sàng để đàm phán về những giải pháp chính trị lâu dài. Thế nhưng cho một nền hòa bình không có đầu hàng thì lần nhượng bộ này đã đến quá muộn.
11 giờ ngày 30 tháng Tư ở Dinh Tổng Thống: Biên tập viên báo SPIEGEL Gallasch là nhà báo duy nhất có mặt khi người đứng đầu nhà nước Nam Việt Nam, Tướng Minh, đầu hàng – ông đưa ra chiếc máy ghi âm để Minh thâu lại bài phát biểu cuối cùng của ông ấy.
Không còn chào mừng nữa, mà là giáo dục cải tạo: Vì tinh thần hòa giải, cái mà các ông chủ mới nói về nó không biết mệt, đã bắt đầu mất hình dạng. Không có hành động phù hợp đi theo lời nói – thay vào đó, điều ngược lại thường hay xảy ra nhiều hơn.
1979
“Những đứa con ngỗ nghịch trong ngôi vườn của Trung Quốc”: “Đặc biệt là Chu Ân Lai đã hết sức ghê tởm các cuồng vọng của Việt Nam. Chu nói về người anh hùng chiến tranh của Việt Nam, tướng Giáp: “Một tên hạ sĩ quan lên mặt ta đây.””
1985
Có thể tải toàn bộ những bài viết về Chiến tranh Việt Nam trên báo chí Đức năm 1985 dưới dạng pdf ở trang Tủ sách Phan Ba
Những ngày cuối cùng của Sài Gòn: phần 1, phần 2, hết: Sài Gòn sợ chiến tranh hơn là sợ những người cộng sản. Mặt trận đã tiến đến gần; vào ngày 21 tháng Tư, Xuân Lộc thất thủ, pháo đài cuối cùng chận đường tiến quân vào thủ đô của các sư đoàn Bắc Việt từ phía Đông… Đọc một lần cả bài: Winfried Scharlau: Những ngày cuối cùng của Sài Gòn
Bài học của ngọn đồi Thịt Băm: phần 1, phần 2, phần 3, hết: Lính thủy quân lục chiến Mỹ, những người năm 1965 đánh chiếm một ngọn đồi mang tên “Thịt Băm” ở gần Khe Sanh, đã để lại một tấm bảng nhỏ sau khi rút quân: “Việt Nam – có đáng giá như thế không?” Câu hỏi này vẫn còn được đặt ra. Đọc một lần trọn bài: Bài học của ngọn đồi Thịt Băm
Mười năm sau chiến tranh – Cả người chết cũng bị lừa: phần 1, hết: “Họ” và “chúng tôi” – mười năm sau cuộc chiến, sự chia rẽ giữa người chiến thắng và người thua trận cũng vẫn còn không thể vượt qua được.
Tôi đã từng yêu người cộng sản: phần 1, phần 2, hết: Tấn bi kịch của Việt Nam là không còn thế hệ nào mà có thể mang lại cho đất nước một dòng máu mới và những ý tưởng mới.
Mổ xẻ một chiến thắng: phần 1, phần 2, hết: Năm trăm người lính bắt đầu làm đường, đầu tiên là từ Vinh cho tới sông Bến Hải gần vĩ tuyến 17 chia cắt miền Bắc với miền Nam, và kéo dài nó từng đoạn một, ngày càng sâu hơn vào miền Nam. Đầu 1961, chuyên chở vũ khí đã đạt tới một quy mô mà bắt đầu trở nên nguy hiểm khi cứ tiếp tục lén lút mang qua vùng đất phía Nam của vĩ tuyến 17 được quân đội Nam Việt Nam canh gác cẩn mật.
2014
Vụ giàn khoan HD-981:
Gerhard Will: “Trung quốc không có chiến lược rõ ràng”: “Khi nhìn lại thì người ta cũng có thể hiểu được tại sao các cuộc biểu tình lại bộc phát bạo lực như vậy. Chính phủ Việt Nam đã ngần ngừ quá lâu trong việc liệu họ nói chung là có cho phép biểu tình hay không.”
Giận dữ theo đơn đặt hàng: Một đám đông người đập phá nhà máy Trung Quốc – trong một đất nước mà ngoài ra thì mỗi một sự phản kháng đều bị bóp nát từ trong trứng nước. Hà Nội muốn gởi một tín hiệu tới Bắc Kinh. Cuộc xung đột biên giới bước vào một vòng đấu mới.
Khủng hoảng giữa Hà Nội và Bắc Kinh leo thang: Nhiều kịch bản khủng hoảng tới đây phụ thuộc vào giải pháp cho xung đột vì giàn khoan này.
Xung đột biển đảo: Trung Quốc di tản hàng ngàn người ra khỏi Việt Nam: Vào ngày chủ nhật, năm chiếc tàu thủy đã khởi hành ở thành phố cảng Hải Khẩu, nhằm rước thêm người Trung Quốc từ Việt Nam trở về nước. Các cuộc biểu tình và biểu thị phản đối đã bị cảnh sát Việt Nam chận đứng: các nhân viên nhà nước ở Hà Nội đã tạo một vòng bảo vệ dầy đặc quanh đại sứ quán Trung Quốc.
Những món nợ đẫm máu giữa Trung Quốc và Việt Nam: Trung Quốc dường như đang kiên quyết xác định vị thế quyền lực mới của họ
Chạy trốn khỏi Việt Nam: Đối với Bắc Kinh, câu hỏi rút lui là không được đặt ra: “Chủ quyền của Trung Quốc đối với các lãnh thổ biên giới được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chúng tôi không thể làm sai lệch.” Trung Quốc khăng khăng rằng họ không muốn gây ra bất ổn. “Nhưng chúng tôi cũng không sợ bất ổn.”
Wu: “Trung Quốc sẽ bảo vệ quyền lợi của mình”: “…Trung Quốc đã dự tính trước với phản ứng của Việt Nam, và đã chuẩn bị tốt để bảo vệ chủ quyền của mình trong vùng biển này trước bất kỳ hình thức đe dọa nào.”
Tranh chấp biển – Trung Quốc xây đảo nhân tạo: Bây giờ, Bắc Kinh củng cố tuyên bố chủ quyền của họ bằng một cách hết sức quyết liệt, và cho xây một hòn đảo nhân tạo.
Hà Nội tập trung làm giảm căng thẳng: “vì người ta không muốn tiếp tục gây hại tới các quan hệ kinh tế quan trọng với Trung Quốc”.
Nhật Bản thành lập liên minh chống Trung Quốc: Ở hậu trường, giới lãnh đạo Việt Nam giằng co với ý định khởi kiện Trung Quốc. Nhưng việc này có thể làm giảm mạnh nhập khẩu từ Trung Quốc.
Nỗi lo của Việt Nam: lần trỗi dậy đầy đe dọa của Trung Quốc: “Leszek Buszynski, giáo sư về chính sách đối ngoại tại Đại học Quốc tế ở Nhật Bản, cho rằng điều chính là Đảng Cộng sản Việt Nam phải giải phóng mình khỏi đảng anh em Trung Quốc.”
Vấn đề Trung Quốc của Việt Nam – không chỉ áp lực từ bên ngoài: Áp lực nặng nề của láng giềng to lớn cũng thúc đẩy cuộc tranh cãi nội bộ về những cải cách cần thiết và để cho người ta nhận ra được sự hình thành phe phái trong Đảng Cộng sản.
Trung Quốc xây đảo nhân tạo thứ tư ở Trường Sa: Trung Quốc xây hòn đảo nhân tạo thứ tư ở biển Đông. Theo như trang dịch vụ thông tin quân sự “Jane’s”, các bức ảnh vệ tinh cho thấy hòn đảo cho tới nay là lớn nhất của những hòn đảo này.
2015
Việt Nam kỷ niệm chấm dứt chiến tranh – và mua tên lửa: Vào ngày kỷ niệm chiến tranh, người ta thông báo rằng Việt Nam vẫn tiếp tục chuẩn bị về mặt quân sự cho những xung đột có thể có trong tương lai.
Trung Quốc cảnh cáo máy bay Mỹ ở Trường Sa: “Đây là Hải Quân Trung Quốc, các anh hãy cút đi!”
2016
Cuộc tranh giành quyền lực đã ngã ngũ: cuộc đấu đá giữa Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Đảng 12
“Trung Quốc tăng áp lực lên các quốc gia láng giềng”: Trung Quốc có thể đang theo đuổi mục đích lâu dài, là không một đất nước Đông Nam Á nào còn có thể hoạt động quanh Trường Sa nếu như không có sự khoan dung của Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét