Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

Tình Thế Đột Biến Ở Hồng Kông, Bắc Kinh Lo Sợ Sự Kiện 4-6 Tái Diễn


Học sinh Hồng Kông bỏ học đòi quyền tranh cử, học sinh đeo khẩu trang và kính bảo vệ, đề phòng cảnh sát đàn áp. (Getty Images)

Hoạt động bỏ học đòi tranh cử của học sinh Hồng Kông ngày càng diễn ra kịch liệt, tình thế tương đối hòa bình trước đây bỗng đột ngột trở nên căng thẳng sau đêm hôm qua! Một số đông học sinh bao vây trụ sở chính phủ Hồng Kông đã tiến vào quảng trường Công Dân, gây ra một cuộc bạo động kịch liệt với cảnh sát, rất nhiều người đã bị bắt. Tình hình căng thẳng đột biến ở Hồng Kông đã gây ra nỗi lo sợ bị giải thể của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ), các phương tiện truyền thông báo cáo rằng ĐCSTQ đã ban hành một nguyên tắc gồm 6 chữ “không thỏa hiệp, không đổ máu,”, điều này cho thấy dưới áp lực mạnh mẽ của ý kiến nhân dân ĐCSTQ đã phải xuống nước và trở nên mềm mỏng hơn.

BBC cho biết, hội liên hiệp học sinh và giới trí thức Hồng Kông vào đêm 26 đã tập trung biểu tình bên ngoài trụ sở chính phủ, đến khoảng 10:30, có nhiều học sinh dưới sự hô hào của Hoàng Chi Phong đã trèo qua hàng rào từ phố Thiêm Mỹ tiến vào quảng trường trụ sở chính phủ Hồng Kông (được phe phản dân chủ gọi là “quảng trường công dân”).

Trước đây bí thư trưởng hội liên hiệp học sinh là Chu Vĩnh Khang, do việc Lương Chấn Anh sau cuộc đối thoại với học sinh vẫn không có phản ứng gì, họ cho rằng Chính phủ không có trách nhiệm, cho nên đã bố trí 200 người dân xông vào quảng trường công dân, như để dành lại vị trí cho người dân Hồng Kông.

Tờ báo “Mỹ Quốc Chi Âm” cho biết, do bên cảnh sát bị bất ngờ không kịp phòng chống, nên hàng rào phòng vệ đã bị phá vỡ. Sau đó một lượng lớn cảnh sát đã tới hiện trường để cứu viện, trong khoảng thời gian này đã phát sinh nhiều xung đột, cũng có người bị cảnh sát bắt đi. Cuộc họp sau đó tuyên bố, Hoàng Chi Phong đã bị cảnh sát bắt giữ. Trong quá trình giải tỏa, bên cảnh sát đã phun hơi cay khiến một số người bị thương, ngoài ra còn có một số học sinh do bệnh tim phát tác đã phải nhập viện.

Cuộc bạo động quy mô lớn giữa cảnh sát và người dân diễn ra từ đêm ngày 26 cho tới sáng hôm sau. Sáng ngày 27, lực lượng cảnh sát đã phái thêm rất đông lực lượng cảnh vệ tới đó để thị uy dân chúng, hiện trường một lần nữa lại trở nên hỗn loạn.

Một tờ báo khác chỉ ra, trước cục diện hỗn loạn xuất hiện vào tối ngày 26, có một lượng lớn các nhân viên cảnh sát được trang bị thiết bị chống bạo động đã được điều động tới khu đối diện với tòa nhà CITIC Tower vào 3:00 pm thứ 7 (ngày 27), phô trương thanh thế để thị uy, sau đó số cảnh sát này đã rời đi.

Thời gian gần đây tình hình Hồng Kông có nhiều đột biến, điều này khiến cho áp lực của chính quyền ĐCSTQ ngày càng gia tăng, thậm chí nỗi lo sợ khi tình hình bạo động ở Hồng Kông vẫn tiếp tục tăng lên, có thể sẽ gây ra hiệu ứng Domino khiến Trung Cộng phải giải thể. Trước đây, có một cơ quan truyền thông đã nói, nội bộ ĐCSTQ đã đứng ra xử lý các nguyên tắc đối với [Chiếm Trung] , ở bên ngoài quan sát chỉ thấy dường như lập trường trở nên mềm mỏng hơn.

Bài báo nói, trước đây có một nhân viên thuộc phe phái của ĐCSTQ trú tại Hồng Kông chấp hành nhiệm vụ đã tiết lộ rằng: Hiện tại chế định của Bắc Kinh đối với hoạt động “Chiếm Trung” tại Hồng Kông là tuân theo nguyên tắc “Không thỏa hiệp, không đổ máu”.

Một nhà quan sát vốn đã rất quen thuộc với tình hình chính trị của ĐCSTQ và Hồng Kông, Ma Cao đã nói với truyền thông rằng, ĐCSTQ đưa ra quyết định như vậy chắc hẳn đã được thảo luận rất kỹ lưỡng trong nội bộ. Có thể khẳng định một điều là: ĐCSTQ sở dĩ nói: “không thỏa hiệp”, là bởi vì họ cực kỳ sợ phong trào dân chủ ở Hồng Kông sản sinh ra hiệu ứng trên phạm vi rộng, kích phát dân chúng đại lục cũng đứng lên đòi một nền chính trị dân chủ.

Căn cứ theo phân tích, trong tương lai có thế thấy, ĐCSTQ tuyệt đối sẽ không thực hiện bầu cử dân chủ tại Đại Lục, chính vì như thế, nếu như kháng nghị tranh chấp ở Hồng Kông một khi thành công, nó sẽ là quân bài đầu tiên tạo nên hiệu ứng Domino. Một khi dân chúng Hồng Kông dám đứng lên hình thành một quy mô lớn xuống phố, thì việc ĐCSTQ bị giải thể là không thể tránh khỏi.

Còn có một bình luận cho rằng, cái “không đổ máu” mà ĐCSTQ nói, thực ra không phải là ĐCSTQ đã thay đổi diện mạo trở nên nhân từ lương thiện. Mà hoàn toàn ngược lại, vào bất cứ lúc nào mà ĐCSTQ cảm thấy sự ổn định chính quyền của mình gặp phải uy hiếp, từ trước tới nay đều không từ một thủ đoạn chém giết đổ máu nào nhằm đạt được mục đích. Chỉ là dưới áp lực cường đại của nhân dân, trong cơn bão dư luận của thế cuộc, ĐCSTQ lo sợ việc gây ra đổ máu sẽ gây ra kích động khiến Hồng Kông hoàn toàn mất đi cục diện vốn có, mà một khi nó xảy ra ở Đại Lục, ĐCSTQ cũng không có cách nào để giải quyết.

Bài bình luận chỉ ra, đối với việc xem thường cơn bão kháng nghị của dân chúng Hồng Kông, có thể khiến cho cục diện của ĐCSTQ trở nên cực kỳ bị động, cách nói “không đổ máu”, đây chỉ là một loại mềm mỏng biến tướng, điều này có nhiều chỗ phù hợp với những phân tích của truyền thông Hồng Kông đối với việc ĐCSTQ có thể sẽ không sử dụng quân đội để tham dự.

Có tin tức nói rằng, trong vài tháng trước đây, hệ thống viện quốc vụ khu vực Hồng Kông – Macao của ĐCSTQ, bộ an toàn quốc gia, tổng bộ chính trị và tổng tham mưu quân sự, nhân đại toàn quốc, hệ thống hội nghị hiệp thương toàn quốc và chính trị luật pháp trung ương đã phái đi một lượng lớn quan chức, đặc công và các loại hình nhân viên tiến vào Hồng Kông, rải rác khắp các bộ phận quan chức và các giới trong xã hội tại Hồng Kông, để có thể là người đầu tiên nắm được các động thái từ Hồng Kông, đồng thời chế định ra các loại phương án để ứng phó. Trước thái độ này có thể thấy được, ĐCSTQ không có niềm tin đối với khả năng xử lý của Chính Phủ Đặc Khu trước sự kiện “Chiếm Trung”.


30 Tháng Chín, 2014


Jonathan London - Vài đặc điểm của sự kiện Hong Kong



1967                                             2014


Bài viết cho báo Tuổi Trẻ từ Hông Kông, được đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 30 tháng 9


***

Trong những ngày qua và đặc biệt là trong hai ngày hôm qua, toàn thế giới đã thấy một phong trào xã hội bùng nổ ở Hồng Kông xoay quanh việc nhiều công dân của thành phố cảng đang nỗ lực yêu cầu chính quyền cải cách cơ chế bầu cử của lãnh thổ.

Vốn là một phần thuộc địa của Anh quốc, chủ quyền Hồng Kông đã được trao lại cho Trung Quốc vào mùa hè 1997 trở thành một đặc khu hành chính của Hoa Lục dưới nguyên tắc “một nước hai chế độ.” Nhưng từ trước đến nay, dân thường ở Hồng Kông thường cảm thấy một nỗi đau: đó là cảm thấy mình không hề có quyền thực sự trong nền chính trị của lãnh thổ mình đang cư ngụ.

Suy ngẫm một chút về trường hợp của Hồng Kông, từ góc nhìn một nhà quan sát, tôi thấy có ba điểm đặc biệt quan trọng.

1. Dân không được hưởng. Trước năm 1997, Hồng Kông bị xem là một thuộc địa tư bản, nhưng trên thực tế trước và sau năm 1997 chính quyền và giới tư bản lớn ở đây đã thành lập một liên minh sâu sắc với chính quyền Trung Quốc nhằm mục đích tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi cho giới ngân hàng và tài chính thế giới. Tuy nhiên, dân thường hưởng lợi rất ít từ sự liên minh này.

Tuy mức sống ở đây có vẻ rất cao (thu nhập trung bình của người dân khá cao, tỉ lệ triệu phủ USD đứng thứ nhất trên thế giới…) nhưng trên thực tế đại đa số người dân Hồng Kông có đời sống cực kỳ vất vả. Ngoài ra, khoảng cách giàu nghèo ở thành phố cảng này gần như là cao nhất ở Châu Á. Đối với giai cấp trung lưu trở xuống, chuyện làm 12 tiếng một ngày, 6 ngày trong tuần là chuyện bình thường. Người dân Hồng Kông thấy hàng ngày và thấy rất rõ các thực thế trên.

2. Thể chế bầu cử bị hứa hão. Vào năm 1997, chính quyền Trung Quốc đã cam kết rằng người dân Hồng Kông sẽ dần dần được dân chủ hóa. Họ cũng hứa rằng, người dân của lãnh thổ này sẽ được quyền bầu trực tiếp lãnh đạo của Hồng Kông vào năm 2017. Thế nhưng trong những năm qua, nhất là một năm vừa rồi, chính quyền Trung Quốc và Hồng Kông đã tìm mọi cách không thực hiện những sự cam kết mà họ đã hứa.

Theo thể chế bầu cử mà bản hiến pháp (gọi là ‘Luật Cơ bản’) mà Anh Quốc và Trung Quốc ban hành, dân thường không có quyền chọn các lãnh đạo mà họ yêu thích. Vì thế, dù ‘lòng dân’ ở Hồng Kông như thế nào, họ vẫn không thực sự có tiếng nói quyết định trong việc chọn lãnh đạo của chính lãnh thổ nước họ.

Dù dân cũng có quyền bầu cử đại biểu của họ nhưng số đại biểu do dân bầu chỉ chiếm 50 phần trăm tổng số ghế trong Hội đồng lập pháp. (Số ghế còn lại là của cái gọi là “những khu vực bầu cử chức năng”… như ngân hàng, tài chính, giáo dục, xây dựng v.v.) mà được bổ nghiệm do một ủy ban do chính giới thân Bắc Kinh chọn). Trong khi đó, các nhà tư bản lớn lẫn chính quyền Trung Quốc đã đổ rất nhiều tiền vào Hồng Kông để ủng hộ các đảng phái, phe bảo thủ v.v. Đối với các đảng đối lập thì chúng ta thấy một một sự thiếu hiệu quả trong công tác chính trị, một cách đấu tranh thiếu thống nhất, mất rất nhiều sức lực trong việc đấm đá và đả kích lẫn nhau. Do những lý do trên, độ căng thẳng chính trị ở Hồng Kông luôn duy trì ở mức cao.

3. Tự tôn văn hóa. Về văn hóa, người dân ở Hồng Kông cũng nhận thấy họ là người Hoa chứ. Nhưng họ cũng có một số sự khác biệt quan trọng so với người dân ở phía kia biên giới chẳng hạn như về kinh nghiệm và điều kiện vật chất mà họ đã giành được hơn một thế kỷ qua. Họ muốn được tôn trọng và muốn độc lập.

Vì lẽ đó, họ không chịu nởi khi Bắc Kinh nói một đằng làm một nẻo.

Jonathan London

Ghi chú: Hôm qua khi báo Tuổi Trẻ mời tôi viết một vài ý kiến về những sự kiện ở Hồng Kông tôi lo một chút vì khi viết chỉ chịu theo đường lối của chính mình mà thôi. Song, trong một thời điểm mà cả người dân lẫn giới lãnh đạo nhà nước Việt Nam nói đến dân chủ một cách thoải mái (dù chưa thông nhất và dù còn có những bất đồng, vụ bắt người v.v) tôi sẵn sàng góp ý của mình, giúp đỡ. Cũng xin cho biết bài này viết nhanh nên nội dung thì chắc là chưa có gì sâu sắc.

(Blog Xin Lỗi Ông)

Vũ khí sát thương và bản lĩnh chính thể


Phạm Chí Dũng

Hà Nội hoang mang...

Ðất Việt vẫn là một trong số hiếm hoi tờ báo nhà nước cố thủ được bản sắc riêng trong tiếng nói truyền thông. Vào cuối Tháng Chín, tờ báo này cũng thêm một lần nữa biến thành dị bản so với hệ thống báo đảng khi “dám” gắn chủ đề dỡ bỏ cấm vận vũ khí với yêu cầu nhân quyền mà Hoa Kỳ không hề bỏ qua đối với Việt Nam.

Nhiều tờ báo khác, và sau cùng là báo đảng, cũng lục tục được “cởi trói” khi bắt đầu đưa bài về tin tức sốt dẻo “cuối năm Mỹ bỏ cấm vận vũ khí.” Ðiều đó cũng đồng nghĩa với hình ảnh tái lập bang giao Việt-Mỹ được “nâng lên một tầm cao mới,” nói theo cụm từ mà Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và giới chức ngoại giao rất ưa dùng.

Tuy vậy, còn chậm lụt hơn cả báo chí, Bộ Ngoại Giao của ông Phạm Bình Minh lại có vẻ khá lắng chìm trước tín hiệu bán lại vũ khí được phát ra từ Washington. Cả Ban Tuyên Giáo Trung Ương cũng vậy. Rõ ràng là giữa năm nay, hàng loạt cú chao người trong thế đu dây giữa Trung Quốc và Mỹ đã khiến nhiều quan chức chính trị Hà Nội không còn đủ tự tin để biết họ cần phải làm gì, thậm chí muốn gì.

Ðặc biệt, hình ảnh hoặc bị thất sủng, bị truy xét hoặc phải lui vào tình thế “hoạt động bí mật” của lớp quan chức thân Bắc Kinh sau vụ việc giàn khoan HD981 ở Biển Ðông có thể đã khiến đảo lộn kế hoạch thâu tóm quyền lực chóng vánh của những kẻ này.

Ngược lại, sự xuất hiện ngay tại thủ đô cựu thù của những người Mỹ như John McCain và Martin Dempsey lại mang đến niềm hy vọng sống sót cho chủ nghĩa lợi ích không còn đường chạy theo Trung Quốc.

Thậm chí, khi ngay cả người đại diện ưu tú của giới chính trị bị xem là bảo thủ - ông Phạm Quang Nghị - bất thần hiện ra ở xứ Cờ Hoa trước sự sửng sốt của không ít nhà quan sát, có thể rất nhiều quan chức Việt Nam đã cảm nhận về một không khí giao thời để chuẩn bị cho một biến động đủ lớn về quan điểm đối ngoại và kể cả đối nội trong tương lai gần.

Cảm nhận trên có thể là không sai. Sau chuyến thăm Việt Nam của Chủ Tịch Tham Mưu Liên Quân Hoa Kỳ Martin Dempsey, mới đây chỉ huy trưởng Hải Quân Nhân Dân Việt Nam, Ðô Ðốc Nguyễn Văn Hiến, đã lẳng lặng đến Mỹ tham gia tập trận hải quân với Bộ Trưởng Hải Quân Ray Mabus.

Vớt vát cuối cùng

Tuy nhiên, điều có vẻ đáng ngạc nhiên là những cú đưa đẩy con thoi về quân sự trên diễn ra trong bối cảnh Hiệp Ðịnh Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vẫn hầu như chưa có gì được coi là thỏa thuận giữa Việt Nam và những nước chủ chốt trong TPP như Hoa Kỳ và Nhật. Toàn bộ những gì được coi là kết quả của vòng đàm phán cấp cao ở Hà Nội trong 10 ngày đầu Tháng Chín chỉ là “đã đạt được những tiến bộ quan trọng,” theo báo chí nhà nước, hay “còn nhiều việc phải làm,” theo trưởng đoàn đàm phán Mỹ.

Thế nhưng sau đó, ngay cả Thông Tấn Xã Việt Nam cũng phải “cải chính” khi dẫn lời Giáo Sư Jeffrey Schott, thành viên cao cấp của Viện Kinh Tế Quốc Tế Peterson có trụ sở tại thủ đô Washington, DC (Mỹ) và cũng là chuyên gia hàng đầu về TPP, dự báo hiệp định này có thể kết thúc đàm phán và ký kết vào nửa đầu năm 2015.

Tin này thật sự là một cú sốc đối với các nhà “hoạch định chiến lược” của Việt Nam. Theo hoạch định vào giữa năm 2013, tiến độ TPP “phải” được kết thúc vào cuối năm đó. Mong ước có phần viển vông này có lẽ được dựa vào một cơ sở sáng láng nhất là cam kết “cố gắng hoàn tất TPP vào cuối năm 2013” của Tổng Thống Mỹ Barak Obama.

Thế cục đã biến chuyển khác hẳn giai đoạn năm 2007-2008. Giờ đây, với quá nhiều khó khăn về kinh tế và nội trị, giới lãnh đạo Việt Nam luôn đứng trước ngã ba đường. Chính sách đu dây giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong thực tế đã không mang lại kết quả như mong đợi, nếu không muốn nói là người đi dây còn có thể té lộn nhào vào bất kỳ lúc nào.

Thái độ hơi quá khoan hòa của tổng thống và giới ngoại giao Mỹ đối với nhà cầm quyền Việt Nam cũng đã không còn đạt hiệu ứng thuyết phục như trước đây đối với lưỡng đảng Hoa Kỳ. Thực tế là “quyền đàm phán nhanh” về TPP đã không còn phụ thuộc vào chính phủ Mỹ, mà do Hạ Viện Hoa Kỳ quyết định. Giáo Sư Jeffrey Schott cũng vừa hé lộ thông tin vừa đáng thất vọng nhưng cũng tôn tạo đôi chút hy vọng là đến đầu năm sau, Quốc Hội Hoa Kỳ có thể thông qua loại quyền dù mang tính kỹ thuật nhưng lại quyết định phần lớn này cho chính quyền Mỹ, từ đó mới có thể kết thúc nhanh tiến trình đàm phán TPP cho Việt Nam.

Tuy nhiên, các nhà đàm phán đang tìm cách đạt tới một “sự cân bằng chuẩn xác” giữa độ sâu của tự do hóa mà Việt Nam cam kết thực hiện với tốc độ thực hiện các cam kết tự do hóa này, Giáo Sư Jeffrey Schott nhấn mạnh.

Khó có thể hiểu khác hơn, “sự cân bằng chuẩn xác” nêu trên không chỉ nhắm tới những điều kiện về sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa, nhãn mác... mà Việt Nam phải thỏa mãn, mà cả về những hình thể tự do nhạy cảm hơn nhiều như tự do lập hội, công đoàn độc lập và trả tự do cho tù nhân lương tâm. Nếu không đáp ứng được những “tiểu tiết” này, có thể còn rất lâu nữa, hoặc chẳng bao giờ, Việt Nam mới là “quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ TPP” như Bộ Chính Trị quốc gia này tuyên truyền.

Hy vọng gần như duy nhất của phía Việt Nam chỉ còn là những cuộc đàm phán đơn phương với đại diện thương mại Hoa Kỳ. Sự hiện diện của phái đoàn Phó Thủ Tướng Vũ Văn Ninh ở Washington, DC, ngay sau vòng đàm phán TPP tại Hà Nội là một trong những vớt vát cuối cùng cho năm nay.

“Vậy thì sao Trung Quốc phải phiền lòng?”

Rõ ràng là Hà Nội chỉ thay đổi khi ở vào thế chân tường. Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà chính vào khoảng thời gian được coi là khá “nhạy cảm” này, một số tin tức vốn được liệt vào độ “tuyệt mật” của Hà Nội lại bất ngờ lộ ra.

Ðầu tiên là sự kiện gây sốt trong cộng đồng người Việt hải ngoại quan tâm đến chính trị: một kế hoạch hợp tác thông tin của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) với đài Tiếng Nói Việt Nam (VOV). Kế hoạch này đã không được biết đến cho tới khi có một bản tin tiết lộ trên báo mạng điện tử WND (World Net Daily) ngày 31 Tháng Tám về sự thương lượng của Hội Ðồng Quản Trị Truyền Thanh Hoa Kỳ (US Broadcasting Board of Governors-BBG) với phía nhà cầm quyền Việt Nam.

Sau đó, vào ngày 16 Tháng Chín, lại xuất hiện thông tin nhà nước Việt Nam đã trao giấy phép cho đại diện của hai tổ chức con nuôi của Hoa Kỳ, chính thức nối lại hoạt động cho nhận con nuôi giữa hai nước sau sáu năm đình trệ.

Ðiểm trùng lắp đáng lưu ý là cũng như tin tức về mối quan hệ khiên cưỡng VOA-VOV, những tiết lộ mới mẻ và bất ngờ về chương trình “tái thiết con nuôi” lại xuất phát từ Mỹ chứ không phải từ giới lãnh đạo Hà Nội.

Còn ngay trước mắt là chuyến đi Hoa Kỳ vào đầu Tháng Mười của Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh để “tham khảo ý kiến với Bộ Trưởng Ngoại Giao John Kerry,” như lời dẫn của VOA.

Nhưng thêm một lần, điều trớ trêu là tin tức trên được tiết lộ từ một hãng truyền thông bị ghép tội “vu khống và xuyên tạc” như VOA Việt ngữ, chứ không phải là Thông Tấn Xã Việt Nam hay báo Nhân Dân.

Chỉ mới đây, chính phủ Việt Nam mới thông tin quá trễ về chuyến công du nêu trên, sau khi báo chí nước ngoài “ấn định” thời điểm xuất hiện của ông Phạm Bình Minh ở Hoa Kỳ là hai ngày đầu Tháng Mười.

Cũng có thể, chuyến “thị sát” của ông Dempsey đến Việt Nam vừa qua và cuộc “tham khảo” của ông Phạm Bình Minh ở Hoa Kỳ sắp đến sẽ mở đường cho một chuyến công du khác, đó là Bộ Trưởng Quốc Phòng Chuck Hagel sẽ tới Việt Nam trước cuối năm nay, từ đó dẫn đến cơ chế dỡ bỏ cấm vận vũ khí.

Không có được quyền “đàm phán nhanh” đối với TPP, hẳn chính phủ Mỹ có phần bức bối, trong khi họ cần phải tự thân quyết định một số vấn đề ngay trước mắt và có lợi cho họ. Việc buôn bán vũ khí sát thương là một trong những mối lợi cấp tốc như thế.

Còn Hà Nội, tất nhiên trong mọi tất nhiên, họ vẫn tiếp diễn trạng thái đu dây và chỉ mong muốn mọi chuyện đừng đảo ngược theo hướng gây bất lợi cho mình.

“Vậy thì sao Trung Quốc phải phiền lòng?” Khẩu khí và vẻ mặt ngạc nhiên hệt kịch sĩ của ông Phạm Bình Minh hôm 24 Tháng Chín tại Asia Society (Hội Á Châu) ở New York, khi đề cập đến việc Việt Nam mua vũ khí sát thương từ Mỹ, chắc hẳn toát lên tư thế rất đặc trưng cho “bản lĩnh” của chính thể Hà Nội.

P.C.D.

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Tiểu thương chợ Tân Bình bãi thị, kéo lên UBND quận phản đối dự án TTTM

Một Thế Giới - 13:03 29-09-2014 



Hàng trăm tiểu thương tụ tập trước UBND quận Tân Bình khiến các phương tiện lưu thông qua khu vực ùn tắc nghiêm trọng.
Sáng nay ngày 29.9, các tiểu thương tại chợ Tân Bình (TPHCM) đã đóng cửa không kinh doanh, buôn bán. Bà con còn kéo lên UBND quận Tân Bình phản đối dự án xây dựng trung tâm thương mại dịch vụ đa năng và chợ mới.

Nhiều bạn hàng đến chợ Tân Bình lấy mối sỉ từ sáng sớm phải ra về mà không mua được hàng. Bởi các tiểu thương đóng cửa không kinh doanh, buôn bán và kéo lên UBND quận Tân Bình phản đối Dự án xây dựng trung tâm thương mại dịch vụ đa năng và chợ mới.
Bà Nguyễn Thanh Hoa, từ Hóc Môn lên chợ Tân Bình lấy hàng cho biết: “Hôm nay, đầu tuần nên tôi tranh thủ đi chợ từ sáng sớm, lên lấy hàng cho đỡ kẹt xe. Thế nhưng, lên đây các tiểu thương đóng cửa không buôn bán, nên đành phải ra về hôm sau lên lại.
Tình trạng này mà tiếp diễn thì không chỉ các tiểu thương mất thu nhập, bạn hàng ảnh hưởng mà bản thân những người đi lấy mối sỉ về buôn bán như chúng tôi cũng bị ảnh hưởng rất lớn”. 




Việc tiểu thương đóng cửa chợ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh doanh


Trong khi đó, từ 7 giờ sáng hàng trăm tiểu thương đã tụ tập trước UBND quận Tân Bình, khiến các phương tiện lưu thông qua tuyến đường Trường Chinh bị ùn tắc nghiêm trọng.
Lực lượng chức năng gặp rất nhiều khó khăn trong công tác điều tiết giao thông, đảm bảo trật tự tại khu vực.

Để tránh tình trạng mất trật tự, UBND quận đã liên tục phát đi thông báo qua loa truyền thanh nhằm trấn an các tiểu thương phải bình tĩnh, mở cửa kinh doanh buôn bán bình thường nhằm ổn định tình hình buôn bán, đảm bảo nguồn thu nhập cho các tiểu thương.
Nhiều tiểu thương nói chỉ quay về kinh doanh buôn bán bình thường khi quận chấp dứt ngay dự án xây dựng chợ Tân Bình thành 6 tầng và trung tâm thương mại; nếu quận thu tiền để nâng cấp, sữa chữa lại chợ thì các tiểu thương luôn sẵn sàng, ủng hộ. 




Nhiều người dân đi chợ Tân Bình từ sáng sớm phải ra về mà không mua được hàng.

Quận sẽ tạm ngưng dự án

Qua ý kiến đóng góp, thắc mắc của tiểu thương liên quan đến việc triển khai dự án xây dựng trung tâm thương mại dịch vụ đa năng và chợ mới Tân Bình, ông Châu Văn La - Chủ tịch UBND quận Tân Bình cho biết: “Quận sẽ tạm ngưng không triển khai các bước tiếp theo của dự án xây dựng trung tâm thương mại dịch vụ đa năng và chợ mới Tân Bình đã được công bố chủ trương tại buổi họp báo ngày 19.9.2014 và tại buổi tiếp xúc với 300 tiểu thương ngày 25.9.2014.

Quận sẽ khẩn trương nghiên cứu những ý kiến đóng góp của các tiểu thương liên quan đến dự án nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các tiểu thương, nhà nước và nhà đầu tư trên cơ sở phương án đầu tư bao gồm quy mô đầu tư vừa mang nét truyền thống - vừa mang tính hiện đại; phương án tái bố trí, huy động vốn và các chính sách khác có liên quan đảm bảo hài hòa nhằm mang lại quyền lợi cho bà con tiểu thương.

Ông La cũng kêu gọi các tiểu thương đang kinh doanh tại chợ Tân Bình hết sức bình tĩnh; không tụ tập đông người tại cổng chợ như những ngày qua sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình an trật tự tại khu vực chợ; tránh trường hợp những tội phạm lợi dụng trộm cắp gây tổn thất về tài sản cho tiểu thương.

Sau khi nghiên cứu phương án đầu tư xong, theo ý kiến đóng góp của bà con tiểu thương UBND quận sẽ tổ chức công khai đến bà con xem xét góp ý và hoàn chỉnh dự án, để báo cáo lên UBND thành phố xem xét và có chỉ đạo triển khai thực hiện.
Ông La nhấn mạnh: “UBND quận Tân Bình luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của bà con tiểu thương để hòa chỉnh phương án đầu tư dự án”.



Các tiểu thương tại chợ Tân Bình đã đóng cửa không kinh doanh.

Quả báo “lạm phát đối tác chiến lược”: Đến người Mỹ cũng phải mỉa mai

Viết Lê Quân


Tuần trước, phản hồi trước dư luận về khả năng “cuối năm Mỹ bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam”, Tư lệnh quân đội Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, Đô đốc Samuel Locklear, khẳng định các cuộc đối thoại về việc nới lỏng cấm vận võ khí sát thương cho Việt Nam đang tiếp diễn, chưa có quyết định chung cuộc.
Song bình luận thật sự chua chát và đáng thất vọng hơn của Đô đốc Locklear là “việc này phần lớn phụ thuộc vào Việt Nam muốn gì vì họ có nhiều đối tác, nhiều láng giềng, cũng như nhiều mối quan ngại về an ninh”.
Kết quả hơn 10 năm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước” cùng hàng chục đối tác chiến lược của quốc gia này đã chỉ được đúc rút thành lời mỉa mai không thèm che đậy của chính giới quốc tế.


Lạm phát! 


Theo tổng kết của giới học giả về quan hệ quốc tế, từ năm 2001 đến nay, Việt Nam đã tuyên bố thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Liên bang Nga (2001), Nhật Bản (2006), Ấn Độ (2007), Trung Quốc (2008), Hàn Quốc, Tây Ban Nha (2009), Vương quốc Anh (2010), Đức (2011) và Ý (2013). Trong số này, một số mối quan hệ như với Trung Quốc và LB Nga đã được nâng lên tầm “đối tác chiến lược toàn diện”. Ngoài ra, từ năm 2009, Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ “đối tác toàn diện” với Australia.
Chưa dừng lại ở đó, trong chuyến thăm năm 2013 tới Pháp của Ngoại trưởng Phạm Bình Minh, phía Việt Nam cũng mong ngóng hai nước “sẽ sớm nâng quan hệ song phương lên tầm đối tác chiến lược”. Một số tin tức khác cho biết Việt Nam cũng có ý định tương tự với Mỹ và một vài quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
Cũng theo đánh giá của giới học giả quốc tế, mặc dù đã có tới 10 mối quan hệ đối tác chiến lược được thành lập trong vòng hơn 10 năm qua, nhưng cho tới lúc này dường như các nhà hoạch định chính sách đối ngoại Việt Nam vẫn chưa đưa ra được một định nghĩa rõ ràng cho khái niệm này, đặc biệt là nội hàm của nó.
Nếu nhìn vào danh sách các đối tác chiến lược mà Việt Nam đã thiết lập, có thể thấy có một số quốc gia mà tầm ảnh hưởng của họ đối với an ninh, thịnh vượng và vị thế quốc tế của Việt Nam chưa đạt đến mức quan trọng, chưa nói đến mức “quan trọng chiến lược”.
Tiêu biểu trong số đó có thể kể đến Tây Ban Nha. Việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với nước này hết sức thiếu thuyết phục. Tây Ban Nha hầu như không có ảnh hưởng gì tới an ninh, quốc phòng của Việt Nam, vị thế quốc tế của Tây Ban Nha cũng hạn chế hơn rất nhiều so với nhiều quốc gia khác và ít có khả năng giúp đỡ Việt Nam nâng cao vị thế của mình.


Quả báo! 


Một học giả nhận định, việc xác lập các mối quan hệ đối tác chiến lược tràn lan có thể gây ra một số hệ quả tiêu cực chính như sau:
Thứ nhất, khi có quá nhiều các mối quan hệ đối tác chiến lược thì bản thân các mối quan hệ đó không còn thực sự là “chiến lược” nữa. Việc đưa ra khái niệm “đối tác chiến lược” như là một từ khóa quan trọng trong tư duy đối ngoại Việt Nam hiện nay cũng vì vậy mà không còn ý nghĩa.
Thứ hai, khi đánh đồng các mối quan hệ thực sự là “chiến lược” với các mối quan hệ dưới chuẩn sẽ khiến các quốc gia thực sự quan trọng đối với Việt Nam không còn mặn mà với ý tưởng trở thành đối tác chiến lược của Việt Nam, hoặc nếu đã trở thành thì sẽ giảm hứng thú trong việc duy trì sự phát triển thường xuyên mối quan hệ đó bởi họ nhận ra rằng Việt Nam không thực sự coi trọng họ như họ từng nghĩ.
Thứ ba, khi có quá nhiều mối quan hệ đối tác chiến lược, Việt Nam sẽ bị phân tán nguồn lực và khó có thể tập trung đầu tư thúc đẩy những mối quan hệ thực sự quan trọng nhất đối với mình.
Thứ tư, việc không có một định hướng, chính sách rõ ràng cho việc thiết lập các mối quan hệ đối tác chiến lược cho thấy điểm yếu trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam, gây ảnh hưởng tới định hướng đối ngoại lâu dài của đất nước.
Động cơ thỏa hiệp vô cùng tận về bạn bè rút cục sẽ chẳng mang lại một người bạn thực sự nào.
Cho tới lúc này, có thể không quá hồ đồ để sơ kết rằng Nhà nước Việt Nam còn chưa thật sự hiểu họ muốn gì trong phong trào thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Đặc biệt nhất, đối tác chiến lược toàn diện tưởng như lớn lao và bền vững nhất với Trung Quốc lại đã bị đáp trả bằng hình ảnh Bắc thuộc Biển Đông của giàn khoan HD981, trong lúc hầu hết các “đối tác chiến lược” khác đều thờ ơ hoặc quay lưng với Hà Nội.

Hoa Kỳ có thể dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam


Anh Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Lesley Wroughton & Andrea Shalal, Fiscal Times/Reuters

Gần 40 năm sau khi Hoa Kỳ di chuyển người lính cuối ra khỏi Việt Nam trong một cuộc chiến đẫm máu, Washington bắt đầu tiến gần đến việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với nước cựu thù, và vụ mua bán đầu tiên có thể giúp Hà Nội đối phó với những thách ngày càng gia tăng của hải quân của Trung Quốc.

Việt–Mỹ ‘nồng ấm hơn’

Các quan chức cao cấp của Hoa Kỳ cho biết rằng Washington muốn hỗ trợ Hà Nội bằng cách tăng cường khả năng giám sát và bảo vệ bờ biển Việt Nam, và cho biết máy bay trinh sát không vũ trang P-3 có thể là một trong các vụ mua bán đầu tiên. Máy bay trinh sát loại này sẽ cho phép Việt Nam theo dõi những hoạt động ngày càng quyết đoán của Trung Quốc ở ngoài khơi Biển Đông, một điểm nóng tiềm tàng vì các tuyên bố chủ quyền chồng chéo của nhiều nước trong khu vực.

“Tâm trạng hiện nay đang thay đổi, và đó là điều mà chúng tôi đang xem xét một cách nghiêm túc”, một quan chức Hoa Kỳ yêu cầu giấu tên cho biết. “Chúng tôi tìm thấy [Việt Nam] là một đối tác, trong đó lợi ích của hai nước đang hội tụ lại chung với nhau”.

Mặc dù đôi bên còn nhiều điểm chưa đồng tìnhvề vấn đề nhân quyền nhưng việc Hoa Kỳ muốn tiến đếnmối quan hệ nồng ấm hơnvới Việt Nam để gắn liền với chiến lược tái cân bằngcủa Tổng thống BarackObama, trong đó bao gồm cả lĩnh vực kinh tế,chính trịvà quân sựở khu vực châu Á. Quá trìnhdỡ bỏ lệnh cấm vận đã diễn ra sau hơn hai thập kỷ ngoại giao qua lại giữa hai nước, bao gồm mộtloạt các cuộc họpngoại giao vàquân sự cấp caotrong những thánggần đây.

Hai giám đốc điều hành cấp cao trong ngành công nghiệp vũ khí Hoa Kỳ nói với Reuters rằng họ mong đợi chính phủ Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí trong thời gian ngắn hạn sắp tới. “Có rất nhiều thảo luận về việc cấp phép bán vũ khí cho phía Việt Nam. Đây là lĩnh vực đầy hứa hẹn cho chúng tôi”, một trong những giám đốc điều hành nói, người hiện không có thẩm quyền để nói chuyện công khai với báo chí. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã không thể liên lạc được để bình luận về việc này.

Căng thẳng Việt–Trung

Việt Nam đã phơi bày sự yếu kém sau khi Trung Quốc trực tiếp đặt một giàn khoan dầu nước sâu khổng lồ ở vùng biểnmàHà Nộituyên bốnằm trong vùngđặc quyền kinh tế200hải lýcủa nước này. Việt Nam trong những năm gần đây đã bắt đầu triển khai một loạt các chương trình hiện đại hóa quân sự trị giá hàng tỷđô la nhưng khả nănggiám sát của quân đội vẫncòn rất hạn chế,vàviệc Trung Quốc triển khai giàn khoankhông báo trước đã làmHà Nộibất ngờ. Tuy nhiên, Trung Quốcđã dời giàn khoanvề phíabờ biển gần đảo Hải Nam vào giữatháng Bảy.

Việt–Trung đã từng đụng độtrên biểnvào năm 1988 khiTrung Quốc chiếmmột số đảo tại quần đảoTrường Sa ở khu vực Biển Đông.Trung Quốc đãkiểm soát toàn bộquần đảoHoàng Saở Biển Đông sau một cuộc hải chiến với hải quânmiền Nam Việt Namnăm 1974.Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan đều lên tiếng tuyên bố có chủ quyềnởBiển Đông. Ngoài ra, Trung Quốc còn cótranh chấp lãnh hảiriêng biệtvới Nhật Bản liên quan đến một sốquần đảoở Biển Hoa Đông.

Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain, một cựu tù nhân chiến tranh tại Việt Nam và người đã thúc đẩy Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam vào đầu thập niên 1990, cho biết ông sẽ sớm đưa ra đề nghị ở cả hai đảng để dỡ bỏ một số điều kiện trong lệnh cấm bán vũ khí cho phía Việt Nam. Ông McCain là một trong bốn thượng nghị sĩ Hoa Kỳ gặp các lãnh đạo Hà Nội vào mùa hè vừa qua và thảo luận về lệnh cấm vận vũ khí giữa lúc mối quan hệ Việt–Trung xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ qua.

Hôm tháng Tám, sáu ngàysau chuyến thămcủa cácthượng nghị sĩ, Đại tướng MartinDempsey, Chủ tịchTham mưu Liên quânHoa Kỳ, đã có chuyến thămđầu tiêntới Việt Nam. Ông là Chủ tịch Tham mưu Liên quân Hoa Kỳ đầu tiên thăm nước này kể từnăm 1971. Đô đốc Hải quânNhân dân Việt NamNguyễn VănHiềnđã sang Hoa Kỳvào tuần trước vàthảo luận về các cuộctập trận hải quân vớiBộ trưởng Hải quân Ray Mabus. Bộ trưởng Ngoại giaoViệt Nam Phạm BìnhMinh sẽthăm Washingtonvào đầu tháng Mười tới đây để hội đàm vớiNgoại trưởng JohnKerry,vàBộ trưởng Quốc phòngHoa KỳChuck Hageldự kiến ​​sẽđến thăm Việt Namtrong năm này.

Tuy hai bên có nhiều cuộc họp cấp cao nhưng Việt Namdường như sẽ khôngđi quá xavào quỹ đạocủa Hoa Kỳ.Ngay sau khi các cuộc họp với cácquan chức dân sựvà quân sự diễn ra, Hà Nội đã gửi một ủy viên Bộ Chính trịđến Bắc Kinh nhằmcố gắng chấn chỉnh lại mối quan hệgiữa hai nướccộng sản anh em Việt–Trung.

“Việt Nam hiểu rõ rằng Trung Quốc sẽ mãi là nước đứng trước cửa nhà của mình và Việt nam muốn có một chính sách đối ngoại độc lập,” Phương Nguyễn, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington cho biết.

Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, cảnh báo về những luận điệu thổi phồng liên quan đến mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. “Tôi không tin rằng Việt Nam đang tìm cách thay đổi mối quan hệ lâu dài giữa hai đảng cộng sản mà họ đang có với Bắc Kinh – mặc dù hai bên đã có một số cuộc chiến tranh khá bạo lực – để đổi lấy mối quan hệ độc quyền hoặc liên minh với Hoa Kỳ”, Russel nói với Reuters.

Địa lý chiến lược

Ông Russelcho biếtvị trí chiến lượccủa Việt Nam làmột trong những lý dochính để Hoa Kỳ làm việcchặt chẽ hơn vớiHà Nội,và nói thêm rằngviệc nới lỏnglệnh cấm vận vũ khí sát thương “không phải là một điều xấu”. “Chúng tôi sẵn sàng –vàxem xét điều này đối với những lợi ích của Hoa Kỳ – nhằm giúp các nước đangphát triểnnhư Việt Namtrong lĩnh vực hàng hảicũng như khả năngbảo vệ bờ biển của nước họ,và hy vọngsẽ còn nhiều điều khác sẽ đến trong tương lai”,ông nói.

Việt Nam hiện nay là một bạn hàng mua bán vũ khí của Nga, nước đã từng bảo trợ Hà Nội trong thời Chiến tranh Lạnh. Việt Nam hiện đang có hai tàu ngầm hiện đại loại Kilo và sẽ nhận thêm tầu ngầm thứ ba vào tháng Mười một dựa theo thỏa thuận trị giá 2,9 tỷ USD với Moscow hồi năm 2009. Ngoài ra, Nga sẽ tiếp tục giao thêm cho phía Việt Nam ba tàu ngầm trong hai năm tiếp theo. Việt Nam cũng đã mua các tàu khu trục hải quân hiện đại và tàu hộ tống, phần lớn chủ yếu là từ Nga.

Tuy nhiên, máy bay trinh sát P-3 sẽ lấp đầy các khoảng cách mà Việt Nam hiện đang thiếu. Theo trang web của Lockheed Martin thì máy bay trinh sát P-3 do công ty này sản xuất hiện có 435 chiếc hoạt động trên toàn thế giới dưới sự kiểm soát của 21 chính phủ. Hải quân Hoa Kỳ hiện đang trong quá trình thay thế máy bay trinh sát P-3 với máy bay trinh sát tiên tiến P-8 do Boeing sản xuất.

Giám đốc điều Lockheed đã được trích dẫn hồi tháng Tư năm 2013 trong tạp chí IHS Janes, một ấn phẩm thương mại, cho biết rằng Việt Nam có thể đặt mua sáu máy bay trinh sát P-3, và có vẻ như yêu cầu này đang được chính phủ Hoa Kỳ chấp thuận. Các quan chức của Lockheed đã từ chối bình luận về vấn đề này với Reuters, vì việc mua bán vũ khí đều do phía chính phủ Hoa Kỳ quyết định. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ từ chối cho biết liệu Việt Nam đã đệ trình “thư yêu cầu” chính thức để mua máy bay trinh sát loại P-3 hay chưa. Một nguồn tin quen thuộc cho biết các quan chức [Việt Nam] đang bàn luận để thông qua quyết định cuối cùng trước khi đệ trình yêu cầu này.

Các quan chức chính phủ Hoa Kỳ xem việc mua bán thiết bị giám sát hàng hải có thể mở ra một chương mới trong mối quan hệ Việt–Mỹ và máy bay trinh sát P-3 có vẻ là một “lựa chọn hợp lý”, một nguồn tin cho biết.

© 2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info

Bóng đá cao cấp


Phạm Thị Hoài

Một lần vượt qua vòng loại Giải Vô địch Thế giới. Một lần cũng đủ mãn nguyện. Đủ thổi bùng sinh khí dân tộc cho cả một thập kỉ. Đủ đặt bệ phóng cho lòng tự hào của cả một thế hệ và cung cấp huyền thoại cho muôn đời. Đủ dựng một tượng đài thành tích chói lòa cho chúng ta đến soi thể diện. Chúng ta đang nói về bóng đá.

Bóng đá, ở một đất nước còn nhiều khó khăn. Chúng ta chưa có điều kiện cải thiện vị trí 172/179 trong bảng xếp hạng Tự do Báo chí của RSF lên một chút, ngang hàng 117 với đất nước Khmer anh em chẳng hạn, nhưng vị trí thứ 40 trong bảng xếp hạng của FIFA thì đến năm 2020 dứt khoát phải đạt được. Nhà nước Việt Nam sẵn sàng thông qua khoản ngân sách mỗi năm 2000 tỉ, kèm theo một căn hộ cao cấp giữa thủ đô, một biệt thự sang trọng trên một hòn đảo – chừng nào đảo này còn thuộc Việt Nam – và một trụ sở hiện đại cho dự án Chiến lược Bóng đá Cao cấp. Để mời đích thân Pep Guardiola và Lionel Messi, mỗi khi Barça cho họ nghỉ phép, tất nhiên họ nên có quốc tịch phụ là quốc tịch Việt Nam. Cũng như mời các siêu cầu thủ thế giới thỉnh thoảng sang đá hữu nghị, Sepp Blatter và Pelé sang đọc diễn văn và Pierluigi Collina sang mở khóa đào tạo thổi còi.

Chúng ta còn nghèo, nhưng chúng ta biết chi tiền đích đáng. Bởi bóng đá không chỉ là bóng đá. Nó đặt nền móng. Nó dẫn dắt toàn bộ nền thể thao Việt Nam vào quỹ đạo quốc tế. Nó nâng cấp văn hóa thể thao. Nó chắp cánh cho niềm tin vào tương lai của bạn trẻ, dù môn thể thao trong trường phổ thông của chúng ta vẫn là tập đội hình đi đều bước. Dù số đông dân chúng trong đất nước có gần 3000 sông ngòi và gần 3500 Km bờ biển này vẫn không biết bơi và đóng góp chính của Việt Nam trong các kì Thế vận hội vẫn là tà áo dài trong lễ khai mạc. Dù đội tuyển quốc gia của nền bóng đá sơ cấp vẫn chăm chỉ nhích lên tụt xuống bốn năm một lần từ vòng sơ loại 1 sang vòng sơ loại 2 và quyết không bén mảng đến vòng loại cho World Cup. VFF vẫn lụi hụi đuổi huấn luyện viên ngoại quốc hạng ba này, mời huấn luyện viên ngoại quốc hạng tư khác cho một mức lương có thể nuôi sống cả tá huấn luyện viên bản xứ mà thành tích cao nhất là hạng thứ 99, giữ được vỏn vẹn một tháng và nay đã mất. Vẫn khổ sở với cầu thủ vừa thấp vừa yếu lại thiếu niềm tin, với những tiếng còi méo của trọng tài, với bóng đá đi đêm và bạo lực sân cỏ. Với tất cả sự nghiệp dư hoành tráng khoác áo chuyên nghiệp.

Ôi bóng đá cao cấp! Trước sứ mệnh bất khả thi của ngươi, cả Hollywood lẫn Scientology đều đầu hàng.

Tôi yêu bóng đá, vì nó là một trong rất ít thứ trên thế gian này thản nhiên bày ra đúng thực chất của nó, bất chấp mọi ảnh hưởng, mọi thế lực, mọi ràng buộc ngoài nó. Thượng đế đã một lần thò tay vào cuộc, nhưng cũng chỉ để báo hiệu cú sút thần kì của Maradona sau đó, từ khoảng cách 60 mét, vào khung thành của Peter Shilton ở México. Bóng đá Argentina năm ấy xứng đáng có đấng tối cao làm cổ động viên. Đội tuyển ngựa bay Bắc Hàn thảm bại trên sân Nam Phi năm kia, dù tai bên này nghe chỉ đạo trực tiếp qua điện thoại của cố lãnh tụ kính yêu rằng phải đá như thế nào để mở mắt thế giới, tai bên kia nghe lời hứa cũng của cố lãnh tụ kính yêu, rằng mỗi quả thua là một năm tập trung cải tạo.

Trái banh dát vàng không bay vào lưới nhanh hơn. Trái banh đã học nghị quyết và đã hô quyết tâm không biết đường vào khung thành ngắn hơn. Tỉ số ăn may một trận không làm nên một mùa bóng. Một huấn luyện viên xuất sắc chỉ phát điên giữa sự bất tài ngồi ghế công chức thể thao mơ phép mầu đến bằng tầu cao tốc. Một cầu thủ làm bàn thiên tài chỉ là tai họa cho chính mình trên một sân cỏ tầm thường, giữa một đội nhà tầm thường và trước một đội bạn tầm thường. Bóng đá là tim là óc và trí tuệ của tập thể, là mặt mũi và thái độ sống của cộng đồng, là đầu và lưng và năng lực tổ chức của xã hội, là ngực và mông và lòng dấn thân của cá nhân. Cuối cùng mới là chân. Chỉ không là hoang tưởng.

Bóng đá không biết khai man lí lịch, trưng bằng cấp giả, báo cáo thành tích ảo và trấn an bằng viễn cảnh vay nóng. Bóng đá Việt Nam là lời khai thành thật nhất về thực tại Việt Nam.


2012 pro&contra

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

Ý kiến của tổng bí thư về Mặt trận - Nói và Làm


Nguyễn Khắc Mai

Hôm nay đọc tin về Đại hội Của Mặt trận, thấy TBT Nguyễn Phú Trọng có bài phát biểu. Tôi chú ý ba điều.

Một là, TBT nói “Mong Mặt trận phản biện sắc sảo, chân tình”. Có thể hiểu rằng lâu nay MT phản biện chưa sắc sảo, chân tình, nay phải nhắc lại. Vì sao MT chưa “sắc sảo và chân tình”? Vì như người dân thường lâu nay vẫn cho rằng MT chỉ là “bonsai” của Đảng, của chế độ. Đến mức như nhiều trí thức từng hài hước, Đảng coi trí thức (một thành phần quan trọng của MT, tức là liên minh Công- Nông-Trí) như lọ hoa, đặt trên bàn tiệc rất trân trọng, nhưng khi vào tiệc thì đem cất bình hoa đi cho đỡ vướng! Như vậy ở vấn đề này ít ra là có hai điều phải thay đổi, may ra MT mới có thể phản biện sắc sảo chân tình được. Thứ nhất đảng phải thay dổi quan niệm về mặt trận. Bởi hiện nay lãnh đạo của đảng vẫn rất dị ứng với hình thái xã hội dân sự, đến mức cấm hệ thống dân vận, trong đó có cái MT nói về xã hội dân sự. Tôi đã chất vấn những người phụ trách dân vận của Đảng, họ nói BCT chưa cho đề cập vấn đề này. Không có hình thái xã hội dân sự thật, thì mọi thiết chế “dân sự” như MT không thể có thực chất, mà không là bông hoa cây cảnh trang trí thì cũng chỉ là hình thức, nữa vời mà thôi. Rất nhiều công, nông, binh, trí thức mấy chục năm qua đã phản biện sắc sảo, chân thành cho đảng cho nhà nước. Số phận họ thế nào anh Trọng chắc đã rõ. Gần đây Phương Uyên, một người trẻ phản biện rất sắc sảo, chân tình về hiểm họa ”Tàu khựa” đã bị bỏ tù, đuổi học. Chỉ khi nào anh Trọng có một chủ trương thả (chứ không phải là tha)mọi tù nhân lương tâm, chính trị, thì điều ông nói ở MT mới có giá trị khả tín! Thứ hai là phải tổ chức lại các gọi là MT hiện nay. Nên bỏ đi tên gọi “mặt trận”. Tiếng mặt trận trong hình dung của dân là nơi có đầu rơi máu chảy, súng nổ ùng oàng, không phải là nơi điềm tĩnh, ung dung, tự tại, làm chủ, tự do, nói có người nghe, ý kiến được tôn trọng, dù là ý kiến một người, không đại diện cho ai cả, vẫn được trọng thị. Cứ cái cách ứng xử vô văn hóa như hiện nay, thư gởi, kiến nghị đầy tâm huyết của công nông trí thức vẫn bị phớt lờ ăng lê thì thử hỏi cái mong ước có gì là tâm, là trí hay chỉ là thủ đoạn chính trị rất nhàm chán?

Bây giờ Đại hội rồi, bên cạnh cái UBTWMT vừa được gọi là hiệp thương cử ra đấy, nên chọn ra ba chục người “Sắc sảo và Chân tình”, mời gọi cho được ba mươi người cũng “Sắc sảo-Chân tình” trong số những người có ý kiến khác, tức là lập trường khác cộng sản như TBT đã nói tại ĐH này, một nữa ở ngoài nước một nữa ở trong nước, bốn mươi người khác mời đại biểu các tôn giáo lớn, và một số nhân sĩ trí thức của đồng bào ít người. Hãy thành lập một Ủy Ban Liên Minh vì Dân tộc, Dân quyền để bàn cho thực chất những vấn đề cấp thiết và chiến lược của Dân của Nước, cố nhiên của cả đảng CS đang tiếm quyền hiện nay.

Có làm được một Đại Diên Hồng mới cho Việt Nam hôm nay, gở cho ra manh mối những tắc tị, vấn nạn, những hư hỏng cũ kỹ mà buộc Hồ chí Minh cũng phải nói ra trong di chúc, sửa cho được những lỗi lầm của CNXH ảo tưởng, vô minh, của mô hình toàn trị xa lạ với đạo lý và khát vọng của Dân tộc, thoát vượt cho đặng cái thòng lọng xâm lăng và nô dịch giặc Tàu, cái Ủy Ban TW mới của “Mặt Trận” mới chính danh, chính nghĩa vì Dân vì Nước! Đó mới thật sự là những phản biện có ý nghĩa trong tình hình đát nước hôm nay.

Tôi viết những dòng này tặng cho UBTWMTTQVN mới.

Hà nội ngày thứ hai của Đại hội 27-9-2014

N.K.M

Trần Xuân Bách: Chủ nghĩa xã hội thật sự là gì?


KD: Bất ngờ, bạn bè iu quí gửi cho bài viết này. Duyên phận của con trai mình khiến gia đình mình trở thành thông gia với gia đình anh Trần Xuân Bách, khi đó, anh TXB còn sống. Và khi đó, mình cũng thấy hết nỗi cô đơn của người “ngã ngựa” trên chính trường ra sao. Nhưng đó là nhân cách sống của anh TXB, chấp nhận sự hy sinh quyền lực, để bảo vệ quan điểm, lập trường của mình, như bảo vệ chân lý, khi bản thân anh nhận thức như thế. Một tầm nhìn mà rồi đây lịch sử sẽ phải đánh giá.

Và mình thực sự khâm phục chị Thịnh- vợ anh TXB, nhân vật mà Osin Huy Đức đã viết trong Bên thắng cuộc.Một người đàn bà hết lòng vì chồng, khi chồng gặp họa, rủi ro. Sống cho chồng đến như vậy, là trọn vẹn.

Gia đình mình rất thương anh TXB, khi đó đã có lúc nhớ lúc quên. Thương nhất, và xót xa nhất, là những lúc nếu nhắc đến HCM, là anh TXB như linh hoạt trở lại, đôi mắt bỗng sáng rưc lạ thường. Có lần mình đang ngồi chơi anh TXB mời: Sang đây, sang đây nhé! Bọn mình sang phòng riêng của anh. Và mình không tin vào mắt mình. Ảnh cụ HCM được anh “lồng” vào những giấy bóng kính, rất trang trọng. Đủ các kiểu ảnh.Và anh giới thiệu từng bức.

Trong lòng mình bỗng có gì như niềm thương xót, một con người sống cũng đầy lý tưởng cho dân, cho nước, và rất liêm chính. Con trai mình thỉnh thoảng đùa mà thật: Ba Bách thì chẳng bao giờ có tiền trong túi, và không biết tiêu tiền. Món ăn Ba Bách thích nhất là thịt kho tàu, rau muống luộc và chuối tiêu, mẹ ạ.

Cũng rất thương, các con mình sống trong sáng, hồn nhiên, nhìn nhận đúng sai của XH rất công tâm, công bằng. Và bao giờ cũng nhìn ra những mặt tích cực. Mình thương các con lắm!

Nay, đọc bài viết của anh TXB. Mình xin đưa lên Blog để bạn đọc chia sẻ. Tin chắc, ở nơi xa lắm, anh TXB vẫn mỉm cười, tin là anh nhận thức đúng..

Gs Pham Gia Khải :

Ông Trần Xuân Bách nói nửa đùa, nửa thật với chúng tôi, nhân một lần xuống viện Lão khoa tại Bệnh viện Bạch Mai để khám bệnh: "Tôi bị thoái hóa cột sống lại nặng tai, nên không nghe người ta nói gì, cổ lại cứng, không cúi được.”

Bà Thịnh, phu nhân của ông, trẻ hơn ông nhiều, nhưng không phải vì chênh lệch lứa tuổi mà thái độ của bà khác đi sau khi ông bị mất chức. Tôi đã thấy nhiều buổi, bà chăm sóc chồng ở BV Hữu nghị và cảm nhận được điều đó.

Lãnh đạo Đảng ta, đã phục hồi vị thế ông Trần Xuân Bách sau khi ông chết, và ông được an táng tại nghĩa trang Mai Dịch. Nếu chịu nghe ông và không bị giáo điều làm hốt hoảng, có thể đã có đa nguyên, chưa nói tới đa Đảng, sự chọn lựa người xứng đáng vào các vị trí then chốt sẽ khách quan hơn.

Riêng về quan điểm có hay không đa nguyên, đa Đảng? Tôi xin lấy một ví dụ về ông Washington : Washington tuy có đủ tiêu chuẩn để tái ứng cử lần nữa, nhưng ông từ chối và dành vị trí ứng cử viên Tổng thống cho ông Jefferson, người đã thảo ra Tuyên ngôn nhân quyền và quyền con người và công dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng những ý chính này trong Tuyên ngôn Độc lập đọc ngày 2/9/1945, động tác khẳng khái của ông Washington là tiền đề cho dân chủ của nước Mỹ như biểu ngữ của thanh niên Mỹ ngày vận động bầu cử tổng thống cho Obama : "Change we need!"

Không có thay đổi theo hoàn cảnh là thái độ cứng đơ như xác chết, không phải là trung thành với dân, có lẽ với quyền lợi ích kỷ của mình thôi.

Talawas: Ông Trần Xuân Bách, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng trong giai đoạn 1986-1990, khi hệ thống xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới đứng trước những biến đổi nền tảng và cuối cùng tan vỡ, là một trong những nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam công khai đưa ra sớm nhất yêu cầu về đa nguyên chính trị, về cải tổ chính trị song song với cải cách kinh tế, nhưng không tìm được sự ủng hộ trong Đảng và buộc phải nghỉ hưu từ tháng 8.1990. Ngày 01.01.2006, ông qua đời tại Hà Nội, thọ 83 tuổi, tang lễ đã được cử hành ngày 07.01.2006. Nhân dịp này, chúng tôi xin giới thiệu một bài phát biểu cuối năm 1989 của ông về chủ nghĩa xã hội. Ở thời điểm này, bức tường Berlin đã sụp đổ.

Chủ nghĩa xã hội thế giới đang đứng trước những thử thách lớn

Một điểm rất thống nhất của toàn xã hội, toàn thể nhân dân hiện nay là trăn trở với tình hình trên thế giới và trong nước. Muốn đưa dân tộc ta tiến lên. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, nếu ta bình chân như vại trước tình hình hiện nay là thiếu trách nhiệm.

Chủ nghĩa xã hội trên thế giới đang đứng trước những thử thách lớn và những triển vọng lớn. Do từ những thử thách của thời đại và những triển vọng lớn cũng là do thời đại. Tất cả các dân tộc đều trong hoàn cảnh bức xức, cả chủ nghĩa tư bản, cả chủ nghĩa xã hội, cả loài người đều như vậy. Có hai lý do của sự bức xúc:
Chỉ còn 10 năm nữa là bước sang thế kỷ XXI, dân tộc nào bị tụt hậu vào giữa thế kỷ XXI là nguy hiểm vô cùng, vì đây là thời đại của cách mạng khoa học kỹ thuật, của bùng nổ thông tin và giao lưu quốc tế.

Xử lý vấn đề này không thể một nhóm, một người nào làm được. Cả dân tộc phải chuẩn bị và làm công việc này.
Diễn biến chính trị ở các nước xã hội chủ nghĩa đang căng thẳng, phức tạp và dây chuyền. Vì sao có tính dây chuyền? Vì ta ở trong thời đại thông tin, không thể bưng bít thông tin được. Ai bưng bít thông tin là lạc hậu nhất. Phải cung cấp thông tin đầy đủ để người ta lựa chọn.

Không thể nghĩ rằng ở châu Âu thì sôi sục, còn châu Á thì ổn định. Không thể chủ quan cho mình là ổn định. Tất cả các nước xã hội chủ nghĩa đều nằm trong sự vận động để tiến lên, đều có những mâu thuẫn lớn, đều phải phá vỡ sức đè nén của những cái cũ, không anh nào có thể yên trí mình ổn định được. Có khi tuần này còn huênh hoang, tuần sau đã bị đảo lộn.

Tình hình chung hiện nay là biểu hiện của tư duy khoa học đang lấn át tư duy giáo điều, tư duy khoa học đang thay thế tư duy giáo điều. Lịch sử đang thay đổi mạnh. Mác trao cho chúng ta vũ khí biện chứng duy vật và biện chứng lịch sử, chớ không phải trao ta Kinh Thánh! Việc vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản phải căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử đương thời như Mác nói.

Mác sống thời chủ nghĩa tư bản cổ điển, ngày nay là chủ nghĩa tư bản hiện đại, có nhiều cái khác với thời Mác. Ngay thời Lê-nin, khi đề ra chính sách kinh tế mới (NEP), cũng đã đổi khác với những dự báo của Mác rồi.
Phải có tư duy khoa học. Tụng từng câu „Kinh Thánh“ trong sách Mác không bảo vệ được chủ nghĩa Mác đâu. Ngay cả về chủ nghĩa xã hội hiện nay đang có những cuộc tranh luận để hiểu nó thế nào cho đúng. Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là đi tới một xã hội, trong đó sự phát triển toàn diện của mọi người là điều kiện cho sự phát triển toàn diện của xã hội [1] như Mác và Ănghen nói trong „Tuyên ngôn Cộng sản“. Còn cụ thể như thế nào thì ta phải tìm. Trong Hội nghị Trung ương lần thứ 7, có thảo luận một vấn đề thú vị: Ban Văn hoá Tư tưởng đề nghị nêu những thuộc tính của chủ nghĩa xã hội, nhưng bị bác bỏ.

Ta phải nhận lỗi trước Mác vì đã làm méo mó chủ nghĩa Mác
Cho đến nay ta thấy có nhiều kiểu chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội kiểu Staline, chủ nghĩa xã hội kiểu Mao Trạch Đông, kiểu Pôn Pốt. Bây giờ đang có nhiều ý kiến khác nhau về chủ nghĩa xã hội. Những dòng ý kiến khác nhau là quá trình trưởng thành, không sợ gì cả. Ở Liên Xô, người ta đang tranh luận Liên Xô ở vào thời kỳ nào của chủ nghĩa xã hội, và khái niệm chủ nghĩa xã hội phát triển bị bác bỏ vì nó được dùng để che đậy cho tình trạng trì trệ. Ta phải nhận lỗi trước Mác vì đã làm méo mó chủ nghĩa Mác. Ta đã chọn một mô hình, mà mô hình đó là sự lai ghép chủ nghĩa xã hội phương Tây với chủ nghĩa xã hội phương Đông. Bây giờ ta phải gỡ ra khỏi hai thứ giáo điều ấy.

Phải tiếp tục hoàn thiện tư duy khoa học của Đại hội 6
Vấn đề của mọi vấn đề hiện nay là tư duy khoa học. Đại hội 6 đã khởi động theo hướng này và phải tiếp tục hoàn thiện thêm. Đại hội 6 đúc kết bốn bài học có tính lý luận, tuy mới ở dạng sơ chế, lấy dân làm gốc, nắm vững quy luật khách quan, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Đảng phải ngang tầm nhiệm vụ lịch sử. Bản thân Đảng phải trở thành trí tuệ tiên phong của cả dân tộc, muốn thế phải có lý luận tiên phong.
Những gì đang diễn ra ở thế giới chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan, là sự phát triển tiến bộ, là thời kỳ thai nghén chủ nghĩa xã hội đích thực (dân chủ, khoa học,nhân đạo, hiện đại).
Hai xu thế chủ yếu chuyển sang kinh tế hàng hóa và dân chủ hóa xã hội chủ nghĩa, đó cũng là hai cái mà Đại hội 6 khởi động.

Dân chủ không phải là ban ơn

Dân chủ không phải là ban ơn, không phải là mở rộng dân chủ (mở rộng). Đó là quyền của dân, với tư cách là người làm nên lịch sử, không phải là ban phát, do tấm lòng của người lãnh đạo này hay người lãnh đạo kia. Thực chất của dân chủ hóa là khơi động trí tuệ của toàn dân tộc để tháo gỡ khó khăn và đưa đất nước đi lên kịp thời đại.
Từ hai vấn đề đó, xẩy ra một vấn đề quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là thế nào? Có nước tự cho mình không cần đổi mới, đã bị bục vỡ. Có nước coi đổi mới kinh tế phải làm nhanh, còn đổi mới chính trị thì chầm chậm cũng bục chuyện. Có nước chỉ đổi mới kinh tế, không đổi mới chính trị, đã bục to. Có nước làm cả hai, nhưng không nhịp nhàng, gặp khó khăn. Hai lãnh vực này phải nhịp nhàng, không chân trước chân sau, không tấp tểnh đi một chân.
Từ nay đến hết thế kỷ XX, chủ nghĩa xã hội thế giới sẽ hoàn thiện và trưởng thành một bước lớn. Trong quá trình biến động này, mất đi cái gì? Mất chủ nghĩa xã hội kiểu quan liêu–hành chánh, bao cấp, mất tư duy giáo điều. Và như thế là đúng lý luận của Mác, là phủ định của phủ định.
Đây là thời kỳ thai nghén chủ nghĩa xã hội đích thực. Phải có bà đỡ là dân chủ xã hội chủ nghĩa. Có bà đỡ khéo tay, có bà đỡ vụng tay, nhưng phải có bà đỡ.

Cần phải khách quan, bình tĩnh và đổi mới

Ở Trung Quốc, Giang Trạch Dân đọc diễn văn coi là đã giải quyết được cơ bản vấn đề ăn no mặc ấm. Tôi rất nghi ngờ điều đó, Giang lại nêu lên độc lập tự chủ, tự lực cánh sinh, kế hoạch hóa tập trung và tư tưởng Mao Trạch Đông. Cuộc cải cách của Trung quốc như vậy là đi theo chu kỳ vòng tròn, không phải theo đường xoáy trôn ốc. Sau vụ đàn áp Thiên An Môn, Trung Quốc không tuyên truyền về cải tổ ở Liên Xô nữa. 


Ở Liên Xô, Gocbachốp coi cải tổ là cuộc cách mạng với các thành phần và các nhân tố khác nhau, đan xen nhau, thống nhất với nhau và độ dài của cải tổ có thể là hàng chục năm. Đồng chí Gocbachốp nêu lên ba vấn đề chính của cải tổ dân chủ hóa, hạch toán kinh tế và cải tổ Đảng, cải tổ để có chủ nghĩa xã hội nhiều hơn. Đặt vấn đề như vậy là đúng chứ không sai. Kinh tế Liên Xô năm 1989 phát triển chậm. Nhưng theo Rưgiơcốp, mặc dù căng thẳng, song không thể quay lại con đường cũ, vì đó là ngõ cụt. Năm 1989 là năm khó khăn nhất của Liên Xô, nhưng rồi sẽ trở lại bình thường. Liên Xô rất thận trọng trong vấn đề xử lý giá và tỉ giá, vì đây là một nước rất lớn.
Trước cuộc khủng hoảng ở các nước xã hội chủ nghĩa, cần phải khách quan, bình tĩnh và phải đánh giá theo quan niệm đổi mới. Sau hội nghị 7 của trung ương, chúng tôi đã rút kinh nghiệm.

Ngày 25-11-1989 Bộ Chính trị chúng tôi đã họp và đánh giá tình hình các nước Đông Âu theo quan điểm đổi mới. Cuộc khủng hoảng ở các nước đó diễn ra trong bối cảnh khoa học kỹ thuật và giao lưu quốc tế phát triển mạnh, ý thức độc lập và dân chủ tăng nhanh và thông tin bùng nổ. Tập thể Bộ Chính trị phân định có hai loại mâu thuẫn cần chú trọng: mâu thuẫn nội tại tích tụ lâu ngày của chủ nghĩa xã hội và mâu thuẫn giữa hai hệ thống. Nguyên nhân khủng hoảng là lãnh đạo sai lầm, vi phạm dân chủ, duy ý chí, bảo thủ trì trệ, đổi mới lệch lạc, đội ngũ đảng viên cán bộ thoái hóa, hư hỏng. Trong khi đó thì chủ nghĩa đế quốc và bọn phản động triệt để lợi dụng. Bọn đế quốc ngay từ khi chủ nghĩa cộng sản ra đời, đã kịch liệt chống lại và luôn nói tới cái chết của chủ nghĩa cộng sản, không có gì mới.

Thái độ của Đảng ta là rút kinh nghiệm hội nghị 7, cần tránh cả hai thái độ hốt hoảng (cho chủ nghĩa xã hội đang có nguy cơ mất ở Đông Âu) và chủ quan (cho mình chẳng có vấn đề gì lớn, vẫn giả định).

Phải thực hiện dân chủ từ trên xuống dưới.


Bộ Chính trị quyết định: Phải tiếp tục đổi mới, phải thực hiện dân chủ mạnh mẽ trong Đảng từ trên xuống dưới, từ Bộ Chính trị trở đi. Cần quán triệt và thực hiện nghị quyết Đại hội 6, nghị quyết 13 của Bộ Chính trị về công tác đối ngoại và nghị quyết trung ương lần thứ 6 về cơ cấu kinh tế.

Không thể dùng quyền lực thay cho năng lực

Vấn đề năng lực của Đảng nổi lên hàng đầu trong lúc này. Không thể dùng quyền lực thay cho năng lực. Thời đại nào có trí tuệ của thời đại ấy. Đảng phải có năng lực trí tuệ.
Xã hội ta đã chớm vui vì sức ép lạm phát và thị trường có giảm đi nhưng lòng dân vẫn còn chưa yên. Dân đang đòi hỏi dân chủ hóa, đòi hỏi công bằng xã hội, đòi hỏi cán bộ, đảng viên và Đảng phải vươn lên vị trí tiên phong. Đảng phải kết tinh truyền thống dân tộc và trí tuệ thời đại, không như thế thì không giữ được vai trò lãnh đạo.
Đừng đổ lỗi cho cải tổ, đổi mới, cải cách. Đổi mới là cái gương để ta soi. Nếu mặt bị nhơ chỉ rửa mặt chứ không phải là đập vỡ gương.
Vấn đề đặt ra lúc này là phải đổi mới đồng bộ, tổng thể, cả cơ chế kinh tế lẫn cơ chế chính trị. Hai vấn đề chủ yếu của cơ chế kinh tế là vấn đề sở hữu và vấn đề thị trường (luận đề: Kế hoạch nằm trong chứ không nằm ngoài và đứng trên thị trường). Hai vấn đề chính của cơ chế chính trị là: quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh, vai trò lãnh đạo của Đảng và quyền lực của nhân dân (luận đề: Đảng nằm trong chứ không nằm ngoài và đứng trên xã hội).



[1]Câu trong nguyên bản tiếng Đức „[…] worin die freie Entwicklung eines jeden die Bedingung für die freie Entwicklung aller ist“ („trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người“), nguồn: MEW, Dietz-Verlag, Berlin, 1956 ff., Bd. 4, S. 482, hoặc website: http://www.mlwerke.de/me/me04/me04_459.htm(Chú thích của talawas)

Nguồn: Bài phát biểu ngày 13.12.1989 do „Câu lạc bộ những người kháng chiến cũ“ quay ronéo và phổ biến, Những vấn đề Việt Nam, Nhà xuất bản Trăm Hoa, California, 1992, trang 389-393


http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=6228&rb=0403


Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

Ông Vũ Trọng Kim tiếp tục bị tố cáo trước thềm Đại hội MTTQVN lần thứ VIII

Những tưởng từ anh cán bộ đoàn địa phương Gia Lai – Kon Tum được tổ chức chú ý tạo điều kiện xếp ghế lên tới Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn, rồi ngày 12/3/2001 được chỉ định làm Bí thư Quảng Trị thì phải cố hết sức cống hiến cho dân cho nước. Thế nhưng, vào vừa ấm ghế, chưa hết nhiệm kỳ thì vào ngày 12/1/2004 ông Vũ Trọng Kim đã bị kỷ luật vì mất đoàn kết và phải dời chiếc ghế Bí thư tỉnh Quảng Trị.

Ngày 28/12/2005 ông Kim được giữ chức Phó Chủ tịch thường trực Ban Dân vận trung ương. Rồi cũng chẳng ở Ban Dân vận được lâu, giữa năm 2008, ông Kim được phân công về làm Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy Ban trung ương MTTQVN.

Ông Kim đã về MTTQVN kịp thời để bất chấp quy định 75 của Ban Bí thư làm công tác bổ nhiệm ra ông Tổng biên tập Đinh Đức Lập - người mà hôm nay đã đi vào lịch sử báo chí Việt Nam với kỷ lục - người có nhiều tai tiếng nhất.

Ông Kim cũng là người liên quan đến việc bổ nhiệm ông Trần Văn Khánh –Chánh văn phòng Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam, hiện đang bị ông Lâm Văn Cách – nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tố cáo.

Hai năm trở lại đây, ông Kim dính líu nhiều trong các tiêu cực với ông Đinh Đức Lập.

Chỉ liệt kê những sai phạm đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận là có cơ sở thì như Đảng viên Bá Tân - nhà báo của báo Đại đoàn kết trong một bài viết (chẳng cần ưu tiên xin xem: http://huunguyenddk.blogspot.com/2014/08/chang-can-uu-tien.html) thì: hình thức kỷ luật dành cho ông Kim ít nhất phải từ Cảnh cáo Đảng trở lên.

Đó là sai phạm trong quản lý tài sản nhà nước trong vụ việc dự án xây dựng tòa nhà 66 Bà Triệu – Hà Nội. Đó là việc tạo điều kiện và bao che cho ông Lập sai phạm quy định của Chính phủ trong việc huy động kinh phí trao cúp Tự hào thương hiệu Việt bị báo Người cao tuổi lên tiếng (chính Đảng đoàn MTTQVN cũng kết luận sai phạm). Đó là việc bao che cho ông Lập trong việc không xử lý kỷ luật hành vi mê tín dị đoan mời thầy cúng đốt vàng mã sáng rực cơ quan báo Đại đoàn kết vi phạm quy định những điều Đảng viên không được làm; Đó là việc bao che cho ông Lập không xử lý theo kết luận của Cơ quan CSĐT Công an quận Hoàng Mai, Hà Nội trong vụ việc thụt két tiền quỹ dự án xây dựng nhà ở cho cán bộ công nhân viên báo Đại đoàn kết; Đó là việc ông Kim để phòng làm việc bị cháy đúng ngày ông Công ông Táo về trời năm ngoái mà cho đến nay vẫn chưa thể biết cháy hết bao nhiều tài sản của công và của tư, rồi tài liệu mật hay không mật… chỉ biết rằng báo Nhân dân điện tử đăng lên rồi bị gỡ ngay sau đó…

Bị đơn tố cáo nhiều nên để trả thù, ông Kim đã bật đèn xanh cho đệ tử Đinh Đức Lập tiến hành buộc thôi việc trái pháp luật những nhà báo dũng cảm tố cáo.

Về công tác nhân sự của đại hội MTTQVN sắp tới, Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân - cho phóng viên báo Điện tử Đảng cộng sản (http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30257&cn_id=673339) biết: dự kiến có 385 ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, tăng 30 người so với giai đoạn trước. Qua đại hội ba cấp, tuổi bình quân của Ủy ban MTTQ cấp xã, huyện, tỉnh trẻ hơn nhiệm kỳ trước. Liệu ông Kim (sinh 1953 đã quá tuổi về hưu) ) có trong danh sách này?.

Cũng tại bài trả lời phỏng vấn nêu trên với phóng viên báo Điện tử Đảng cộng sản, ông Nhân nói: “Mặt trận có một vinh dự rất lớn, được trao quyền trách nhiệm thực hiện giám sát, phản biện xã hội, tức là giám sát, phản biện cho nhân dân, nhưng bản thân Mặt trận cũng cần được giám sát. Trong Báo cáo chính trị, khi nói về đánh giá hạn chế công tác Mặt trận vừa qua, chúng tôi có nêu một nguyên nhân là chưa có cơ chế nhân dân giám sát Mặt trận. Sắp tới sẽ tăng cường công tác nghiên cứu, tổng kết lý luận thực tiễn để Mặt trận phải chịu sự giám sát của nhân dân”.

Chắc chắn nếu dân được giám sát MTTQVN thì ông Kim không tại vị được hết nhiệm kỳ này.

Bởi lẽ, là người được coi là cử nhân luật, Thủ trưởng của tổ chức giám sát luật pháp mà còn vi phạm luật pháp thì thử hỏi ông Kim sẽ giám sát cái gì? Sẽ làm tăng hay giảm uy tín của MTTQVN?.

Trong khi chưa bị kỷ luật về các sai phạm kể trên và Ủy Ban Kiểm tra trung ương chưa thụ lý giải quyết đơn tố cáo mới đối với ông Kim (xin xem: http://huunguyenddk.blogspot.com/2014/06/lien-quan-en-vu-inh-uc-lap-ong-vu-trong.html ) thì ông Kim lại bị một số đơn tố cáo vì bao che không kỷ luật ông Lập trong vụ việc rùm beng gian lận giải báo chí quốc gia.


Dưới đây là đơn của nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng.


Ngọc Minh




Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


ĐƠN TỐ CÁO
(Ông Vũ Trọng Kim - Ủy viên trung ương Đảng – Bí thư Đảng ủy - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam)



Kính gửi: - Ban Bí thư trung ương


Tôi là: Nguyễn Mạnh Thắng – Nhà báo - Nguyên Phó Trưởng ban Văn hóa – Nghệ thuật báo Đại Đoàn Kết. Nơi cư trú: *** ĐT: ***


Kính thưa quý vị lãnh đạo!


Ngày 27/6/2014, chúng tôi đã có Đơn tố cáo gửi tới Đảng ủy Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ban Thường trực Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam tố cáo hành vi gian lận Giải B Giải Báo chí Quốc gia lần thứ VIII năm 2013 của ông Đinh Đức Lập - Đảng ủy viên Đảng ủy Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam - Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết. Trước đó, ngày 25/6/2014, báo Người cao tuổi có bài điều tra “Ông Đinh Đức Lập gian dối nhận giải báo chí quốc gia”.

Tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn trả lời theo quy định của Luật tố cáo nhưng Đảng ủyỦy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ban Thường trực Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam (đại diện là ông Vũ Trọng Kim - Bí thư Đảng ủy - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam) vẫn không xem xét và có kết luận giải quyết tố cáo. Trong khi đó, chúng tôi nhiều lần gửi đơn đề nghị giải quyết tố cáo và đề nghị xử lý kỷ luật ông Đinh Đức Lập - Đảng ủy viên Đảng ủy MTTQ Việt Nam. Hội đồng giải báo chí quốc gia, Hội Nhà báo Việt Nam cũng đã gửi các văn bản: Quyết định, Thông báo của Hội đồng Giải báo chí quốc gia tới Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam nêu rõ sai phạm của ông Lập và tổ chức Chi hội nhà báo báo Đại Đoàn Kết, đồng thời rút giải báo chí quốc gia của ông Đinh Đức Lập (bút danh Đức Anh).

Vì vậy, chúng tôi làm đơn này xin được tố cáo ông Vũ Trọng Kim – Bí thư Đảng ủy – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam như sau:


Nội dung 1: Với trách nhiệm Bí thư Đảng ủy Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam - Thủ trưởng cơ quan – người có thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo Đảng ủy viên MTTQVN Đinh Đức Lập - Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết Đinh Đức Lập (nay là cán bộ MTTQVN) nhưng ông Vũ Trọng Kim không xem xét tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo, vi phạm Điều 20 Luật Tố cáo; vi phạm Điểm a, Khoản 2 Điều 14 Quy định 181-QĐ/TW ngày 30/3/2013 của Ban Chấp hành trung ương.


Nội dung 2: Là người có thẩm quyền, nhưng ông Vũ Trọng Kim đã không ra quyết định thanh tra, kiểm tra, khi phát hiện Đảng ủy viên Đinh Đức Lập, Đảng viên Hà Trọng Nghĩa (Hà Văn Thọ) và Đảng viên Nguyễn Thị Cẩm Thúy vi phạm trong vụ việc gian lận Giải Báo chí Quốc gia lần VIII năm 2013, vi phạm Luật thi đua khen thưởng và Quy định Đạo đức nghề nghiệp Nhà báo, dù đã nhận được đơn tố cáo và các văn bản khẳng định sai phạm do Hội đồng Giải báo chí quốc gia, Hội Nhà báo Việt Nam cung cấp, vi phạm Điểm C, Khoản 3 Điều 13 Quy định 181-QĐ/TW ngày 30/3/2013 của Ban Chấp hành trung ương.

Nội dung 3: Là người có thẩm quyền, nhưng ông Vũ Trọng Kim đã không ra quyết định thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn tố cáo Ban biên tập báo Đại đoàn kết từ ngày 24/10/2013 của chúng tôi.


Kính thưa quý vị lãnh đạo!

Qua đơn tố cáo này, tôi cũng kính đề nghị quý vị lãnh đạo yêu cầu ông Vũ Trọng Kim phải ra văn bản thu hồi Quyết định số 322/QĐ-MTTW-BTT ngày 13/5/2010 vì trái với Nghị định Số: 52/2009/NĐ-CP ngày 3/6/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước như Thông báo số 528-TB/UBKTTW ngày 3/12/2013 của Ủy Ban Kiểm tra trung ương kết luận. Nếu không thu hồi, và thực hiện lại toàn bộ quy trình đấu thầu như quy định pháp luật thì tài sản nhà nước là nhà đất tại 66 Bà Triệu, Hà Nội sẽ bị thất thoát.
Tôi xin cung cấp đầy đủ bằng chứng khi có yêu cầu.
Rất mong nhận được sự giải quyết đúng đắn của quý vị lãnh đạo và quý cơ quan.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội ngày 4 tháng 9 năm 2014
Nơi nhận: Người làm đơn
-Ban Bí thư
-Ủy Ban Kiểm tra trung ương
-Văn phòng trung ương Đảng
-Ban Tổ chức trung ương
-Ban Nội chính trung ương
Nguyễn Mạnh Thắng

Bài phát biểu của GS Tương Lai tại Đại hội 8 MTTQVN


Cop nguyên xi từ Blog Trần Trung Hải (vì tôi cũng bị  "dị ứng" và thấy bài này "quan trọng" hơn)

BBB- TBT Nguyễn Phú Trọng vừa có bài phát biểu tại ĐH 8 MTTQVN. VTV truyền hình trực tiếp và gọi là bài phát biểu "quan trọng"(?!). (Vì bất cứ bài nào của TBT, họ đều gọi là "quan trọng" cả nên thú thật là tôi hơi bị "dị ứng" với kiểu "Giật tít" này của nhà đài, nên chỉ nghe lõm bõm).
Tôi đọc bài phát biểu của anh Tương Lai thấy rất thẳng thắn, chí lý, chí tình, sâu sắc.. Tôi cho rằng Không kém phần.... quan trọng.Vì thế xin phép tải về để các Cụ cùng đọc.
26-09-2014
Phát biểu tại Đại hội MTTQVN lần thứ 8


Gs Tương Lai/

Kính thưa các cụ,
Thưa ông Chủ tịch Mặt trận, thưa qúy vị

Đến hẹn lại lên, tôi xin được phát biểu hai vấn đề, nhưng tuy hai mà một. Và có lẽ đây là lần cuối có mặt ở diễn đàn Mặt trận, tôi xin phép nói dài một chút, đương nhiên cũng chỉ trên 15 phút chút ít.

1.Vấn đề quan trọng nhất cần tập trung phản biện và giám sát là gì?

Văn kiện của Mặt trận ghi là giám sát và phản biện, tôi đảo ngược lại để nhấn mạnh rằng thế là cuối cùng cái gì cần đến rồi cũng phải đến. Chỉ có điều "hơi bị lâu".Và người gánh chịu hệ lụy đó là dân, là người dân trong sự lạc hậu của đất nước nghìn năm văn hiến này!

Giáo sư Lưu Văn Đạt luôn nhắc tôi anh đừng nôn nóng, vì những tham luận, phát biểu của tôi tại diễn đàn Mặt trận, các Hội thảo do các Hội đồng Tư vấn chủ trì, mà riêng cụ Đạt làm chủ tọa thì đã có ba cuộc trong suốt nhiệm kỳ qua, và ngay cả trong nhiệm kỳ trươc nữa, đều quyết liệt nói đến sứ mệnh phản biện của Mặt trận. Quyêt liêt đến độ tôi nói rõ phải thực thi chức năng phản biện nếu Mặt Trận không cam chịu làm một thứ cây kiểng vô duyên được nuôi trồng bằng tiền thuế của dân. Và rồi những tham luận hay gọi là "báo cáo khoa học" ấy đều được lưu trong ngăn kéo, chắc là ngăn kéo của ông Tổng Thư ký Vũ Trọng Kim.

Cụ Đạt dạy chí phải : trên chưa cho! "Trên" là "trên" nào đây?

Tôi đành tự an ủi trong niềm ưu tư " Xanh kia thăm thẳm từng trên. Vì ai gây dựng cho nên nỗi này". "Nên nỗi này" không chỉ là lời của tác giả Chinh phụ ngâm! Một kẻ hậu sinh sống trong thế kỷ XXI này là anh Bảy Nhị, nguyên Chủ tịch An Giang có bài viết ngày 21.6.2012 với cái tít rớm lệ "Nước non mình đến nỗi nầy sao!". Tôi đọc mà những muốn khóc theo, cố thử hình dung tâm trạng của ông bạn tôi,vốn quen lội ruộng hơn ngồi trước bàn cầm bút này, liệu có như tâm trạng nàng Kiều "một cung gió thảm mưa sầu, bốn giây rỏ máu năm đầu ngón tay" khi viết những dòng này không? Trong nỗi niềm ấy, trước diễn đàn này tôi kiến nghị : nội dung, phương thức phản biện và giám sát của Mặt Trận cần tập trung vào cái chuyện lớn đó, làm rõ nguyên nhân cơ bản ở tầm vĩ mô, cũng như những chủ trương, đường lối, giải pháp của từng thời đoạn để chỉ rõ "nước non mình" vì sao mà "đến nỗi này".

"Nỗi" làm sao? "nỗi này" là cái nỗi gì?

Xin không vòng vo ẩn dụ nữa :"Cách đây bốn, năm mươi năm, VN và Hàn Quốc có trình độ phát triển tương đương. Sau mấy mươi năm, tôi rà lại tư liệu thì thấy Hàn Quốc hiện có khoảng 90.000 người sống tại VN và VN cũng có 90.000 người sống ở Hàn Quốc. Chỉ khác nhau ở chỗ hầu hết người Hàn Quốc tại VN làm ông chủ, làm quản lý, còn người VN ở Hàn Quốc thì chủ yếu làm ôsin. Nghe mà xót lòng". Đây là nỗi "xót lòng" của ông Vũ Ngọc Hoàng, Phó ban thường trực đã nói trong Hội nghị toàn quốc hướng dẫn tổ chức kỷ niệm 45 năm thực hiện di chúc do Ban Tuyên giáo TƯ tổ chức. [Tuổi trẻ. 21.8.2014
* Xem phụ lục

Nỗi "xót lòng" đó càng như bị xát muối thêm bởi mấy con số do ILO [Tổ chức Lao động quốc tế] công bố về năng suất lao động của Việt Nam năm 2013 thuộc nhóm thấp nhất Châu Á-Thái Bình Dương: thấp hơn Singapore 15 lần, Nhật 11 lần, Hàn Quốc 10 lần, bằng 1/5 Malasia và 2/5 Thái Lan! Ấy thế mà bài học của một thời phải thuộc nằm lòng cái nguyên lý cơ bản về năng suất lao động là cái quyết định làm cho CNXH hơn CNTB. Thua CNTB về năng suất lao động nhưng Việt Nam ta lại hơn đứt họ về sự chơi sang của giới qu‎ý‎ tộc mới. Thì đây : báo Tuổi Trẻ đăng một bài viết về cửa hàng Hermes ở Hà Nội nhập về mười bộ túi xách thời trang mới nhất. Mỗi bộ gồm bốn chiếc mang bốn màu khác nhau. Giá của một bộ bốn chiếc túi này là 1.400.000 USD [tương đương 29 tỷ đồng VN], và người ta chỉ bán bộ chứ không bán lẻ! “Loáng một cái là hết sạch. Nhiều người còn trách móc tay quản lý cửa hàng là sao không để dành cho mình". Hỏi ai trách? Trả lời "Các quý phu nhân và các quý tiểu thư". Xin biết cho rằng Hiệp hội Hàng xa xỉ thế giới đã xếp Hermes đứng đầu bảng trong danh mục các nhãn hiệu xa xỉ và ông Patrick Thomas, chủ tịch tập đoàn này khẳng định : "Hermes tại VN vẫn tăng trưởng đều từ 20-30% trong những năm qua "!

Có nghĩa là những người tiêu thụ hàng xa xỉ bậc nhất thế giới ở Việt Nam sẽ tăng trưởng đều đều, điều này tỷ lệ thuận với tham nhũng khi mà đất nước đã sập bẫy thu nhập trung bình với những chỉ báo rất rõ như : tăng trưởng GDP của VN chậm lại, năng suất lao động kém, chuyển dịch cơ cấu chỉ mang tính hình thức, trì trệ trong các bảng xếp hạng toàn cầu và đã gặp các vấn đề nảy sinh do tăng trưởng như ô nhiễm, tham nhũng, bong bóng bất động sản, chênh lệch giàu nghèo...

Đương nhiên, phản biện tuyệt đối không chỉ moi móc cái xấu, cái dở mà phải biết chắt chiu từng điểm sáng, những khởi sắc có sức sưởi ấm lòng người như chuyện con đường Nội Bài-Lào Cai vừa thông xe cách đây 4 hôm mở ra một viễn ảnh sáng sủa cho cả một vùng Tây Bắc giàu tiềm năng chẳng hạn. Phải chắt chiu, vì chúng rất quý và hiếm giữa những mảng tối tràn lan.

Nhưng chắt chiu từng điểm sáng không mâu thuẫn với trung thực và mạnh dạn phơi bày những mảng tối khi mà những mảng tối ấy lại quá dày, nó báo hiệu nguy cơ mât còn. Thì chẳng phải là chính ông Chủ tịch nước đã nói trong bài viết nhân 2.9 khi trích dẫn câu của người xưa về những nguy cơ làm mất nước: “Một, trẻ không kính già; hai, trò không trọng thầy; ba, binh kiêu tướng thoái; bốn, tham nhũng tràn lan; năm, sỹ phu ngoảnh mặt”, cả 5 yếu tố ấy xem ra đã hội đủ mà không ai là không thấy đó sao? [Trong nguyên bản,ông Chủ tịch Nước viết câu này là của Lê Quý Đôn, nhưng tôi tra cứu mãi không tìm ra xuất xứ, hỏi một số học giả quen biết thì chưa ai chỉ cho tôi cứ liệu xác đáng, nên tôi tạm gọi là lời người xưa, mong các bậc cao minh chỉ giáo]

Vậy thì, nội dung cơ bản nhất của sự giám sát và phản biện mà Mặt trận đảm nhiệm phải hướng vào là gì nếu không phải là thực tế nóng bỏng đó, "vì ai gây dựng cho nên nỗi này"? Theo tôi, đây nên là một điểm đột phá của công tác Mặt trận.

Thật ra, nói cho rốt ráo thì cái gọi là "đột phá" này vốn là chức năng đích thực, là sứ mệnh của Mặt trận tổ quốc Việt Nam ngay khi thành lập. Xin nhớ lại tham luận của luật sư Nguyễn Mạnh Tường tại cuộc họp Mặt trận Tổ quốc ở Hà Nội ngày 30.10.1956 . Nhà trí thức lớn ấy đã chỉ ra một cách toàn diện những khuyết tật của thể chế sẽ kéo lùi đất nước nếu không sớm khắc phục. Và lời tiên đoán của ông đã được chứng minh. Chỉ có điều đau xót là, sau phản biện tâm huyết ấy vị học giả đáng kính đã bị "rút phép thông công" như lời ông viết sau này. Vì thế, nói đột phá cũng là nói hãy trở về với đúng chức năng đích thực của Mặt trận khi cái xiềng phản dân chủ đã tháo gỡ được vài cái mắt xích do thời cuộc đưa đẩy. [mời xem phần phụ lục 1 và 2 ở cuối trang]

2. Trước mắt, cần tập trung giám sát và phản biện đường lối, chính sách đối nội và đối ngoại nhằm đối phó với bọn xâm lược đã tự phơi bày bộ mặt nham hiểm và độc ác của chúng.

Cũng chỉ mới cách đây không lâu, ai chạm đến cái gọi là "điểm nhạy cảm" này thì hãy coi chừng! Khi người ta dám ngang nhiên đục bỏ bia kỷ niệm những liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới, kiêng kỵ nhắc đến cuộc chiến với tội ác của 60 vạn quân xâm lược gây ra đối với quân dân ta trên các tỉnh biên giới mà Đặng Tiểu Bình hỗn xược tuyên bố là "để dạy cho Việt Nam một bài học", không dám gọi đích danh tàu của kẻ cướp còn tệ hại hơn bọn cướp biển vì chúng dám xâm phạm vùng biển của ta, đáng đập cướp bóc ngư dân ta mà phải gọi là "tàu lạ" thì rõ ràng là đã có một cái gì khuất tất ẩn dấu trong cuộc gặp ở Thành Đô mà cho đến nay, những trao đổi và ký kết gì đó vẫn còn u u minh minh, thì đây chính là một câu hỏi lớn chưa lời đáp.

Nếu Mặt trận dám tự nhận mình là tiếng nói của dân, phản ánh ý chí và nguyện vọng của dân thì phải thẳng thẳn đặt ra vấn đề ra với những người đang gánh vác trọng trách trước nhân dân, yêu cầu phải giải trình một cách công khai và minh bạch trước dân. Nếu Mặt trận không nhận thức rõ đây là nội dung bức xúc nhất cần giám sát và phản biện thì Măt trận không làm tròn sứ mẹnh của mình trước dân, người ta có thể gọi đó là sự phản bội dân.

Thế rồi, quả là phải "cám ơn cái giàn khoan", nó như mảnh giấy quỳ nhúng vào dung dịch thử. Nó giữ nguyên màu tím hay ngả sang màu xanh hoặc chuyển sang màu đỏ để biết nó là "trung tính", "mang tính kiềm" hay "mang tính axit" nhằm lộ diện ai là ai, "thanh thiên bạch nhật rõ ràng cho coi". Quả thật "trong ánh chớp của những cơn giông sáng lòe của một giai đoạn chuyển động, người ta thấy các sự việc và con người như trần truồng..." mà Einstein từng viết.

Chính cái giàn khoan "made in China" ấy đã làm nổi rõ lên sự sòng phẳng, minh bạch của lời tuyên bố dứt khoát : "Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc" thể hiện được ý chí và khát vọng của mọi tầng lớp nhân dân, đi thẳng vào lòng người, chạm đến điểm sâu kín nhất, thiêng liêng nhất trong tâm thế dân tộc.

Cho nên, sách lược mềm dẻo biểu hiện sự biết mình, biết người, linh hoạt trong ứng xử trên mặt trận ngoại giao là phương thức cần thiết để giữ hòa khí, tránh bớt những căng thẳng đẩy tới những đụng độ không cần thiết. Thế nhưng, phải có bản lĩnh và khí phách của Trần Bình Trọng, Trần Hưng Đạo thì mới có thể vận dụng được sách lược ấy. Còn nếu trong đầu đã ấp ủ tâm thức đầu hàng để giữ cái ghế quyền lực như Trần Ích Tắc, Trần Kiện thì nhu nhược và đê hèn là điều dễ hiểu cho dù được ngụy trang khéo đến đâu. Vả chăng, khi dụng sách lược ấy, phải hiểu rất rõ Trung Quốc là kẻ mà lời nói không bao giờ đi đôi với việc làm, chưa lúc nào bỏ thói quen tráo trở, "xi nhan" bên phải nhưng bẻ tay lái về bên trái là chuyện cơm bữa của họ mà thế giới biết quá rõ.

Độc chiếm Biển Đông là "quốc sách" nhằm thực hiện "giấc mơ Trung Hoa" của họ. Tiến hành nâng cấp, xây dựng các đảo chìm, đảo nổi đâu phải bây giờ họ mới làm. Đó là những hành động nằm trong chiến lược “xâm lược mềm” của họ từ lâu. Hiện họ đang xây dựng sân bay, quân cảng, khu hậu cần lớn trên đảo Gạc Ma. Đây là một hành động cực kỳ nham hiểm mà ta cần phải có phản đối quyết liệt hơn nữa trước công luận của thế giới.

Cho nên, cho dù là chúng ta đã rất cố gắng trong việc duy trì đàm phán với Trung Quốc để giải quyết các bất đồng, đưa ra các cương lĩnh cơ bản, thậm chí ngay cả khi họ gây ra những hành động rất trắng trợn như việc hạ đặt giàn khoan HD981 ta vẫn làm điều đó nhưng kết quả thế nào thật đã rõ như ban ngày, người lú lẫn nhất cũng đã phải thấy.

Không thể tiếp tục thỏa thuận với Trung Quốc những điều vô nghĩa khi họ luôn tráo trở. Bởi làm như thế không khác gì tạo điều kiện cho Trung Quốc lợi dụng để đánh lừa công luận, bóp méo sự thật. Hơn nữa, sẽ làm cho bạn bè của ta trong khối ASEAN nghi ngờ về quyết tâm của ta, những cường quốc có chung mối quan tâm vì lợi ích của chính họ trên con đường huyết mạch trên biển e ngại về chính sách "đi giây" nguy hiểm của một bộ phận những người cầm quyền Việt Nam.

Thời gian không chờ đợi. Bởi vậy, chúng ta bắt buộc phải kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Đây là việc phải làm ngay. Chần chừ, là sập bẫy của Trung Quốc và có tội với đất nước. Nhà cầm quyền TQ sẽ còn tung ra nhiều chiêu lừa mị đánh trúng vào điểm yếu của ai đó còn hy vọng hão quyền vào cái mặt nạ "cùng chung ý thức hệ XHCN" được phủ thêm một lớp son bốn tốt và mười sáu chữ bịp bợm. Chính vì thế, điểm đột phá của công tác Mặt trận sắp tới không thể là gì khác việc tập trung giám sát và phản biện vào đường lối, chủ trương và giải pháp cứu nước, chống Trung Quốc xâm lược. Được nghe trình bày dự thảo về "Lời kêu gọi" của Đại hội Mặt trận tôi quá bất ngờ và không thể không kìm được sự phẫn nộ. Đất nước lâm nguy, kẻ xâm lược đang trăm mưu nghìn kế uy hiếp ta, thế mà "Lời kêu gọi" của Đại hội chẳng có một câu lên án, cứ như thể mọi việc đều đang thoải mái " vui vẻ trẻ trung" trong Hội trường máy lạnh thật hoành tráng, sang trọng này!

Tôi xin kết thúc bài phát biểu đã quá dài với niềm tin vững chắc rằng : “Người ta chỉ có thể lừa bịp được vài người trong mọi lúc, lừa được mọi người trong vài lúc, nhưng không thể lừa được mọi người trong mọi lúc”! Đấy là lời của Abraham Lincoln.

............................
PHỤ LỤC [không đọc vì sợ chiếm quá nhiều thì giờ].
 

*Tôi có cảm tình với anh cũng từ một chuyện liên quan đến cái cái chữ "trên" này. Trong một dịp gặp anh khi anh là bí thư tỉnh ủy Quảng Nam, nhân chuyện gì đấy tôi quên mất rồi, anh nói " công văn, chỉ thị, báo cáo mà Văn phòng soạn đưa bí thư xem và ký, bao giờ tôi cũng sửa chữ "dưới sự lãnh đạo của Đảng" thành chữ "với sự lãnh đạo của Đảng". Tôi nghĩ bụng "tay này chơi được đây, một lóe sáng của trí tuệ đất Quảng chứ chẳng đùa". Dạo ấy, tôi có đem chuyện này nói với ông Sáu Dân, thấy ông trầm ngâm, trong ánh mắt thoáng có nét suy tư, day dứt. 


**Trích phát biểu về Mặt trận của luật sư Nguyễn Mạnh Tường ngày 30.10.1956
“Hãy để cho các đoàn thể nhân dân được quyền mạnh dạn nói lên ý kiến của quần chúng mà họ tập hợp. Từ trước tới nay, ta có thể ví Đảng Lao động như một cây rất to, lá ruờm ra che hết ánh sáng của mặt trời, khiến ngay một ngọn cỏ cũng không mọc dưới chân nó được. Vì vậy, Quốc hội cũng như Mặt trận không thể đóng được vai trò của mình. Ở đây, tôi chỉ xin phép nói về Mặt trận của ta thôi. Các vị đã thấy rằng từ khi thành lập Mặt trận Liên Việt cho đến Mặt trận Tổ quốc, chúng ta chỉ có nhiệm vụ động viên quần chúng thi hành chính sách mà thôi. Đó là một nhiệm vụ. Nhưng dù sao chỉ có một chiều. Ta là giây liên lạc giữa các cấp lãnh đạo và quần chúng. Nếu ngược lại, ta có quyền liên lạc giữa quần chúng và cấp lãnh đạo, nghĩa là phản ảnh lên Đảng và Chính phủ ý kiến thắc mắc, nguyện vọng của quần chúng, công tác của ta thế nào cũng tốt đẹp hơn, hoàn hảo hơn. Ta gắn liền lãnh đạo và quần chúng, do đó lãnh đạo sát hợp với thực tế hơn. Tôi xin phép đặt mỗi vị uỷ viên trước trách nhiệm của mình. Chúng ta ủng hộ Chính phủ, nhưng chúng ta cũng là đại biểu của nhân dân. Công tác của chúng ta có hai mặt, chúng ta không thể chỉ lệch về một bên được. Quần chúng không cho phép chúng ta làm như vậy, muốn theo rõi công việc ta làm vì chúng ta làm đại biểu của quần chúng, được quần chúng tín nhiệm. Quần chúng giao quyền cho chúng ta, chúng ta phải xứng đáng với sự uỷ quyền ấy. ta sử dụng quyền ấy thế nào, quần chúng đòi kiểm soát ta.
Để đạt mục đích này, tôi xin phép đề nghị: một là mỗi uỷ viên phải có nhiệm vụ phản ánh lên Mặt trận ý kiến của quần chúng. Mặt trận phải có nhiệm vụ đề đạt lên cấp lãnh đạo những phản ảnh của các uỷ viên và báo cho các vị ấy thái độ của cấp lãnh đạo giải quyết vấn đề ra sao, sử dụng các phản ảnh ấy như thế nào. khi Mặt trận họp hội nghị, phải cho phép quần chúng đến bàng thính: để quần chúng kiểm soát công việc của Mặt trận làm và thái độ của các uỷ viên.”
: “quản trị một nước, đặc biệt một nước đang xây dựng chính quyền cách mạng, nghĩa là một cái gì vô cùng mới mẻ và khó khăn — không giống như là đề ra đường lối và khẩu hiệu tranh đấu cách mạng và vận động quần chúng làm cách mạng. Hai khu vực hoạt động ấy tuy quan hệ mật thiết với nhau, nhưng mỗi ngành hoạt động có kỹ thuật và quy luật của nó. Lúc nhà chính trị bao biện, bất chấp hoàn cảnh khách quan kinh nghiệm xương máu của lịch sử, thì chẳng sớm thì muộn ta thấy diễn ra những tai hại hiện thời làm chúng ta đau xót. Trên con đường bao biện và tự mãn ấy, các nhà chính trị đã bị thúc đẩy bởi những thành kiến đối với pháp lý và tin rằng pháp lý là cái gậy chỉ dùng để chọc bánh xe, không hiểu rằng, trái lại, chính pháp lý giúp xe khỏi lật, khỏi gây tai nạn. Nguy hại hơn là chính trị tự đặt mình lên trên pháp luật. Ngay trong trường hợp chính trị sau khi đặt mình lên trên pháp luật, còn giữ vững thái độ chân chính, cũng đã gây ra bao khó khăn rồi. Pháp luật chủ yếu đề ra những cái gì có thể làm được, cái gì không được phép làm, do đó nhân dân vững tâm biết rõ đường mà đi. Nhưng tâm hồn quần chúng chỉ được ổn định khi nào quần chúng biết rõ rằng cái gì bó buộc mình cũng đồng thời bó buộc nhà cầm quyền. Trái lại, khi pháp luật chỉ gò bó quần chúng mà không gò bó nhà cầm quyền thì nhà cầm quyền mỗi lúc có thể vẽ ra các đường mới mà quần chúng chưa từng biết. Vì vậy quần chúng hoang mang: cái gì hôm qua làm được, ngày mai với sự độc đoán của nhà cầm quyền có thể bị coi là phi pháp. Hoang mang ấy lên tới cực độ khi tác dụng của sự thay đổi thái độ này của nhà cầm quyền không những ảnh hưởng đến tương lai, mà là ảnh hưởng cả về quá khứ nữa. Đó là trường hợp nhà cầm quyền, lúc tự đặt mình lên trên pháp luật, giữ thái độ chân chính đúng mực, huống hồ là khi nhà cầm quyền sử dụng quyền thế của mình một cách lộng quyền, như ông Trường Chinh đã nhận định.

Ông còn vạch rõ: “ Đại đa số các anh em trí thức nói chung, không mơ ước các cương vị, công tác lộng lẫy đâu, họ vui lòng nhường chỗ cho các nhà chính trị, các đảng viên. Họ chỉ thiết tha đòi hỏi được mang khả năng chuyên môn và kinh nghiệm của họ ra phục vụ nhân dân mà thôi. Họ chỉ thiết tha mong muốn được bảo toàn danh dự trí thức của họ và cái tự do tư tưởng mà họ quan niệm là cần thiết cho nhân phẩm của người trí thức mà thôi. Họ đã từng nghe thấy Đảng tuyên bố: Người trí thức là vốn quí của dân tộc. Nhưng họ cảm thấy vốn ấy quí quá đến nỗi phải cất nó đi thật kỹ, giữ gìn nó trong một bán ảnh, một hoàng hôn trường cửu. Nếu có ai cho rằng tôi nói không đúng, tôi cứ đề nghị người ấy quay mặt nhìn chung quanh, ở các cương vị công tác trong chính thể của ta. Có một chỗ nào mà người trí thức ngoài Đảng nắm được thực quyền không? Tác dụng “hiếu hỉ” hay “cười gật” thì có, mà lại có nhiều. Nhưng ngay ở các cương vị ấy, ngoài vai trò hiếu hỉ, cười gật, người trí thức có một trách nhiệm gì không, có quyền nói gì làm gì không, quần chúng đã biết và miễn tôi giả nhời”.


Được đăng bởi Hải Tran Trung vào lúc 16:44
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên TwitterChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest

1 nhận xét:

Hoàng Thị Nhật Lệ18:10 Ngày 27 tháng 09 năm 2014

Những lời tâm huyết của các nhà trí thức đóng góp và phản biện cho Lãnh đạo, những lời ai oán của dân lành, có vẻ như CHÌM DẦN xuống đáy sâu. Lãnh đạo như càng ngày cũng VÔ CẢM dần. Cảm giác như VN đang TÊ LIỆT dần.


Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

“Gorbachev” Tàu đang xé nát Đảng Cộng sản


Gordon G. Chang/The National Interest 14/8/2014

Phan Trinh dịch/pro&contra



Ảnh lấy từ Năng lượng Việt Nam.vn

“Tập Cận Bình, giống Gorbachev, muốn làm điều vĩ đại để cải cách một hệ thống bệnh hoạn. Nhưng cũng như lãnh tụ cuối của Liên Xô cũ, Tập vừa kích hoạt những chuyển biến mà ông không thể kiểm soát được.”

Giới thiệu của người dịch:

Lập luận của Gordon rất đáng chú ý, nhất là khi ông so Tập Cận Bình với Gorbachev, người vừa cố sửa vừa cố giữ, sao cho không đổ vỡ, một hệ thống đã không thể sửa. Thực ra, bài học của Gorbachev nôm na chính là: Sai không sửa không được, nhưng cứ sửa là sụp.

Hóa ra Tập không vô địch, mà đang “thọ địch”, Tàu không siêu cường muốn làm gì thì làm, mà là một pho tượng khổng lồ đứng trên bục đất bở. Và hóa ra Đặng Tiểu Bình nói quá đúng:“Nếu Trung Quốc rơi vào bất ổn, thì bất ổn sẽ xuất phát từ chính nội bộ Đảng Cộng sản”.

Nếu xâu chuỗi những ngày tháng nêu trong bài – Bộ Chính trị Tàu họp kín ngày 26/6, trong đó Tập tuyên bố không màng sống hay chết trong công cuộc chống tham nhũng, và ngày 29/7, ngày ra thông báo điều tra Chu Vĩnh Khang – thì có thể đặt thêm một giả thuyết, không phải không có lý, đó là: Trung Quốc rút giàn khoan 981 khỏi vùng biển Việt Nam ngày 15/7, sớm trước một tháng, thực ra cũng chỉ vì đấu đá nội bộ đang đến hồi quyết liệt. (Đó là chưa kể Chu Vĩnh Khang từng là một ông trùm dầu khí với nhiều tay chân trong ngành.) Và với Tập Cận Bình, có lẽ “thù trong” còn đáng sợ gấp trăm lần “giặc ngoài”.

Bài gốc đăng trên National Interest ngày 14/8/2014 có tên “China’s “Gorbachev” Is Tearing the Communist Party Apart”. Những tiêu đề nhỏ là của người dịch.
__________


Sống-chết, mất-còn

“Tôi không màng mình sẽ sống hay chết, tiếng tăm mình sẽ còn hay mất, trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng này.” Tập Cận Bình đã mạnh miệng như thế, trong một phiên họp kín của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 26/6 vừa qua. Lãnh tụ nhiều tham vọng họ Tập cũng nhắc đến hai đội quân, một bên là đội quân “tham nhũng”, bên kia là đội quân “chống tham nhũng”, và hai lực lượng, theo ông, đang lâm vào thế “tiến thoái lưỡng nan.”

Những lời tuyên bố hùng hồn này, được một Ủy viên Trung ương Đảng tiết lộ, có vẻ chính xác và phù hợp với những thông tin trước đó rằng ông Tập đã đọc một diễn văn “gay gắt đến chấn động” về chiến dịch chống tham nhũng. BáoSouth China Morning Post tại Hongkong cho biết một nguồn tin liên quan đến bài diễn văn của Tập đã xác minh điều vừa kể. Rõ ràng, hiện đang diễn ra cuộc đấu đá nghiêm trọng giữa các phe phái cao cấp ở Bắc Kinh.

Mới gần đây thôi, phần lớn dư luận chỉ chú trọng đến việc ông Tập nhanh chóng củng cố vị thế chính trị sau khi trở thành Tổng Bí thư Đảng vào tháng 11/2012. Chẳng hạn vào năm 2013,trong đêm trước ngày diễn ra hội nghị thượng đỉnh thân mật giữa Chủ tịch Tập và Tổng thống Obama, tờ New York Times và Wall Street Journal cho biết quan chức Nhà Trắng khẳng định Tập Cận Bình đã nắm được quyền kiểm soát các cơ quan quyền lực của Đảng và quân đội nhanh hơn họ dự báo rất nhiều.

Cũng vậy, từ đó đến nay, việc truy tố rộng rãi các quan chức từ cao đến thấp – từ “hổ” đến “ruồi” trong từ vựng Trung cộng – được xem như bằng chứng ông Tập đã nắm trong tay hệ thống chính trị. Đầu tháng này, nhà báo Andrew Browne, viết trên tờ Wall Street Journal rằng: “Ít nhất là cho đến bây giờ, gần như không có dấu hiệu chống đối.” Tuy nhiên, thời điểm bài báo của Browne xuất hiện quả là không may. Vì ngay khi bài báo “không có dấu hiệu chống đối” được đưa lên mạng thì thông tin về bài diễn văn mạnh miệng trước Bộ Chính trị của Tập Cận Bình bắt đầu được lan truyền tại Hoa lục.

Thời khắc quyết định

Những điều hùng hồn Tập Cận Bình nói ở trên làm người nghe nhớ đến tuyên bố đình đám năm 1998 của ông Chu Dung Cơ, về việc hãy chuẩn bị sẵn 100 cỗ quan tài cho bọn tham nhũng, nhưng cũng chuẩn bị luôn cho ông một cỗ vì ông sẵn sàng chết trong cuộc đấu tranh giành lại “niềm tin của nhân dân vào chính phủ”. Thế nhưng, tuy dùng ngôn ngữ đầy kịch tính, lời lẽ của ông Tập lại cho thấy tình trạng chống đối quyết liệt và sự bất mãn cao độ đang diễn ra trong giới lãnh đạo chóp bu.

Theo lời giáo sư Trương Minh (Zhang Ming) thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, vì đang có quá nhiều chống đối và bất mãn nên có thể xem đây chính là thời khắc quyết định mất-còn, được ăn cả ngã về không, của đồng chí Tập Cận Bình. Quả là một thời kỳ tế nhị vì việc chuyển giao lãnh đạo chính là nhược điểm lớn nhất của những hệ thống độc tài toàn trị, và Trung Quốc đang ở ngay trong một thời điểm rất dễ vỡ. Việc chuyển giao quyền lực từ Thế hệ Thứ tư Hồ Cẩm Đào cho Thế hệ Thứ năm Tập Cận Bình là lần chuyển giao quyền lực đầu tiên trong lịch sử Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc mà không được lãnh tụ tối cao Đặng Tiểu Bình dàn xếp. Đặng Tiểu Bình, sau khi hất chân nhân vật chuyển tiếp Hoa Quốc Phong, đã tự đưa mình lên ngôi cao nhất, và sau đó ông chọn Giang Trạch Dân kế vị mình và sau nữa chọn Hồ Cẩm Đào kế vị Giang. Dĩ nhiên, Đặng không còn ở thế có thể dàn xếp người vào ghế cao nhất trong thời hậu-Hồ.

Các chuyên gia về Trung Quốc, dù không thân thiện với chế độ, đã cho rằng việc chuyển giao gần đây được thực hiện theo đúng các quy trình, thể lệ của Đảng, và đã diễn ra “êm thắm”. Mặc dù được chuyên gia nhận định như thế nhưng thực ra đã có những vấn đề nghiêm trọng,vì trong một nhà nước độc đảng, kể cả một nước quan liêu nặng như Trung Quốc, mọi nội quy luật lệ đều có thể thay đổi tùy theo ngẫu hứng bất chợt của lãnh tụ.Và trong cuộc chuyển giao Hồ-Tập vừa rồi, một số điều bất ngờ đã xảy ra.

9 còn 7, và ghế đập lưng ông

Chẳng hạn, đã có sự cắt giảm ngoài dự đoán con số thành viên của Ban Thường vụ Bộ Chính trị, tức đỉnh cao quyền lực chính trị, từ con số chín người xuống còn bảy. Đây là bằng chứng cho thấy việc chuyển giao quyền lực là kết quả sự dàn xếp giữa các bên, chứ không phải là kết quả bầu chọn theo luật định. Thêm vào đó, vụ Tập Cận Bình biến mất trong hai tuần vào tháng 9/2012 – theo một bài trên tờ Washington Post,Tập bặt tăm hai tuần vì bị chấn thương khi một đồng nghiệp ném ghế trong một phiên họp cấp cao, và ghế đập trúng lưng Tập – được cho là dấu hiệu của sự bất đồng nghiêm trọng trong hàng ngũ lãnh đạo. Lại cũng có hàng loạt tin đồn về các cuộc đảo chính trước khi chuyển giao quyền lực diễn ra, có cả tin về vụ nổ súng tại trung tâm Bắc Kinh trong số những tin khác. Đặng Tiểu Bình từng dự báo: “Nếu Trung Quốc rơi vào bất ổn, thì bất ổn sẽ xuất phát từ chính nội bộ Đảng Cộng sản.”

Nhưng, có lẽ lý do quan trọng nhất cho thấy đây là thời khắc định đoạt mất-còn của Tập Cận Bình lại chính là tham vọng quá lớn của ông. Từ trước đến nay, lãnh tụ nào của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc cũng yếu hơn tiền nhiệm của mình, trừ Tập Cận Bình. Ông Tập rõ ràng là đã ấp ủ những hy vọng lớn và ước mơ vĩ đại kiểu Mao, và chính điều này đã khiến ông, hơn hẳn ba vị tiền nhiệm, tiến hành thanh trừng những đối thủ chính trị cản đường mình. Dưới vỏ bọc chống tham nhũng, ông đã thúc đẩy điều mà nhà bình luận John Minnich thuộc Viện Chính sách (think tank) Stratfor gọi là “nỗ lực rộng nhất và sâu nhất, kể từ khi Mao Trạch Đông chết năm 1976 và Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền hai năm sau đó, nhằm thanh trừng, tái tổ chức và chấn chỉnh lại vị thế của giới lãnh đạo Đảng Cộng sản.”

20 tháng 36 vị

Tính đến nay, cuộc chiến của Tập đã thực sự càn quét, hạ bệ ít nhất 36 quan chức ở vị trí thứ trưởng hoặc cao hơn trong 20 tháng đầu tiên nắm quyền. Ủy ban Kỷ luật Trung ương Đảng cho biết năm ngoái họ đã kỷ luật 182.000 quan chức. Bộ sưu tập những con hổ sa bẫy có cả Bạc Hy Lai, một ủy viên Bộ Chính trị đầy sức hút, có cả Từ Tài Hậu, từng là một trong những vị tướng quyền lực nhất nước, và có cả Chu Vĩnh Khang, ông vua lực lượng an ninh nội chính, người phải phải rời ngôi vào năm 2012.

Thông báo về việc điều tra ông Chu Vĩnh Khang, đưa ra ngày 29/7/2014 vừa qua, đánh dấu điều một số người cho là “kết thúc giai đoạn quan trọng đầu tiên trong chiến dịch chống tham nhũng của Tập,” nhưng điều này còn có ý nghĩa sâu xa hơn nhiều. Việc truy tố chưa từng có rõ ràng đánh dấu những ngày cuối cùng của hai thập niên ổn định chính trị, một thời kỳ đủ dài để cho phép Trung Quốc phục hồi sức lực sau 27 năm thảm hại dưới sự cai trị của Mao Trạch Đông.

Phạm điều tối kỵ

Việc điều tra Chu Vĩnh Khang thực ra vi phạm điều tối kỵ từng được mấy thế hệ lãnh đạo tuân thủ, đó là không được truy tố ủy viên hay cựu ủy viên của Ban Thường vụ Bộ Chính trị. Nếu các lãnh tụ biết mình sẽ không bị truy bức đến cùng, như họ từng bị truy bức trong thời Cách mạng Văn hóa do Mao phát động, thì họ sẽ sẵn lòng rút lui êm thắm nếu thất bại khi tranh giành quyền lực. Nói cách khác, người kế vị khôn khéo của Mao, ông Đặng Tiểu Bình đã giảm thiểu tối đa nguy cơ các nhân vật chính trị quan trọng phải chiến đấu đến cùng và xé nát Đảng Cộng sản. Nhìn như thế thì việc cấm đụng đến các vị Ủy viên ban Thường vụ là một yếu tố quan trọng trong việc tái lập ổn định sau thời kỳ thanh trừng điên dại kéo dài hàng thập niên do Mao tiến hành.

Thế nhưng, Tập Cận Bình đã đảo ngược thế cờ và quy trình quen thuộc, và điều này thể hiện rất rõ qua vụ cho điều tra Chu Vĩnh Khang và án chung thân dành cho Bạc Hy Lai. Đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang trở lại thời kỳ mà nhiều nhà quan sát nghĩ là đã qua từ lâu, và Tập Cận Bình đang phủ nhận cách làm chính trị của thời kỳ do Giang-Hồ thống lĩnh. Suốt thời kỳ vuốt mặt phải nể mũi đương nhiên đó, những kẻ chơi trò quyền lực đã cố duy trì thế cân bằng mong manh giữa những phe kình chống nhau trong Đảng. Còn đến thời Tập Cận Bình, cuộc chiến mất-còn sống-chết tranh giành quyền lực đang biến thành chủ trương“Tao còn, mày mất” hoặc “Mày chết, tao sống” (“You die, I live.”)

Như giáo sư Trương Minh thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc nhận xét, “trận đánh” giữa Tập và những quan chức khác “đã ở mức nóng bỏng cực độ.” Câu hỏi đặt ra là liệu trong những tháng sắp tới, các cuộc đấu đá kia sẽ giảm cường độ hay lại càng nóng bỏng.

Thỏa thuận?

Theo quan sát viên kỳ cựu về vấn đề Trung Quốc, ông Willy Lam, thì giai đoạn tệ hại nhất đã qua. Ông trích một nhận định của Đặng Vũ Văn – nguyên Phó Tổng Biên tập tờ Học tập Thời báo (Study Times) của Trường Đảng Trung ương – đăng trên Đại Công báo (Ta kung Po), tờ báo Hongkong thường phản ảnh đường lối Bắc Kinh, số ra ngày 26/7: “Nhiều người muốn biết liệu những con “hổ lớn” hoặc “hổ già” có tiếp tục bị sa bẫy hay không. Và khả năng điều này xảy ra trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ năm năm lần thứ nhất gần như bằng không.” Ông tin rằng Tập Cận Bình đã đạt được một thỏa thuận nào đó với Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, và những tai to mặt lớn khác trong Đảng để họ cho phép Tập làm bất cứ những gì Tập muốn với Chu Vĩnh Khang, với điều kiện Tập sẽ không đụng đến họ hoặc con cháu họ.

Nhưng một thỏa thuận như thế là điều nhiều người còn hoài nghi. Hiện đang có rất nhiều dự đoán về những gì sẽ xảy ra, và tất cả dường như đều cho thấy suy đoán của Đặng Vũ Văn không đúng, ít nhất là với các lý do sau:

Con hổ lớn nhất & tà khí

Thứ nhất, Tập được cho là đang dùng chiến dịch chống tham nhũng – trên thực tế thì đây là một cuộc thanh trừng chính trị – để gạt ra ngoài những kẻ chống đối kế hoạch tái cấu trúc kinh tế sâu rộng. Nếu điều này đúng thì thỏa thuận mà Đặng Vũ Văn nhắc tới là sai. Xét cho cùng, nếu tìm cách thỏa thuận với phe bảo thủ thì phe bảo thủ, vốn chịu nhiều thiệt hại nhất nếu có thay đổi, sẽ ở vào thế có thể cản trở hầu hết các cải cách. Trong khi đó, Tập Cận Bình lại là tuýp người khát khao để lại một di sản đáng kể – Tập muốn được xem như người có công cứu sống Đảng Cộng sản và thực hiện được “Giấc mơ Hoa” – và ông cũng chẳng dại gì bán rẻ tiền đồ của chính mình nếu thỏa hiệp. Để làm được điều mọi người nói ông sẽ làm – hoặc ít nhất là nắm được quyền lực tối cao – Tập Cận Bình cần nhổ nanh mọi đối thủ, nhổ nanh mọi con hổ vẫn đang là chúa tể rừng rú.

Thứ hai, mọi người hầu như đang mất kiên nhẫn với Tập, hoặc đang gặp bất lợi vì các chính sách của ông. Điều này có nghĩa trên thực tế Tập đang có động lực rất chính đáng để tung một chiêu ngoạn mục nhằm lấy lại sự ủng hộ của xã hội, chẳng hạn như bủa lưới bắt luôn con hổ lớn nhất của bầy hổ là Giang Trạch Dân. Nhà bình luận thạo tin ở Bắc Kinh, ông Lý Vĩ Đông (Li Weidong) tin rằng Tập sẽ nhắm vào mạng lưới tay chân của Giang và từ đó đảm bảo rằng 19 vị cựu Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị sẽ vì sợ hãi mà phải tuân thủ mọi ý muốn của Tập.

Thứ ba, ngay cả khi có một thỏa thuận giữa Tập và các bác hổ già đi nữa, thì những thỏa thuận đó cũng không thể kéo dài. Tập chắc chắn hiểu rằng ông đã đẩy cao kỳ vọng của người dân Trung Quốc và giờ đây ông phải làm những gì mình hứa. Quần chúng đòi hỏi bọn tham nhũng và quan tham bị hạ bệ, quần chúng muốn thấy gió lành thổi bay “tà khí”, mượn lời người bạn thâm niên của Tập nói với nhà báo John Garnaut. Vì vậy, Tập sẽ không thỏa hiệp trong cuộc chiến chống tham nhũng, ngay cả khi đó là điều Tập muốn làm. Trong xã hội Trung Quốc phát triển ngày càng phức tạp, có những thế lực mới không thể nào xem thường.

Vượt tầm kiểm soát

Tập Cận Bình, giống Gorbachev, là người muốn làm điều vĩ đại để cải cách một hệ thống bệnh hoạn. Nhưng cũng như lãnh tụ cuối của Liên Xô cũ, Tập vừa kích hoạt những chuyển biến mà ông không thể kiểm soát được. Ông quyết định tấn công tham nhũng, nhưng tệ nạn này đã ăn quá sâu trong hệ thống chính trị cộng sản Trung Quốc, nên rất khó có thể quản lý những nỗ lực chống tham nhũng quyết liệt. Không may cho Tập, ông đã tạo ra những kỳ vọng lớn lao trong xã hội, và trong cả giới tinh hoa. Cũng vì vậy ông không thể nào ngưng chiến dịch chống tham nhũng, và điều này nghĩa là dù có ngầm thỏa thuận với những bác hổ già đi nữa, các thỏa thuận đó không sớm thì muộn cũng tan tành, bằng cách này hay cách khác.


Một hệ thống chính trị dễ vỡ không thể kiềm chế được những kẻ quyết chí chiến đấu đến cùng để tồn tại.

Chính trị Trung Quốc thời hiện đại có lẽ sẽ không man rợ như trong những năm đầu lập nước Cộng hòa Nhân dân, nhưng vẫn không thể cho phép một lãnh tụ chấp nhận tình thế bất phân thắng bại. Một lãnh tụ chỉ có thể hoặc thắng hoặc thua, nhất là với Tập Cận Bình, kẻ đã kích hoạt điều được xem như một cuộc chiến tranh hủy diệt mang động cơ chính trị.

Logic khốc liệt

Với những thử thách quá lớn trong những ngày này, không ai muốn thấy mình yếu kém, nhất là đối với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tập Cận Bình đã khởi động cuộc chiến sống-còn, và ông phải tiến hành đến khi kết thúc. Khác với những hệ thống pháp trị trong đó các cơ cấu có tính định chế sẽ kiềm chế những xung động và xung đột, hệ thống toàn trị ở Trung Quốc lại dễ dàng tưởng thưởng những hành động tồi bại nhất trong những thời kỳ căng thẳng nhất. Kiểu cách chính trị được ăn cả ngã về không của Tập Cận Bình trói ông vào một logic rất khốc liệt mà ông không thể thoát khỏi.

Trong tình hình đó, như nhận định của giáo sư Quách Ôn Lương (Guo Wenliang) thuộc Đại học Trung Sơn tỉnh Quảng Châu: “nguy cơ những con hổ sẽ liên kết để phản công là một nguy cơ rất, rất lớn” vì các quan chức cao cấp sẽ không thể ngồi chờ Tập đến tóm đi từng người một. Và Tập cũng không thể ngồi chờ họ tấn công phản kích.

Tập Cận Bình, một lãnh tụ cứng rắn đang định hình và tung hoành, đã thay đổi cục diện chính trị tại Trung Quốc Cộng sản – sự thay đổi này có thể tốt hay xấu hơn, nhưng điều chắc chắn là ông không thể quay ngược lại được nữa.

Nguồn: Gordon G. Chang, “China’s “Gorbachev” Is Tearing the Communist Party Apart“, The National Interest 14/8/2014