Thứ Tư, 18 tháng 10, 2017
DỰ ÁN CÁT LINH – HÀ ĐÔNG: TRUNG QUỐC ĐÃ CHƠI XẤU NHƯ THẾ NÀO ?
Ngày 20/5, dự án đường sắt trên không Hà Đông – Cát Linh chính thức được mở cho người dân Hà Nội tham quan. Sau hơn sáu năm khởi công, lần đầu người dân Việt Nam được tận mắt được chứng kiến chiếc tàu metro. Tuy nhiên, đây có phải là một “thành quả” như báo chí vẫn đang ra sức tâng bốc hay chỉ là một cú lừa lớn của Trung Quốc với Việt Nam?
Dự án đường sắt Hà Đông – Cát Linh để lại nhiều hậu quả nặng nề, đầu tiên có thể thấy rõ nhất ngân sách quốc gia và nhân dân phải cõng một khoản tiền oan. Dự án được phê chuẩn và đi vào thi công vào cuối năm 2011 với những ưu đãi đầy “hứa hẹn”. Đầu tiên, tổng đầu tư 552,66 triệu với chiều dài 13.1 km. Con số này bề ngoài nhìn có vẻ hợp lý và thậm chí khá mềm so với các dự án đường sắt khác trên thế giới. Tại Pháp, chính phủ bỏ ra 39 tỷ để xây dựng hệ thống đường sắt mới dài gần 200 km. Nếu tính ra đơn vị trên 1 km và trừ các khoản chi phí lặt vặt thì mức giá trên của nhà thầu Trung Quốc có vẻ rất phải chăng. Thêm vào đó, chính phủ Trung Cộng hứa hẹn cho chính phủ Việt Nam mượn 169 triệu vốn vay ưu đãi thông qua hình thức ODA. Như vậy bên Việt nam có được gói thầu rẻ và chỉ phải bỏ ra khoảng 80% vốn trước mắt. Tuy nhiên, khi kí thỏa thuận xong cũng chính là lúc Việt Nam rơi vào cái bẫy kinh tế của Trung Quốc giăng ra.
Đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông “uốn lượn” đẹp mắt
Hợp đồng không rõ ràng
Qui tắc tối thiểu trong kinh tế là hợp đồng kinh tế phải rõ ràng. Tuy nhiên bên tổng thầu Trung Quốc đã cố tình chia nhỏ hợp đồng, để khi quá trình thi công bắt đầu mà các hợp đồng quan trọng nhất vẫn chưa được kí hết. Hậu quả là khi mọi chuyện đâu vào đấy rồi bên thầu Trung Quốc trở mặt dừng thi công để đòi thêm phía Việt Nam 315,18 triệu (Con số này bằng hơn nửa số vốn ban đầu). Sau khi “thỏa thuận lại” so với thầu Trung Quốc số vốn bỏ tăng gần gấp đôi và hoàn toàn do bên Việt Nam chịu.
Phụ thuộc liên tiếp vào Trung Quốc
Trung Quốc cố tình làm kích thước của thanh ray đường sắt to hơn bình thường để phù hợp với các loại tàu Trung Quốc sản xuất. Như vậy, Việt Nam rõ ràng sẽ phải chấp nhận mua loại tàu sản xuất từ phía Trung Quốc. Còn giá cả bao nhiêu thì Trung Quốc hoàn toàn có lợi thế trong việc quyết định
Nguy cơ đổ vỡ kinh tế từ những khoản vay “ngoài dự tính”
Các dự án kinh tế như vậy đã làm Việt Nam trở thành con nợ lớn của Trung Quốc. Nguyên tắc khi đi vay nợ là quốc gia đó phải có đủ điều kiện chi trả. Vay một số tiền quá lớn ngoài sức chịu đựng của những khoản thu của ngân sách nhà nước thì dĩ nhiên chính phủ buộc phải tăng thuế. Rõ ràng trong dự án đường sắt Cát Linh số vay thêm là “ngoài dự tính” và gấp 3 lần số vay ban đầu. Chỉ riêng dự án đường sắt Hà Đông-Cát Linh, Việt Nam nợ Trung Quốc gần nửa tỷ USD. Vậy ta đã có kế hoạch chi trả cho số tiền nợ “ngoài dự tính” đó chưa hay tất cả sẽ quy về đồng tiền thuế của của dân? Cộng thêm số lãi hàng năm, ngân sách quốc gia và nhân dân sẽ phải cõng một khoản thuế lớn để trả giá cho sự thiếu tính toán của các bộ ngành khi quyết định vay nợ Trung Quốc. Trong lịch sử kinh tế thế giới đã có rất nhiều quốc gia vỡ nợ vì chi-vay không có kế hoạch. Nếu tiếp diễn tình trạng này thì nguy cơ khủng hoảng tài chính của Việt Nam là rất cao, hoặc Việt Nam chấp nhận vỡ nợ, hoặc chấp nhận phụ thuộc sâu hơn vào Trung Quốc.
Dự án lộn xộn, thiếu quy hoạch
Nhìn từ trên không có thể thấy rõ dự án Hà Đông – Cát Linh đi theo một hướng uốn éo lởm chởm, không hơn một công trình rẻ tiền là bao. Theo phản ánh nhiều người tham quan, công trình có nhiều khe kích thước lớn, hành khách có thể dễ dàng gặp tai nạn. Các khu vực được bố trí không hợp lý dẫn tới việc di chuyển vô cùng mệt mỏi. Một vấn đề lớn đặt ra nữa là không hề có khu vực để xe đạp, xe máy dành cho hành khách trong thiết kế. Bây giờ muốn xây thêm chỗ gửi xe “chưa được dự tính trước” thì ban quản lý sẽ sử dụng phần đất nào đây? Nhất là một thành phố đất chật người đông như Hà Nội như hiện nay, chắc chắn dự án Hà Đông-Cát Linh sẽ góp phần làm cho mức độ hỗn độn của đô thị trở nên nghiêm trọng thêm.
Phần khe nối giữa tàu và nhà ga khoảng cách khá rộng, chân trẻ em dễ dàng lọt qua, có thể gây nguy hiểm nếu không có người lớn giám sát (Ảnh Vietnamnet)
Cuối cùng, dự án của Trung Quốc xây liệu có an toàn, người dân Việt Nam có dám đi không? Hơn nữa, một công trình giao thông chỉ được sử dụng khi nó đi vào hoàn thiện. Ví dụ để đến công sở, người dân phải lái xe máy đến ga tàu, rồi lại phải mất tiền gửi xe máy và thêm một khoảng thời gian đi bộ để đến chỗ làm việc. Vậy, so với phương tiện truyền thống cái nào lợi hơn? Quy mô của dự án chỉ kéo dài 13km, rõ ràng chẳng đủ để đáp ứng nhu cầu của người dân thủ đô, chưa kể những bất tiện và độ rủi ro khi tham gia phương tiện này. Nếu phát triển thêm dự án liệu Việt Nam có tiếp tục chịu sự dắt mũi của Trung Quốc không? Và tiền đâu ra tiếp để phát triển thêm tuyến đường?
Cảnh khủng khiếp dưới gầm công trường đường sắt Cát Linh-Hà Đông
Trong mọi vấn đề, Tổng thầu hứa cả trăm lần nhưng không thực hiện, cứ như họ đang giấu giếm điều gì đó…
Dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông phá sản chạy thử vào tháng 10, còn phía dưới các nhà ga đang là rác thải, bơm kim tiêm la liệt.
Tại công trường thi công, đoạn qua đường Trần Phú, phường Mộ Lao (Hà Đông, Hà Nội) xuất hiện hàng loạt kim tiêm vứt la liệt, khiến nhiều người lo lắng.
Bà Tú sống gần khu vực này chia sẻ, thấy hiện tượng này xuất hiện từ lâu, nhất là ở khu vực cầu thang xây lên. Ngoài ra, nước tù đọng, rác dồn ứ lâu ngày gây ô nhiễm.
“Cứ dựng một đống bê tông lên rồi để đó, không sớm thì muộn chỗ này dễ thành bãi rác to” – bà Tú lo lắng.
Kim tiêm đã qua sử dụng vứt la liệt tại khu vực nhà ga ở đường Trần Phú
Một người dân ở đây cho biết: Thỉnh thoảng tôi lại thấy có vài người vào đây chích rồi vứt kim tiêm la liệt, thời gian vào ra không cố định, ban ngày cũng có”.
Trao đổi với VietNamNet, ông Bạch Hồng Hiếu, Phó chủ tịch UBND phường Mộ Lao, quận Hà Đông xác nhận tình trạng này. Ông khẳng định sẽ có phương án vào cuộc xử lý dứt điểm.
Phó chủ tịch phường Mộ Lao Bạch Hồng Hiếu thị sát khu vực kim tiêm vứt la liệt
Ông Hiếu thông tin: Phường thường xuyên phối hợp với công an phường rà soát, xử lý vấn đề liên quan đến an ninh trật tự. Tuy nhiên, khu vực xảy ra hiện tượng trên giáp ranh với quận Thanh Xuân, có vị trí khuất và là nơi đang thi công công trường nên các đối tượng lợi dụng để làm tụ điểm.
Một cán bộ công an phường Mộ Lao cho biết, tình trạng trên mới xuất hiện, công an phường đã cử cán bộ xuống xác minh và xử lý.
Tại một số điểm thi công nhà chờ đường sắt trên cao xuất hiện tình trạng người dân lợi dụng công trình xây dở để xả rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Nhà ga trên đường Nguyễn Trãi, gần chợ Phùng Khoang thi công dang dở, hiện đang vây kín bạt lưới
Cầu thang dẫn lên nhà chờ được gắn cọc thép, vây lưới tạm trên đường Nguyễn Trãi
Rác thải chất đống tại khu vực thi công nhà ga gần hồ Hoàng Cầu (quận Đống Đa)
Công trường ngổn ngang gạch vữa trên đường Hoàng Cầu hướng ra đường Láng
Cũng tại nhà ga đang xây dở này, rác thải, củi khô, thùng xốp nổi lềnh bềnh trên vũng nước đen ngòm
Cầu thang dẫn lên nhà chờ đường sắt trên cao đang xây dở, nước tù đọng bốc mùi hôi thối. Ảnh chụp tại nhà ga giao nhau giữa đường Ô Chợ Dừa và Hoàng Cầu (quận Đống Đa)
Một số hộ dân sống cạnh công trường đường sắt trên cao đoạn qua đường Nguyễn Trãi bày tỏ bức xúc khi việc xây dựng chậm tiến độ, nhiều rác xả ra gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe
Kim tiêm vứt chỏng chơ khu vực đường Trần Phú, Hà Đông
Gạch vữa chất đống
Cầu thang dẫn lên nhà ga trên đường Hoàng Cầu mới trơ khung thép
Đại diện BQL dự án Đường sắt (Bộ GTVT) cho biết: Do vướng mắc về nguồn vốn bổ sung nên việc thi công dự án diễn ra cầm chừng
Nhà ga trên đường Láng (quận Đống Đa) ngổn ngang vật liệu xây dựng
Bộ GTVT đang chỉ đạo phía Tổng thầu TQ đề nghị bổ sung nguồn vốn lưu động cho dự án, tuy nhiên tổng thầu báo cáo phần vốn này chỉ ưu tiên dành cho tạm ứng mua sắm thiết bị dự án (Ảnh chụp nhà chờ trên đường Nguyễn Trãi, đoạn gần Nguyễn Xiển)
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông thừa nhận, mốc thời gian trước đây đưa ra dự kiến chạy thử vào tháng 10 khó đạt được vì nhiều hạng mục dở dang do thiếu vốn
Bộ GTVT cho biết, sẽ đề nghị Đại sứ quán TQ làm việc với lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn cục 6 Đường sắt TQ yêu cầu thực hiện tiến độ cam kết
Mao Trạch Đông - Thơ Trần Mạnh Hảo
Tran Manh Hao.
Tran Manh Hao
15 Tháng 10 2015 ·
Trần Mạnh Hảo xin post lại bài thơ "MAO TRẠCH ĐÔNG" đã làm mình phải lên bờ xuống ruộng vì tội dám nói xấu Mao chủ tịch, người cha của cộng sản Trung Hoa - một bạo chúa đã giết hại hàng trăm triệu đồng bào mình chỉ vì ngu dốt, ảo tưởng và độc ác, áp đặt thiên đường cộng sản lên địa ngục Trung Hoa thời ông ta cai trị. Chủ nghĩa Mao đã gieo độc hại tang thương, nhồi da xáo thịt lên đất Trung Hoa, Việt Nam, Triều Tiên, Rumani, Anbani...và nhiều nước khác. Mao đã xúi cộng sản Việt Nam đánh Mỹ, đuổi Mỹ đi cho Mao dễ bề chiếm Biển Đông và Đông Nam Á
bằng khẩu hiệu diệt chủng dân Việt như sau : "Chúng ta sẽ đánh Mỹ tới người Việt Nam cuối cùng".
MAO TRẠCH ĐÔNG.
Thơ Trần Mạnh Hảo.
Đề từ : " Bác Mao không ở đâu xa
Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao" ( Thơ Chế Lan Viên -1956)
Trán Người cao hơn nghìn núi sọ
Mặt Người mênh mông hơn niềm hư vô thần linh
Tháng chạp Hồ Nam tuyết rắc đầy lông cáo
Sông Dương Tử ám như ma dìm chết đuối Động Đình
Người pha tư tưởng thành máu mực
Loãng tâm hồn cháo huyết Trung Hoa
Xã tắc đựng vừa tay nải
Hành khất máu xương hề
Người cái bang hề vĩ đại
Cân hàng triệu sinh linh trên một chiếc cân ruồi
Vĩ nhân Diên An
Đâu những đám mây ròng ròng phép lạ
Có lời Người bàn
Cá cũng hoá thành chim
Giang Thanh – Em – Nền Văn Nghệ mới
Duy vật đôi mông nàng là biện chứng mù sương
Lịch sử – con chiến mã Người phi nước đại
Quất ngọn roi giai cấp hoá thiên đường
Cách Mạng là công cuộc bắt bướm
Bắt sạch bướm trong giấc mơ thiên hạ
Khinh bọn mây trắng phi lập trường, phi hiệu quả
Con trâu điếc Lão Đam mê đàn Đông Phương Hồng
Người xin thề với mênh mông:
– Không đi chung đường cùng chim sẻ!
Vầng trăng Hạ Cơ điên đầu trời bể
Thích thằng Cuội thủ dâm tư tưởng chị Hằng
Người – bông lau đen đêm quạ trắng
Người đếm cát Gô-Bi trong bão thốc trường thành
Bão tuyết nuôi bạc đầu Bột Hải
Thèm đập vỡ sọ người tìm mâu thuẫn trời xanh!
Máu Trung Hoa trắng rợn da ngựa
Cho thuỳ dương xoã hết tóc Đường Thi
Người mắc bệnh nghi mình là tượng
Cả Trung Hoa lên cơn nghiền lý tưởng
Người cầm cơn hồng vệ binh như cầm một tách trà
Hoàng Hà đỏ đổ từ trời như bị cắt tiết
Tư duy là trò chơi chán chết
Làm mặt trời hay hơn làm thơ
Thử lấy máu tạo phản trò nước mắt
Tiếc không Tần Thuỷ Hoàng toạ một ván cờ
Buồn trời đất chỉ sinh mình Gia Cát
Cười mẩu đại bàng cao hơn Thái Sơn
Đêm hồn Người chớp liên hồi như đạn hoả mai Thái Bình Thiên Quốc
Đêm Hồ Nam khét lẹt tiếng mèo gào
Phải ăn sạch giấc hoè thiên hạ
Tuyết trái mùa làm đất mọc lông mao...
Sài Gòn 27-2-1994
T.M.H.
Thứ Ba, 17 tháng 10, 2017
Bành Đức Hoài: Nguyên soái Trung Quốc đấu khẩu với Mao Trạch Đông
Xử lý ảnh: Mạnh Quân
Thẳng thắn nêu quan điểm về chính sách của Mao Trạch Đông, nguyên soái Trung Quốc Bành Đức Hoài đã bị quay lưng, đấu tố và chấp nhận cái chết "thay họ đổi tên" ai oán vào cuối đời.
Bức tâm thư gây tội
Tháng 11/1956, trong một lần đi khảo sát cơ sở, phát hiện tờ tuyên truyền dán trên tường ghi: "Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Mao Trạch Đông...", Nguyên soái Bành Đức Hoài liền nói: "Câu này có vấn đề, quân đội bây giờ là của quốc gia, không thể chỉ nói là dưới sự lãnh đạo của một ai đó được... Chủ tịch Mao qua đời thì ai lãnh đạo?".
Bành Đức Hoài (1898 - 1974), tên thật là Bành Thanh Tông, hiệu Đức Hoa, quê ở Hồ Nam, Trung Quốc.
Ông là một trong mười nguyên soái của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, từng chỉ huy Quân đoàn ba trong chiến dịch Vạn lý trường chinh (1934 - 1935).
Ông giữ chức Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giai đoạn 1954 - 1959.
Đến Hội nghị Lư Sơn diễn ra từ 2/7 - 16/8/1959, Bành Đức Hoài viết thư riêng cho Mao Trạch Đông, bày tỏ quan điểm và đề cập đến thất bại, nền kinh tế tiêu điều của Trung Quốc khi thực hiện chính sách Đại nhảy vọt.
Điều khiến Bành ngỡ ngàng chính là tại hội nghị ngày 16/7, Mao Trạch Đông đã quyết định in bức thư thành văn kiện và đưa ra thảo luận và quy kết ông là tiêu cực.
Đến ngày 27/7, hai ông Mao - Bành đã có đã có cuộc đấu khẩu, mắng nhiếc thậm tệ lẫn nhau ngay tại hội nghị. Khi bị Mao phê bình, Bành cũng không vừa đáp trả lại. Sau đó, tại buổi họp cuối cùng, Mao hạ lệnh phê bình Bành.
Nguyên soái Bành Đức Hoài và vợ - bà Phố An Tu (1918 - 1991)
Khi đó, Lâm Bưu đã nhân cơ hội kêu gọi mọi người quay sang đả kích ông. Cuối cùng, Bành Đức Hoài bị quy kết đứng đầu bè lũ phản đảng [Cộng sản Trung Quốc], bị bãi miễn các chức vụ và đưa về quản thúc ở Thành Đô, Tứ Xuyên.
Nguyên soái già bị công khai "làm nhục"
Năm 1966, khi Cách mạng văn hóa bùng nổ, Bành Đức Hoài bị nhóm Giang Thanh - Lâm Bưu vu cáo và bức hại, bị Hồng vệ binh áp giải từ Thành Đô về Bắc Kinh đấu tố.
Trong quá trình đấu tố, do sức khỏe yếu nên ông được chuyển vào viện điều trị. Giang Thanh khi đó thường nói rằng: "Bành Đức Hoài dưỡng bệnh mà cứ béo phây phây lại chưa bị đấu tố công khai lần nào cả".
Sang năm 1967, nhóm Giang Thanh - Lâm Bưu quyết định thành lập tổ chuyên án đấu tố Bành. Ngày 21/6/1967, tổ chuyên án chính thức tiến hành thẩm vấn Bành Đức Hoài lần thứ nhất.
Họ muốn ông giao nộp bằng chứng về tội phản quốc và tổ chức nhóm phản đảng. Bành tức tối trả lời: "Các cậu không hiểu hết sự việc, trẻ con không hiểu chuyện". Sau đó, tổ chuyên án lấy danh nghĩa của tổ chức yêu cầu ông viết tự truyện.
Bành Đức Hoài (trái) và Mao Trạch Đông
Một tháng sau, ngày 19/7, khi Bành đang miệt mài viết tự truyện thì bị lôi đi "họp". Ban đầu chưa hiểu rõ chỉ đến khi chiếc xe Jeep chở đến Học viện Hàng không Bắc Kinh, ông mới hiểu rằng, họ đưa ông đi đấu tố.
Tại cuộc họp, đối diện với hơn 60 Hồng vệ binh, Bành Đức Hoài phải trả lời về mục đích việc phát động cuộc Đại chiến Bách Đoàn. Đây là cuộc chiến do Bành chỉ huy hơn 100 quân đoàn tại khu vực phía Bắc Trung Quốc giao tranh với quân đội Nhật Bản năm 1940-1941.
"Cuộc chiến Bách đoàn có xin chỉ thị của Chủ tịch Mao không?", một Hồng vệ binh hoạnh họe.
"Đã đánh điện báo. Chủ tịch và Quân ủy đã gửi điện mừng", Bành Đức Hoài đáp trả.
Nghe đến chuyện Mao Trạch Đông đã gửi điện mừng, nhóm Hồng vệ binh không biết phải thẩm vấn thế nào nên đã họp hội ý riêng.
Đúng lúc này, Hàn Ái Xương - một cán bộ phụ trách đảng ủy Đại học Hàng không Bắc Kinh bất ngờ xuất hiện, chỉ trích Bành đã "lập nước riêng" tại khu vực phía Bắc Trung Quốc, khép ông vào tội "che giấu lãnh đạo", "tiết lộ bí mật quân đội", "cố ý chỉ đường cho đối phương khiến quân đội Trung Quốc chịu tổn hại lớn"...
Bành tức giận, ngắt lời Hàn, thuật lại về cuộc đại chiến Bách đoàn khiến rất nhiều Hồng vệ binh trong hội trường ngẩn người lắng nghe câu chuyện chiến trận của Bành.
Bành Đức Hoài (trái) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành
Về sau, tổ chuyên án đã ghi trong báo cáo: "Bành Đức Hoài không biết xấu hổ, lại dương dương tự đắc coi bản thân là người hùng".
Hàn Ái Xương tiếp tục đổ tội phản đảng, phản đối Mao Trạch Đông cho Bành. Hội trường nhiều người đã hô vang khẩu hiệu đòi đả đảo ông.
Hàn tức tối chỉ thẳng mặt Bành: "Ông có chống đối Chủ tịch [Mao Trạch Đông] không?".
"Tôi không chống đối, tôi và Chủ tịch chỉ là không có chuyện để nói mà thôi", Bành đáp.
Ngay lập tức, Hàn giơ một cú đấm khiến Bành lảo đảo ngã xuống đất. Nhóm Hồng vệ binh lôi ông dậy và luân phiên đánh ông. Khi ông chỉ kịp ú ớ: "Đồng chí trẻ, cậu đừng nóng giận, cậu không hiểu chuyện...", chưa kịp nói hết câu, một đám người lại xông tới đấm vào bụng khiến ông lộn nhào xuống mặt sàn, lấm lem đất cát.
"Các cậu sao có thể đối xử với một người sắp 70 tuổi như thế được!", ông Bành hét lên đầy phẫn nộ.
Nguyên soái Bành Đức Hoài đi bỏ phiếu năm 1954.
Hội trường trở nên náo loạn. Ông cứ bị lôi lên đánh xuống liên tiếp bảy lần như vậy. Cuối cùng, một bàn chân to khỏe đạp thẳng vào ngực phải khiến ông ngã xuống đau đớn.
"Giai cấp tiểu tư sản ngông cuồng có phải là chỉ Chủ tịch?", Hàn Ái Xương hỏi. Bành Đức Hoài gật gật đầu. Hàn đã nhân cơ hội đó ghi lại câu trả lời vào báo cáo và ép Bành điểm chỉ, ký tên.
Sau đó, Bành nửa tỉnh nửa mê được dìu về phòng giam và bị ép viết thư nhận tội cả đêm.
Tư lệnh cảnh vệ Phó Sùng Bích đêm đó nhận được thông tin về tình hình của Bành Đức Hoài nên điện trách Hàn Ái Xương đã ra tay quá mạnh. Hàn liền gọi điện về cho tổ chuyên án và nhận được lệnh "không nên nặng tay nhưng đối với Bành cũng không cần quá kiêng nể".
Hôm sau 20/7, do bị trọng thương từ cuộc đấu tố hôm trước nên Bành được đưa đến bệnh viện. Phó Sùng Bích đã báo cáo tình hình lên Thủ tướng Chu Ân Lai. Ngay sau đó, Chu đã ra chỉ thị bảo đảm an toàn cho Bành.
Bà Phố An Tu
Đến ngày 25/7, tại quảng trường Thiên An Môn, Lâm Bưu tổ chức hội nghị và hô hào khẩu hiệu "đả đảo nhóm tư sản trong quân đội".
Điều này khiến một "tù nhân" như Bành Đức Hoài lại thêm tội danh mới: đại diện tiêu biểu của phái tư sản trong quân đội.
Từ ngày 26/7, Bành vốn đang trọng thương những đã bị lôi đi diễu hành, đấu tố ở khắp các đơn vị cơ quan, trường học tại Bắc Kinh.
Đặc biệt, cuộc đấu tố tại sân vận động phía Nam Đại học Hàng không Bắc Kinh với hàng trăm nghìn người tham gia, Bành bị đánh đập, xách tai, giật tóc. Sau đó, họ lôi ông đến đấu tố tiếp tại quảng trường Thiên An Môn.
Vợ chồng cách biệt, gặp nhau trong nước mắt
Không chỉ ông chịu lăng nhục mà vợ ông - bà Phố An Tu cũng bị liên lụy. Bà vốn là Phó Bí thư đảng ủy Đại học Sư phạm Bắc Kinh nhưng vì là vợ của Bành Đức Hoài nên bà cũng được liệt vào danh sách phe tạo phản.
Khi nguyên soái Bành Đức Hoài bị bắt, nhà ông bị lục soát, bà Phố An Tu bị đưa vào đội hậu cần, ban ngày làm việc vất vả, ban đêm chỉ được ngủ trên tấm đệm rách mỏng được trải trên nền đất ẩm ướt trong phòng tắm.
Trong người bà cất giữ duy nhất tấm ảnh của chồng với 28 năm kỷ niệm. Tuy nhiên, không may, trong một lần không cẩn thận, bức ảnh bị phát hiện, họ liền lôi bà đi đấu tố. Bà bị phạt đi chân đất khiêng đồ.
Bành Đức Hoài bị đấu tố
Sau đó, họ khép bà vào tội "làm những việc không trong sạch" và lôi đi xem cảnh một người già vì không thẳng thắn nhận tội nên bị treo đánh trên cây.
Ngày 11/8/1967, Phố An Tư bị một nhóm Hồng vệ binh áp giải đến Đại học Bắc Kinh. Bà bất chợt nhìn thấy một người ngồi trên chiếc xe ba bánh với dáng vẻ tiều tụy. Vừa nhìn, bà nhận ra đó là chồng bà - Bành Đức Hoài. Ông cũng nhận ra bà nhưng không ai dám cất lời mà cúi đầu lặng thinh.
Thấy bà quần áo rách rưới, cơ thể gầy yếu, ông run rẩy và bật khóc. 19 giờ tối hôm đó, hai vợ chồng nguyên soái bị lôi đi đấu tố.
Phố An Tu bị hai thanh niên vạm vỡ giật ngược hai cánh tay ra phía sau và ấn mạnh đầu. Đồng thời, bên tai bà văng vẳng giọng nói của một Hồng vệ binh - người này tuyên bố tội danh của Bành Đức Hoài cũng như tội cấu kết với phần tử phản đảng của bà.
Bà đau khổ liếc nhìn sang phía chồng, thấy ông dù đang bị tra tấn mạnh tay cũng vẫn ngóng tìm bà. Ngay sau đó, bà bị đánh ngất đi, đến khi tỉnh dậy cũng không còn nhớ tình cảnh cuộc đấu tố nữa.
Sau đó, tổ chuyên án cử người đến tra khảo bà về tội danh của Bành Đức Hoài nhưng bà không hé nửa lời. Họ tiếp tục tra tấn bà bằng cách, chèn đòn gánh lên vai bà, đập đầu bà vào tường kêu bôm bốp.
Vừa đập, họ vừa cảnh cáo: "Nếu không giao tội danh của họ Bành, sẽ đập nát đầu chó của ngươi".
Sau này đến tháng 10/1967, biên bản thẩm vấn Phố An Tu đăng trên tạp chí của Hồng vệ binh có ghi: "Yêu phụ Phố An Tu từ chối khai báo về tội danh của tên giặc họ Bành, cố ý phản kháng đến cùng".
Ngày 31/8, bà được đưa đến bệnh viện thuộc Học viện y học Bắc Kinh thăm khám. Bác sĩ phát hiện trên người bà một chiếc huy hiệu. Ngay hôm sau, tổ chuyên án ra lệnh cho bà xuất viện, đưa về quản thúc nghiêm ngặt.
Cái tát giáng trời đầy hằn học của cấp dưới
Sau cuộc đấu tố tại Đại học Bắc Kinh, tinh thần và sức khỏe của Bành Đức Hoài ngày càng trở nên kiệt quệ.
Ngày 16/8, Bành Đức Hoài nằm trong nhà giam nghe thấy lệnh bộ đội tập hợp trong sân và tiếng loa phát thanh: "Nghị quyết Hội nghị toàn thể trung ương lần thứ 8 khóa VIII ĐCSTQ về nhóm phản đảng do Bành Đức Hoài đứng đầu".
Theo nghị quyết, ông bị tước danh hiệu đảng viên và khép vào tội phản đảng, chống đối lãnh tụ và theo phe tư sản.
Ngay ngày hôm sau, các mặt báo tràn ngập thông tin về tội danh của Bành Đức Hoài, phong trào đả đảo ông cũng dâng cao ở khắp Trung Quốc.
Ngày 18/8, do không "nhận tội", Bành tiếp tục bị đưa đi đấu tố 12 lần ở khắp các đơn vị. Đặc biệt, có những ngày nóng như thiêu như đốt, Bành Đức Hoài vẫn bị hai thanh niên to khỏe lôi lên khán đài đấu tố.
Trong đó, tại cuộc đấu tố ở quân khu Bắc Kinh, Bành bị đánh trọng thương ở lưng, tại cuộc đấu tố ở khu cảnh vệ Bắc Kinh, Bành bị tướng quân Lý Chung Kỳ tát một cái trời giáng. Lý là người trước đây bị Bành Đức Hoài phê bình.
Cứ sau mỗi cuộc đấu tố trở về, Bành lại phải viết một bộ tự truyện về bản thân.
Theo một lính cảnh vệ kể lại, những ngày bị đấu tố, Bành phải dành một tiếng viết tự truyện, ngày không bị đấu tố thì phải viết liền mười hai, mười ba tiếng đồng hồ.
Cái chết "thay họ đổi tên" ai oán
Trong suốt những năm Cách mạng Văn hóa, Bành Đức Hoài bị Hồng vệ binh bắt, giam lỏng trong một doanh trại quân đội ở ngoại ô Bắc Kinh với điều kiện vệ sinh tồi tệ, không được chăm sóc y tế.
Tháng 4/1973, Bành Đức Hoài được xác định là bị ung thư trực tràng ở giai đoạn cuối. Do suy nhược sau khi mổ và tâm trạng tồi tệ nên các tế bào ung thư nhanh chóng lan rộng.
Phòng bệnh của Bành nằm ở gian sau cùng phía Tây bệnh viện. Phòng bệnh này chỉ rộng khoảng 10m² này và được đóng cửa kín mít. Ở gần cuối giường, luôn có một cảnh vệ lạnh lùng đứng im chằm chằm theo dõi ông. Cảnh vệ thay phiên nhau đến canh giữ ông mỗi ngày.
Họ tra tấn ông bằng mọi hình thức như khi ông muốn viết chữ, thì không đưa bút, ông muốn nghe đài phát thanh, thì không có radio nhằm hạn chế mọi hoạt động của ông.
Lễ truy điệu nguyên soái Bành Đức Hoài được tổ chức long trọng vào năm 1978
Khi nhìn thấy một bác sĩ mới đến, Bành thường chỉ tấm thẻ ở đầu giường bệnh nói: "Tôi không phải gọi là ‘bệnh nhân số 145′, tôi là Bành Đức Hoài ở hội nghị Lư Sơn!".
Trong những ngày cuối cùng, tâm trạng của ông càng trở nên thất thường. Có lúc thì chán nản bực bội, có lúc thì ngẩn ngơ nhìn ra cửa sổ, có lúc thì nhắm nghiền đôi mắt thở dài, có lúc âm thầm rơi lệ, miệng không ngừng nhắc về những chuyện cũ, có lúc ông tức giận đòi ra ngoài, gặp Mao Trạch Đông chứng minh trong sạch.
Cuối cùng, đến 15h35 ngày 29/11/1974, ông trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 76.
Đến 17/12/1974, di thể ông được bí mật đem đi hỏa táng. Nhằm che giấu sự việc, tên ông bị đổi thành Vương Xuyên.
Năm 1978, tại Hội nghị toàn thể trung ương 3 khóa XI của ĐCSTQ, trường hợp của nguyên soái Bành Đức Hoài được xem xét lại, án oan được cải chính và những đóng góp của ông được khẳng định.
Thứ Ba, 10 tháng 10, 2017
Vì sao cử tri Đà Nẵng lại gọi Vũ “nhôm” là “Mafia”?
Tại thời gian Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng đã có buổi tiếp xúc với cử tri quận Cẩm Lệ chuẩn bị cho Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIV. Một cử tri đã đặt ra câu hỏi: ““Vũ “Nhôm” là ai mà người ta đặt ra biệt danh mafia của Đà Nẵng? Tại sao để Vũ “Nhôm” tác động nhiều đến Đà Nẵng như thế? Vũ “Nhôm” không chỉ thao túng kinh tế mà còn thao túng cả chính quyền Đà Nẵng? Nếu đúng như vậy thì xử lý như thế nào?”.
Phan Văn Anh Vũ, thường được gọi với cái tên Vũ Nhôm
Vũ “nhôm” và những điều khuất tất ở Đà Nẵng
Có lẽ câu hỏi “Vũ Nhôm là ai?”, mà cử tri Đà Nẵng đặt ra trong buổi tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng vẫn còn bị bỏ ngỏ. Có lẽ người dân Đà Nẵng thừa hiểu Vũ “nhôm” là ai, là người như thế nào, thâu tóm một phần quyền lực chính trị ra làm sao… Nhưng để làm rõ hơn vấn đề này, hãy cùng làm rõ vì sao nhân vật này có tầm ảnh hưởng lớn đến như vậy.
Phan Văn Anh Vũ, thường được gọi với cái tên Vũ Nhôm, là một người rất kín tiếng trước truyền thông nên gần như mọi thông tin về Vũ đều ít người biết, thậm chí người dân Đà Nẵng cũng chỉ biết cái tên Vũ “nhôm” chứ không hề biết tên khai sinh của con người này.
Vũ là chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Nova Bắc Nam 79, có trụ sở tại TP HCM và là người đại diện pháp luật của Công ty Cổ phần xây dựng Bắc Nam có trụ sở tại Đà Nẵng. Mọi người chỉ biết đến Vũ “nhôm” trong khoảng thời gian từ đầu năm 2017 trở lại đây. Có thể sự việc này bắt nguồn từ việc doanh nghiệp tặng xe “bất thường” cho TP Đà Nẵng, khiến Thủ tướng phải vào cuộc và có văn bản giao Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp kiểm tra làm rõ.
Rồi cho đến hàng loạt sự việc “rùm beng” xảy ra tại Đà Nẵng như Biệt thự ở bán đảo Sơn Trà, ai tiếp tay cho doanh nghiệp xé rừng?, sai phạm của chủ tịch UBND Đà Nẵng – Huỳnh Đức Thơ và Bí thư thành ủy Đà Nẵng – Nguyễn Xuân Anh… thì cái tên Vũ “nhôm” mới dần được hé lộ phía sau bộ máy quản lý nhà nước Đà Nẵng.
Cái tên Vũ “nhôm” có tầm ảnh hưởng như thế nào vào hệ thống quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị của TP Đà Nẵng như thế nào, thì hãy cùng xem những dự án đất “vàng” của thành phố mà Vũ nắm giữ. Bộ Công an đã đề nghị chủ tịch UBND TP Đà Nẵng hợp tác cung cấp tài liệu để điều tra 9 dự án và 31 nhà, đất công ở Đà Nẵng.
Vũ cùng một số người thân trong gia đình mình nắm giữ gần rất nhiều vị trí bất động sản mà “nhiều doanh nghiệp mơ ước”. Từ công viên Vân Đồn; trường mầm non ABC; một phần khu đô thị quốc tế Đa Phước; một số biệt thự, nhà cao tầng tại khu du lịch ven biển đường Trường Sa;… đến 31 nhà, đất công của thành phố, mà trong số đó có căn nhà số 45, 47 đường Nguyễn Thái Học của Bí thư thành ủy Đà Nẵng.
Điểm chung ở hầu hết các dự án, khu đất, nhà công mà cơ quan điều tra đều có tên của các doanh nghiệp Công ty cổ phần Bắc Nam 79, Công ty cổ phần 79, Công ty I.V.C, Công ty Minh Hưng Phát… Mà các công ty này lại phần lớn liên quan đến cái tên Phan Văn Anh Vũ – tức Vũ “nhôm”.
Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao Vũ lại có thể thao túng được các dự án đất và nhà đó mà không phải là doanh nghiệp khác? Một điểm chung nữa là tại sao các dự án này đa phần không thông qua hình thức đấu giá, mà lại được chuyển sang doanh nghiệp một cách rất đơn giản khiến có thể dẫn đến tình trạng thất thoát tài sản như vậy?
Việc thất thoát đó diễn ra như thế nào hãy thử kiểm chứng ở việc công ty TNHH Daewon Cantavil ký thỏa thuận đầu tư, giao quyền sử dụng cho Công ty Cổ phần 79 khu đất 29ha thuộc dự án Sân golf Đa Phước nằm trong Khu đô thị Vầng Trăng Khuyết Đà Nẵng với giá thấp hơn giá thành phố quy định. Từ đó đã gây ra việc làm lợi cho Công ty Cổ phần 79 hơn 579 tỷ đồng.
Vũ “nhôm” có phải là Mafia thật sự?
Đà Nẵng từ khi nào chuyển thời từ thành phố đáng sống lại bị chuyển thành “thành phố đáng điều tra” đến như vậy? Từ khi nào mà Vũ lại có thể “một tay che cả bầu trời”, ngang nhiên làm mọi việc mà không cần lo sợ các sai phạm? Nếu Vũ là một Mafia thật sự thì phía sau Vũ ít nhất phải còn một thế lực nào khác lớn hơn, cứng rắn hơn mới có thể “chống lưng” và “tạo dây an toàn” cho Vũ “làm mưa làm gió” hiên ngang cả một vùng đến như vậy.
Đà Nẵng là một thành phố trung ương, đầu tàu kinh tế của khu vực miền Trung và cả nước. Từ lâu, Đà Nẵng đã được coi là mảnh đất “thiên thời – địa lợi – nhân hòa”, nên thành phố này rất phát triển và được coi là “một trong những thành phố đáng sống trên thế giới”.
Nhiều năm liền, Đà Nẵng đã được vinh danh ở vị trí cao nhất trong Bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Các chỉ số này được dựa trên các tiêu chí: “Gia nhập thị trường; Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; Tính minh bạch; Chi phí thời gian; Chi phí không chính thức;Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; Cạnh tranh bình đẳng; Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; Đào tạo lao động; Thiết chế pháp lý”. Nhưng thực sự, nếu xét dựa trên một số yếu tố trên thì gần như chúng ta đã biết cách Vũ thâu tóm thị trường “ngầm” như thế nào.
Hoạt động thâu tóm thị trường đất và nhà của Vũ “nhôm” cũng giống như hoạt động của thế lực Mafia, các “bố già” của Nga những năm của thập niên 1990. Những kẻ lũng đoạn kinh tế quốc gia, nắm khả năng thọc sâu vào hệ thống tài chính – kinh tế đất nước với sự giúp đỡ của các nhóm lợi ích.
Bài học của nước Nga ngày hôm qua, khi hôm nay chúng ta soi rọi vào Đà Nẵng lại chẳng thấy phần nào cũ, càng không cũ với một đất nước đang phát triển như Việt Nam, nơi bắt đầu đã lộ diện một số các nhóm lợi ích, thế lực ngầm như hiện nay.
Những thế lực Mafia đứng sau hệ thống chính trị của Liên Xô khi đó là một phần của nguyên nhân dẫn đến sự tan ra của Liên Xô và các nước Đông Âu. Tổng thống Mikhail Gorbachev, lần đầu tiên nói đến chính sách perestroika (tái cấu trúc) và glasnost (công khai) vào năm 1985, đây là cơ hội mần nảy của một nhóm tài phiệt, mà phương Tây vẫn gọi là “Mafia đỏ”. Ý chỉ nói sự lũng đoạn của nhóm lợi ích Oligarch – ý chỉ một nhóm “đầu sỏ” đứng sau điều hành chính trị.
Sáu cái tên Mikhail Khodorkovsky, Berezovsky, Vladimir Gusinsky, Smolensky, Luzhkov và Chubais đã trở thành trùm tài phiệt – Mafia của Liên Xô, nhờ vào việc làm giàu trong bóng tối đầy mờ ám và gian trá phía sau hệ thống chính trị nước này.
Sự xuất hiện của các Mafia này dẫn đến bối cảnh giá trị hàng hóa được bán với giá vô cùng rẻ mạt, đặc biệt là các công ty nhà nước. Chẳng hạn như, hãng xe Zil nổi tiếng của nước này có 100.000 công nhân – mà được chuyển nhượng với giá vỏn vẹn 16 triệu USD. Thị trường chuyển nhượng của Mỹ khi đó có giá 100.000 USD/công nhân, trong khi lúc đó các trùm Mafia nước này tác động vào làm giá hạ thấp tới 100-500 USD/đầu người.
Bằng những minh chứng ở trên, thì việc cử tri Đà Nẵng ví Vũ “nhôm” như một ông trùm Mafia của thành phố cũng không có gì là sai. Bởi tính đến số dự án đất và nhà mà Vũ nắm giữ và có liên quan thì gần như đều chiếm các vị trí đất vàng, đất công của thành phố. Vũ “nhôm” cùng gia đình mình nắm quyền ở gần như hầu hết các lĩnh vực trường học, quán Bar, nhà ở, biệt thự, công viên, nhà công…
Một ví dụ điển hình đó là việc ông Nguyễn Xuân Anh – nguyên Bí thư Đảng ủy Đà Nẵng với những sai phạm vừa qua. Các sai phạm của ông Xuân Anh gần như đều liên quan một phần của “thế lực ngầm” đứng sau đã tiêu khiển.
Từ một người đã khẳng định câu chắc nịch: “ngoài căn nhà số 43 đường Nguyễn Thái Học, tôi không có một m2 đất nào khác. Nếu ai phát hiện tôi có lô đất nào tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm, thậm chí từ bỏ chức vụ hiện tại”. Nhưng thực tế thì ngoài căn nhà số 43, ông Xuân Anh còn được “hưởng thụ” 2 căn nhà “tuy 2 là 1”.
Bên cạnh đó, điểm nổi bật trong sai phạm của ông Nguyễn Xuân Anh nữa đó là 1 chiếc Toyota Avalon, đời 2016 trị giá hơn 1 tỷ đồng để chuyên đưa đón ông Nguyễn Xuân Anh đi làm và cho rằng chiếc xe này chở người Bí thư của một thành phố trực thuộc Trung ương lại gắn biển số giả.
Nguyễn Xuân Anh – một cái tên từ Bí thư trẻ nhất đến kỷ luật thôi chức ủy viên Trung ương Đảng. Tất nhiên, Nguyễn Xuân Anh không thể một tay lũng đoạn cả thành phố được. Nếu có thì đó là ai?
Nguyễn Xuân Anh – một cái tên từ Bí thư trẻ nhất đến kỷ luật thôi chức ủy viên Trung ương Đảng. Tất nhiên, Nguyễn Xuân Anh không thể một tay lũng đoạn cả thành phố được. Nếu có thì đó là ai?
Ai đưa Vũ “nhôm” trở thành cái tên đáng sợ ở thành phố đáng sống? Từ thành phố đáng sống mà Đà Nẵng đã trở thành tâm điểm “tối tăm” của dư luận là từ đâu? Có hay không những Mafia và có hay không mối liên kết của những tên tài phiệt với chính quyền các cấp và chính trị của thành phố?
Có lẽ câu trả lời chính xác nhất, thuyết phục nhất dư luận cần đợi kết luận của cơ quan điều tra trong thời gian tới.
nguồn : Quochoi.org
Chủ Nhật, 1 tháng 10, 2017
Bài thơ hay của Songthu Vũ
Songthu Vu
Nhớ và quên
Ai lỡ chạm nỗi nhớ
Sẽ chẳng thể nào quên
Cái nhớ đến nghẹn thở
Cái nhớ thấu màn đêm...
Ai đi ngược nỗi nhớ
Bước vào miền lãng quên
Sẽ thấy trong đổ vỡ
Những trạm khắc bình yên...
Ai bỏ quên nỗi nhớ
Những khoảnh khắc thiêng liêng
Là tình yêu muôn thủa
Đã ngủ mãi... triền miên
Anh không dành cho em
Chút ngọt ngào để nhớ
Em lại gửi cho anh
Nụ hồng nở khó quên...
Có thể nào gọi tên
Đâu là Quên là Nhớ
Giữa mình... em và anh
Cả triền xanh...
nghiêng ngả
Cuốn tiểu thuyết vĩ đại về Chiến tranh Việt Nam không được viết bởi người Mỹ
Biên dịch: Phan Thiên Lý | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng
Năm 1967, Le Ly Hayslip, khi đó mang tên Phùng Thị Lệ Lý, còn là một thiếu nữ sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng. Là một cô gái nông thôn đã sống sót qua chiến tranh và nạn cưỡng hiếp ở làng quê của mình, bà chuyển tới Đà Nẵng để trốn chạy sự áp bức của cả phía Cộng sản lẫn phía người Việt chống Cộng. Năm 1972, bà kết hôn với một người Mỹ và chuyển tới Hoa Kỳ, và năm 1989 bà xuất bản cuốn tự truyện chấn động về tình trạng bị mắc kẹt giữa hai phía, When Heaven and Earth Changed Places (“Khi đất trời đảo lộn”). Tới năm 2017, đây có lẽ vẫn là cuốn tự sự ngôi thứ nhất duy nhất bằng tiếng Anh về trải nghiệm của những người dân quê Việt Nam mắc kẹt giữa hai chiến tuyến trong Chiến tranh Việt Nam. Trong cuộc đời và tác phẩm của mình, bà Hayslip là hiện thân cho định nghĩa rộng của tôi về ý nghĩa của việc là người Việt Nam, một bản sắc bao trùm cả những người Việt ở Việt Nam lẫn ở hải ngoại, cũng như cả những người viết bằng tiếng Việt hay các ngôn ngữ khác, mà trong trường hợp này là tiếng Anh.
Tôi tình cờ đọc cuốn sách của bà hồi còn là sinh viên trường Berkeley đầu những năm 1990. Cuốn sách khiến tôi vô cùng xúc động, không chỉ bởi đây là một cuốn hồi ký đầy lôi cuốn, mà còn bởi nó là một trong số ít sách của tác giả người Việt viết bằng tiếng Anh. (Bà viết cuốn sách cùng với Jay Wurts.) Khi tìm kiếm lịch sử của chính mình, một người Việt tị nạn được đưa tới Mỹ bởi một cuộc chiến của Mỹ ngay tại quê hương mình, tôi không tìm thấy nhiều thông tin bằng tiếng Anh, dù là bản gốc hay bản dịch. Số lượng tràn ngập các tác phẩm ở Mỹ về cuộc chiến ấy đều là do người Mỹ viết, và không ngạc nhiên khi chúng đều viết về người Mỹ.
Có một vài ngoại lệ. Trần Văn Dĩnh là một cựu viên chức ngoại giao của miền Nam, Việt Nam Cộng hòa, người ở lại Mỹ và viết hai cuốn tiểu thuyết về Chiến tranh Việt Nam, No Passenger on the River (“Sông không lữ khách,” 1965) và Blue Dragon, White Tiger (“Lam long, bạch hổ,” 1983). Là một đứa trẻ biết nhận thức sớm và đọc mọi thứ có thể về cuộc chiến, tôi gặp cuốn thứ hai trong thư viện cộng đồng ở quê nhà San Jose, California, và cảm thấy bối rối trước sự dị thường của cuốn sách. Từ khi đó tôi đã biết thật hiếm mà tìm thấy được các cây bút Việt Nam ở Hoa Kỳ nói về cuộc chiến này, hay nghe thấy tiếng nói của người Việt trong dòng chính ở Mỹ.
Đắm chìm trong các câu chuyện, cảm xúc, và ký ức của cộng đồng tị nạn người Việt nơi tôi lớn lên, tôi đã quyết tâm kể lại một vài câu chuyện, bởi tôi biết người Mỹ nhìn chung biết rất ít về những câu chuyện này. Chỉ có một nhóm nhỏ người Mỹ tin rằng việc hiểu thêm về tiếng nói và trải nghiệm của người Việt là cần thiết và cấp bách, mà nếu không có chúng thì người Mỹ sẽ không bao giờ có hiểu biết trọn vẹn về Chiến tranh Việt Nam. Sự thiếu hiểu biết của người Mỹ về lịch sử, văn hóa, và chính trị Việt Nam đã góp phần kéo nước Mỹ vào một cuộc chiến và một đất nước mà họ không hiểu. Sự thiếu hiểu biết này có lẽ còn tiếp diễn đến ngày hôm nay, xét cả về những điều người Mỹ tiếp tục thờ ơ về Việt Nam và những điều người Mỹ từ chối tìm hiểu về Trung Đông. Văn chương đóng vai trò quan trọng như một cách sửa chữa sự thiếu hiểu biết này.
Nghĩ lại về Trần Văn Dĩnh, tôi tự hỏi ông có cô đơn không khi là tiểu thuyết gia người Việt duy nhất ở Mỹ vào thời của ông. Ngày nay chúng ta không thiếu người Mỹ gốc Việt viết bằng tiếng Anh, cũng như các bản dịch tiếng Anh của văn chương tiếng Việt. Nhưng nhận thức về sự tồn tại của nền văn chương này vẫn còn hạn chế. Đối với phần lớn người Mỹ và thế giới, “Việt Nam” có nghĩa là “Chiến tranh Việt Nam,” và Chiến tranh Việt Nam có nghĩa là chiến tranh của Mỹ, với những cuốn tiểu thuyết của đàn ông Mỹ viết về lính Mỹ. Mặc dù trải nghiệm của họ cũng quan trọng, họ khó mà đại diện được cho Chiến tranh Việt Nam, chứ chưa nói đến Việt Nam.
Như nhà văn Lê Thị Diễm Thúy và nhiều người khác đã nhắc đi nhắc lại, Việt Nam là một đất nước, chứ không phải là một cuộc chiến. Chỉ cần đọc tập truyện ngắn Tướng về hưu của nhà văn bậc thầy Nguyễn Huy Thiệp là hiểu được điều này. Các truyện ngắn của ông đã hé lộ những điều phức tạp trong cuộc sống thời hậu chiến ở một đất nước Việt Nam vỡ mộng, vốn đang đấu tranh để tái thiết chính mình và điều hòa giữa một bên là những thói đạo đức giả và thất bại của người Việt Nam cũng như nhà nước Việt Nam, với một bên là những lời ca ngợi thời chiến hào hùng của Đảng Cộng sản. Đồng thời, chiến tranh cũng định hình nên một thế hệ, và những hệ quả của nó lại định hình thế hệ tiếp theo, như bà Thúy đã thể hiện trong cuốn The Gangster We are All Looking For (“Gã du đãng mà chúng ta đều đang tìm kiếm”).
Cuốn tiểu thuyết trữ tình này kể về câu chuyện của một cô gái trẻ tị nạn ở San Diego, người có gia đình phải chịu nỗi ám ảnh bởi chấn thương tâm lý của người cha từng đi lính và cái chết của người anh trai, vốn bị lạc trong chuyến đi tị nạn. Giống như đa số tác phẩm văn chương của người Việt và người Mỹ gốc Việt viết về cuộc chiến, tiểu thuyết của bà cho thấy chiến tranh tác động đến nhiều người hơn chứ không chỉ những người lính hay những người đàn ông. Chiến tranh Việt Nam đã không được chú ý nhiều ở khía cạnh số lượng dân thường bị sát hại nhiều hơn binh lính, và ở khía cạnh hàng triệu người dân bị biến thành người tị nạn mà trải nghiệm của họ còn đau thương hơn nhiều so với trải nghiệm của nhiều lính Mỹ chưa bao giờ thực sự thấy cảnh chiến trường. Văn chương của người Mỹ gốc Việt buộc độc giả phải thừa nhận rằng định nghĩa hẹp về chiến tranh chỉ phác họa người lính là thiếu chính xác.
Hết lần này đến lần khác, văn chương của người Mỹ gốc Việt cho thấy tác động tổn thương tâm lý của chiến tranh lên dân thường và người tị nạn (như cuốn tiểu thuyết thể loại noir về băng đảng của Vu Tran, Dragonfish (“Cá rồng”); hay tập truyện We Should Never Meet (“Chúng ta không nên gặp nhau”) của Aimee Phan, viết về những đứa trẻ mồ côi người Việt và con lai Mỹ Á; hay cuốn The Lotus and the Storm (“Hoa sen và bão tố”) của Lan Cao, kết nối giữa Chiến tranh Việt Nam và Chiến tranh Iraq; hay cuốn Where the Ashes Are (“Ở nơi tro tàn”) của Nguyen Qui Duc, viết về việc người cha của chính tác giả, một quan chức của chính quyền Nam Việt Nam, bị bỏ tù); sự tái định hình đầy tàn khốc của chiến tranh lên cuộc sống người Việt thời hậu chiến (như hồi ký của Andrew X. Pham về chuyến đạp xe xuyên Việt, Catfish and Mandala(“Cá da trơn và Mạn đà la”); hay tác phẩm châm biếm thô ráp về nạn tham nhũng kinh tế ở Sài Gòn của Linh Dinh, Love Like Hate (“Yêu như ghét”); hay cuốn She Weeps Each Time You’re Born (“Bà khóc mỗi lần bạn sinh ra”) của Quan Barry, viết về tài năng đáng chú ý của một nhà ngoại cảm cảm nhận được nỗi đau của những người sống sót); sự hiện diện ám ảnh của cuộc chiến trong thế hệ thứ hai của những người tha hương (như cuốn hồi ký bằng tranh đầy mạnh mẽ của Thi BuI, The Best We Could Do (“Điều tốt nhất chúng ta làm được”); hay cuốn tiểu thuyết Grass Roof, Tin Roof (“Mái cỏ, mái tôn”) của Dao Strom, viết về một người phụ nữ Việt Nam kết hôn với một người Mỹ và ảnh hưởng của cuộc hôn nhân lên những đứa con của họ; hay cuốn hồi ký của Bich Minh Nguyen về việc lớn lên ở vùng Midwest, Stealing Buddha’s Dinner(“Trộm đồ cúng Phật”); hay cuốn Perfume Dreams: Reflections on the Vietnamese Diaspora (“Những giấc mơ hương: Chiêm niệm về người Việt tha hương”) của Andrew Lam); hay dấu hiệu của cuộc chiến trong quá khứ người Việt (như cuốn The Book of Salt (“Sách muối”) của Monique Truong, viết về đầu bếp người Việt của Gertrude Stein và cuộc gặp của anh ta với Hồ Chí Minh; hay cuốn The Sacred Willow: Four Generations in the Life of a Vietnamese Family(“Cây liễu thiêng: Bốn thế hệ trong cuộc sống của một gia đình Việt”) của Duong Van Mai Elliott).
Danh sách vẫn còn dài. Văn chương của người Việt và người Mỹ gốc Việt đang ở ngoài kia chờ đón bất cứ ai biết sử dụng Google. Thế nhưng rất nhiều người ở Mỹ và các nước khác thà không muốn biết đến, hay khi một tác giả người Việt mới được xuất bản, họ sẽ nói “Cuối cùng cũng có một tiếng nói cho người Việt Nam!” Trên thực tế, đã có rất nhiều tiếng nói, vì người Việt thì rất ồn ào. Chỉ là tiếng nói của họ thường không được lắng nghe bởi những người không hiểu người Việt, hay những người chỉ muốn nghĩ đến người Mỹ khi nghe thấy từ “Việt Nam,” hay những người chỉ dành chỗ cho một cuốn sách duy nhất của người Việt trong đề cương khóa học mà họ dạy, như một thực tế trong vô cùng nhiều lớp đại học về Chiến tranh Việt Nam, cho dù cuốn sách đó có đáng đọc như cuốn tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Cuốn sách này không chỉ là một tác phẩm kinh điển về chiến tranh của Bắc Việt – nó còn là cuốn tiểu thuyết kinh điển về chiến tranh của bất cứ thời đại nào và ở bất cứ đâu.
Về phần Đảng Cộng sản Việt Nam, họ cũng thà không nghe thấy những tiếng nói nhất định. Ngay cả Bảo Ninh giờ cũng bị bắt im lặng, cũng giống như người đồng hương của ông, Dương Thu Hương, một cựu thanh niên xung phong miền Bắc vỡ mộng bị lưu đày vì những tiểu thuyết chống Cộng gây lo ngại thời hậu chiến, những cuốn như Tiểu thuyết vô đề và Những thiên đường mù. Về phần những tiếng nói người Mỹ gốc Việt, dù đôi khi chúng tôi vẫn được lắng nghe ở đây – và rồi thường bị quên lãng – chúng tôi hiếm khi được lắng nghe ở Việt Nam. Chúng tôi là những kẻ thua cuộc, những kẻ phản bội, những kẻ bất đồng chính kiến, hay chỉ đơn giản là những kẻ ngoài cuộc thấy được cái hư không đằng sau một đảng ca ngợi chủ nghĩa cộng sản trong khi đang điều hành đất nước như một chế độ độc tài tư bản chủ nghĩa.
Giống như Le Ly Hayslip, chúng tôi bị mắc kẹt giữa hai bên, Việt Nam và Mỹ, tiếng Việt và tiếng Anh, chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản. Một tình cảnh khó khăn như vậy lại có ích cho các nhà văn. Sự bất an khiến chúng tôi viết ra những câu chuyện của mình, lặp đi lặp lại, với hy vọng có thể thay đổi những điều mà người ta vẫn nghĩ đến khi nghe thấy hai chữ “Việt Nam.”
Viet Thanh Nguyen là tác giả của cuốn Nothing Ever Dies: Vietnam and the Memory of War và gần đây nhất là tập truyện ngắn mang tên The Refugees.
Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017
18 bức ảnh hiếm về Việt Nam cách đây hơn 100 năm
Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đến với những bức ảnh cổ còn được lưu lại dưới đây để có một cái nhìn rõ hơn về cuộc sống của cha ông ta hơn 100 năm về trước.
▼ Khách sạn Metropole (là khách sạn 5 sao đầu tiên ở Hà Nội), ảnh chụp năm 1901.
▼ Một cô gái đi bắt cua ở Bắc Kỳ, ảnh chụp đầu thế kỷ 20.
▼ Các nhà sư của chùa Quang Minh, Bắc Ninh, ảnh chụp năm 1897
▼ Hệ thống guồng quay dẫn nước sông vào ruộng ở sông Trà Khúc – Quảng Ngãi, ảnh chụp năm 1926.
▼ Những người phụ nữ đang phụ đúc bê tông ở Nha Trang – Khánh Hòa, ảnh chụp năm 1926.
▼ Một chiếc tàu chạy bằng hơi nước ở bến tàu Việt Trì, ảnh chụp năm 1930.
▼ Một người đàn ông đánh trống, ảnh chụp năm 1920.
▼ Một cụ bà 82 tuổi ở Trung Kỳ, ảnh chụp đầu thế kỷ 20.
▼ Một nam thiếu niên 15 tuổi điển hình ở Nam Kỳ, ảnh chụp đầu thế kỷ 20.
▼ Hai cha con bán cỏ khô ở Nam Kỳ, ảnh chụp năm 1904.
▼ Thảo Cầm Viên ở Sài Gòn, ảnh chụp năm 1911.
▼ Săn cọp ở Nam Kỳ, ảnh chụp đầu thế kỷ 20.
▼ Một hình ảnh săn cọp khác, ảnh chụp năm 1904.
▼ Một gánh hàng rong ở Sài Gòn, ảnh chụp năm 1920.
▼ Những người gánh nước thuê ở Sài Gòn, ảnh chụp năm 1920.
▼ Một góc phong cảnh ở Lái Thiêu, Bình Dương, ảnh chụp đầu thế kỷ 20.
▼ Chợ Hóc Môn, Sài Gòn, ảnh chụp khoảng 1890 đến 1910.
▼ Chợ Bến Thành, ảnh chụp năm 1938.
Ảnh: Sưu tầmQuy Tâm (TH)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)